Dan Lee
01-27-2008, 08:21 PM
PHÚC CHO NHỮNG AI BỊ BẮT BỚ VÌ SỰ CÔNG CHÍNH
Hôm nay, ‘giờ ‘G’ đã điểm (giờ ‘G’ là 5 giờ chiều Chúa nhật, giờ chính quyền CS Hà Nội ra hạn phải tháo gỡ các ảnh tượng mang về nếu không sẽ dùng biện pháp mạnh), tín hữu VN khắp thế giới hồi hộp theo dõi tin tức trên Vietcatholic.net. Theo đó, giáo dân Hà Nội, bất chấp đe dọa từ phiá chính quyển CS, bất chấp thời tiết mùa Đông khắc nghiệt, đã hàng hàng lớp lớp tụ hợp cấu nguyện cho Hòa Bình - Công lí trong trật tự, trong tinh thần hoàn toàn bất bạo động.
Phóng viên Viecatholic.net được bà con giáo dân thổ lộ tâm tình rất cảm động và đáng khâm phục: "Chúng tôi tiếp tục cầu nguyện và chúng tôi sẵn sàng để đối phó trong hòa bình với mọi diễn biến phức tạp có thể xảy ra, hôm nay, ngày mai, bất cứ khi nào, ngay cả sau khi bị đàn áp, và có thể bị giết chết... con cháu chúnng tôi cũng sẽ lại tới đây để cầu nguyện tiếp. Không thế lực nào, không cường quyền nào có thể đè bẹp được Đức Tin của chúng tôi đâu!".
Tình cảnh Giáo dân Hà Nội đang bị cường quyền bắt nạt, vu khống, đe dọa hôm nay có khác bao nhiên so với tình cảnh bi đát của giáo đoàn thành Rôma thời Giáo hội sơ khai hai mươi thế kỉ trước.
Năm 64, hoàng đế Nêrô đốt thành Roma và đổ hết tội lên đầu giáo đoàn sơ khai. Việc này dẫn tới cuộc tắm máu người Kitô hữu. Thánh Phêrô bị xử tử trong đợt bách hại này.
Căn cứ vào ngoại sử về đời hoạt động tông đồ của thánh Phêrô (The Acts of Peter) nhà văn Ba Lan đoại giải thưởng Nobel cao qúy bậc nhất thế giới về văn chương là Henryk Sienkiewicz đã viết bộ tiểu thuyết Quo Vadis (Sau 1975, đã có một thời gian, tác phẩm này được phổ biến ở Việt Nam). Nhan đề này có nguồn gốc từ Tin Mừng Thánh Gioan Đoạn 13 câu 36 và Đoạn 16 câu 5. Đây là một câu chuyện xẩy ra thời đế quốc Rôma dưới sự thống trị tàn ác của bạo vương Nêrô. Chuyện kể về mối tình cảm động giữa một chàng võ quan Rôma kiệt xuất với một thiếu nữ xinh đẹp qúy phái theo đạo Công Giáo. Tình yêu say đắm và trong sáng của nàng Lygia đã cảm hóa và dẫn đưa chàng võ quan Vinicius tới đức tin kiên vững sẵn lòng từ bỏ tất cả, để cùng người yêu hi sinh vì Chúa Giêsu Kitô và cho tha nhân. Cuốn tiểu thuyết ra đời năm 1895 và từ năm 1900 cho tới 2001, tác phẩm đã được diễn thành kịch tại hí viện lừng danh trên đại lộ Broadway, Nữu Ước (1900), thành nhạc kịch opera cũng tại Nữu Ước (1905) và ít nhất là 6 lần được các đạo diễn bậc thầy chuyển thành những bộ phim hoành tráng.
Một điểm mang nhiều ý nghĩa trong tác phẩm vĩ đại này có thể đem đối chiếu với những diễn biến nóng hổi hiện nay tại Hà Nội, đó là hình ảnh thánh Phêrô, một cụ già râu tóc bạc phơ, giáo trưởng một giáo đoàn non nớt đang bị truy nã bách hại. Trong tay không có bất cứ một thứ vũ khí nào để tự vệ. Chỉ có duy nhất một ‘vũ khí’, đó là TÌNH YÊU. Tình yêu Chúa Giêsu Kitô, tình yêu Giáo hội và tình yêu thương nhau.
Chính cụ già yếu đuối nghèo nàn ấy đối diện thẳng với đại đế Nêrô quyền lực vô song, đang nắm toàn quyền sinh sát đế quốc Rôma vĩ đại. Bạo vương Nêrô là biểu tượng của vinh quang, của quyền lực thế gian, là đại diện của tội lỗi và thủ đoạn gian ác.
Thế nhưng trong cái thế bề ngoài xem ra cực kì chênh lệch về quyền lực ấy, như trứng chọi với đá, có ai biết được cục diện rồi sẽ ra sao? Chỉ có Chúa mới biết được.
Lịch sử cho hay Nêrô đã tiêu diệt được cụ già Phêrô và nghiền nát giáo đoàn Rôma tiên khởi dễ như trở bàn tay vào năm 64, nhưng chỉ 4 năm sau, chính tên bạo vương ấy cũng bị kết án tử và phải chọn cách chết bằng việc tự tử.
Và cũng chính từ dòng máu thánh thiện của cụ già Phêrô ấy, từ máu oan khiên vô tội của những tín hữu Rôma trung kiên tiên khởi ấy, đã mọc lên thành trì đức tin Công giáo kiên vững, tồn tại đời nọ đến đời kia. Trên nấm mồ của cụ già Phêrô xây dựng nền móng giáo đô quy tụ niềm tin của mọi tín hữu đang hiện diện khắp nơi trên quả địa cầu này, cho dù có phải trải qua bao nhiêu cơn bách hại cùng bao nhiêu phong ba bão táp.
Thánh Phêrô đã tiên phong rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô. Giáo đoàn Rôma thời đó là những tín hữu tiên khởi đã sống và làm chứng cho Tin Mừng của Chúa.
Ở đây, chiều thứ Bảy hôm qua, công đoàn người Việt nhỏ bé chúng tôi được Đức ông chính xứ người Mĩ cho phép tổ chức cử hành Thánh Lễ Minh Niên sớm. Trong Thánh Lễ ông đại diện chọn đọc bài Tin Mừng Thánh Mát Thêu đoạn 5, câu 1 tới câu 12: dậy bảo Tám Mối Phúc Thật là cốt tủy của Đạo Công Giáo.
Hướng về quê hương mến yêu, toàn thể Tổng giáo phận Hà Nội cũng đang là tấm gương sáng ngời trong việc thể hiện tinh thần Tám Mối Phúc Thật của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô: Phúc cho những ai hiền lành, phúc cho những ai đói khát sự công chính, phúc cho những ai tác tạo hòa bình, phúc cho những ai bị bắt bớ vì sự công chính…
Tom Trần
Hôm nay, ‘giờ ‘G’ đã điểm (giờ ‘G’ là 5 giờ chiều Chúa nhật, giờ chính quyền CS Hà Nội ra hạn phải tháo gỡ các ảnh tượng mang về nếu không sẽ dùng biện pháp mạnh), tín hữu VN khắp thế giới hồi hộp theo dõi tin tức trên Vietcatholic.net. Theo đó, giáo dân Hà Nội, bất chấp đe dọa từ phiá chính quyển CS, bất chấp thời tiết mùa Đông khắc nghiệt, đã hàng hàng lớp lớp tụ hợp cấu nguyện cho Hòa Bình - Công lí trong trật tự, trong tinh thần hoàn toàn bất bạo động.
Phóng viên Viecatholic.net được bà con giáo dân thổ lộ tâm tình rất cảm động và đáng khâm phục: "Chúng tôi tiếp tục cầu nguyện và chúng tôi sẵn sàng để đối phó trong hòa bình với mọi diễn biến phức tạp có thể xảy ra, hôm nay, ngày mai, bất cứ khi nào, ngay cả sau khi bị đàn áp, và có thể bị giết chết... con cháu chúnng tôi cũng sẽ lại tới đây để cầu nguyện tiếp. Không thế lực nào, không cường quyền nào có thể đè bẹp được Đức Tin của chúng tôi đâu!".
Tình cảnh Giáo dân Hà Nội đang bị cường quyền bắt nạt, vu khống, đe dọa hôm nay có khác bao nhiên so với tình cảnh bi đát của giáo đoàn thành Rôma thời Giáo hội sơ khai hai mươi thế kỉ trước.
Năm 64, hoàng đế Nêrô đốt thành Roma và đổ hết tội lên đầu giáo đoàn sơ khai. Việc này dẫn tới cuộc tắm máu người Kitô hữu. Thánh Phêrô bị xử tử trong đợt bách hại này.
