delta
01-25-2008, 05:53 PM
Tiếng Việt Đa Dạng
Tại Sao Có Sở “Ba Son” và Vườn “Bồ Rô”?
LTS. – Đoạn này được trích từ tác phẩm Tiếng Việt Đa Dạng của Giáo Sư Nguyễn Hữu Phước, với sự cho phép của tác giả.
Thành phố Sài Gòn có hai từ gốc Pháp khá đặc biệt. Nhưng không ai biết chắc nguyên ngữ của chúng là gì.
Từ đầu là cơ sở đóng và sửa chữa tàu tên là xưởng “Ba Son.” Ông Vương Hồng Sển có đưa ra mấy giả thuyết về nguồn gốc của từ nầy.
Trước hết có lẽ nó là tên của một người thợ (anh Ba Son). Kế đó nó có thể bắt nguồn nơi tên “mare au poisson (đầm hay hồ cá) mà ra vì khi xưa, có một con kinh nhỏ gần đó, có nhiều cá và người ta hay đến đó câu. Sau nầy kinh đã được lấp rồi nhưng tên Việt hóa vẫn còn tiếp tục được sử dụng.
Tiếp theo là giả thuyết nói rằng từ “ba son” có nguồn từ chữ “bassin de radoub” tức cái ụ tàu, vì sách xưa có ghi là người Pháp đã dùng một chi phí lớn để xây cái bassin de radoub nầy.
Sau hết, cũng theo ông Sển, thì có một nhân vật khác của nam VN giải thích rằng từ “ba son” là do nguyên ngữ “reparation” (có nghĩa sửa chữa) mà ra.
Từ đặc biệt thứ hai là từ Vườn Bồ Rô. Đây là công viên nổi tiếng của Saigon. Theo Phụng Nghi trong quyển Saigon Trong Mắt Tôi thì công viên nầy dưới thời Pháp thuộc có tên Parc Maurice Long và dân Pháp gọi nó là Jardin De Ville hay Công viên thành phố. Dưới thời VNCH tên chánh thức của nó là Vườn Tao Đàn. Hiện nay nó là Công Viên Văn Hóa.
Cũng theo Phụng Nghi ghi lại lời của ông Vương Hồng Sển thì từ “bồ rô” trước có lẽ do nguyên ngữ “préau” mà ra, vì préau có nghĩa là sân có lợp nóc. Ông Sển cũng có ghi ra ý kiến của một người khác là từ “bồ rô” có thể do chữ “bureau” mà ra vì các phu làm vườn cuối tháng phải lên văn phòng hay lên “bureau” để lãnh lương; hoặc giả Bureau là tên của ông xếp coi công viên nầy.
Dầu có nguồn từ nguyên ngữ nào, “Vườn Bồ Rô” vẫn đã là nơi có nhiều kỷ niệm của một số lớn dân Sài Gòn, và tên đó vẫn là một tên quen thuộc đối với những người lớn tuổi.
Một cụm từ Việt gốc Pháp khá đặc biệt
Cụm từ nầy chỉ nghe nhiều trong văn nói hơn thấy nhiều trong văn viết. Đó là cụm từ “mêm xối xiên” (même chose chien: cùng loại hay giống như con chó).
Theo Ông Vương Hồng Sển, chuyện truyền rằng ngày xưa có một người dốt tiếng Pháp đem một con dê mập béo làm quà Tết biếu quan tây để đút lò đêm giao thừa. Quan hỏi: ông cho tôi con gì đó? Bị hỏi bất ngờ, ông đó không nhớ ra tên tiếng Pháp của con dê. Ông mới diễn tả bằng số từ ngữ hạn hẹp, sai văn phạm, của ông: “Lũy mêm xối xiên, dà na bắp, dà na cót” (lui même chose chien, il y a barbe, il y a corne: nó giống con chó, có râu, có sừng). Chuyện nầy thực hư ra sao không biết được.
Theo ông Lãng Nhân, cụm từ nầy chỉ món ăn độc đáo của VN là món “giã cầy” vì nó là món thịt heo nấu giống thịt cầy nó “mêm xối xiên” mà, ăn tạm khi không tìm ra thịt chó vậy. Cả hai thuyết trên về nguồn gốc của cụm từ nghe đều hay cả. Cụm từ nầy, tuy rằng bắt đầu do một người ít học dùng, sau đó lại là cụm từ được phổ thông một thời. Người ta dùng trong văn nói với giọng bông đùa, hơn là trong văn viết trong thập niên 1950 và 60.
