PDA

View Full Version : Năm 1954, chèo cổ sống lại ở Miền Nam



delta
01-24-2008, 04:35 PM
Năm 1954, chèo cổ sống lại ở Miền Nam

Ngành Mai


Bộ môn nghệ thuật chèo cổ đã có từ thời xa xưa ở nông thôn miền Bắc, vắng bóng trong thời chiến tranh Việt-Pháp, và năm 1954 theo làn sóng người di cư chèo cổ ở miền Nam, thỉnh thoảng được trình diễn trong những buổi lễ lạt nào đó do chính quyền tổ chức, khán giả được coi miễn phí chớ không có hát bán vé ở các rạp.

Thời kỳ trước 1975 chúng tôi có dịp đi xem buổi hát chèo cổ Kim Vân Kiều tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn nhân buổi lễ kỷ niệm đại văn hào Nguyễn Du do Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hóa tổ chức vào khoảng Tháng Chính 1971 dưới sự chủ tọa của Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên quyền thủ tướng chính phủ thời bấy giờ.

Tại hội trường của trường trước khoảng 300 khán giả, vở hát chèo cổ Kim Vân Kiều được trình diễn gồm có 3 màn: Kiều gặp Kim Trọng-Hoạn Thư đánh ghen - tái hồi Kim Trọng. Trong một buổi lễ khác cũng tại trường Quốc Gia Âm Nhạc, chúng tôi lại được xem vở chèo Quan Âm Thị Kính, vở hát có hai nhân vật chính tiêu biểu cho hai lớp người phụ nữ ở thời phong kiến thuở xưa.

Thị Kính là cô gái nề nếp, kín đáo, nặng về chịu đựng dẫn đến tiêu cực. Còn Thị Mầu thì nhí nhảnh, dáng đi uốn éo, mắt liếc ngang liếc dọc, tay vẩy tà áo bay tung lên để lộ cả sườn chiếc yếm hoa đào. Nhân vật Thị Mầu thu hút khán giả bằng tính cách sôi nổi, yêu đương mãnh liệt, rực lên như ngọn lửa trong tim một con người khao khát tình yêu, vượt ra ngoài lễ giáo của phong kiến trói buộc người phụ nữ. Tóm lại không như tuồng cải lương hay hát bóng mà chúng tôi từng xem qua, với vai chính là Thị Kính. Nhưng trong chèo thì vai Thị Mầu lại nổi bật hơn, nhiều người thích xem nhân vật Thị Mầu hơn.

Theo nhận xét của chúng tôi, cũng như của rất nhiều khán giả thì chèo cổ ngôn ngữ dễ nghe hơn là hát bội, do bởi hát bội dùng quá nhiều từ ngữ khó hiểu, cũng như rườm rà trong diễn kịch. Ngoài ra “Hội Chấn Hưng Chèo Cổ Bắc Phần” vào thời kỳ trước 1975 cũng có chương trình trình diễn thường xuyên trên truyền hình mỗi tuần.

Chúng tôi đã sưu tầm về lịch sử, tiến trình phát triển chèo cổ, cùng hình thức trình diễn của bộ môn nghệ thuật văn hóa độc đáo này. Cũng như sưu tầm được những tấm ảnh màu giá trị của chèo cổ, được đăng trong giai phẩm Người Việt Xuân Mậu Tý 2008 đã phát hành. Xin giới thiệu với quý độc giả

:idea:

NEP
01-24-2008, 10:44 PM
Vài tuần trước npe xem phim trên đài VTV4 và chủ đề của bộ phim đó là về mấy nghệ sĩ trình diễn bản chèo Tấm Cám...đó là lần đầu tiên npe nghe hát chèo. NPE không biết cách trình diễn trong phim là chèo cổ hay chèo mới, nhưng npe rất thích cách hát nầy. Cọng thêm biểu diễn npe nghĩ loại nghệ thuật nầy sắp sửa ngang hàng với opera của người Châu Âu. Tuy npe không hiểu gì mấy về lời hát, nhưng cái dòng nhạc nó lên xuống từ từ và rất trôi chảy. Ý npe là dù người nghe không hiểu người nghệ sĩ hát gì, họ có thể thả hồn theo dòng nhạc và yêu chuộn hát chèo vì cái đặt sắt nầy. Thêm vào những câu chuyện bất hủ của dân tộc Việt Nam npe nghĩ hát chèo có thể thu hút rất nhiều khách du lịch từ nước ngoài...nếu người xản xuất biết cách dựng cảnh cũng như trình diễn (và quảng cáo).:biggrin: Theo npe nghĩ những nghệ thuật có lịch sử nầy nếu như không được người dân trân mến và hổ trợ thì phải đẩy nó cho khách du lịch nếu không sẽ bị biến mấ. Khách du lịch đa số họ vào Việt Nam đễ học về lịch sử của mình, những điều mới lạ mà dân tộc họ không có, chứ không phải về hiện tại của mình cho nên họ không ngại bỏ tiền đễ xem nghệ thuật từ xa xưa [nhưng phải dễ nghe và êm tai].

Còn nói đến Thị thì npe nhớ đến chuyện Thị Nở của thành viên MX khi mới vào Động Nhím.:)

delta
01-25-2008, 06:12 PM
Bro Npe

Delta xem những phim tài liệu trong nước, hiện nay ở Miền Bắc, đang bắt đầu muốm củng cố lại những vở tuồng Chèo Cổ, mục đích duy trì lại nền âm nhạc cổ truyền đặc thù của Việt Nam. Delta coi cải lương, hát bộ thì hiểu nhiều, nhưng coi hát chèo thì không rành mấy, vì Chèo Cổ chỉ thịnh hành rộng rãi ở miền Bắc hơn