Căn cứ vào ngoại sử về đời hoạt động tông đồ của thánh Phêrô (The Acts of Peter) nhà văn Ba Lan đoại giải thưởng Nobel cao qúy bậc nhất thế giới về văn chương là Henryk Sienkiewicz đã viết bộ tiểu thuyết Quo Vadis (Sau 1975, đã có một thời gian, tác phẩm này được phổ biến ở Việt Nam). Nhan đề này có nguồn gốc từ Tin Mừng Thánh Gioan Đoạn 13 câu 36 và Đoạn 16 câu 5. Đây là một câu chuyện xẩy ra thời đế quốc Rôma dưới sự thống trị tàn ác của bạo vương Nêrô. Chuyện kể về mối tình cảm động giữa một chàng võ quan Rôma kiệt xuất với một thiếu nữ xinh đẹp qúy phái theo đạo Công Giáo. Tình yêu say đắm và trong sáng của nàng Lygia đã cảm hóa và dẫn đưa chàng võ quan Vinicius tới đức tin kiên vững sẵn lòng từ bỏ tất cả, để cùng người yêu hi sinh vì Chúa Giêsu Kitô và cho tha nhân. Cuốn tiểu thuyết ra đời năm 1895 và từ năm 1900 cho tới 2001, tác phẩm đã được diễn thành kịch tại hí viện lừng danh trên đại lộ Broadway, Nữu Ước (1900), thành nhạc kịch opera cũng tại Nữu Ước (1905) và ít nhất là 6 lần được các đạo diễn bậc thầy chuyển thành những bộ phim hoành tráng.
Một điểm mang nhiều ý nghĩa trong tác phẩm vĩ đại này có thể đem đối chiếu với những diễn biến nóng hổi hiện nay tại Hà Nội, đó là hình ảnh thánh Phêrô, một cụ già râu tóc bạc phơ, giáo trưởng một giáo đoàn non nớt đang bị truy nã bách hại. Trong tay không có bất cứ một thứ vũ khí nào để tự vệ. Chỉ có duy nhất một ‘vũ khí’, đó là TÌNH YÊU. Tình yêu Chúa Giêsu Kitô, tình yêu Giáo hội và tình yêu thương nhau.
Chính cụ già yếu đuối nghèo nàn ấy đối diện thẳng với đại đế Nêrô quyền lực vô song, đang nắm toàn quyền sinh sát đế quốc Rôma vĩ đại. Bạo vương Nêrô là biểu tượng của vinh quang, của quyền lực thế gian, là đại diện của tội lỗi và thủ đoạn gian ác.
Thế nhưng trong cái thế bề ngoài xem ra cực kì chênh lệch về quyền lực ấy, như trứng chọi với đá, có ai biết được cục diện rồi sẽ ra sao? Chỉ có Chúa mới biết được.
Lịch sử cho hay Nêrô đã tiêu diệt được cụ già Phêrô và nghiền nát giáo đoàn Rôma tiên khởi dễ như trở bàn tay vào năm 64, nhưng chỉ 4 năm sau, chính tên bạo vương ấy cũng bị kết án tử và phải chọn cách chết bằng việc tự tử.
Và cũng chính từ dòng máu thánh thiện của cụ già Phêrô ấy, từ máu oan khiên vô tội của những tín hữu Rôma trung kiên tiên khởi ấy, đã mọc lên thành trì đức tin Công giáo kiên vững, tồn tại đời nọ đến đời kia. Trên nấm mồ của cụ già Phêrô xây dựng nền móng giáo đô quy tụ niềm tin của mọi tín hữu đang hiện diện khắp nơi trên quả địa cầu này, cho dù có phải trải qua bao nhiêu cơn bách hại cùng bao nhiêu phong ba bão táp.
Thánh Phêrô đã tiên phong rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô. Giáo đoàn Rôma thời đó là những tín hữu tiên khởi đã sống và làm chứng cho Tin Mừng của Chúa.
Ở đây, chiều thứ Bảy hôm qua, công đoàn người Việt nhỏ bé chúng tôi được Đức ông chính xứ người Mĩ cho phép tổ chức cử hành Thánh Lễ Minh Niên sớm. Trong Thánh Lễ ông đại diện chọn đọc bài Tin Mừng Thánh Mát Thêu đoạn 5, câu 1 tới câu 12: dậy bảo Tám Mối Phúc Thật là cốt tủy của Đạo Công Giáo.
Hướng về quê hương mến yêu, toàn thể Tổng giáo phận Hà Nội cũng đang là tấm gương sáng ngời trong việc thể hiện tinh thần Tám Mối Phúc Thật của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô: Phúc cho những ai hiền lành, phúc cho những ai đói khát sự công chính, phúc cho những ai tác tạo hòa bình, phúc cho những ai bị bắt bớ vì sự công chính…
Tom Trần