Dan Lee
01-21-2008, 02:53 PM
Những người không đi bằng hai chân
“Tôi vừa theo chuyến bay liên hành tinh đến thăm một tinh cầu không xa trái đất. Người trên tinh cầu ấy trông rất giống chúng ta nhưng họ đi đứng bằng hai tay, chúc đầu xuống đất. Có lẽ vì thế nên những thứ trên tinh cầu ấy đều mang những định nghĩa ngược lại với những định nghĩa của chúng ta.
Từ điển tra ngược:
Chìa dao vào cổ bắt người ta ký tên thì gọi đó là “hiến”.
Cướp lấy và sử dụng không kỳ hạn thì gọi là “mượn”.
http://www.vietcatholic.net/pics/gelada-monkeys.jpg
Tôi trao đổi với một khoa học gia cùng chuyến bay, chị ấy đã đến tinh cầu nầy một lần rồi nên biết nhiều hơn tôi. Tôi hỏi chị: ‘Tại sao con người ở đây không đi bằng hai chân mà đi bằng hay tay chúc đầu xuống đất như thế?’ Nữ khoa học gia đáp: ‘Vì họ đã được trồng như thế lúc mới sinh ra.’ Tôi thắc mắc: ‘Trồng à? Họ là cây cối ư?’ Chị nói: ‘Không, họ là những con người nhưng chính quyền của tinh cầu nầy đã quyết định trồng họ để tạo nên một giống người hoàn toàn mới, đồng nhất và ưu việt hơn tất cả những giống người trên tất cả những tinh cầu khác.’ Tôi tiếp tục hỏi: ‘Trồng bao lâu thì được một giống người hoàn toàn mới, đồng nhất và tối ưu việt?’ Chị lắc đầu: ‘Không rõ, ta hãy đến hỏi người đại diện của họ.’
Chị khoa học gia đưa tôi đến gặp đại diện của tinh cầu nầy. Ông ấy tuổi đã cao nên hai tay run lẩy bẫy, ráng giữ thăng bằng cho khỏi ngã, cái đầu hói của ông chạm xuống mặt đất, nước dãi tràn ra khỏi cái miệng xệ làm ướt đẫm cả mặt và trán. Chúng tôi hỏi ông: ‘Thưa ngài, chúng tôi từ quả đất đến tham quan tinh cầu nầy, chúng tôi có một thắc mắc muốn hỏi ngài.’ Vị bô lão gật đầu: ‘Xin chào, tôi sẳn sàng trả lời.’ Câu hỏi mà của chúng tôi muốn nêu lên là: Chính quyền của tinh cầu nầy định trồng bao lâu thì sẽ tạo được một giống người hoàn toàn mới, đồng nhất và ưu việt? Vị đại diện trả lời: ‘Hãy đọc khẩu hiệu kia!’
Tôi liền hỏi một thông dịch viên: ‘Khẩu hiệu ấy nghĩa là gì?’ Thông dịch viên giải thích: ‘Vì lợi ích trăm năm trồng người.’ Chúng tôi lại thắc mắc: ‘Thế thì trồng bằng gì?’ Ông đại diện tinh cầu hổn hển đáp: ‘Bằng phân, tất nhiên.’ Khi về lại trái đất tôi sực nhớ rằng tôi đã quên hỏi cái lợi ích ấy là gì và cho ai?”
Kính thưa quí vị, các bạn thân mến, trên đây là nguyên văn của một chuyện phiếm được đăng trên một tờ báo Xuân xuất bản tại Sydney, Úc Đại Lợi.
Chuyện ngược ngạo của một hành tinh nào đó có hay không thì người Việt Nam cũng đã và đang chứng kiến ngay trên đất nước của mình. Ngày nay, xem ra mọi ngôn từ đều có một ý nghĩa hoàn toàn đảo ngược. Chúng ta hãy thử đọc lại di chúc được viết hồi năm 1955 của người đã tự viết tiểu sử của mình để tự xưng là người khiêm nhường và giản dị như sau:
“Về việc riêng sau khi tôi qua đời chớ nên tổ chức đám đình lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài của tôi được đốt đi, nói chữ là ‘hỏa táng’. Tôi mong rằng cách hỏa táng dần dần sẽ được phổ biến vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện thì điện táng lại càng tốt hơn. Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì hình như có nhiều đồi tốt. Trên mộ thì xây nên một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây làm kỷ niệm; trồng cây nào phải tốt cây ấy; lâu ngày cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp.”
