Dan Lee
01-26-2008, 04:44 PM
LÝ LẼ QUÂN BÌNH
http://www.vietcatholic.net/pics/On_a_log.gif
Thời kỳ Xuân Thu có một ẩn sĩ kỳ nhân tên là Chiêm Hà, ông ta đem một cái kén tằm rút ra dây tơ làm thành sợi dây câu cá, lại hái ngọn lá nhọn của cây cỏ giày làm lưỡi câu, lấy cây trúc nhỏ làm cần câu, lại lấy hạt thóc bẻ đôi để làm mồi, sau đó đi đến bên sông, từ nơi chỗ nước sâu nhất câu lên một con cá lớn hơn cả chiếc xe mà dây thừng không bị đứt, lưỡi câu không bị gãy, cần câu không bị cong.
Sở vương rất kinh ngạc thán phục kỹ thuật của ông ta, cho gọi ông ta đến để hỏi.
Chiêm Hồ giải thích, nói: “Tôi nghe nói, thời xưa có người tên là Bồ Thư Tử, ông ta dùng cái cung mềm và dây cung nhỏ xíu để bắn cung, tên xé gió vút đi, mà lại có thể trúng liên tiếp hai con hạc lớn, đó là vì ông ta dụng tâm chuyên thần, nguyên do là bình quân khi động thủ, còn tôi câu cá là học theo kỷ xảo của ông ta mà luyện tập năm (5) năm mới thành công. Khi tôi tới bên bờ sông thì trong lòng không có tạp niệm, chỉ nghĩ đến cá, mở dây ra, quăng câu xuống, tay hạ xuống trung bình, không phân biệt nặng nhẹ, mồi câu thì những hạt bột giống như bụi trần chìm trong nước, bọt nước tập trung lại, cá cũng không hoài nghi nên đến để ăn, đó chính là lấy nhu thắng cương, là cái lý lấy nhẹ được nặng. Đại vương trị nước, nếu có thể quả thực làm được dụng tâm chuyên thần và quân bình, thì có thể thoải mái tự tại nắm vững sự vận chuyển của thiên hạ vậy.”
(Liệt tử: Thang vấn)
Suy tư:
Dụng tâm để làm việc, dụng tâm để học hành, dụng tâm để lo toan cho người khác, dụng tâm để phục vụ, dụng tâm để lo cho dân cho nước là những dụng tâm của người có lương tâm và đạo đức, dụng tâm này sẽ được Thiên Chúa chúc lành và được mọi người yêu mến khuyến khích, đó cũng là lý lẽ quân bình của người có trọng trách trong xã hội và Giáo Hội.
Chiêm Hồ học dụng tâm chuyên thần trong năm năm trời mới câu được con cá lớn hơn chiếc xe bằng cái cần câu nhỏ, dây câu bằng tơ và lưỡi câu bằng ngọn lá. Người dụng tâm để làm điều lành điều thiện thì không cần phải dùng nhiều lời nói để thuyết phục, không cần dùng vũ lực để áp chế, không cần dùng số nhiều để uy hiếp...
Chúa Giê-su chỉ giảng dạy Tin Mừng Nước Trời ba năm mà thôi, nhưng Ngài đã dụng tâm cầu nguyện ẩn dật trong ba mươi năm ở Na-da-rét, và trên thế giới số người theo Ngài càng lúc càng nhiều, Giáo Hội Công Giáo của Ngài vững bền cho đến tận thế mà cửa hỏa ngục sẽ không thắng được (Mt 16, 17-18). Người Ki-tô hữu học gương của Chúa Giê-su nên họ rất dụng tâm chuyên chăm khi làm việc ở công sở, dụng tâm chuyên cha,8 khi học hành, dụng tâm chuyên chăm khi phục vụ bệnh nhân, dụng tâm chuyên chăm khi làm việc bác ái, dụng tâm chuyên chăm khi cầu nguyện, khi dâng thánh lễ...
Bởi vì không một ai biết dụng tâm chuyên chăm mà lại lơ đãng bỏ bê bổn phận của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://www.vietcatholic.net/pics/On_a_log.gif
Thời kỳ Xuân Thu có một ẩn sĩ kỳ nhân tên là Chiêm Hà, ông ta đem một cái kén tằm rút ra dây tơ làm thành sợi dây câu cá, lại hái ngọn lá nhọn của cây cỏ giày làm lưỡi câu, lấy cây trúc nhỏ làm cần câu, lại lấy hạt thóc bẻ đôi để làm mồi, sau đó đi đến bên sông, từ nơi chỗ nước sâu nhất câu lên một con cá lớn hơn cả chiếc xe mà dây thừng không bị đứt, lưỡi câu không bị gãy, cần câu không bị cong.
Sở vương rất kinh ngạc thán phục kỹ thuật của ông ta, cho gọi ông ta đến để hỏi.
Chiêm Hồ giải thích, nói: “Tôi nghe nói, thời xưa có người tên là Bồ Thư Tử, ông ta dùng cái cung mềm và dây cung nhỏ xíu để bắn cung, tên xé gió vút đi, mà lại có thể trúng liên tiếp hai con hạc lớn, đó là vì ông ta dụng tâm chuyên thần, nguyên do là bình quân khi động thủ, còn tôi câu cá là học theo kỷ xảo của ông ta mà luyện tập năm (5) năm mới thành công. Khi tôi tới bên bờ sông thì trong lòng không có tạp niệm, chỉ nghĩ đến cá, mở dây ra, quăng câu xuống, tay hạ xuống trung bình, không phân biệt nặng nhẹ, mồi câu thì những hạt bột giống như bụi trần chìm trong nước, bọt nước tập trung lại, cá cũng không hoài nghi nên đến để ăn, đó chính là lấy nhu thắng cương, là cái lý lấy nhẹ được nặng. Đại vương trị nước, nếu có thể quả thực làm được dụng tâm chuyên thần và quân bình, thì có thể thoải mái tự tại nắm vững sự vận chuyển của thiên hạ vậy.”
(Liệt tử: Thang vấn)
Suy tư:
Dụng tâm để làm việc, dụng tâm để học hành, dụng tâm để lo toan cho người khác, dụng tâm để phục vụ, dụng tâm để lo cho dân cho nước là những dụng tâm của người có lương tâm và đạo đức, dụng tâm này sẽ được Thiên Chúa chúc lành và được mọi người yêu mến khuyến khích, đó cũng là lý lẽ quân bình của người có trọng trách trong xã hội và Giáo Hội.
Chiêm Hồ học dụng tâm chuyên thần trong năm năm trời mới câu được con cá lớn hơn chiếc xe bằng cái cần câu nhỏ, dây câu bằng tơ và lưỡi câu bằng ngọn lá. Người dụng tâm để làm điều lành điều thiện thì không cần phải dùng nhiều lời nói để thuyết phục, không cần dùng vũ lực để áp chế, không cần dùng số nhiều để uy hiếp...
Chúa Giê-su chỉ giảng dạy Tin Mừng Nước Trời ba năm mà thôi, nhưng Ngài đã dụng tâm cầu nguyện ẩn dật trong ba mươi năm ở Na-da-rét, và trên thế giới số người theo Ngài càng lúc càng nhiều, Giáo Hội Công Giáo của Ngài vững bền cho đến tận thế mà cửa hỏa ngục sẽ không thắng được (Mt 16, 17-18). Người Ki-tô hữu học gương của Chúa Giê-su nên họ rất dụng tâm chuyên chăm khi làm việc ở công sở, dụng tâm chuyên cha,8 khi học hành, dụng tâm chuyên chăm khi phục vụ bệnh nhân, dụng tâm chuyên chăm khi làm việc bác ái, dụng tâm chuyên chăm khi cầu nguyện, khi dâng thánh lễ...
Bởi vì không một ai biết dụng tâm chuyên chăm mà lại lơ đãng bỏ bê bổn phận của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.