Dan Lee
01-26-2008, 04:38 PM
Những ngọn lửa và lời cầu vượt trùng dương: từ Berlin tới Hà Nội
http://www.vietcatholic.net/pics/reaganberlinwall.jpghttp://www.vietcatholic.net/pics/Berlinwall2.jpg
Cách đây 19 năm, ngày 6-11-1989, bức tường Berlin bị phá vỡ tạo ra thế dây chuyền khiến cho chế độ cộng sản theo nhau sụp đổ tại các nước Đông Âu và Liên Xô. Toàn dân hai miền nước Đức đã ăn mừng, vì giấc mơ kéo dài nửa thế kỷ đã thành sự thực, mà không cần tốn một viên đạn và một giọt máu nào.
Trong các biến chuyển dồn dập thời ấy có rất ít người chú ý hay biết rằng một trong những yếu tố giúp tạo ra biến cố thống nhất hai miền Đông và Tây Đức đã là chiến dịch đốt nến cầu nguyện cho hòa bình. Nó đã do tín hữu tin lành phát động tại nhà thờ thánh Nikolais trong thành phố Leipzig, bên Đông Đức, hồi năm 1981.
Chiến dịch thắp nền cầu nguyện cho hòa bình đã bị mật vụ Stasi dập tắt trong cùng năm đó, nhưng vào năm 1985 nó lại được khơi dậy, và lần này lan truyền đến cả các tín hữu không Kitô. Các buổi cầu nguyện được tổ chức vào mỗi ngày thứ hai, và do hai mục sư tuyên úy giới trẻ là W. Groeger và C. Fuehrer hướng dẫn. Tín hữu tham dự cứ thế kiên trì, hết năm này sang năm khác, bất chấp các đe dọa, khó dễ và bắt bớ.
Mạnh bạo và can đảm nhất là buổi cầu nguyện ngày mùng 4 tháng 9 năm 1989 với các biểu ngữ đòi hỏi dân chủ, tự do ngôn luận và mở cửa biên giới ngay giữa lòng thành phố Leipzig. Dĩ nhiên là mật vụ Stasi đã đối xử tàn bạo với nhóm biểu tình, nhưng thay vì làm cho người dân sợ hãi, thì sự tàn bạo ấy lại gây lên một làn sóng hưởng ứng và ủng hộ lớn lao tại thành phố Leipzig và khắp mọi nơi.
Và lần này dân chúng không còn sợ hãi nữa, họ nhất quyết đồng loạt vùng lên đòi quyền làm người. Chỉ ba tuần lễ sau (25-9-1989), số người tham gia thắp nến cầu nguyện và biểu tình tăng lên 5000, rồi vọt lên 20.000 (2-10-1989) đã khiến cho công an mật vụ chùn bước. Cuối cùng, ngày 9-10-1989, toàn dân thành phố Leipzig xuống đường thắp nến cầu nguyện và biểu tình với 70.000 người, làm thành một sức mạnh vỡ bờ khiến cho công an mật vụ trốn chạy. Và thế là làn sóng đòi tự do dân chủ lan rộng ra các thành phố khác như Dresden, Rostock, Plauen và Đông Berlin vv....
Vào mỗi thứ hai sau đó, số người tham gia cầu nguyện và biểu tình càng đông hơn, và cao điểm là ngày 6-11-1989, với 300.000 người tham dự. Chỉ ba ngày sau nhà nước cộng sản Đông Đức sợ hãi và phải mở cửa biên giới thông thương giữa Đông và Tây Đức.
Từ Berlin đến Hà Nội.
http://www.vietcatholic.net/pics/80125phacong1.JPGhttp://www.vietcatholic.net/pics/80125phacong2.jpg
Từ ngày 18-12-2007 đến nay giáo dân công giáo Hà Nội đã liên tục thắp nến cầu nguyện cho sự thật, công lý, hòa bình và các quyền làm người. Các chủ chăn và giáo dân nhiều giáo phận khác cũng tỏ tình liên đới và hiệp thông với Đức Tổng Giám Mục và giáo dân Hà Nội. Nhưng rất tiếc sáng ngày 25-1-2008, một số tín hữu đã bị công an cảnh sát đuổi bắt và đánh đập dã man trên đất Tòa Khâm Sứ.
Số là sáng ngày 25-1-2008, sau thánh lễ mừng thượng thọ 90 tuổi của Đức Hồng Y Phaolo Giuse Phạm Đình Tụng, với sự tham dự của gần 3000 giáo dân và nhiều khách mời trong đó có Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài Gòn, chủ tế, 12 Giám Mục và 130 Linh Mục thuộc nhiều giáo phận. Sau thánh lễ 100 Linh Mục đã cùng 2000 giáo dân cùng nhau sang Tòa Khâm Sứ để cầu nguyện.
Lúc 11 giỡ rưỡi trưa, có mấy giáo dân, đặc biệt là một chị người Mường leo cổng nhảy vào bên trong để dâng hoa cho Đức Mẹ, thì bị các nhân viên bảo vệ vây bắt và đánh đập. Một thanh niên nhảy vào quay phim chụp hình cũng bị rượt bắt, bị đem vào ngôi nhà nhỏ phía quán phở và bị hành hung. Một số Linh Mục chạy ngược về phía con ngõ nhỏ và yêu cầu nếu không cho cắm hoa thì phải thả người ta ra, không được giữ và đánh người. Bên ngoài cả cộng đoàn bắt đầu đứng lên và lay hàng rào sắt. Nhiều thanh niên nam nữ bắt đầu vượt hàng rào vào giải cứu hai người bị bắt. Các nhân viên bảo vệ bắt giữ và tấn công một số người khác nữa. Thề rồi hàng trăm người đã tràn vào giải thoát thanh niên bị đánh và mấy chị phụ nữ. Một số người chạy đến cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ, số khác giật các bảng hiệu gắn trên tường Tòa Khâm Sứ. Thấy giáo dân tràn vào qúa đông, các nhân viên bảo vệ tự động giải tán. Cộng đoàn tràn vào sân tiến đến tượng Đức Mẹ cầu nguyện. Đoàn Kèn Trống của Hàm Long và Thượng Thụy cũng vào được bên trong và trổi bài ”Tiếng Nhạc Oai Hùng”. Giáo dân bám sát hàng rào tiếp tục lung lay dữ dội.
Ngay lúc ấy một số giáo dân khiêng vào một cây Thánh Giá bằng sắt cao 4 mét. Khi Thánh Giá đến cổng chính Tòa Khâm Sứ, thì cánh cổng sắt cũng sập đổ. Hàng ngàn giáo dân cùng tiến vào và trong nháy mắt Thánh Giá được dựng lên trước bậc thềm Tòa Khâm Sứ và được xây bệ vững chắc ngay. Khóa và các tảng bê tông chèn cổng chính bị thanh niên phá tan và mở toang cánh cổng chính cho giáo dân tràn vào trong cầu nguyện.
Hàng ngàn giáo dân cùng nhau tháo gỡ tất cả 5 cánh cổng Tòa Khẩm Sứ, xếp vào trong và khóa lại. Công an cảnh sát đứng kín đường, nhưng họ chỉ nhìn mà không dám động mạnh trước hàng ngàn giáo dân đang cầu nguyện. Cho tới nửa đêm vần còn có hàng trăm giáo dân canh thức cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ, trong đó có cả giáo dân Thái Hà và Hà Đông. Hàng chục sinh viên đã cùng với một số giáo dân canh thức cầu nguyện suốt đêm. Thế mới biết những ngọn lửa đức tin và lời cầu có sức mạnh vượt trùng dương nối kết tín hữu khắp năm châu.
Lậy Chúa, hôm nay chúng con cầu xin Chúa cho ngày càng có nhiều ngọn lửa và lời cầu bừng lên và vang dội cho sự thật, hòa bình, công lý và các quyền con người khắp nơi trên thế giới này.
Linh Tiến Khải - Radio Vatican
http://www.vietcatholic.net/pics/reaganberlinwall.jpghttp://www.vietcatholic.net/pics/Berlinwall2.jpg
Cách đây 19 năm, ngày 6-11-1989, bức tường Berlin bị phá vỡ tạo ra thế dây chuyền khiến cho chế độ cộng sản theo nhau sụp đổ tại các nước Đông Âu và Liên Xô. Toàn dân hai miền nước Đức đã ăn mừng, vì giấc mơ kéo dài nửa thế kỷ đã thành sự thực, mà không cần tốn một viên đạn và một giọt máu nào.
Trong các biến chuyển dồn dập thời ấy có rất ít người chú ý hay biết rằng một trong những yếu tố giúp tạo ra biến cố thống nhất hai miền Đông và Tây Đức đã là chiến dịch đốt nến cầu nguyện cho hòa bình. Nó đã do tín hữu tin lành phát động tại nhà thờ thánh Nikolais trong thành phố Leipzig, bên Đông Đức, hồi năm 1981.
Chiến dịch thắp nền cầu nguyện cho hòa bình đã bị mật vụ Stasi dập tắt trong cùng năm đó, nhưng vào năm 1985 nó lại được khơi dậy, và lần này lan truyền đến cả các tín hữu không Kitô. Các buổi cầu nguyện được tổ chức vào mỗi ngày thứ hai, và do hai mục sư tuyên úy giới trẻ là W. Groeger và C. Fuehrer hướng dẫn. Tín hữu tham dự cứ thế kiên trì, hết năm này sang năm khác, bất chấp các đe dọa, khó dễ và bắt bớ.
Mạnh bạo và can đảm nhất là buổi cầu nguyện ngày mùng 4 tháng 9 năm 1989 với các biểu ngữ đòi hỏi dân chủ, tự do ngôn luận và mở cửa biên giới ngay giữa lòng thành phố Leipzig. Dĩ nhiên là mật vụ Stasi đã đối xử tàn bạo với nhóm biểu tình, nhưng thay vì làm cho người dân sợ hãi, thì sự tàn bạo ấy lại gây lên một làn sóng hưởng ứng và ủng hộ lớn lao tại thành phố Leipzig và khắp mọi nơi.
Và lần này dân chúng không còn sợ hãi nữa, họ nhất quyết đồng loạt vùng lên đòi quyền làm người. Chỉ ba tuần lễ sau (25-9-1989), số người tham gia thắp nến cầu nguyện và biểu tình tăng lên 5000, rồi vọt lên 20.000 (2-10-1989) đã khiến cho công an mật vụ chùn bước. Cuối cùng, ngày 9-10-1989, toàn dân thành phố Leipzig xuống đường thắp nến cầu nguyện và biểu tình với 70.000 người, làm thành một sức mạnh vỡ bờ khiến cho công an mật vụ trốn chạy. Và thế là làn sóng đòi tự do dân chủ lan rộng ra các thành phố khác như Dresden, Rostock, Plauen và Đông Berlin vv....
Vào mỗi thứ hai sau đó, số người tham gia cầu nguyện và biểu tình càng đông hơn, và cao điểm là ngày 6-11-1989, với 300.000 người tham dự. Chỉ ba ngày sau nhà nước cộng sản Đông Đức sợ hãi và phải mở cửa biên giới thông thương giữa Đông và Tây Đức.
Từ Berlin đến Hà Nội.
http://www.vietcatholic.net/pics/80125phacong1.JPGhttp://www.vietcatholic.net/pics/80125phacong2.jpg
Từ ngày 18-12-2007 đến nay giáo dân công giáo Hà Nội đã liên tục thắp nến cầu nguyện cho sự thật, công lý, hòa bình và các quyền làm người. Các chủ chăn và giáo dân nhiều giáo phận khác cũng tỏ tình liên đới và hiệp thông với Đức Tổng Giám Mục và giáo dân Hà Nội. Nhưng rất tiếc sáng ngày 25-1-2008, một số tín hữu đã bị công an cảnh sát đuổi bắt và đánh đập dã man trên đất Tòa Khâm Sứ.
