PDA

View Full Version : T - Tin Mừng Chúa Nhật 3 Thường Niên: Sự chữa lành thật của Chúa Kitô



Dan Lee
01-26-2008, 04:18 PM
Tin Mừng Chúa Nhật 3 Thường Niên: Sự chữa lành thật của Chúa Kitô

ROME (Zenit.org). Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Thánh Lễ Đoạn Tin Mừng Chúa Nhật thứ ba mùa Thường Niên kết thúc bằng những lời này: “Đức Giêsu đi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân.”

Gần một phần ba bài Tin Mừng liên quan với những chữa lành do Chúa Giêsu thực hiện trong thời gian ngắn cuộc đời công khai của Người. Không thể loại bỏ những phép lạ này hay là ra sức đưa ra một giải thích tự nhiên cho những phép lạ ấy mà không tách riêng ra toàn thể Tin Mừng và làm cho Tin Mừng nên khó hiểu.

Những phép lạ của Tin Mừng có các đặc tính không thể lầm lẫn. Những phép lạ đó không bao giờ được thực hiện để gây sửng sốt hay là thăng tiến người làm phép lạ. Một số người ngày nay để mình bị say mê bởi những kẻ có phép bay lên, hay là kẻ có phép làm những đồ vật xuất hiện rồi biến mất, hay là kẻ có thể làm những sự khác như thế. Ai hưởng lợi từ những kiểu phép lạ này nếu cho đó là những phép lạ? Chỉ những người làm những sự đó; họ chiêu mộ các môn đệ và làm tiền.

Chúa Giêsu làm phép lạ vì thương xót, bởi Người yêu thương dân chúng. Người cũng làm phép lạ để giúp họ tin. Rút cục, Người chữa lành để công bố Chúa là Thiên Chúa của sự sống và, cuối cùng, với sự chết, bệnh hoạn cũng sẽ bị đánh bại và sẽ không còn than khóc nữa.”

Không những Chúa Giêsu là người chữa bịnh, nhưng Người cũng truyền các môn đệ làm cũng một việc đó sau Người: “Người sai các ông đi rao giảng Nuớc Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân” (Luca 9:2). “Hãy rao giảng rằng Nước Trời đã đến gần. Hãy chữa lành những người đau yếu” (Mt 20: 7ff.) Chúng ta luôn gặp hai sự liên kết; việc rao giảng Tin Mừng và việc chữa lành bệnh nhân.

Con người có hai đàng để cố gắng chiến thắng những bịnh của mình: thiên nhiên và ân sủng. Thiên nhiên chỉ trí khôn, khoa học, thuốc men, kỹ thuật; ân sủng chỉ sự chạy đến Chúa, qua đức tin và sự cầu nguyện và các bí tích. Các bí tích là những phương tiện Giáo Hội có sẵn để “chữa lành bịnh nhân.”

Sự dữ bắt đầu khi chúng ta cố gắng đi con đường thứ ba: con đường ma thuật, tức là con đường cậy nhờ những phép cho là bí ẩn của một người, không dựa trên khoa học cũng không trên đức tin. Trong một trường hợp như thế, hoặc là chúng ta có quan hệ với một thày lang băm và ảo giác hay là, tệ hơn, với kẻ thù của Chúa

Không khó mà xác định khi nào chúng ta xử lý với một ân huệ thực sự chữa lành và khi nào đó là một sự giả mạo ma thuật. Trong trường hợp thứ nhất con người không bao giờ gán những thành quả đạt được cho những quyền phép của mình, nhưng cho Chúa; trong trường hợp thứ hai người ta không làm gì hơn là phô trương những “phép lạ lùng” được bịa ra là của mình.

Khi anh đọc những quảng cáo khẳng định rằng người phù thủy đó “thành công khi mà đối với những kẻ khác thì thất bại,” “giải quyết mọi vấn đề,” “được công nhận là có những phép mầu,” “trừ quỉ, chữa anh khỏi mắt xấu,”. Bạn không cần phải nghi ngờ gì: (hẳn nhiên) bạn đang xử lý một trò giả đối. Chúa Giêsu nói ma quỉ bị khua trừ bằng “ sự ăn chay và cầu nguyện,” không phải bằng sự cho người ta tiền!

Nhưng chúng ta phải tự hỏi mình một câu hỏi khác: Cái gì xảy ra về những người không được chữa lành, dầu đã làm mọi cách? Bạn nghĩ sao? Họ không có đức tin sao? Chúa không thương họ sao?

Nếu sự kéo dài của một cơn bịnh là dấu chỉ một người không có đức tin, hay là Chúa không thương họ, chúng ta phải nói rằng các thánh có lượng đức tin kém nhất và các thánh ít được Chúa thương hơn hết, bởi vì một số các Thánh đã trải qua suốt cuộc đời trên giường. Cho nên câu trả lời phải là khác.

Quyền phép của Chúa không được tỏ hiện chỉ một cách, nghĩa là, trong sự loại trừ sự dữ hay là trong sự chữa lành. Quyền phép Chúa cũng tự tỏ hiện trong sự ban khả năng, và thỉnh thoảng niềm vui, để vác thánh giá chúng ta với Chúa Kitô và trong sự bổ sung điều gì thiếu trong những đau khổ của Người.

Chúa Kitô cũng cứu chuộc sự đau khổ và sự chết. Đó không còn là dấu chỉ sự tội, sư tham gia trong lỗi của Adong nữa, nhưng đúng ra đó là khí cụ của sự cứu rỗi.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách