Dan Lee
01-27-2008, 09:54 PM
Chúng tôi chỉ muốn công bằng !
Hôm nay, ngày 25.1.2008, Tu Viện Sài-gòn...
Tôi vẫn giữ một thói quen từ ba mươi năm nay, dành ngày này để chiêm nghiệm về cuộc đời, chiêm nghiệm về thế gian và chiêm nghiệm về những ân huệ của Thiên Chúa. Tôi trân trọng ngày này đến độ tôi cố gắng xua đuổi những gì làm phiền toái tâm hồn tôi, những gì có nguy cơ làm tôi không được bình an, những gì có nguy cơ can thiệp vào kế hoạch lặng yên của tôi... Thế nhưng chẳng bao giờ tôi được vừa ý, đành phải chấp nhận thế thôi, không có điều phiền toái này cũng sẽ có điều phiền toái khác, và một lần nữa, tôi có ngày 25 tháng 1, lần thứ ba mươi kể từ ngày 25 tháng 1 năm đó.
Hôm ấy, ngày 25.1.1978, Tu Viện Thủ Đức...
Mấy ngày trước rồi, anh em trong Dòng lao xao với nhau về nguy cơ có thể mình sẽ bị mất nhà, có thể mình sẽ bị “đem đi đến nơi mình chẳng muốn”. Có mấy anh cẩn thận, lặng lẽ tìm cách đem vài cuốn sách quý về cất giấu ở gia đình hoặc nơi quen biết. Có anh chuẩn bị sẵn một cái túi nhỏ, bên trong chứa một vài thứ rất cần dùng, một cái quần đùi, một lọ dầu nóng, vài ba viên thuốc cảm và đau bụng. Nói là thuốc cho nó oai, thời ấy chỉ toàn là Xuyên Tâm Liên, loại thuốc chế từ một thứ cây cỏ màu nửa đất nửa lá, bệnh nào vào Phòng Y Tế cũng được cấp một loại thuốc như vậy, thế mà vẫn khỏi ! Ngoài ra chẳng còn gì để chuẩn bị, chỉ có vậy.
Cảm giác mình đang là tội nhân bao trùm anh em chúng tôi, Bề Trên thở dài vì chẳng biết nói gì với anh em. Sau này khi bị bắt, chúng tôi được biết tất cả sách trong thư viện của chúng tôi bị đem cân ký bán giấy vụn, áo Lễ các Mùa Phụng Vụ của chúng tôi bị cắt xẻ ra may áo cho vợ con cán bộ Công An mặc đi chợ, những bộ sưu tem quý từ thời các cha Thừa Sai Canada bị anh em bộ đội đóng quân đem ra nhóm bếp thổi cơm ngay trong sân Tu Viện... Thật buồn và ngao ngán ! Ngày ấy chúng tôi mất rất nhiều, về tài sản chúng tôi có tiếc, nhưng thật ra không đau lòng bằng những giá trị tinh thần bị chà đạp...
Sáng sớm, cha Nguyễn Hữu Sơn ( qua đời 1986 ) chạy chiếc xe Mobylette sang bên anh em Dòng Salesian ( Dòng Don Bosco ) để dạy học, ngài lộn ngược trở về với gương mặt buồn bã, im lặng dắt xe vào chỗ đậu. Ngài đi lên phòng, ngang qua chỗ anh em chúng tôi đang đứng, lắc đầu bảo: “Anh em Salesian bị rồi !” Đã biết trước sẽ là như thế nhưng người tôi vẫn cứ nổi gai ốc, hôm đó cả nhà căng thẳng lắm.
Trước đó khoảng nửa tháng, trong Học Viện chúng tôi có anh Nguyễn Văn Đức bỗng dưng mất tích, sau này nghe kể lại, thầy Lý Mẫu và thầy Vũ Đức Huy dẫn nhau đi thăm một cha quen ở Đan Viện Phước Sơn, hai ông chở nhau vào qua cổng vui vẻ chẳng biết gì, có ngờ đâu Phước Sơn đã bị phong tỏa và anh em đan sĩ Phước Sơn đã bị bắt hết, thế là hai cụ bị tóm gọn.
Cụ Lý Mẫu bị bắt, bị lấy cung và dẫn vào một căn phòng tối om, còn đang đứng để định thần bỗng nghe giọng của anh Đức: “Anh Mẫu, anh Mẫu, anh bị bắt rồi ha ?” – “Mày hả Đức ? Ở nhà mệ và dì đang mong tin mày đó !” Chúng tôi quen rất thân với má anh Đức, bà săn sóc sức khỏe cho chúng tôi, nên chúng tôi hay gọi bà bằng dì. Sau này cả ba đều được thả ra, thầy Lý Mẫu còn giữ lệnh tha cho đến ngày nay, trong lệnh tha có ghi hàng chữ: “Bị bắt về tội thăm cha” ! Thầy Vũ Đức Huy đã mất, anh Nguyễn Văn Đức về lập gia đình và định cư ở Hoa Kỳ, thầy Lý Mẫu vẫn vui sống đời tu với tội “thăm cha” và hay kể về những ngày bị giam được mặc đồ… chuyên gia ( chuyên gia có nghĩa là chỉ toàn là da, nghĩa là không... mặc chi ! ).
Bốn giờ chiều ngày 25.1.1978, nhiều xe vận tải chở anh em Công An áo vàng súng ống trang bị đầy đủ ập vào Nhà Dòng. Họ vây quanh chúng tôi, lùa chúng tôi đi như bọn tội nhân. Tất cả được tập trung trong một căn phòng lớn trên tầng ba ngày xưa dành cho Đệ Tử ngủ.
Chúng tôi trải qua những ngày kinh hoàng vì “ngày mai” hoàn toàn tối mịt... Ba tháng sau, chúng tôi bị giải tán, không có tội gì cả, chỉ một người anh em của chúng tôi là cha Tiến Lộc lãnh án 4 năm tù vì can tội “có tư tưởng âm mưu chống chính quyền” ! ( có tư tưởng âm mưu chống mà người khác lại biết được, kể cũng lạ ). Chúng tôi mất nhà như bốn Tu Viện anh em khác của chúng tôi cũng mất ( Lasalle, Phước Sơn, Salesian, Đa Minh, Chúa Cứu Thế ).
Rời Tu Viện, chúng tôi lang thang giữa đời, kẻ đạp xích-lô sống qua ngày, người vào lực lượng Thanh Niên Xung Phong, người khác làm công nhân... Những khi buồn bã cô đơn, chúng tôi lại đi tìm nhau ( chỉ hai ba người mà thôi, có bao giờ dám tụ họp đông hơn ba người đâu ), tâm sự với nhau những điều không dám nói với ai, an ủi nhau, giúp nhau sống, khuyến khích nhau tiếp tục đời dâng hiến. Chúng tôi hoàn toàn ngỡ ngàng bơ vơ, vì không hề được chuẩn bị để sống như vậy.
Có lần tôi đến thăm anh Nguyễn Hữu Hòa, trước kia làm nhân viên của nhà băng Anh Ấn, tiền bạc tương đối rủng rỉnh, những ngày đói kém, anh chia cho tôi nửa gói mì gói. Ôi gói mì gói ngày đó sao ngon thế ! Dĩ nhiên anh bị loại khỏi hệ thống quản lý của chính quyền mới, cho dẫu năng lực của anh đã được ngân hàng ngoại quốc trọng dụng. Tôi đến thăm, vào tận cơ xưởng nơi anh đang làm việc, thấy anh cởi trần, giơ “bộ xương cách trí” ra, trên tay cái búa tạ nặng còn hơn thân mình anh, anh được bố trí làm công nhân sản xuất két sắt cho ngân hàng. Tôi nhìn anh mà muốn rơi nước mắt, hai đứa ngậm ngùi cho thân phận của mình. Bây giờ anh đã là Linh Mục, anh đang phục vụ tại Trung Ương Dòng bên Roma. Sống nơi quê người, anh có còn nhớ ngày xưa không nhỉ ?
Dạo ấy, số anh em chúng tôi thoái chí không ít. Con đường Linh Mục hoàn toàn mù mịt, không một chút hy vọng gì cho chúng tôi. Lâu lắm mới có tin một người quen được chịu chức, cả thành phố Sài-gòn này xôn xao lên. Có lẽ vì có một thời, quá ít người được chịu chức Linh Mục, nên việc được chịu chức trở thành một tin vui quá lớn, người ta thèm muốn và đặt rất nhiều hy vọng. Vì vậy, khi được chịu chức người ta làm tiệc mừng thật to cho nó bõ ! Và từ đó mà thành “thói quen”, thói quen đó ngày nay làm mệt mỏi nhiều người.
Không mong gì được chịu chức, một số anh em chúng tôi quay về, một số còn lại bảo nhau: “Bản chất đời mình là thuộc về Chúa hay chức Linh Mục ?” Nếu chỉ mong chức Linh Mục thì nên về, vì con đường này đã bị tắt nghẽn hoàn toàn, còn nếu thuộc về Chúa thì chúng ta cứ ở lại, không hề hấn chi !
Chúng tôi mất nhà từ đó...
Từ cuộc mất nhà ấy, bây giờ có dịp giở lại câu chuyện cũ. Có lần, sau khi đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng về cuộc mất nhà năm đó, cha Bề Trên chúng tôi trao đổi với chính quyền và cả bên Công An nữa, ngài hỏi: “Các anh lấy nhà của chúng tôi khi chúng tôi không có tội gì hết. Ngay ban ngày các anh đổ người vào lấy nhà và đẩy chúng tôi ra, không một lệnh tịch thu, không một quyết định trưng dụng, cho đến bây giờ không hề có một mảnh giấy, như vậy là thế nào ?”
25.1.2008, khi tôi đang viết những dòng hồi ức này, tin từ Hà Nội điện về: “Tòa Khâm Sứ đã bị phá khóa, cổng mở toang, dân chúng tràn vào cầu nguyện trên mảnh đất của Giáo Hội, chấm dứt những ngày đứng ngoài đường cầu nguyện vọng vào”.
Và khi bài viết này sắp được gửi đi, tin khẩn cấp lại dội về từ Hà Nội: Chính quyền Hà Nội đã ra tối hậu thư, đến 5 giờ chiều nay, Chúa Nhật 27.1.2008, nếu không thế này thế kia... thì sẽ bị thế này thế nọ... !
Tôi không ưa chiến tranh và bạo động, tôi không ủng hộ sự rối loạn bất an, sự công bằng của người Ki-tô hữu hoàn toàn xa lạ với những ngôn từ đó.
Chúng ta chỉ muốn công bằng !
Lm Vĩnh Sang DCCT
Hôm nay, ngày 25.1.2008, Tu Viện Sài-gòn...
Tôi vẫn giữ một thói quen từ ba mươi năm nay, dành ngày này để chiêm nghiệm về cuộc đời, chiêm nghiệm về thế gian và chiêm nghiệm về những ân huệ của Thiên Chúa. Tôi trân trọng ngày này đến độ tôi cố gắng xua đuổi những gì làm phiền toái tâm hồn tôi, những gì có nguy cơ làm tôi không được bình an, những gì có nguy cơ can thiệp vào kế hoạch lặng yên của tôi... Thế nhưng chẳng bao giờ tôi được vừa ý, đành phải chấp nhận thế thôi, không có điều phiền toái này cũng sẽ có điều phiền toái khác, và một lần nữa, tôi có ngày 25 tháng 1, lần thứ ba mươi kể từ ngày 25 tháng 1 năm đó.
Hôm ấy, ngày 25.1.1978, Tu Viện Thủ Đức...
Mấy ngày trước rồi, anh em trong Dòng lao xao với nhau về nguy cơ có thể mình sẽ bị mất nhà, có thể mình sẽ bị “đem đi đến nơi mình chẳng muốn”. Có mấy anh cẩn thận, lặng lẽ tìm cách đem vài cuốn sách quý về cất giấu ở gia đình hoặc nơi quen biết. Có anh chuẩn bị sẵn một cái túi nhỏ, bên trong chứa một vài thứ rất cần dùng, một cái quần đùi, một lọ dầu nóng, vài ba viên thuốc cảm và đau bụng. Nói là thuốc cho nó oai, thời ấy chỉ toàn là Xuyên Tâm Liên, loại thuốc chế từ một thứ cây cỏ màu nửa đất nửa lá, bệnh nào vào Phòng Y Tế cũng được cấp một loại thuốc như vậy, thế mà vẫn khỏi ! Ngoài ra chẳng còn gì để chuẩn bị, chỉ có vậy.
Cảm giác mình đang là tội nhân bao trùm anh em chúng tôi, Bề Trên thở dài vì chẳng biết nói gì với anh em. Sau này khi bị bắt, chúng tôi được biết tất cả sách trong thư viện của chúng tôi bị đem cân ký bán giấy vụn, áo Lễ các Mùa Phụng Vụ của chúng tôi bị cắt xẻ ra may áo cho vợ con cán bộ Công An mặc đi chợ, những bộ sưu tem quý từ thời các cha Thừa Sai Canada bị anh em bộ đội đóng quân đem ra nhóm bếp thổi cơm ngay trong sân Tu Viện... Thật buồn và ngao ngán ! Ngày ấy chúng tôi mất rất nhiều, về tài sản chúng tôi có tiếc, nhưng thật ra không đau lòng bằng những giá trị tinh thần bị chà đạp...
Sáng sớm, cha Nguyễn Hữu Sơn ( qua đời 1986 ) chạy chiếc xe Mobylette sang bên anh em Dòng Salesian ( Dòng Don Bosco ) để dạy học, ngài lộn ngược trở về với gương mặt buồn bã, im lặng dắt xe vào chỗ đậu. Ngài đi lên phòng, ngang qua chỗ anh em chúng tôi đang đứng, lắc đầu bảo: “Anh em Salesian bị rồi !” Đã biết trước sẽ là như thế nhưng người tôi vẫn cứ nổi gai ốc, hôm đó cả nhà căng thẳng lắm.
Trước đó khoảng nửa tháng, trong Học Viện chúng tôi có anh Nguyễn Văn Đức bỗng dưng mất tích, sau này nghe kể lại, thầy Lý Mẫu và thầy Vũ Đức Huy dẫn nhau đi thăm một cha quen ở Đan Viện Phước Sơn, hai ông chở nhau vào qua cổng vui vẻ chẳng biết gì, có ngờ đâu Phước Sơn đã bị phong tỏa và anh em đan sĩ Phước Sơn đã bị bắt hết, thế là hai cụ bị tóm gọn.
Cụ Lý Mẫu bị bắt, bị lấy cung và dẫn vào một căn phòng tối om, còn đang đứng để định thần bỗng nghe giọng của anh Đức: “Anh Mẫu, anh Mẫu, anh bị bắt rồi ha ?” – “Mày hả Đức ? Ở nhà mệ và dì đang mong tin mày đó !” Chúng tôi quen rất thân với má anh Đức, bà săn sóc sức khỏe cho chúng tôi, nên chúng tôi hay gọi bà bằng dì. Sau này cả ba đều được thả ra, thầy Lý Mẫu còn giữ lệnh tha cho đến ngày nay, trong lệnh tha có ghi hàng chữ: “Bị bắt về tội thăm cha” ! Thầy Vũ Đức Huy đã mất, anh Nguyễn Văn Đức về lập gia đình và định cư ở Hoa Kỳ, thầy Lý Mẫu vẫn vui sống đời tu với tội “thăm cha” và hay kể về những ngày bị giam được mặc đồ… chuyên gia ( chuyên gia có nghĩa là chỉ toàn là da, nghĩa là không... mặc chi ! ).
Bốn giờ chiều ngày 25.1.1978, nhiều xe vận tải chở anh em Công An áo vàng súng ống trang bị đầy đủ ập vào Nhà Dòng. Họ vây quanh chúng tôi, lùa chúng tôi đi như bọn tội nhân. Tất cả được tập trung trong một căn phòng lớn trên tầng ba ngày xưa dành cho Đệ Tử ngủ.
Chúng tôi trải qua những ngày kinh hoàng vì “ngày mai” hoàn toàn tối mịt... Ba tháng sau, chúng tôi bị giải tán, không có tội gì cả, chỉ một người anh em của chúng tôi là cha Tiến Lộc lãnh án 4 năm tù vì can tội “có tư tưởng âm mưu chống chính quyền” ! ( có tư tưởng âm mưu chống mà người khác lại biết được, kể cũng lạ ). Chúng tôi mất nhà như bốn Tu Viện anh em khác của chúng tôi cũng mất ( Lasalle, Phước Sơn, Salesian, Đa Minh, Chúa Cứu Thế ).
Rời Tu Viện, chúng tôi lang thang giữa đời, kẻ đạp xích-lô sống qua ngày, người vào lực lượng Thanh Niên Xung Phong, người khác làm công nhân... Những khi buồn bã cô đơn, chúng tôi lại đi tìm nhau ( chỉ hai ba người mà thôi, có bao giờ dám tụ họp đông hơn ba người đâu ), tâm sự với nhau những điều không dám nói với ai, an ủi nhau, giúp nhau sống, khuyến khích nhau tiếp tục đời dâng hiến. Chúng tôi hoàn toàn ngỡ ngàng bơ vơ, vì không hề được chuẩn bị để sống như vậy.
Có lần tôi đến thăm anh Nguyễn Hữu Hòa, trước kia làm nhân viên của nhà băng Anh Ấn, tiền bạc tương đối rủng rỉnh, những ngày đói kém, anh chia cho tôi nửa gói mì gói. Ôi gói mì gói ngày đó sao ngon thế ! Dĩ nhiên anh bị loại khỏi hệ thống quản lý của chính quyền mới, cho dẫu năng lực của anh đã được ngân hàng ngoại quốc trọng dụng. Tôi đến thăm, vào tận cơ xưởng nơi anh đang làm việc, thấy anh cởi trần, giơ “bộ xương cách trí” ra, trên tay cái búa tạ nặng còn hơn thân mình anh, anh được bố trí làm công nhân sản xuất két sắt cho ngân hàng. Tôi nhìn anh mà muốn rơi nước mắt, hai đứa ngậm ngùi cho thân phận của mình. Bây giờ anh đã là Linh Mục, anh đang phục vụ tại Trung Ương Dòng bên Roma. Sống nơi quê người, anh có còn nhớ ngày xưa không nhỉ ?
Dạo ấy, số anh em chúng tôi thoái chí không ít. Con đường Linh Mục hoàn toàn mù mịt, không một chút hy vọng gì cho chúng tôi. Lâu lắm mới có tin một người quen được chịu chức, cả thành phố Sài-gòn này xôn xao lên. Có lẽ vì có một thời, quá ít người được chịu chức Linh Mục, nên việc được chịu chức trở thành một tin vui quá lớn, người ta thèm muốn và đặt rất nhiều hy vọng. Vì vậy, khi được chịu chức người ta làm tiệc mừng thật to cho nó bõ ! Và từ đó mà thành “thói quen”, thói quen đó ngày nay làm mệt mỏi nhiều người.
Không mong gì được chịu chức, một số anh em chúng tôi quay về, một số còn lại bảo nhau: “Bản chất đời mình là thuộc về Chúa hay chức Linh Mục ?” Nếu chỉ mong chức Linh Mục thì nên về, vì con đường này đã bị tắt nghẽn hoàn toàn, còn nếu thuộc về Chúa thì chúng ta cứ ở lại, không hề hấn chi !
Chúng tôi mất nhà từ đó...
Từ cuộc mất nhà ấy, bây giờ có dịp giở lại câu chuyện cũ. Có lần, sau khi đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng về cuộc mất nhà năm đó, cha Bề Trên chúng tôi trao đổi với chính quyền và cả bên Công An nữa, ngài hỏi: “Các anh lấy nhà của chúng tôi khi chúng tôi không có tội gì hết. Ngay ban ngày các anh đổ người vào lấy nhà và đẩy chúng tôi ra, không một lệnh tịch thu, không một quyết định trưng dụng, cho đến bây giờ không hề có một mảnh giấy, như vậy là thế nào ?”
25.1.2008, khi tôi đang viết những dòng hồi ức này, tin từ Hà Nội điện về: “Tòa Khâm Sứ đã bị phá khóa, cổng mở toang, dân chúng tràn vào cầu nguyện trên mảnh đất của Giáo Hội, chấm dứt những ngày đứng ngoài đường cầu nguyện vọng vào”.
Và khi bài viết này sắp được gửi đi, tin khẩn cấp lại dội về từ Hà Nội: Chính quyền Hà Nội đã ra tối hậu thư, đến 5 giờ chiều nay, Chúa Nhật 27.1.2008, nếu không thế này thế kia... thì sẽ bị thế này thế nọ... !
Tôi không ưa chiến tranh và bạo động, tôi không ủng hộ sự rối loạn bất an, sự công bằng của người Ki-tô hữu hoàn toàn xa lạ với những ngôn từ đó.
Chúng ta chỉ muốn công bằng !
Lm Vĩnh Sang DCCT