Số là sáng ngày 25-1-2008, sau thánh lễ mừng thượng thọ 90 tuổi của Đức Hồng Y Phaolo Giuse Phạm Đình Tụng, với sự tham dự của gần 3000 giáo dân và nhiều khách mời trong đó có Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài Gòn, chủ tế, 12 Giám Mục và 130 Linh Mục thuộc nhiều giáo phận. Sau thánh lễ 100 Linh Mục đã cùng 2000 giáo dân cùng nhau sang Tòa Khâm Sứ để cầu nguyện.
Lúc 11 giỡ rưỡi trưa, có mấy giáo dân, đặc biệt là một chị người Mường leo cổng nhảy vào bên trong để dâng hoa cho Đức Mẹ, thì bị các nhân viên bảo vệ vây bắt và đánh đập. Một thanh niên nhảy vào quay phim chụp hình cũng bị rượt bắt, bị đem vào ngôi nhà nhỏ phía quán phở và bị hành hung. Một số Linh Mục chạy ngược về phía con ngõ nhỏ và yêu cầu nếu không cho cắm hoa thì phải thả người ta ra, không được giữ và đánh người. Bên ngoài cả cộng đoàn bắt đầu đứng lên và lay hàng rào sắt. Nhiều thanh niên nam nữ bắt đầu vượt hàng rào vào giải cứu hai người bị bắt. Các nhân viên bảo vệ bắt giữ và tấn công một số người khác nữa. Thề rồi hàng trăm người đã tràn vào giải thoát thanh niên bị đánh và mấy chị phụ nữ. Một số người chạy đến cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ, số khác giật các bảng hiệu gắn trên tường Tòa Khâm Sứ. Thấy giáo dân tràn vào qúa đông, các nhân viên bảo vệ tự động giải tán. Cộng đoàn tràn vào sân tiến đến tượng Đức Mẹ cầu nguyện. Đoàn Kèn Trống của Hàm Long và Thượng Thụy cũng vào được bên trong và trổi bài ”Tiếng Nhạc Oai Hùng”. Giáo dân bám sát hàng rào tiếp tục lung lay dữ dội.
Ngay lúc ấy một số giáo dân khiêng vào một cây Thánh Giá bằng sắt cao 4 mét. Khi Thánh Giá đến cổng chính Tòa Khâm Sứ, thì cánh cổng sắt cũng sập đổ. Hàng ngàn giáo dân cùng tiến vào và trong nháy mắt Thánh Giá được dựng lên trước bậc thềm Tòa Khâm Sứ và được xây bệ vững chắc ngay. Khóa và các tảng bê tông chèn cổng chính bị thanh niên phá tan và mở toang cánh cổng chính cho giáo dân tràn vào trong cầu nguyện.
Hàng ngàn giáo dân cùng nhau tháo gỡ tất cả 5 cánh cổng Tòa Khẩm Sứ, xếp vào trong và khóa lại. Công an cảnh sát đứng kín đường, nhưng họ chỉ nhìn mà không dám động mạnh trước hàng ngàn giáo dân đang cầu nguyện. Cho tới nửa đêm vần còn có hàng trăm giáo dân canh thức cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ, trong đó có cả giáo dân Thái Hà và Hà Đông. Hàng chục sinh viên đã cùng với một số giáo dân canh thức cầu nguyện suốt đêm. Thế mới biết những ngọn lửa đức tin và lời cầu có sức mạnh vượt trùng dương nối kết tín hữu khắp năm châu.
Lậy Chúa, hôm nay chúng con cầu xin Chúa cho ngày càng có nhiều ngọn lửa và lời cầu bừng lên và vang dội cho sự thật, hòa bình, công lý và các quyền con người khắp nơi trên thế giới này.
Linh Tiến Khải - Radio Vatican