Mới nghe qua di chúc, người ta có cảm tưởng đây quả là con người khiêm tốn quên mình luôn sống giản đơn và chỉ muốn tiết kiệm từng tấc đất cho dân tộc. Thế nhưng tiết kiệm kiểu nầy thì quả là ngược ngạo. Ít ra, ông Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc thành thật hơn. Theo di chúc của ông, người ta mang tro tàn của ông rắc xuống biển, thế là xong, chẳng có nơi nào để dân chúng tụ tập lại mà tưởng nhớ và tung hô ông nữa. Nhưng người viết di chúc trên đây quả có lối tiết kiệm một cách ngược ngạo: đòi chiếm nguyên cả một ngọn đồi mà ngọn đồi ấy lại là Tam Đảo Ba Vì một thắng cảnh nổi tiếng của đất nước. Lại còn yêu cầu xây cho mình một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ nữa. Theo cách hiểu thông thường nhất trong ngôn ngữ Việt Nam từ bao nhiêu thế hệ nay, những từ như khiêm tốn, giản đơn, tiết kiệm hẳn không thể áp dụng cho trường hợp lãng phí trên đây!
Người tự xưng là "cha già dân tộc" đã ngược ngạo như thế, cho nên, mọi thứ tại Việt Nam ngày nay cũng đều ngược ngạo. Chẳng hạn tại Việt Nam khi nghe khẩu hiệu dân chủ gấp triệu lần các nước dân chủ trên thế giới thì phải chăng người dân lại chẳng hiểu ngược lại là độc tài đó sao? Người Việt Nam hiểu như thế nào về khẩu hiệu “do dân, vì dân và cho dân” nếu không phải là “do đảng, vì đảng và cho đảng” mà thôi sao? Người Việt Nam hiểu thế nào khi đảng nói chỉ có đảng mới nắm sự thật, chỉ có đảng mới nói sự thật nếu không phải là chỉ có dối trá mà thôi sao? Người Việt Nam hiện nay hiểu như thế nào về những người “nô bộc, đầy tớ của nhân dân” nếu không phải là những kẻ ngồi trên đầu trên cổ nhân dân. “Chuyên chính vô sản” là ai nếu không phải là những kẻ sống trong những khu sang trọng, di chuyển trong những phương tiện đắt giá, gởi con đi học tại các nước tư bản, ăn chơi trác táng và quăng tiền cá cược đến hằng triệu Mỹ kim.
Tất cả từ ngữ bình thường của Việt Nam và của thế giới đều đã chẳng được hiểu ngược lại sao? Chìa dao vào cổ bắt người ta ký tên thì gọi đó là “hiến”. Cướp lấy và sử dụng không kỳ hạn thì gọi là “mượn”. Ngôn ngữ thì ngược ngạo, hành xử thì bất công. Linh mục Lê Trọng Cung chánh văn phòng Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đã phân tích một cách chí lý cái lối lý luận và hành xử quyền hành ngược ngạo ấy: bao nhiêu năm trời làm đơn khiếu kiện thì không thấy trả lời, đến khi người ta lên tiếng một cách ôn hòa thì bảo đó là “vi phạm pháp luật”, kẻ trâng tráo vi phạm thì không bị trừng phạt, còn người bị vi phạm lại bị đe dọa. Chẳng còn đâu là công lý, chẳng còn đâu là tự do! Quả đúng như người Sàigòn thường nói: “Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý, Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do”. Và dĩ nhiên, ngược ngạo nhất vẫn là ý nghĩa của hai chữ “đạo đức”. “Đạo đức cách mạng” là gì nếu không phải là dùng mọi thủ đoạn dối trá, lừa gạt, sử dụng mọi phương tiện bất chánh và tàn ác để đạt được cứu cánh. Chẳng còn gì ngược ngạo hơn!
Nhà tư tưởng Quản Trọng của Trung quốc mà người ta đã ăn cướp câu nói: “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” để đặt vào miệng người tự xưng là cha già dân tộc, nếu có một lần đến thăm Việt Nam ngày nay hẳn sẽ phải thất vọng khi thấy rằng “con người mới” được trồng ở Việt Nam đã không đi bằng chân, suy nghĩ bằng trí tuệ, cư xử bằng con tim mà trái lại vì đã bị trồng ngược xuống đất cho nên lý luận và hành xử hoàn toàn ngược ngạo.
Trong những ngày vừa qua, người giáo dân Hà Nội, kể cả các em thiếu nhi đã thể hiện một cung cách mà Đức Tổng Giám Mục Hà Nội gọi là trưởng thành. Họ tuần hành trong ôn hòa, họ cầu nguyện cho hòa bình và công lý. Họ xin cho được ơn để có thể tha thứ cho những người thù hận với mình. Xã hội Việt Nam đang cần có những người biết sống theo tinh thần ấy của Thánh Phanxicô Assisi. Bởi lẽ, như người đã khai sinh chủ nghĩa cộng sản tại Nga đã nói “chỉ cần mười người như thánh nhân cũng đủ để cải tạo nước Nga”.
Chu Văn - Radio Veritas
“Tôi vừa theo chuyến bay liên hành tinh đến thăm một tinh cầu không xa trái đất. Người trên tinh cầu ấy trông rất giống chúng ta nhưng họ đi đứng bằng hai tay, chúc đầu xuống đất. Có lẽ vì thế nên những thứ trên tinh cầu ấy đều mang những định nghĩa ngược lại với những định nghĩa của chúng ta.
Từ điển tra ngược:
Chìa dao vào cổ bắt người ta ký tên thì gọi đó là “hiến”.
Cướp lấy và sử dụng không kỳ hạn thì gọi là “mượn”.
http://www.vietcatholic.net/pics/gelada-monkeys.jpg
Tôi trao đổi với một khoa học gia cùng chuyến bay, chị ấy đã đến tinh cầu nầy một lần rồi nên biết nhiều hơn tôi. Tôi hỏi chị: ‘Tại sao con người ở đây không đi bằng hai chân mà đi bằng hay tay chúc đầu xuống đất như thế?’ Nữ khoa học gia đáp: ‘Vì họ đã được trồng như thế lúc mới sinh ra.’ Tôi thắc mắc: ‘Trồng à? Họ là cây cối ư?’ Chị nói: ‘Không, họ là những con người nhưng chính quyền của tinh cầu nầy đã quyết định trồng họ để tạo nên một giống người hoàn toàn mới, đồng nhất và ưu việt hơn tất cả những giống người trên tất cả những tinh cầu khác.’ Tôi tiếp tục hỏi: ‘Trồng bao lâu thì được một giống người hoàn toàn mới, đồng nhất và tối ưu việt?’ Chị lắc đầu: ‘Không rõ, ta hãy đến hỏi người đại diện của họ.’
Chị khoa học gia đưa tôi đến gặp đại diện của tinh cầu nầy. Ông ấy tuổi đã cao nên hai tay run lẩy bẫy, ráng giữ thăng bằng cho khỏi ngã, cái đầu hói của ông chạm xuống mặt đất, nước dãi tràn ra khỏi cái miệng xệ làm ướt đẫm cả mặt và trán. Chúng tôi hỏi ông: ‘Thưa ngài, chúng tôi từ quả đất đến tham quan tinh cầu nầy, chúng tôi có một thắc mắc muốn hỏi ngài.’ Vị bô lão gật đầu: ‘Xin chào, tôi sẳn sàng trả lời.’ Câu hỏi mà của chúng tôi muốn nêu lên là: Chính quyền của tinh cầu nầy định trồng bao lâu thì sẽ tạo được một giống người hoàn toàn mới, đồng nhất và ưu việt? Vị đại diện trả lời: ‘Hãy đọc khẩu hiệu kia!’
Tôi liền hỏi một thông dịch viên: ‘Khẩu hiệu ấy nghĩa là gì?’ Thông dịch viên giải thích: ‘Vì lợi ích trăm năm trồng người.’ Chúng tôi lại thắc mắc: ‘Thế thì trồng bằng gì?’ Ông đại diện tinh cầu hổn hển đáp: ‘Bằng phân, tất nhiên.’ Khi về lại trái đất tôi sực nhớ rằng tôi đã quên hỏi cái lợi ích ấy là gì và cho ai?”
Kính thưa quí vị, các bạn thân mến, trên đây là nguyên văn của một chuyện phiếm được đăng trên một tờ báo Xuân xuất bản tại Sydney, Úc Đại Lợi.
Chuyện ngược ngạo của một hành tinh nào đó có hay không thì người Việt Nam cũng đã và đang chứng kiến ngay trên đất nước của mình. Ngày nay, xem ra mọi ngôn từ đều có một ý nghĩa hoàn toàn đảo ngược. Chúng ta hãy thử đọc lại di chúc được viết hồi năm 1955 của người đã tự viết tiểu sử của mình để tự xưng là người khiêm nhường và giản dị như sau:
“Về việc riêng sau khi tôi qua đời chớ nên tổ chức đám đình lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài của tôi được đốt đi, nói chữ là ‘hỏa táng’. Tôi mong rằng cách hỏa táng dần dần sẽ được phổ biến vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện thì điện táng lại càng tốt hơn. Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì hình như có nhiều đồi tốt. Trên mộ thì xây nên một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây làm kỷ niệm; trồng cây nào phải tốt cây ấy; lâu ngày cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp.”
Mới nghe qua di chúc, người ta có cảm tưởng đây quả là con người khiêm tốn quên mình luôn sống giản đơn và chỉ muốn tiết kiệm từng tấc đất cho dân tộc. Thế nhưng tiết kiệm kiểu nầy thì quả là ngược ngạo. Ít ra, ông Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc thành thật hơn. Theo di chúc của ông, người ta mang tro tàn của ông rắc xuống biển, thế là xong, chẳng có nơi nào để dân chúng tụ tập lại mà tưởng nhớ và tung hô ông nữa. Nhưng người viết di chúc trên đây quả có lối tiết kiệm một cách ngược ngạo: đòi chiếm nguyên cả một ngọn đồi mà ngọn đồi ấy lại là Tam Đảo Ba Vì một thắng cảnh nổi tiếng của đất nước. Lại còn yêu cầu xây cho mình một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ nữa. Theo cách hiểu thông thường nhất trong ngôn ngữ Việt Nam từ bao nhiêu thế hệ nay, những từ như khiêm tốn, giản đơn, tiết kiệm hẳn không thể áp dụng cho trường hợp lãng phí trên đây!
Người tự xưng là "cha già dân tộc" đã ngược ngạo như thế, cho nên, mọi thứ tại Việt Nam ngày nay cũng đều ngược ngạo. Chẳng hạn tại Việt Nam khi nghe khẩu hiệu dân chủ gấp triệu lần các nước dân chủ trên thế giới thì phải chăng người dân lại chẳng hiểu ngược lại là độc tài đó sao? Người Việt Nam hiểu như thế nào về khẩu hiệu “do dân, vì dân và cho dân” nếu không phải là “do đảng, vì đảng và cho đảng” mà thôi sao? Người Việt Nam hiểu thế nào khi đảng nói chỉ có đảng mới nắm sự thật, chỉ có đảng mới nói sự thật nếu không phải là chỉ có dối trá mà thôi sao? Người Việt Nam hiện nay hiểu như thế nào về những người “nô bộc, đầy tớ của nhân dân” nếu không phải là những kẻ ngồi trên đầu trên cổ nhân dân. “Chuyên chính vô sản” là ai nếu không phải là những kẻ sống trong những khu sang trọng, di chuyển trong những phương tiện đắt giá, gởi con đi học tại các nước tư bản, ăn chơi trác táng và quăng tiền cá cược đến hằng triệu Mỹ kim.
Tất cả từ ngữ bình thường của Việt Nam và của thế giới đều đã chẳng được hiểu ngược lại sao? Chìa dao vào cổ bắt người ta ký tên thì gọi đó là “hiến”. Cướp lấy và sử dụng không kỳ hạn thì gọi là “mượn”. Ngôn ngữ thì ngược ngạo, hành xử thì bất công. Linh mục Lê Trọng Cung chánh văn phòng Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đã phân tích một cách chí lý cái lối lý luận và hành xử quyền hành ngược ngạo ấy: bao nhiêu năm trời làm đơn khiếu kiện thì không thấy trả lời, đến khi người ta lên tiếng một cách ôn hòa thì bảo đó là “vi phạm pháp luật”, kẻ trâng tráo vi phạm thì không bị trừng phạt, còn người bị vi phạm lại bị đe dọa. Chẳng còn đâu là công lý, chẳng còn đâu là tự do! Quả đúng như người Sàigòn thường nói: “Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý, Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do”. Và dĩ nhiên, ngược ngạo nhất vẫn là ý nghĩa của hai chữ “đạo đức”. “Đạo đức cách mạng” là gì nếu không phải là dùng mọi thủ đoạn dối trá, lừa gạt, sử dụng mọi phương tiện bất chánh và tàn ác để đạt được cứu cánh. Chẳng còn gì ngược ngạo hơn!
Nhà tư tưởng Quản Trọng của Trung quốc mà người ta đã ăn cướp câu nói: “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” để đặt vào miệng người tự xưng là cha già dân tộc, nếu có một lần đến thăm Việt Nam ngày nay hẳn sẽ phải thất vọng khi thấy rằng “con người mới” được trồng ở Việt Nam đã không đi bằng chân, suy nghĩ bằng trí tuệ, cư xử bằng con tim mà trái lại vì đã bị trồng ngược xuống đất cho nên lý luận và hành xử hoàn toàn ngược ngạo.
Trong những ngày vừa qua, người giáo dân Hà Nội, kể cả các em thiếu nhi đã thể hiện một cung cách mà Đức Tổng Giám Mục Hà Nội gọi là trưởng thành. Họ tuần hành trong ôn hòa, họ cầu nguyện cho hòa bình và công lý. Họ xin cho được ơn để có thể tha thứ cho những người thù hận với mình. Xã hội Việt Nam đang cần có những người biết sống theo tinh thần ấy của Thánh Phanxicô Assisi. Bởi lẽ, như người đã khai sinh chủ nghĩa cộng sản tại Nga đã nói “chỉ cần mười người như thánh nhân cũng đủ để cải tạo nước Nga”.
Chu Văn - Radio Veritas