G.S Nguyễn Hữu Phước
:idea:
Tại Sao Có Sở “Ba Son” và Vườn “Bồ Rô”?
LTS. – Đoạn này được trích từ tác phẩm Tiếng Việt Đa Dạng của Giáo Sư Nguyễn Hữu Phước, với sự cho phép của tác giả.
Thành phố Sài Gòn có hai từ gốc Pháp khá đặc biệt. Nhưng không ai biết chắc nguyên ngữ của chúng là gì.
Từ đầu là cơ sở đóng và sửa chữa tàu tên là xưởng “Ba Son.” Ông Vương Hồng Sển có đưa ra mấy giả thuyết về nguồn gốc của từ nầy.
Trước hết có lẽ nó là tên của một người thợ (anh Ba Son). Kế đó nó có thể bắt nguồn nơi tên “mare au poisson (đầm hay hồ cá) mà ra vì khi xưa, có một con kinh nhỏ gần đó, có nhiều cá và người ta hay đến đó câu. Sau nầy kinh đã được lấp rồi nhưng tên Việt hóa vẫn còn tiếp tục được sử dụng.
Tiếp theo là giả thuyết nói rằng từ “ba son” có nguồn từ chữ “bassin de radoub” tức cái ụ tàu, vì sách xưa có ghi là người Pháp đã dùng một chi phí lớn để xây cái bassin de radoub nầy.
Sau hết, cũng theo ông Sển, thì có một nhân vật khác của nam VN giải thích rằng từ “ba son” là do nguyên ngữ “reparation” (có nghĩa sửa chữa) mà ra.
Từ đặc biệt thứ hai là từ Vườn Bồ Rô. Đây là công viên nổi tiếng của Saigon. Theo Phụng Nghi trong quyển Saigon Trong Mắt Tôi thì công viên nầy dưới thời Pháp thuộc có tên Parc Maurice Long và dân Pháp gọi nó là Jardin De Ville hay Công viên thành phố. Dưới thời VNCH tên chánh thức của nó là Vườn Tao Đàn. Hiện nay nó là Công Viên Văn Hóa.
Cũng theo Phụng Nghi ghi lại lời của ông Vương Hồng Sển thì từ “bồ rô” trước có lẽ do nguyên ngữ “préau” mà ra, vì préau có nghĩa là sân có lợp nóc. Ông Sển cũng có ghi ra ý kiến của một người khác là từ “bồ rô” có thể do chữ “bureau” mà ra vì các phu làm vườn cuối tháng phải lên văn phòng hay lên “bureau” để lãnh lương; hoặc giả Bureau là tên của ông xếp coi công viên nầy.
Dầu có nguồn từ nguyên ngữ nào, “Vườn Bồ Rô” vẫn đã là nơi có nhiều kỷ niệm của một số lớn dân Sài Gòn, và tên đó vẫn là một tên quen thuộc đối với những người lớn tuổi.
Một cụm từ Việt gốc Pháp khá đặc biệt
Cụm từ nầy chỉ nghe nhiều trong văn nói hơn thấy nhiều trong văn viết. Đó là cụm từ “mêm xối xiên” (même chose chien: cùng loại hay giống như con chó).
Theo Ông Vương Hồng Sển, chuyện truyền rằng ngày xưa có một người dốt tiếng Pháp đem một con dê mập béo làm quà Tết biếu quan tây để đút lò đêm giao thừa. Quan hỏi: ông cho tôi con gì đó? Bị hỏi bất ngờ, ông đó không nhớ ra tên tiếng Pháp của con dê. Ông mới diễn tả bằng số từ ngữ hạn hẹp, sai văn phạm, của ông: “Lũy mêm xối xiên, dà na bắp, dà na cót” (lui même chose chien, il y a barbe, il y a corne: nó giống con chó, có râu, có sừng). Chuyện nầy thực hư ra sao không biết được.
Theo ông Lãng Nhân, cụm từ nầy chỉ món ăn độc đáo của VN là món “giã cầy” vì nó là món thịt heo nấu giống thịt cầy nó “mêm xối xiên” mà, ăn tạm khi không tìm ra thịt chó vậy. Cả hai thuyết trên về nguồn gốc của cụm từ nghe đều hay cả. Cụm từ nầy, tuy rằng bắt đầu do một người ít học dùng, sau đó lại là cụm từ được phổ thông một thời. Người ta dùng trong văn nói với giọng bông đùa, hơn là trong văn viết trong thập niên 1950 và 60.
G.S Nguyễn Hữu Phước
:idea: