xuanthu
01-28-2008, 10:52 AM
:cry2: :cry2: :cry2:
Trò Chơi Lớn Của Đấng Sáng Tạo
Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị tại Trung Tâm Raising, Campuchia
Ngày 22 tháng 7, 1996
(Nguyên văn tiếng Anh, không cắt xén)
Thật ra, mỗi chúng ta đều là một vị Phật, một đấng Thượng Đế, ít nhất cũng là một phần của Thượng Đế, một phần của toàn bộ. Bất cứ cái gì là một phần của toàn bộ nghĩa là có cùng phẩm chất. Cho nên, chúng ta là Thượng Đế tí hon. Và chúng ta là Minh Sư.
Kế Hoạch Trở Về Thiên Quốc
Nhưng vì quý vị tạo cho mình tình trạng và hoàn cảnh riêng để phát triển và để nhận diện địa vị Minh Sư của mình, vì thế quý vị đau khổ rất nhiều, và phải trải qua rất nhiều tình trạng và phẩm chất không mấy thánh thiện - giống như mang theo bên mình thứ phẩm chất không thánh thiện và làm nhiều việc được gọi là không thánh thiện. Khi xuống Mỗi người quý vị là một vị Minh Sư, một đấng vô thượng sưthế giới này, chúng ta từ bỏ quyền lợi của một đấng Thượng Đế, một vị Phật, một vị Minh Sư để trải qua một cuộc hành trình mà chúng ta đã định trước. Chúng ta tự bắt mình phải chịu đau khổ, thiên tai, tăm tối, để chúng ta có thể biết được sự trái ngược với phẩm chất của Thượng Đế. Như vậy chúng ta mới có thể tự nhận lại, với tất cả sự vinh dự và vẻ vang rằng: "Ta là Thượng Đế và không có một cái gì là tốt hơn Ta, vì Ta đã thử qua rồi." .Tôi đã nói rồi. Vì vậy tôi cũng có nói quý vị là, chúng ta không thể ép buộc kẻ khác trở về với Thượng Đế nếu họ không muốn, vì họ đã đặt ra một kế hoạch khai ngộ cho chính họ, một dự án trở về Thiên Quốc cho riêng họ. Tuy nhiên, là Thượng Đế thì dĩ nhiên lúc nào chúng ta cũng có thể ngưng lại. Thường thì chúng ta không làm vậy. Bởi vì, là Thượng Đế, chúng ta giữ lấy kế hoạch của chính mình và còn tạo những kế hoạch mới nữa. Cho nên, nếu khôn ngoan, thì chúng ta sẽ tạo ra tình trạng mới, và không giữ tình trạng cũ, hoặc tạo thêm một tình trạng mới, để, dẫu rằng vẫn giữ cái cũ, chúng ta vẫn thấy dễ chịu hơn khi có thêm kế hoạch mới. Từ kế hoạch mới này sẽ sinh ra cơ hội mới, hoàn cảnh mới để chúng ta có thể trở về Thiên Quốc nhanh hơn những người khác.
Một Vị Vua Từ Bỏ Ngai Vàng
Nhưng thường thì rất khó, một khi chúng ta đã từ bỏ lực lượng của mình, đi vào vùng tăm tối của tạo hóa, thì rất khó mà lấy lại được ánh sáng. Phải mất rất nhiều công lao.
Thí dụ, nếu một ông vua từ bỏ vương quốc của mình, để lại cho người khác, và nhường ngôi cho người khác, dù chỉ tạm thời,. ồ! Sau mười năm, hai mươi năm, rất khó trở lại mà nói rằng: "Ê! Ngươi biết không? Hồi xưa ngai vàng là thuộc về ta, bây giờ hãy bước xuống mau!" Sau hai mươi năm, chắc chẳng còn ai nhớ quý vị trước kia là vua nữa. Và quý vị làm sao có thể đến gần quốc vương mà không có giấy thông hành? Chỉ nói chuyện đó không thôi, hay là giấy chiếu khán? Rồi ai cho quý vị lại gần hoàng cung, đừng nói chi đến việc bước lên ngai vàng, bảo ông vua hiện thời, "Đi xuống ngay!" Chưa đến gần nhà vua, quý vị đã bị bỏ tù rồi, bị rắc rối còn hơn trước nữa. Có lẽ quý vị cũng bị mất hết tiền bạc trong cuộc hành trình đó, ngay cả về nước cũng không được, nói chi đến việc đi tới ngai vàng và phục hồi sự vinh quang và quyền lực của chính mình.
Dĩ nhiên, trên Thiên Quốc không có ai ngồi trên ngai của quý vị, giữ đó và không trả lại cho quý vị. Chỉ là tình trạng trên đường càng ngày càng tệ nếu quý vị không cố nhớ lại mình là ai. Dù quý vị có cố gắng cũng khó. Quý vị làm sao nhớ tới Thượng Đế được, trong khi ngày nào vợ con cũng cần có bánh mì và nước để sống? Ngay chính quý vị cũng cần những thứ tối thiểu để sinh tồn. Một số trường hợp rất khẩn thiết. Quý vị không thể nhớ tới Thượng Đế nếu bao tử cứ gào ở bên trong, kêu: "Ôiiiii! Đói quá! Ta muốn ăn!" Đúng vậy, tiếng gọi của dạ dày sẽ lớn hơn là tiếng Thượng Đế, ngay cả tiếng Quán Âm. Cho nên, một khi chúng ta đã rời Thiên Quốc rồi, thì khó mà nhớ lại được.
Tuy vậy, các vị Minh Sư sẽ được gửi xuống. Minh Sư là những người đã trải qua cuộc hành trình như vậy rồi, và biết mọi mánh khóe nghề nghiệp và có thể giúp chúng ta một tay, dẫn chúng ta trở về. Như vậy thì tốt hơn. Nhưng dần dần, linh hồn nào rồi cũng trở về với sự vinh quang; lâu hay mau còn tùy vào sự ước muốn của linh hồn đó. Có linh hồn muốn trở về sớm hơn. Nhưng cũng có những linh hồn quyết định ở lại lâu hơn, dù phải chịu những khó khăn và đau khổ, để sáng tạo thêm, học hỏi thêm những chiều hướng, phẩm chất trái ngược với phẩm chất của Thượng Đế, để khi trở lại họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn, tự tin về con người của họ hơn.
Linh Hồn Đau Khổ Cần Một Vị Thầy Đặc Biệt
Những người này là những bậc Minh Sư vĩ đại, có nhiều kinh nghiệm hơn, nhiều lực lượng hơn, tài giỏi hơn, và biết nhiều kỹ thuật hơn, biết cách đối phó với từng hoàn cảnh trong thế giới này.
Đôi khi, những vị Minh Sư này đã biết làm chủ số mệnh của chính họ, và đã chuộc lại Thiên Quốc và lực lượng của chính họ, nhưng họ vẫn quyết định trở lại thế giới Ta Bà này hết lần này đến lần khác, để giúp những linh hồn đang cần sự giúp đỡ nhiều hơn những linh hồn bình thường. Có những linh hồn khôn ngoan hơn, đặt ra một kế hoạch dễ dàng hơn để theo, như vậy sẽ về được lẹ hơn hoặc không phải chịu đựng nhiều khổ sở. Có những linh hồn đặt ra khó khăn cho chính họ. Không phải ai lúc nào cũng chọn cùng một con đường. Những linh hồn không bắt chước nhau trên cuộc hành trình của họ. Cho nên, có khi linh hồn đó chọn con đường rất, rất, khó khăn, chông gai để đi; và họ phải trực diện với rất, rất nhiều rắc rối, rất nhiều đau khổ, cực nhọc, chịu đựng và đôi khi rất nhiều việc không thể nào vượt qua được. Cho nên, họ cần một vị Minh Sư đặc biệt, nếu có, nếu có một vị Minh Sư như vậy, sẵn sàng hy sinh hỷ lạc và hạnh phúc của mình, xuống để cùng những linh hồn này đồng hành, đồng cam cộng khổ.
Vì đôi khi quá đau khổ tới mức linh hồn không thể chịu đựng được nữa, nó sẽ kêu gào: "Cứu con! Cứu...cứu con!" (Sư Phụ và mọi người cười) Dù tiếng gọi của linh hồn rất, rất là yếu ớt, vị Minh Sư cũng nghe được. Nếu đó là tiếng gọi của con tim thì vị Minh Sư sẽ đến, ngay cả không cần Tâm Ấn! Dù thời điểm của linh hồn đó chưa tới, không thể gặp được Minh Sư, trong xác phàm, vị Minh Sư cũng xuất hiện trong vô hình, trong giấc mơ, hoặc thể nghiệm bên trong để giúp linh hồn đó; bởi vì linh hồn nào cũng cần được giúp đỡ trong lúc trải qua một cuộc hành trình vô vùng tăm tối khủng khiếp như vậy. Không phải là bóng tối bao trùm thế giới này hoặc âm phủ, mà là tự đặt mình vào bóng tối, để nó bao phủ linh hồn của chúng ta, bao phủ trọn cuộc hành trình, hay một phần của cuộc hành trình, để chúng ta không thể nhìn thấy ánh sáng, dù nó ở ngay trước mặt chúng ta.
Cho nên, linh hồn, trong những trường hợp khẩn thiết, kêu cứu; và vị minh sư hay Thượng Đế luôn luôn ở gần. Vì thế mà không một linh hồn nào cô đơn đi một mình cả. Luôn luôn có sự hỗ trợ của những chúng sinh, gọi là, thiên thần hộ vệ, những vị Minh Sư thuộc đẳng cấp cao hơn; tùy hoàn cảnh mà linh hồn đó vướng phải, khó tới cỡ nào thì được cấp cao hơn hay thấp hơn gửi tới giúp đỡ. Những trường hợp thông thường thì chỉ cần thiên thần hay thánh thần hộ vệ; những trường hợp khó khăn hơn, nguy hiểm hơn thì vị Minh Sư phải tới. Minh Sư có đẳng cấp cao nhất phải tới trong trường hợp khẩn cấp nhất. Không bao giờ một linh hồn đi một mình trong bóng tối cả.
Không Có Địa Ngục Vô Gián
Nhưng đôi khi, nếu linh hồn đó đã gây ra quá nhiều khó khăn cho chính mình... Ý nói là trước khi xuống thế giới này, cho tới khi đi vào tình trạng khó khăn này, thì nó đã sa vào tăm tối rồi, sa vào đau khổ rồi, và xa cách đã quá lâu. Bởi nó đã tạo ra quá nhiều phiền não, cũng như quá nhiều khổ sở cho những linh hồn khác bằng cách làm như vậy, bằng cách từ chối sự thánh thiện của mình, nó đã gây ra quá nhiều khổ sở, quá nhiều, cái gọi là, tội lỗi, nó sẽ cảm thấy không xứng đáng được giúp đỡ, vì vậy nó cũng không cầu cứu. Cho nên, cũng có địa ngục, nhưng không vĩnh viễn. Không có địa ngục nào là vĩnh viễn. Nhưng đối với chúng ta, những linh hồn cô đơn và đang đau khổ, thì địa ngục là bất tận. Từng giây phút đau khổ, đối với bất cứ linh hồn nào đang chịu trong tình cảnh đó, đều là bất tận.
Và những thời gian dài sung sướng, đối với chúng ta, chỉ có vài giây, không bao giờ được lâu dài, chỉ một thoáng rồi qua mau. Mới đang ngồi, bất chợt, khai thị hết rồi sao? (Sư Phụ và mọi người cười) Buổi nướng thức ăn qua rồi sao? Thôi đi! Vừa mới ngồi xuống mà! (Mọi người cười) Người ta mới ăn có 20 miếng chapati, 20 miếng ham (mọi người cười) hay xúc xích và thịt gà chay, đâu có bao nhiêu đâu (Sư Phụ và mọi người cười). Những giờ phút chúng ta vui vẻv với nhau, hay cả ngày cũng vậy, dường như qua mau quá.
Nhưng những lúc đau khổ, chà, kéo dài như vô tận! Vì vậy mà chúng ta gọi là địa ngục vô gián. Nhưng không có địa ngục nào, sự đau khổ, hay đày đọa nào là vĩnh viễn. Đừng bao giờ tin điều này! Nhưng theo nghĩa khác, nó cũng đúng, bởi vì khi đau khổ thì thời gian kéo dài thật lâu, thật là khủng khiếp. Mỗi khi bị đau, hoặc bị giải phẫu, thì trời ơi! Thấy như muốn chạy ra khỏi chỗ đó bất cứ lúc nào nếu được! Khi quý vị bị băng bó đầy mình, hai tay bị cột trên giường, hay bị cột vào giây của bình tiếp nước biển, hay bình lấy máu lủng lẳng khắp trên người vì muốn lấy những máu thừa chảy ra từ vết thương, để khỏi làm tắc nghẽn các bộ phận; cột đầy mình, trời ơi! Quý vị cảm thấy như bị ngộp thở vậy!
Chuyện này đã xảy ra cho Tôi cách đây hai tuần, nên Tôi biết nó như thế nào. Bây giờ vẫn còn rõ ràng trong đầu. Tôi nói: "Không bao giờ thèm gặp bác sĩ nữa! Không bao giờ! Thà chết còn hơn!"
Dầu sao đi nữa, trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù linh hồn có tự tạo ra những trường hợp tệ cách mấy cho chính mình đi nữa, mỗi linh hồn đều là một Minh Sư, là Thượng Đế, là Phật. Đừng bao giờ lầm lẫn điều này. Chỉ là nó cần một thời gian lâu hơn để nhận thức địa vị Phật. Nếu chúng ta bắt gặp chính mình đang ở vị thế không xứng đáng, và tự từ chối quyền lợi của mình, ngay cả trong việc cầu cứu, đó là lúc chúng ta đau khổ khủng khiếp. Chúng ta đang chịu đựng một sự cô đơn quá ư đau khổ ngang hàng với địa ngục tệ nhất mà quý vị có thể tưởng tượng được. Chúng ta cảm thấy mình là một chúng sanh khủng khiếp nhất, và chúng ta đau khổ. Những gì chúng ta đã làm cho kẻ khác, chúng ta phải chịu như vậy, cảm giác như nhau. Và đó được gọi là địa ngục.
Vì thế nên chúng ta, những người tu hành, vì đã biết con đường của Thượng Đế, không bao giờ nên tạo những tình trạng mới cho chúng ta phải chịu những hậu quả mà chúng ta đã tạo ra. Vì vậy mà chúng ta phải giữ giới, tịnh hóa thân, khẩu, ý. Không phải vì Sư Phụ nói như vậy, không phải vì Thượng Đế sẽ trừng phạt chúng ta, nhưng là vì chúng ta sẽ đau khổ, sẽ đi rất xa Thượng Đế, sẽ cảm thấy thật khổ sở và không xứng đáng nữa. Do đó chúng ta phải luôn luôn niệm năm Phật hiệu, vì đó là niệm những phẩm chất của Thượng Đế. Đó không phải là tên, cũng là tên, tên thánh của năm vị Phật, năm ngôi Thượng Đế, trong năm cảnh giới. Những tên đó đại biểu cho phẩm chất Thượng Đế ở những đẳng cấp khác nhau. Giống như Tôi nói: "Bàn chân Tôi, đầu gối Tôi, bụng Tôi, tim Tôi, lồng ngực Tôi, cổ Tôi, miệng Tôi, mắt Tôi, trán Tôi." Tất cả đều là của Tôi, dù có những công dụng khác nhau, bề cao khác nhau. Không ai muốn nhìn hoài bàn chân của tôi, nhưng đó cũng là chân của Tôi. Không sao. Một khi quý vị sờ chân Tôi thì cũng là người của Tôi rồi.
Tạo Dựng Hoàn Cảnh Để Rồi Vượt Qua
Tại sao linh hồn lại tự tạo cho mình những khó khăn thay vì chan đẳng cấp Thượng Đế? Tôi đã nói với quý vị hôm qua rồi. Quý vị phải tạo ra những hoàn cảnh để có thể nhận biết được sức mạnh có thể vượt qua của mình, để thắng tất cả những cái không phải là mình, thắng lực lượng tương phản với lực lượng chính mình. Để chiến thắng lực lượng tương phản với lực lượng của mình, quý vị phải tạo ra trước, rồi biểu dương lực lượng của mình. Nếu không, Thượng Đế ở đó làm gì? Được, thử tưởng tượng Thượng Đế đang ngồi đó, nói rằng: "Ta là Thượng Đế, Ta là Thượng Đế, Ta là Thượng Đế. Vạn vật đều đẹp." Rồi ăn, Ngài cũng không ăn được. Là Thượng Đế, Ngài không cần thức ăn. Rồi Ngài nói, được, để mặc quần áo. Mặc quần áo để làm gì nếu Ngài đã là Thượng Đế? Không ai thấy Ngài. Ngài là Thượng Đế, độc nhất vô nhị. Vậy thì Ngài làm gì đây? Ngài chỉ nói Ngài là Thượng Đế, là đấng toàn năng, toàn giác, không là gì khác nữa. Vậy sẽ giống như ánh sáng mờ mờ hay chói sáng khắp mọi nơi, và vậy thôi; không ta, không người, không bông hoa, không cây cối, không có gì cả.
Cho nên, để cho vui hơn, và cũng để chứng tỏ mình là Thượng Đế, Ngài phải sáng tạo một cái gì đó. Nếu Ngài tạo ra một Thượng Đế khác thì có ích lợi gì? Hai đấng Thượng Đế ngồi đó, đối diện với nhau (mọi người cười) và nói: "Bây giờ làm gì đây hả cưng?" Cho nên, phải tạo ra một cái gì đó để chơi, để chứng minh lực lượng của mình, hoặc chỉ để làm một đấng Thượng Đế. Thượng Đế có óc sáng tạo. Ồ! Nói một cách khác, có lẽ đó là công việc của Ngài, Ngài phải sáng tạo. Và để tạo ra được nhiều thứ, Ngài phải tự phân ra và mỗi phần đều được giao những phận sự khác nhau, giống như một vở tuồng vậy. Ngài không thể đóng kịch một mình, dù là đạo diễn đi nữa. Ngài cũng phải giao cho Steven một vai, còn người kia phải đóng vai một kẻ xấu. Nếu trong vở tuồng ai cũng là người tốt, thì vở kịch làm sao đóng? Bây giờ quý vị hiểu chưa? Làm diễn viên, quý vị được phân những vai trò khác nhau, đóng vai nào quý vị cũng không màng. Quý vị đóng vai xấu hay tốt, tiền cũng được như nhau (mọi người cười), nổi tiếng cũng như nhau.
Cho nên, là Thượng Đế hay một phần của Thượng Đế, chúng ta không hề sợ nhận lãnh bất cứ điều gì trước khi xuống thế giới này. Chúng ta bằng lòng bất cứ vai trò nào giao phó cho chúng ta. Là Thượng Đế, sao còn sợ gì nữa chứ? Cho nên, muốn cho phong phú hơn, mỗi Thượng Đế phải tạo cho mình một tình cảnh riêng, không được bắt chước nhau.
Sáng Tạo Của Thượng Đế Rất Phong Phú
Làm sao một đấng Thượng Đế có thể bắt chước một đấng Thượng Đế khác (Sư Phụ và mọi người cười). Ngài phải làm cho lâm li bi đát hơn, có sáng kiến nữa. Ngài tạo ra điều gì cũng được, có thể tạo tốt, tạo xấu, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi, bất cứ cái gì cũng là Thượng Đế. ? Tôi muốn nói là Thượng Đế không ngại. Một đấng Thượng Đế sao lại có thể ngại: "Ồ! Ghê quá! Ta không muốn vô đó." (Sư Phụ và mọi người cười) Hay là: "Ồ! Không, không, không được! Đó là vai xấu, Ta không muốn đóng. Nó làm Ta bị mang tiếng." Là Thượng Đế, không bao giờ quý vị nghĩ như vậy. Thật ra, quý vị không nghĩ ngợi gì cả, chỉ tự nhiên sáng tạo ra.
Bây giờ, nguy hiểm là ở chỗ đó. Khi đến thế giới này, chúng ta đã quên đi lực lượng và sự vinh quang của mình, và luôn luôn tạo thêm điều mới, cho nên càng ngày càng phức tạp. Rồi một ngày nào đó chúng ta sẽ quá đau khổ và cầu cứu. Bởi vì lúc đó, chúng ta đôi khi cũng quên rằng mình là Thượng Đế, và đầu óc chúng ta cũng cố tạo ra một cái gì đó. Kết quả của sự sáng tạo này cùng với sáng tạo kia hợp lại với nhau thành một sáng tạo thứ ba. Sáng tạo thứ ba này sinh ra một sáng tạo thứ tư, cái thứ hai trộn lẫn với cái thứ tư làm thành bảy sáng tạo khác nữa, tất cả với những đặc tính khác nhau. Dù có một chút đặc tính của sáng tạo thứ nhất, nhưng không giống hẳn.
Vì thế mà con người không ai giống ai, và con cái quý vị, dù giống quý vị cách mấy đi nữa, cũng không giống nhiều. Chúng giống cả hai người hoặc không giống ai hết.
Là Thượng Đế, dù có chia ra làm nhiều phần khác nhau, Thượng Đế cũng không thể nói với Thượng Đế là :"Đừng tạo cái này, đừng tạo cái kia." Thượng Đế luôn luôn, vĩnh viễn tự tại. Trong ngôn từ Thượng Đế, không có chữ xấu. Nhưng như vậy không có nghĩa là sự xấu không hiện hữu. Không có gì là xấu trong kế hoạch của Thượng Đế; chỉ là những sự sáng tạo khác nhau để cho việc thêm phức tạp, thêm màu sắc và thêm hồi hộp, giống như phim truyện rùng rợn hoặc phim trinh thám vậy. Như ông Arnold Schwartzenegger... nếu ông ta đóng vai người tốt, mà không có nhân vật khác phụ theo làm người xấu, thì làm sao ông ta có thể giết kẻ thù được? Làm sao ông có thể ném bom vào trại của họ, hoặc trở thành vị anh hùng (trong truyện phim) được, nếu không có ai để ông ta đóng chung. Những diễn viên khác, dù vai trò có xấu cách mấy, họ vẫn đóng, vì người đạo diễn đã cho Arnold vai tốt rồi, không thể hai người đóng cùng một vai được.
Không bao giờ, ngay trong gia đình cũng không. Bởi vì trong gia đình chỉ có một người làm chủ, thường thì đó là bà vợ (Sư Phụ và mọi người cười). Cho nên, quý vị không cần, hoàn toàn không cần thiết, phải giữ vai đó, chỉ việc đứng một bên làm phó thôi nghe? Phải có người làm công việc khác chứ, đúng không? Cho nên, quý vị làm người tốt và đóng vai phụ.
Tương tự như vậy, trước khi sự sáng tạo bắt đầu, mỗi chúng ta đều muốn làm một cái gì đó; hoặc là đấng Thượng Đế, Thượng Đế của tất cả Thượng Đế, của tất cả chúng ta, hoặc phần chính của toàn bộ, nói với chúng ta rằng: "Thôi, chúng ta hãy làm một cái gì đi. Chúng ta ai cũng ngồi chung ở đây, tất cả đều là một, tất cả đều là hư không, tất cả đều chán quá! Cho nên, chúng ta hãy chia ra. Mỗi người đi mỗi ngả khác nhau, hoặc làm những công việc khác nhau, được không?"
Rồi họ trả lời: "Tốt lắm!" (Sư Phụ và mọi người cười) Rồi mỗi người đi làm một chuyện gì đó. Tại sao không?
Cho nên, bây giờ nếu tôi nói với bàn chân mình rằng: "Làm ơn bước đi giùm!"
Bàn chân nói "Thôi mà, tôi ư? Tại sao chứ? Sao tôi phải đi mỗi ngày? Tôi đã chán lắm rồi. Tôi muốn làm chuyện khác!" (Mọi người cười)
Bàn chân làm được gì đây hả? Nó có n được không? (Mọi người cười) Không, hoàn toàn không. Bàn chân chỉ bước được thôi. Nếu nó từ chối không bước, thì toàn thân sẽ gặp rắc rối. Không thể hiện hữu, không thể hoạt động được. Tay chân cũng vậy. Giống như bàn tay than phiền rằng: "Ô! Tôi phải làm việc hoài, ngày nào cũng làm chỉ để nuôi cái miệng ăn thôi." (Mọi người cười)
"Và tôi phải bước đi," bàn chân nói: "Phải đó, tôi cũng vậy, tôi phải đi bộ hàng dặm, hay phải nâng cả thân hình để nó được ăn! Không, chúng tôi không làm nữa đâu!" Rồi bàn chân, bàn tay biểu tình. Miệng không có gì để ăn nữa (mọi người cười).
Được, cũng tốt một thời gian, và chân tay cảm thấy dễ chịu. Nhưng sau đó, chuyện gì sẽ xảy ra? Tim đập chậm lại, gan than phiền, bộ máy tiêu hóa rối loạn, ra hơi hoài, không có gì để tiêu hóa. Rồi chân tay thành như những cọng mì nhúng nước sôi (mọi người cười). Như quý vị nấu mì gói ngâm trong nước (mọi người cười), và không hoạt động được nữa, chân tay mệt mỏi. Cho nên chúng quyết định làm việc trở lại. Chúng ta cũng vậy. Đôi khi chúng ta đau khổ vì chúng ta quên rằng đó là công việc được giao cho chúng ta, và chúng ta than phiền là không muốn làm nữa. Chúng ta chết, chúng ta tự tử, chẳng hạn vậy. Nhưng chúng ta phải trở lại để làm tròn công việc dở dang, bởi vì toàn cõi sáng tạo tùy thuộc vào mỗi chúng ta để hoạt động. Hãy nghĩ xem, trong vũ trụ này quý vị quan trọng đến dường nào. Quý vị không phải một người tầm thường, dù không khai ngộ đi nữa, dù không tu Pháp Môn Quán Âm đi nữa, dù thấp hèn đi nữa, ai cũng là một phần của toàn bộ. Vì thế, Sư Phụ dặn quý vị đừng bao giờ đối xử tệ với người khác, đừng bao giờ than phiền về người khác, đừng bao giờ chỉ trích họ. Điều gì sửa đổi được gì thì hãy sửa đổi. Điều gì khiến quý vị cảm thấy không dễ chịu đối với ai, dĩ nhiên quý vị nói cho họ biết, nhưng không bằng một thái độ xấu. Nói cho họ biết và sửa đổi. Và nếu họ không làm được, thì tránh ra. Sư Phụ không bao giờ bảo quý vị "Hãy thương con hổ hàng xóm của mình." Nếu có con hổ ở cạnh nhà, thì đừng nên thương. (Sư Phụ và mọi người cười). Đừng đi tìm hổ mà ôm, rồi nói với nó: "Ta muốn chứng tỏ tình thương của ta đồng đều tới muôn loài." Không thể nào làm như vậy được.
Bất cứ trường hợp nào nếu quý vị không thể thay đổi được thì phải tránh đi, nếu được. Quý vị cứ việc bỏ xuống, tạo những hoàn cảnh khác, và hưởng sự mới mẻ. Nhưng điều tốt nhất là chúng ta phải luôn luôn tạo một cái gì đó để luôn nhắc nhở mình là Thượng Đế, và cũng cố gắng tạo hoàn cảnh để những người khác cũng được nhắc nhở một cách tự nhiên, rằng họ là ai, nếu có thể được. Và đó là bổn phận của chúng ta. Nhưng đừng dùng mánh khóe mà ép dụ người khác. Chỉ để họ hiểu theo lý lẽ, cho họ nhớ lại, bởi vì linh hồn hiểu những gì hợp lý, và đó là công cụ duy nhất mà chúng ta có thể dùng trong thế giới này để giúp những linh hồn khác trở về Thiên Quốc. Đó là hiệp ước giữa mỗi linh hồn trước khi đầu thai xuống trần, rằng những linh hồn khác có thể giúp họ sớm chấm dứt cuộc hành trình, nhưng không dùng thần thông, không dùng một phép lạ như những chuyện họ làm ở thế giới nội tại, bên trong sự bí ẩn giữa tấm màn che!
Sau Bức Màn Bí Mật
Giữa bức màn đen tối đó là ánh sáng, là thế giới nội tại của sự bình yên, hòa hợp, thần kỳ, mãn túc, toại nguyện, và tình thương. Sau bức màn đó là ngôi nhà riêng của chúng ta. Bất cứ ai có lực lượng Quán Âm đều có thể vào sau tấm màn đó và được gặp riêng với Minh Sư, với tất cả các linh hồn một vị Minh Sư, để được giúp đỡ, và trở ra sống tiếp ở thế giới này. Vì vậy nhiều khi cầu nguyện Minh Sư, quý vị chỉ thấy có vị Minh Sư bên trong giúp đỡ thôi. Không người nào khác biết. Dù người đi đường ngồi cạnh quý vị, cũng không trông thấy vị Minh Sư đó, có khi thấy, nhưng rất hiếm. Quý vị hiểu ý Tôi không? Mỗi chuyện thần kỳ, mỗi sự giúp đỡ phải xảy ra một cách kín đáo, vì đây là sự đồng ý giữa những linh hồn.
Quý vị có biết tại sao chúng ta làm được như vậy không? Vì lúc bấy giờ, linh hồn đó được phép bước vào Thiên Quốc một thời gian, vào năm cảnh giới này, thay vì ở lại thế giới Ta Bà. Cho nên, những gì chúng ta muốn được giúp đỡ, nếu chúng ta không thể chịu đựng được thế giới này, và nếu chúng ta đã quên đi trí huệ của chúng ta, quên Phật tính của chúng ta, thì chúng ta phải bước vào trong bức màn đó, nơi nhà riêng của chúng ta, nơi mà chúng ta lấy lại được một phần nào, hoặc trọn vẹn, hoặc một số ít Phật tính. Chúng ta bước trở vào Thiên Quốc, vào vòng Thánh nhân và nơi đó chúng ta có thể có một cuộc họp bí mật và nói rằng: "ồ trời ơi! Công việc của con khó quá! (Mọi người cười) Xin hãy mau chỉ cho con vài bí quyết!" (Sư Phụ và mọi người cười).
Cho nên, dĩ nhiên, đều là những linh hồn Minh Sư với nhau, chúng ta được phép bàn luận như những người lớn; nhưng khi bước ra khỏi bức màn đen đó một lần nữa, trở ra với bóng tối, với thế giới Ta Bà này, quý vị không còn được làm Minh Sư nữa. Quý vị quên ngay lập tức mình là ai, y như ngày quý vị giáng trần vậy. Đó là một phần của hiệp ước, một phần của trò chơi của vũ trụ này. Cho nên, nếu quý vị hiểu hết những điều này thì những khổ đau không còn là những đau khổ thật sự nữa. Nói như vậy không có nghĩa là quý vị không thấy đau khi có người đâm dao vào chân, bắn quý vị, hoặc chửi mắng, nhục mạ quý vị, hoặc muốn làm hại tới quý vị. Vẫn đau, nhưng nói chung thì sự hiểu biết này sẽ giúp cho chúng ta giữ được sự an bình. Chỉ có thể xác là phải chịu đựng, bộ óc phải chịu đựng, nhưng hầu như chúng ta lúc nào cũng có một sự an ổn căn bản ở bên trong. Cho nên, dù chúng ta phải chịu đựng một thời gian, chúng ta cũng cười lại được ngay, gần như vậy, hoặc rất là nhanh. Đó là một điều hay nếu quý vị nhớ lại mình là ai và đạt lại địa vị Thượng Đế.
Mỗi linh hồn đã là Phật rồi, cho nên, bất cứ khi nào muốn, nó cũng có thể tạo ra một cái gì đó mới mẻ cho chính nó, nếu nó không thích cái nó đã tạo ra trước kia. Nó có thể đi trọn con đường cũ hoặc tạo một con đường khác bên cạnh để sinh ra một kết quả khác, rồi nó đi tiếp con đường đó mà không cần phải tiếp tục con đường này nữa. Một khi quý vị bước vào vòng Thánh Nhân, quý vị vẫn có thể bỏ hết bất cứ kế hoạch nào còn đang chờ đợi quý vị trong tương lai, hoặc bất cứ những kết quả gì, dự định gì, những điều quý vị tính làm trước kia, hoặc đã tạo ra bởi liên hệ nghiệp chướng trong nếp sống cũ và những sáng tạo cũ mà quý vị đã làm ra. Quý vị có thể tạo nên con đường mới hoặc đi ngay bên này, và như vậy con đường kia vẫn còn đó nhưng không đi, bị bỏ lại; và mọi thứ bùn lầy, cỏ dại sẽ che phủ hết, không còn gì nữa. Đó là cách nghiệp chướng được trả, được bỏ lại, được đốt sạch, xóa tan, không vấn đề gì.
Vì Sao Minh Sư Không Thể Độ Tất Cả Chúng Sanh
Vị Minh Sư có thể làm như vậy được, chỉ cần kéo quý vị quay về hướng khác: "Lại đây, con!" (Sư Phụ và mọi người cười) Bởi vì lúc bấy giờ, linh hồn đó muốn, nếu linh hồn không cho phép thì không thể nào làm được. Vì linh hồn là một vị Phật. Ai dám! Không ai dám làm gì Phật, hoặc tìm cách ảnh hưởng Phật, và linh hồn Minh Sư cũng biết điều này. Cho dù lúc bấy giờ, người đó không nhớ mình là Phật, nhưng Phật phải tôn trọng Phật như nhau, vì vị Minh Sư biết. Chúng sanh không biết hoặc đệ tử không biết, nhưng vị Minh Sư biết điều đó. Người đó là linh hồn Phật, nên nếu người đó nói "không" là "không". À, đó là lý do vì sao quý vị hay hỏi Tôi: "Tại sao Phật hoặc Minh Sư không kéo người đó lại, dụ người đó vào tình thương (Sư Phụ và mọi người cười), thay đổi lòng dạ người đó, dùng thần thông?" Không, không thể được! "Hổng" được! (Sư Phụ và mọi người cười) Nếu làm được thì đã không cần Phật, không cần Lão Tử, không cần Chúa Giê Su. Những người khác cũng đã làm trước họ rồi! Hoặc không có ai đến trước Chúa Giê Su, thì ít ra Chúa Giê Su cũng đủ rồi. Một thôi! Người con độc nhất vô nhị của Thượng Đế làm là đủ rồi. Ngài đã biến tất cả thế giới này thành thiên thần, và bây giờ quý vị và tôi đã ngồi trên kia uống trà rồi (mọi người cười). Không cần làm việc cực khổ như vầy. Hiểu chưa cưng?
Phải, vì thế cho nên Tôi không bao giờ vội vã ép buộc người nío tu Pháp Môn Quán Âm, nên quý vị đừng có lo. Thấy không, quý vị in rất nhiều, hàng triệu triệu sách biếu với nhiều ngôn ngả khác nhau, mí c_ bao nhiêu linh hồn đến với Tôi? Mỗi tháng có bao nhiêu anh em ra đời? Mẹ của quý vị chậm chạp quá hả? (Sư Phụ và mọi người cười) Đâu phải lỗi của Tôi, bởi vì linh hồn đôi khi quyết định không về Thiên Quốc sớm như vậy. Nó còn muốn tạo thêm nhiều cảnh huống nữa. Thường thì linh hồn sẽ ráng tạo nên hoàn cảnh mau lẹ nhất để trở về Thiên Quốc. Nhưng vì những sự sáng tạo không phải luôn luôn nhất định, cho nên, những gì quý vị tạo ra đôi khi lại sinh ra sáng tạo khác, tình trạng khác, v.v... và v.v...
Thượng Đế rất tự tại. Thượng Đế không thể đoán trước được. Thượng Đế không phải là người đoán trước tương lai và nói rằng: "Ta sẽ tạo ra cái này, nó sẽ thành cái nọ, rồi ta sẽ được cái đó, và được cái kia." À! như vậy mất vui đi. Nhưng dù Thượng Đế biết, nhưng bộ óc, và những chức năng thân thể của chúng ta không biết. Cho nên, chúng ta vẫn còn đau khổ, vẫn còn trò chơi, vì chúng ta đã quên chúng ta đang làm gì và đã làm gì. Thậm chí mỗi ngày chúng ta vô ý tạo ra những tình trạng mới, nhưng cũng nhiều lúc chúng ta cũng không hề hay biết, rồi chúng ta trách móc láng giềng, trách khổ, trách sở, trách Thượng Đế. Thật ra, tất cả đều do chúng ta làm ra. Nhưng nói quý vị hay, không có gì là bi kịch kiểu như Thượng Đế đã tạo ra sẵn tất cả, và giao cho người nào đó đóng một vai, và vai đó cứ như vậy hoài, quý vị hiểu ý Tôi không? Có thể người đó đóng một người xấu, được, nhưng rồi sau cùng cũng trở thành tốt. Nhưng cũng không đoán trước được. Mỗi linh hồn phải tạo những sáng tạo và hành trình cho riêng mình, vì vậy mà mỗi người sẽ được điều mà mình đã tạo ra, khiến đời sống khác nhau tại mỗi nơi, mỗi lúc, và đối với mỗi người.
Linh hồn có thể bị mệt mỏi sau khi đã chơi đùa quá lâu và giờ đây muốn nghỉ ngơi. Lúc đó linh hồn sẽ lên tiếng, và linh hồn Minh Sư, người đã đi xong con đường của mình hoặc sẵn sàng xuống giúp những linh hồn như vậy, sẽ đến với người đó, hay sẽ sinh ra gần nơi người đó ở để gặp người đó. Minh Sư sẽ ra đời trong thế giới của người đó và tạo ra một hoàn cảnh gì đó để hai người gặp nhau. Nhưng linh hồn đó phải rất thành khẩn, phải thật tình muốn về Nhà. Nếu không mọi người đều tự tại. Quý vị đi hay ở, không ai cần biết. Mỗi linh hồn tự nó là đấng sáng tạo, làm ra những sáng tạo thật cho chính mình.
http://www.SupremeMaster.com
Trò Chơi Lớn Của Đấng Sáng Tạo
Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị tại Trung Tâm Raising, Campuchia
Ngày 22 tháng 7, 1996
(Nguyên văn tiếng Anh, không cắt xén)
Thật ra, mỗi chúng ta đều là một vị Phật, một đấng Thượng Đế, ít nhất cũng là một phần của Thượng Đế, một phần của toàn bộ. Bất cứ cái gì là một phần của toàn bộ nghĩa là có cùng phẩm chất. Cho nên, chúng ta là Thượng Đế tí hon. Và chúng ta là Minh Sư.
Kế Hoạch Trở Về Thiên Quốc
Nhưng vì quý vị tạo cho mình tình trạng và hoàn cảnh riêng để phát triển và để nhận diện địa vị Minh Sư của mình, vì thế quý vị đau khổ rất nhiều, và phải trải qua rất nhiều tình trạng và phẩm chất không mấy thánh thiện - giống như mang theo bên mình thứ phẩm chất không thánh thiện và làm nhiều việc được gọi là không thánh thiện. Khi xuống Mỗi người quý vị là một vị Minh Sư, một đấng vô thượng sưthế giới này, chúng ta từ bỏ quyền lợi của một đấng Thượng Đế, một vị Phật, một vị Minh Sư để trải qua một cuộc hành trình mà chúng ta đã định trước. Chúng ta tự bắt mình phải chịu đau khổ, thiên tai, tăm tối, để chúng ta có thể biết được sự trái ngược với phẩm chất của Thượng Đế. Như vậy chúng ta mới có thể tự nhận lại, với tất cả sự vinh dự và vẻ vang rằng: "Ta là Thượng Đế và không có một cái gì là tốt hơn Ta, vì Ta đã thử qua rồi." .Tôi đã nói rồi. Vì vậy tôi cũng có nói quý vị là, chúng ta không thể ép buộc kẻ khác trở về với Thượng Đế nếu họ không muốn, vì họ đã đặt ra một kế hoạch khai ngộ cho chính họ, một dự án trở về Thiên Quốc cho riêng họ. Tuy nhiên, là Thượng Đế thì dĩ nhiên lúc nào chúng ta cũng có thể ngưng lại. Thường thì chúng ta không làm vậy. Bởi vì, là Thượng Đế, chúng ta giữ lấy kế hoạch của chính mình và còn tạo những kế hoạch mới nữa. Cho nên, nếu khôn ngoan, thì chúng ta sẽ tạo ra tình trạng mới, và không giữ tình trạng cũ, hoặc tạo thêm một tình trạng mới, để, dẫu rằng vẫn giữ cái cũ, chúng ta vẫn thấy dễ chịu hơn khi có thêm kế hoạch mới. Từ kế hoạch mới này sẽ sinh ra cơ hội mới, hoàn cảnh mới để chúng ta có thể trở về Thiên Quốc nhanh hơn những người khác.
Một Vị Vua Từ Bỏ Ngai Vàng
Nhưng thường thì rất khó, một khi chúng ta đã từ bỏ lực lượng của mình, đi vào vùng tăm tối của tạo hóa, thì rất khó mà lấy lại được ánh sáng. Phải mất rất nhiều công lao.
Thí dụ, nếu một ông vua từ bỏ vương quốc của mình, để lại cho người khác, và nhường ngôi cho người khác, dù chỉ tạm thời,. ồ! Sau mười năm, hai mươi năm, rất khó trở lại mà nói rằng: "Ê! Ngươi biết không? Hồi xưa ngai vàng là thuộc về ta, bây giờ hãy bước xuống mau!" Sau hai mươi năm, chắc chẳng còn ai nhớ quý vị trước kia là vua nữa. Và quý vị làm sao có thể đến gần quốc vương mà không có giấy thông hành? Chỉ nói chuyện đó không thôi, hay là giấy chiếu khán? Rồi ai cho quý vị lại gần hoàng cung, đừng nói chi đến việc bước lên ngai vàng, bảo ông vua hiện thời, "Đi xuống ngay!" Chưa đến gần nhà vua, quý vị đã bị bỏ tù rồi, bị rắc rối còn hơn trước nữa. Có lẽ quý vị cũng bị mất hết tiền bạc trong cuộc hành trình đó, ngay cả về nước cũng không được, nói chi đến việc đi tới ngai vàng và phục hồi sự vinh quang và quyền lực của chính mình.
Dĩ nhiên, trên Thiên Quốc không có ai ngồi trên ngai của quý vị, giữ đó và không trả lại cho quý vị. Chỉ là tình trạng trên đường càng ngày càng tệ nếu quý vị không cố nhớ lại mình là ai. Dù quý vị có cố gắng cũng khó. Quý vị làm sao nhớ tới Thượng Đế được, trong khi ngày nào vợ con cũng cần có bánh mì và nước để sống? Ngay chính quý vị cũng cần những thứ tối thiểu để sinh tồn. Một số trường hợp rất khẩn thiết. Quý vị không thể nhớ tới Thượng Đế nếu bao tử cứ gào ở bên trong, kêu: "Ôiiiii! Đói quá! Ta muốn ăn!" Đúng vậy, tiếng gọi của dạ dày sẽ lớn hơn là tiếng Thượng Đế, ngay cả tiếng Quán Âm. Cho nên, một khi chúng ta đã rời Thiên Quốc rồi, thì khó mà nhớ lại được.
Tuy vậy, các vị Minh Sư sẽ được gửi xuống. Minh Sư là những người đã trải qua cuộc hành trình như vậy rồi, và biết mọi mánh khóe nghề nghiệp và có thể giúp chúng ta một tay, dẫn chúng ta trở về. Như vậy thì tốt hơn. Nhưng dần dần, linh hồn nào rồi cũng trở về với sự vinh quang; lâu hay mau còn tùy vào sự ước muốn của linh hồn đó. Có linh hồn muốn trở về sớm hơn. Nhưng cũng có những linh hồn quyết định ở lại lâu hơn, dù phải chịu những khó khăn và đau khổ, để sáng tạo thêm, học hỏi thêm những chiều hướng, phẩm chất trái ngược với phẩm chất của Thượng Đế, để khi trở lại họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn, tự tin về con người của họ hơn.
Linh Hồn Đau Khổ Cần Một Vị Thầy Đặc Biệt
Những người này là những bậc Minh Sư vĩ đại, có nhiều kinh nghiệm hơn, nhiều lực lượng hơn, tài giỏi hơn, và biết nhiều kỹ thuật hơn, biết cách đối phó với từng hoàn cảnh trong thế giới này.
Đôi khi, những vị Minh Sư này đã biết làm chủ số mệnh của chính họ, và đã chuộc lại Thiên Quốc và lực lượng của chính họ, nhưng họ vẫn quyết định trở lại thế giới Ta Bà này hết lần này đến lần khác, để giúp những linh hồn đang cần sự giúp đỡ nhiều hơn những linh hồn bình thường. Có những linh hồn khôn ngoan hơn, đặt ra một kế hoạch dễ dàng hơn để theo, như vậy sẽ về được lẹ hơn hoặc không phải chịu đựng nhiều khổ sở. Có những linh hồn đặt ra khó khăn cho chính họ. Không phải ai lúc nào cũng chọn cùng một con đường. Những linh hồn không bắt chước nhau trên cuộc hành trình của họ. Cho nên, có khi linh hồn đó chọn con đường rất, rất, khó khăn, chông gai để đi; và họ phải trực diện với rất, rất nhiều rắc rối, rất nhiều đau khổ, cực nhọc, chịu đựng và đôi khi rất nhiều việc không thể nào vượt qua được. Cho nên, họ cần một vị Minh Sư đặc biệt, nếu có, nếu có một vị Minh Sư như vậy, sẵn sàng hy sinh hỷ lạc và hạnh phúc của mình, xuống để cùng những linh hồn này đồng hành, đồng cam cộng khổ.
Vì đôi khi quá đau khổ tới mức linh hồn không thể chịu đựng được nữa, nó sẽ kêu gào: "Cứu con! Cứu...cứu con!" (Sư Phụ và mọi người cười) Dù tiếng gọi của linh hồn rất, rất là yếu ớt, vị Minh Sư cũng nghe được. Nếu đó là tiếng gọi của con tim thì vị Minh Sư sẽ đến, ngay cả không cần Tâm Ấn! Dù thời điểm của linh hồn đó chưa tới, không thể gặp được Minh Sư, trong xác phàm, vị Minh Sư cũng xuất hiện trong vô hình, trong giấc mơ, hoặc thể nghiệm bên trong để giúp linh hồn đó; bởi vì linh hồn nào cũng cần được giúp đỡ trong lúc trải qua một cuộc hành trình vô vùng tăm tối khủng khiếp như vậy. Không phải là bóng tối bao trùm thế giới này hoặc âm phủ, mà là tự đặt mình vào bóng tối, để nó bao phủ linh hồn của chúng ta, bao phủ trọn cuộc hành trình, hay một phần của cuộc hành trình, để chúng ta không thể nhìn thấy ánh sáng, dù nó ở ngay trước mặt chúng ta.
Cho nên, linh hồn, trong những trường hợp khẩn thiết, kêu cứu; và vị minh sư hay Thượng Đế luôn luôn ở gần. Vì thế mà không một linh hồn nào cô đơn đi một mình cả. Luôn luôn có sự hỗ trợ của những chúng sinh, gọi là, thiên thần hộ vệ, những vị Minh Sư thuộc đẳng cấp cao hơn; tùy hoàn cảnh mà linh hồn đó vướng phải, khó tới cỡ nào thì được cấp cao hơn hay thấp hơn gửi tới giúp đỡ. Những trường hợp thông thường thì chỉ cần thiên thần hay thánh thần hộ vệ; những trường hợp khó khăn hơn, nguy hiểm hơn thì vị Minh Sư phải tới. Minh Sư có đẳng cấp cao nhất phải tới trong trường hợp khẩn cấp nhất. Không bao giờ một linh hồn đi một mình trong bóng tối cả.
Không Có Địa Ngục Vô Gián
Nhưng đôi khi, nếu linh hồn đó đã gây ra quá nhiều khó khăn cho chính mình... Ý nói là trước khi xuống thế giới này, cho tới khi đi vào tình trạng khó khăn này, thì nó đã sa vào tăm tối rồi, sa vào đau khổ rồi, và xa cách đã quá lâu. Bởi nó đã tạo ra quá nhiều phiền não, cũng như quá nhiều khổ sở cho những linh hồn khác bằng cách làm như vậy, bằng cách từ chối sự thánh thiện của mình, nó đã gây ra quá nhiều khổ sở, quá nhiều, cái gọi là, tội lỗi, nó sẽ cảm thấy không xứng đáng được giúp đỡ, vì vậy nó cũng không cầu cứu. Cho nên, cũng có địa ngục, nhưng không vĩnh viễn. Không có địa ngục nào là vĩnh viễn. Nhưng đối với chúng ta, những linh hồn cô đơn và đang đau khổ, thì địa ngục là bất tận. Từng giây phút đau khổ, đối với bất cứ linh hồn nào đang chịu trong tình cảnh đó, đều là bất tận.
Và những thời gian dài sung sướng, đối với chúng ta, chỉ có vài giây, không bao giờ được lâu dài, chỉ một thoáng rồi qua mau. Mới đang ngồi, bất chợt, khai thị hết rồi sao? (Sư Phụ và mọi người cười) Buổi nướng thức ăn qua rồi sao? Thôi đi! Vừa mới ngồi xuống mà! (Mọi người cười) Người ta mới ăn có 20 miếng chapati, 20 miếng ham (mọi người cười) hay xúc xích và thịt gà chay, đâu có bao nhiêu đâu (Sư Phụ và mọi người cười). Những giờ phút chúng ta vui vẻv với nhau, hay cả ngày cũng vậy, dường như qua mau quá.
Nhưng những lúc đau khổ, chà, kéo dài như vô tận! Vì vậy mà chúng ta gọi là địa ngục vô gián. Nhưng không có địa ngục nào, sự đau khổ, hay đày đọa nào là vĩnh viễn. Đừng bao giờ tin điều này! Nhưng theo nghĩa khác, nó cũng đúng, bởi vì khi đau khổ thì thời gian kéo dài thật lâu, thật là khủng khiếp. Mỗi khi bị đau, hoặc bị giải phẫu, thì trời ơi! Thấy như muốn chạy ra khỏi chỗ đó bất cứ lúc nào nếu được! Khi quý vị bị băng bó đầy mình, hai tay bị cột trên giường, hay bị cột vào giây của bình tiếp nước biển, hay bình lấy máu lủng lẳng khắp trên người vì muốn lấy những máu thừa chảy ra từ vết thương, để khỏi làm tắc nghẽn các bộ phận; cột đầy mình, trời ơi! Quý vị cảm thấy như bị ngộp thở vậy!
Chuyện này đã xảy ra cho Tôi cách đây hai tuần, nên Tôi biết nó như thế nào. Bây giờ vẫn còn rõ ràng trong đầu. Tôi nói: "Không bao giờ thèm gặp bác sĩ nữa! Không bao giờ! Thà chết còn hơn!"
Dầu sao đi nữa, trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù linh hồn có tự tạo ra những trường hợp tệ cách mấy cho chính mình đi nữa, mỗi linh hồn đều là một Minh Sư, là Thượng Đế, là Phật. Đừng bao giờ lầm lẫn điều này. Chỉ là nó cần một thời gian lâu hơn để nhận thức địa vị Phật. Nếu chúng ta bắt gặp chính mình đang ở vị thế không xứng đáng, và tự từ chối quyền lợi của mình, ngay cả trong việc cầu cứu, đó là lúc chúng ta đau khổ khủng khiếp. Chúng ta đang chịu đựng một sự cô đơn quá ư đau khổ ngang hàng với địa ngục tệ nhất mà quý vị có thể tưởng tượng được. Chúng ta cảm thấy mình là một chúng sanh khủng khiếp nhất, và chúng ta đau khổ. Những gì chúng ta đã làm cho kẻ khác, chúng ta phải chịu như vậy, cảm giác như nhau. Và đó được gọi là địa ngục.
Vì thế nên chúng ta, những người tu hành, vì đã biết con đường của Thượng Đế, không bao giờ nên tạo những tình trạng mới cho chúng ta phải chịu những hậu quả mà chúng ta đã tạo ra. Vì vậy mà chúng ta phải giữ giới, tịnh hóa thân, khẩu, ý. Không phải vì Sư Phụ nói như vậy, không phải vì Thượng Đế sẽ trừng phạt chúng ta, nhưng là vì chúng ta sẽ đau khổ, sẽ đi rất xa Thượng Đế, sẽ cảm thấy thật khổ sở và không xứng đáng nữa. Do đó chúng ta phải luôn luôn niệm năm Phật hiệu, vì đó là niệm những phẩm chất của Thượng Đế. Đó không phải là tên, cũng là tên, tên thánh của năm vị Phật, năm ngôi Thượng Đế, trong năm cảnh giới. Những tên đó đại biểu cho phẩm chất Thượng Đế ở những đẳng cấp khác nhau. Giống như Tôi nói: "Bàn chân Tôi, đầu gối Tôi, bụng Tôi, tim Tôi, lồng ngực Tôi, cổ Tôi, miệng Tôi, mắt Tôi, trán Tôi." Tất cả đều là của Tôi, dù có những công dụng khác nhau, bề cao khác nhau. Không ai muốn nhìn hoài bàn chân của tôi, nhưng đó cũng là chân của Tôi. Không sao. Một khi quý vị sờ chân Tôi thì cũng là người của Tôi rồi.
Tạo Dựng Hoàn Cảnh Để Rồi Vượt Qua
Tại sao linh hồn lại tự tạo cho mình những khó khăn thay vì chan đẳng cấp Thượng Đế? Tôi đã nói với quý vị hôm qua rồi. Quý vị phải tạo ra những hoàn cảnh để có thể nhận biết được sức mạnh có thể vượt qua của mình, để thắng tất cả những cái không phải là mình, thắng lực lượng tương phản với lực lượng chính mình. Để chiến thắng lực lượng tương phản với lực lượng của mình, quý vị phải tạo ra trước, rồi biểu dương lực lượng của mình. Nếu không, Thượng Đế ở đó làm gì? Được, thử tưởng tượng Thượng Đế đang ngồi đó, nói rằng: "Ta là Thượng Đế, Ta là Thượng Đế, Ta là Thượng Đế. Vạn vật đều đẹp." Rồi ăn, Ngài cũng không ăn được. Là Thượng Đế, Ngài không cần thức ăn. Rồi Ngài nói, được, để mặc quần áo. Mặc quần áo để làm gì nếu Ngài đã là Thượng Đế? Không ai thấy Ngài. Ngài là Thượng Đế, độc nhất vô nhị. Vậy thì Ngài làm gì đây? Ngài chỉ nói Ngài là Thượng Đế, là đấng toàn năng, toàn giác, không là gì khác nữa. Vậy sẽ giống như ánh sáng mờ mờ hay chói sáng khắp mọi nơi, và vậy thôi; không ta, không người, không bông hoa, không cây cối, không có gì cả.
Cho nên, để cho vui hơn, và cũng để chứng tỏ mình là Thượng Đế, Ngài phải sáng tạo một cái gì đó. Nếu Ngài tạo ra một Thượng Đế khác thì có ích lợi gì? Hai đấng Thượng Đế ngồi đó, đối diện với nhau (mọi người cười) và nói: "Bây giờ làm gì đây hả cưng?" Cho nên, phải tạo ra một cái gì đó để chơi, để chứng minh lực lượng của mình, hoặc chỉ để làm một đấng Thượng Đế. Thượng Đế có óc sáng tạo. Ồ! Nói một cách khác, có lẽ đó là công việc của Ngài, Ngài phải sáng tạo. Và để tạo ra được nhiều thứ, Ngài phải tự phân ra và mỗi phần đều được giao những phận sự khác nhau, giống như một vở tuồng vậy. Ngài không thể đóng kịch một mình, dù là đạo diễn đi nữa. Ngài cũng phải giao cho Steven một vai, còn người kia phải đóng vai một kẻ xấu. Nếu trong vở tuồng ai cũng là người tốt, thì vở kịch làm sao đóng? Bây giờ quý vị hiểu chưa? Làm diễn viên, quý vị được phân những vai trò khác nhau, đóng vai nào quý vị cũng không màng. Quý vị đóng vai xấu hay tốt, tiền cũng được như nhau (mọi người cười), nổi tiếng cũng như nhau.
Cho nên, là Thượng Đế hay một phần của Thượng Đế, chúng ta không hề sợ nhận lãnh bất cứ điều gì trước khi xuống thế giới này. Chúng ta bằng lòng bất cứ vai trò nào giao phó cho chúng ta. Là Thượng Đế, sao còn sợ gì nữa chứ? Cho nên, muốn cho phong phú hơn, mỗi Thượng Đế phải tạo cho mình một tình cảnh riêng, không được bắt chước nhau.
Sáng Tạo Của Thượng Đế Rất Phong Phú
Làm sao một đấng Thượng Đế có thể bắt chước một đấng Thượng Đế khác (Sư Phụ và mọi người cười). Ngài phải làm cho lâm li bi đát hơn, có sáng kiến nữa. Ngài tạo ra điều gì cũng được, có thể tạo tốt, tạo xấu, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi, bất cứ cái gì cũng là Thượng Đế. ? Tôi muốn nói là Thượng Đế không ngại. Một đấng Thượng Đế sao lại có thể ngại: "Ồ! Ghê quá! Ta không muốn vô đó." (Sư Phụ và mọi người cười) Hay là: "Ồ! Không, không, không được! Đó là vai xấu, Ta không muốn đóng. Nó làm Ta bị mang tiếng." Là Thượng Đế, không bao giờ quý vị nghĩ như vậy. Thật ra, quý vị không nghĩ ngợi gì cả, chỉ tự nhiên sáng tạo ra.
Bây giờ, nguy hiểm là ở chỗ đó. Khi đến thế giới này, chúng ta đã quên đi lực lượng và sự vinh quang của mình, và luôn luôn tạo thêm điều mới, cho nên càng ngày càng phức tạp. Rồi một ngày nào đó chúng ta sẽ quá đau khổ và cầu cứu. Bởi vì lúc đó, chúng ta đôi khi cũng quên rằng mình là Thượng Đế, và đầu óc chúng ta cũng cố tạo ra một cái gì đó. Kết quả của sự sáng tạo này cùng với sáng tạo kia hợp lại với nhau thành một sáng tạo thứ ba. Sáng tạo thứ ba này sinh ra một sáng tạo thứ tư, cái thứ hai trộn lẫn với cái thứ tư làm thành bảy sáng tạo khác nữa, tất cả với những đặc tính khác nhau. Dù có một chút đặc tính của sáng tạo thứ nhất, nhưng không giống hẳn.
Vì thế mà con người không ai giống ai, và con cái quý vị, dù giống quý vị cách mấy đi nữa, cũng không giống nhiều. Chúng giống cả hai người hoặc không giống ai hết.
Là Thượng Đế, dù có chia ra làm nhiều phần khác nhau, Thượng Đế cũng không thể nói với Thượng Đế là :"Đừng tạo cái này, đừng tạo cái kia." Thượng Đế luôn luôn, vĩnh viễn tự tại. Trong ngôn từ Thượng Đế, không có chữ xấu. Nhưng như vậy không có nghĩa là sự xấu không hiện hữu. Không có gì là xấu trong kế hoạch của Thượng Đế; chỉ là những sự sáng tạo khác nhau để cho việc thêm phức tạp, thêm màu sắc và thêm hồi hộp, giống như phim truyện rùng rợn hoặc phim trinh thám vậy. Như ông Arnold Schwartzenegger... nếu ông ta đóng vai người tốt, mà không có nhân vật khác phụ theo làm người xấu, thì làm sao ông ta có thể giết kẻ thù được? Làm sao ông có thể ném bom vào trại của họ, hoặc trở thành vị anh hùng (trong truyện phim) được, nếu không có ai để ông ta đóng chung. Những diễn viên khác, dù vai trò có xấu cách mấy, họ vẫn đóng, vì người đạo diễn đã cho Arnold vai tốt rồi, không thể hai người đóng cùng một vai được.
Không bao giờ, ngay trong gia đình cũng không. Bởi vì trong gia đình chỉ có một người làm chủ, thường thì đó là bà vợ (Sư Phụ và mọi người cười). Cho nên, quý vị không cần, hoàn toàn không cần thiết, phải giữ vai đó, chỉ việc đứng một bên làm phó thôi nghe? Phải có người làm công việc khác chứ, đúng không? Cho nên, quý vị làm người tốt và đóng vai phụ.
Tương tự như vậy, trước khi sự sáng tạo bắt đầu, mỗi chúng ta đều muốn làm một cái gì đó; hoặc là đấng Thượng Đế, Thượng Đế của tất cả Thượng Đế, của tất cả chúng ta, hoặc phần chính của toàn bộ, nói với chúng ta rằng: "Thôi, chúng ta hãy làm một cái gì đi. Chúng ta ai cũng ngồi chung ở đây, tất cả đều là một, tất cả đều là hư không, tất cả đều chán quá! Cho nên, chúng ta hãy chia ra. Mỗi người đi mỗi ngả khác nhau, hoặc làm những công việc khác nhau, được không?"
Rồi họ trả lời: "Tốt lắm!" (Sư Phụ và mọi người cười) Rồi mỗi người đi làm một chuyện gì đó. Tại sao không?
Cho nên, bây giờ nếu tôi nói với bàn chân mình rằng: "Làm ơn bước đi giùm!"
Bàn chân nói "Thôi mà, tôi ư? Tại sao chứ? Sao tôi phải đi mỗi ngày? Tôi đã chán lắm rồi. Tôi muốn làm chuyện khác!" (Mọi người cười)
Bàn chân làm được gì đây hả? Nó có n được không? (Mọi người cười) Không, hoàn toàn không. Bàn chân chỉ bước được thôi. Nếu nó từ chối không bước, thì toàn thân sẽ gặp rắc rối. Không thể hiện hữu, không thể hoạt động được. Tay chân cũng vậy. Giống như bàn tay than phiền rằng: "Ô! Tôi phải làm việc hoài, ngày nào cũng làm chỉ để nuôi cái miệng ăn thôi." (Mọi người cười)
"Và tôi phải bước đi," bàn chân nói: "Phải đó, tôi cũng vậy, tôi phải đi bộ hàng dặm, hay phải nâng cả thân hình để nó được ăn! Không, chúng tôi không làm nữa đâu!" Rồi bàn chân, bàn tay biểu tình. Miệng không có gì để ăn nữa (mọi người cười).
Được, cũng tốt một thời gian, và chân tay cảm thấy dễ chịu. Nhưng sau đó, chuyện gì sẽ xảy ra? Tim đập chậm lại, gan than phiền, bộ máy tiêu hóa rối loạn, ra hơi hoài, không có gì để tiêu hóa. Rồi chân tay thành như những cọng mì nhúng nước sôi (mọi người cười). Như quý vị nấu mì gói ngâm trong nước (mọi người cười), và không hoạt động được nữa, chân tay mệt mỏi. Cho nên chúng quyết định làm việc trở lại. Chúng ta cũng vậy. Đôi khi chúng ta đau khổ vì chúng ta quên rằng đó là công việc được giao cho chúng ta, và chúng ta than phiền là không muốn làm nữa. Chúng ta chết, chúng ta tự tử, chẳng hạn vậy. Nhưng chúng ta phải trở lại để làm tròn công việc dở dang, bởi vì toàn cõi sáng tạo tùy thuộc vào mỗi chúng ta để hoạt động. Hãy nghĩ xem, trong vũ trụ này quý vị quan trọng đến dường nào. Quý vị không phải một người tầm thường, dù không khai ngộ đi nữa, dù không tu Pháp Môn Quán Âm đi nữa, dù thấp hèn đi nữa, ai cũng là một phần của toàn bộ. Vì thế, Sư Phụ dặn quý vị đừng bao giờ đối xử tệ với người khác, đừng bao giờ than phiền về người khác, đừng bao giờ chỉ trích họ. Điều gì sửa đổi được gì thì hãy sửa đổi. Điều gì khiến quý vị cảm thấy không dễ chịu đối với ai, dĩ nhiên quý vị nói cho họ biết, nhưng không bằng một thái độ xấu. Nói cho họ biết và sửa đổi. Và nếu họ không làm được, thì tránh ra. Sư Phụ không bao giờ bảo quý vị "Hãy thương con hổ hàng xóm của mình." Nếu có con hổ ở cạnh nhà, thì đừng nên thương. (Sư Phụ và mọi người cười). Đừng đi tìm hổ mà ôm, rồi nói với nó: "Ta muốn chứng tỏ tình thương của ta đồng đều tới muôn loài." Không thể nào làm như vậy được.
Bất cứ trường hợp nào nếu quý vị không thể thay đổi được thì phải tránh đi, nếu được. Quý vị cứ việc bỏ xuống, tạo những hoàn cảnh khác, và hưởng sự mới mẻ. Nhưng điều tốt nhất là chúng ta phải luôn luôn tạo một cái gì đó để luôn nhắc nhở mình là Thượng Đế, và cũng cố gắng tạo hoàn cảnh để những người khác cũng được nhắc nhở một cách tự nhiên, rằng họ là ai, nếu có thể được. Và đó là bổn phận của chúng ta. Nhưng đừng dùng mánh khóe mà ép dụ người khác. Chỉ để họ hiểu theo lý lẽ, cho họ nhớ lại, bởi vì linh hồn hiểu những gì hợp lý, và đó là công cụ duy nhất mà chúng ta có thể dùng trong thế giới này để giúp những linh hồn khác trở về Thiên Quốc. Đó là hiệp ước giữa mỗi linh hồn trước khi đầu thai xuống trần, rằng những linh hồn khác có thể giúp họ sớm chấm dứt cuộc hành trình, nhưng không dùng thần thông, không dùng một phép lạ như những chuyện họ làm ở thế giới nội tại, bên trong sự bí ẩn giữa tấm màn che!
Sau Bức Màn Bí Mật
Giữa bức màn đen tối đó là ánh sáng, là thế giới nội tại của sự bình yên, hòa hợp, thần kỳ, mãn túc, toại nguyện, và tình thương. Sau bức màn đó là ngôi nhà riêng của chúng ta. Bất cứ ai có lực lượng Quán Âm đều có thể vào sau tấm màn đó và được gặp riêng với Minh Sư, với tất cả các linh hồn một vị Minh Sư, để được giúp đỡ, và trở ra sống tiếp ở thế giới này. Vì vậy nhiều khi cầu nguyện Minh Sư, quý vị chỉ thấy có vị Minh Sư bên trong giúp đỡ thôi. Không người nào khác biết. Dù người đi đường ngồi cạnh quý vị, cũng không trông thấy vị Minh Sư đó, có khi thấy, nhưng rất hiếm. Quý vị hiểu ý Tôi không? Mỗi chuyện thần kỳ, mỗi sự giúp đỡ phải xảy ra một cách kín đáo, vì đây là sự đồng ý giữa những linh hồn.
Quý vị có biết tại sao chúng ta làm được như vậy không? Vì lúc bấy giờ, linh hồn đó được phép bước vào Thiên Quốc một thời gian, vào năm cảnh giới này, thay vì ở lại thế giới Ta Bà. Cho nên, những gì chúng ta muốn được giúp đỡ, nếu chúng ta không thể chịu đựng được thế giới này, và nếu chúng ta đã quên đi trí huệ của chúng ta, quên Phật tính của chúng ta, thì chúng ta phải bước vào trong bức màn đó, nơi nhà riêng của chúng ta, nơi mà chúng ta lấy lại được một phần nào, hoặc trọn vẹn, hoặc một số ít Phật tính. Chúng ta bước trở vào Thiên Quốc, vào vòng Thánh nhân và nơi đó chúng ta có thể có một cuộc họp bí mật và nói rằng: "ồ trời ơi! Công việc của con khó quá! (Mọi người cười) Xin hãy mau chỉ cho con vài bí quyết!" (Sư Phụ và mọi người cười).
Cho nên, dĩ nhiên, đều là những linh hồn Minh Sư với nhau, chúng ta được phép bàn luận như những người lớn; nhưng khi bước ra khỏi bức màn đen đó một lần nữa, trở ra với bóng tối, với thế giới Ta Bà này, quý vị không còn được làm Minh Sư nữa. Quý vị quên ngay lập tức mình là ai, y như ngày quý vị giáng trần vậy. Đó là một phần của hiệp ước, một phần của trò chơi của vũ trụ này. Cho nên, nếu quý vị hiểu hết những điều này thì những khổ đau không còn là những đau khổ thật sự nữa. Nói như vậy không có nghĩa là quý vị không thấy đau khi có người đâm dao vào chân, bắn quý vị, hoặc chửi mắng, nhục mạ quý vị, hoặc muốn làm hại tới quý vị. Vẫn đau, nhưng nói chung thì sự hiểu biết này sẽ giúp cho chúng ta giữ được sự an bình. Chỉ có thể xác là phải chịu đựng, bộ óc phải chịu đựng, nhưng hầu như chúng ta lúc nào cũng có một sự an ổn căn bản ở bên trong. Cho nên, dù chúng ta phải chịu đựng một thời gian, chúng ta cũng cười lại được ngay, gần như vậy, hoặc rất là nhanh. Đó là một điều hay nếu quý vị nhớ lại mình là ai và đạt lại địa vị Thượng Đế.
Mỗi linh hồn đã là Phật rồi, cho nên, bất cứ khi nào muốn, nó cũng có thể tạo ra một cái gì đó mới mẻ cho chính nó, nếu nó không thích cái nó đã tạo ra trước kia. Nó có thể đi trọn con đường cũ hoặc tạo một con đường khác bên cạnh để sinh ra một kết quả khác, rồi nó đi tiếp con đường đó mà không cần phải tiếp tục con đường này nữa. Một khi quý vị bước vào vòng Thánh Nhân, quý vị vẫn có thể bỏ hết bất cứ kế hoạch nào còn đang chờ đợi quý vị trong tương lai, hoặc bất cứ những kết quả gì, dự định gì, những điều quý vị tính làm trước kia, hoặc đã tạo ra bởi liên hệ nghiệp chướng trong nếp sống cũ và những sáng tạo cũ mà quý vị đã làm ra. Quý vị có thể tạo nên con đường mới hoặc đi ngay bên này, và như vậy con đường kia vẫn còn đó nhưng không đi, bị bỏ lại; và mọi thứ bùn lầy, cỏ dại sẽ che phủ hết, không còn gì nữa. Đó là cách nghiệp chướng được trả, được bỏ lại, được đốt sạch, xóa tan, không vấn đề gì.
Vì Sao Minh Sư Không Thể Độ Tất Cả Chúng Sanh
Vị Minh Sư có thể làm như vậy được, chỉ cần kéo quý vị quay về hướng khác: "Lại đây, con!" (Sư Phụ và mọi người cười) Bởi vì lúc bấy giờ, linh hồn đó muốn, nếu linh hồn không cho phép thì không thể nào làm được. Vì linh hồn là một vị Phật. Ai dám! Không ai dám làm gì Phật, hoặc tìm cách ảnh hưởng Phật, và linh hồn Minh Sư cũng biết điều này. Cho dù lúc bấy giờ, người đó không nhớ mình là Phật, nhưng Phật phải tôn trọng Phật như nhau, vì vị Minh Sư biết. Chúng sanh không biết hoặc đệ tử không biết, nhưng vị Minh Sư biết điều đó. Người đó là linh hồn Phật, nên nếu người đó nói "không" là "không". À, đó là lý do vì sao quý vị hay hỏi Tôi: "Tại sao Phật hoặc Minh Sư không kéo người đó lại, dụ người đó vào tình thương (Sư Phụ và mọi người cười), thay đổi lòng dạ người đó, dùng thần thông?" Không, không thể được! "Hổng" được! (Sư Phụ và mọi người cười) Nếu làm được thì đã không cần Phật, không cần Lão Tử, không cần Chúa Giê Su. Những người khác cũng đã làm trước họ rồi! Hoặc không có ai đến trước Chúa Giê Su, thì ít ra Chúa Giê Su cũng đủ rồi. Một thôi! Người con độc nhất vô nhị của Thượng Đế làm là đủ rồi. Ngài đã biến tất cả thế giới này thành thiên thần, và bây giờ quý vị và tôi đã ngồi trên kia uống trà rồi (mọi người cười). Không cần làm việc cực khổ như vầy. Hiểu chưa cưng?
Phải, vì thế cho nên Tôi không bao giờ vội vã ép buộc người nío tu Pháp Môn Quán Âm, nên quý vị đừng có lo. Thấy không, quý vị in rất nhiều, hàng triệu triệu sách biếu với nhiều ngôn ngả khác nhau, mí c_ bao nhiêu linh hồn đến với Tôi? Mỗi tháng có bao nhiêu anh em ra đời? Mẹ của quý vị chậm chạp quá hả? (Sư Phụ và mọi người cười) Đâu phải lỗi của Tôi, bởi vì linh hồn đôi khi quyết định không về Thiên Quốc sớm như vậy. Nó còn muốn tạo thêm nhiều cảnh huống nữa. Thường thì linh hồn sẽ ráng tạo nên hoàn cảnh mau lẹ nhất để trở về Thiên Quốc. Nhưng vì những sự sáng tạo không phải luôn luôn nhất định, cho nên, những gì quý vị tạo ra đôi khi lại sinh ra sáng tạo khác, tình trạng khác, v.v... và v.v...
Thượng Đế rất tự tại. Thượng Đế không thể đoán trước được. Thượng Đế không phải là người đoán trước tương lai và nói rằng: "Ta sẽ tạo ra cái này, nó sẽ thành cái nọ, rồi ta sẽ được cái đó, và được cái kia." À! như vậy mất vui đi. Nhưng dù Thượng Đế biết, nhưng bộ óc, và những chức năng thân thể của chúng ta không biết. Cho nên, chúng ta vẫn còn đau khổ, vẫn còn trò chơi, vì chúng ta đã quên chúng ta đang làm gì và đã làm gì. Thậm chí mỗi ngày chúng ta vô ý tạo ra những tình trạng mới, nhưng cũng nhiều lúc chúng ta cũng không hề hay biết, rồi chúng ta trách móc láng giềng, trách khổ, trách sở, trách Thượng Đế. Thật ra, tất cả đều do chúng ta làm ra. Nhưng nói quý vị hay, không có gì là bi kịch kiểu như Thượng Đế đã tạo ra sẵn tất cả, và giao cho người nào đó đóng một vai, và vai đó cứ như vậy hoài, quý vị hiểu ý Tôi không? Có thể người đó đóng một người xấu, được, nhưng rồi sau cùng cũng trở thành tốt. Nhưng cũng không đoán trước được. Mỗi linh hồn phải tạo những sáng tạo và hành trình cho riêng mình, vì vậy mà mỗi người sẽ được điều mà mình đã tạo ra, khiến đời sống khác nhau tại mỗi nơi, mỗi lúc, và đối với mỗi người.
Linh hồn có thể bị mệt mỏi sau khi đã chơi đùa quá lâu và giờ đây muốn nghỉ ngơi. Lúc đó linh hồn sẽ lên tiếng, và linh hồn Minh Sư, người đã đi xong con đường của mình hoặc sẵn sàng xuống giúp những linh hồn như vậy, sẽ đến với người đó, hay sẽ sinh ra gần nơi người đó ở để gặp người đó. Minh Sư sẽ ra đời trong thế giới của người đó và tạo ra một hoàn cảnh gì đó để hai người gặp nhau. Nhưng linh hồn đó phải rất thành khẩn, phải thật tình muốn về Nhà. Nếu không mọi người đều tự tại. Quý vị đi hay ở, không ai cần biết. Mỗi linh hồn tự nó là đấng sáng tạo, làm ra những sáng tạo thật cho chính mình.
http://www.SupremeMaster.com