PDA

View Full Version : Bài Hát Tân Nhạc Việt Nam Đầu Tiên - Trần Quang Hải & Phạm Anh Dũng



delta
01-28-2008, 05:12 PM
Bài Hát Tân Nhạc Việt Nam Đầu Tiên

Trần Quang Hải & Phạm Anh Dũng

Bản nhạc nào sau đây được coi như là bản đầu tiên của Tân Nhạc Việt Nam?

ạ/ Tâm Hồn Anh Tìm Em (Dương Thiệu Tước)
b/ Bản Đàn Xuân (Lê Thương)
c/ Bình Minh (thơ Thế Lữ, nhạc Nguyễn Xuân Khoát)
d/ Khúc Yêu Đương (Thẩm Oánh)
e/ Kiếp Hoa (thơ Nguyễn Văn Cổn, nhạc Nguyễn Văn Tuyên)


Trả Lời:
Kiếp Hoa (thơ Nguyễn Văn Cổn, nhạc Nguyễn Văn Tuyên) được coi là bản tân nhạc đầu tiên của Việt Nam viết năm 1938.

Tài liệu tham khảo: Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Tuyên Và Những Ngày Đầu Của Tân Nhạc Việt Nam, Nhiều Tác Giả, Năm 2000, Xuất Bản Trẻ


Sau đó N.S. Phạm Anh Dũng đã viết thơ cho N.S. Trần Quang Hải tham khảo ý kiến và sau đây là thơ của P.A.D và thơ trả lời của N.S. Trần Quang Hải.

Chúng tôi nhận được thư điện tử (email) của anh Trần Quang Hải bàn về bản tân nhạc đầu tiên của Việt Nam .

Anh Hải tốt nghiệp Tiến Sĩ Âm Nhạc tại Trường Cao Đẳng Khoa Học Xã Hội (Ecole des Hautes Etudes en Science Sociale, Paris) và hiện đang nghiên cứu nhạc dân tộc và kỹ thuật giọng hát thế giới tại Music Department, Musee de l'Homme, Paris với tư cách là dân tộc nhạc học gia của Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học, Pháp (National Center for Scientific Research, France). Do đó ý kiến của anh đương nhiên phải được suy nghĩ và tôn trọng.

Sau đây là thơ của anh Trần Quang Hải:

Paris ngày 28 Tháng 11 Năm 2001

Em Phạm Anh Dũng thân mến:

Đọc những câu đố nhạc, anh nghĩ em bỏ thì giờ soạn như vậy sẽ rất có ích cho đám hậu sinh vì vừa chơi vừa học và lại hiểu thêm về xuất xứ các bản tân nhạc. Anh rất hoan nghinh ý của em về đố nhạc. Em nên tiếp tục để cộng đồng VN biết thêm về các nhạc sĩ VN và các tác phẩm của họ.
Anh Hải muốn góp ý kiến về câu đố nhạc của em có câu giải đáp bài Kiếp Hoa (thơ Nguyễn Văn Cổn, nhạc Nguyễn Văn Tuyên) được coi là bài tân nhạc Việt Nam đầu tiên.

Bài "tân nhạc" được cho đầu tiên là bài "Cùng nhau đi Hồng Binh" của Đinh Nhu được sáng tác trong tù vào năm 1930 để kêu gọi dân chúng nổi lên chống Pháp, dựa trên thang âm ngũ cung (Do, Re, Fa, Sol, La, Do).

Theo tài liệu in trong quyển nghiên cứu "Âm nhạc mới Việt Nam tiến trình và thành tựu" do các nhà nghiên cứu Tú Ngọc, Nguyễn Thị Nhung, Vũ Tự Lân, Nguyễn Ngọc Oánh, và Thái Phiên soạn, Viện Âm Nhạc Hà nội xuất bản , năm 2000, trang 130-132, có viết như sau:

"Đinh Nhu , quê ở Hải Phòng, gia đình sinh sống bằng nghề bán hoa. Anh bắt đầu hoạt động cách mạng từnăm 1930, đã từng bị cầm tù ở Côn Đảo, Bắc Mê, rồi mất ở nhàtù Nghĩa Lộ năm 1945 trong một chuyến vượt ngục để chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Là một chiến sĩ cách mạng có tài hoa, trong những lúc bị tù đày, anh đã từng là hạt nhân văn nghệ trong anh em tù chính trị. Diễn kịch, đánh đàn, sáng tác bài hát... là những hoạt động quen thuộc của Đinh Nhu trong thời gian hoạt động cách mạng ở trong tù.

Trước khi sáng tác bài hát "Cùng nhau đi Hồng binh", Đinh Nhu đã từng viết lời ca mới cho nhiều bài hát cách mạng dựa theo các điệu hát nước ngoài.

Trong những ngày chính quyền Xô Viết được thành lập ở Nghệ Tĩnh (1930-31), công nhân, nông dân nghèo đã xuống đường biểu tình, tuần hành chống sưu thuế trước dinh cơ của quan lại, địa chủ, phong trào tập luyện vũ trang của nhân dân maè nồng cốt là các đội xích vệ. Ý thức về sức mạnh giai cấp, sức mạnh liên kết của những người lao động nghèo khổ đã ăn sâu vào ý thức của quần chúng. Đó chính là nội dung tư tưởng, cơ sở hiện thực của bài hát "Cùng nhau đi Hồng binh" (có khi được gọi tắt là "Hồng binh")

Bài hát được viết ở thể loại hành khúc mà có người cho rằng tác giả đã dựa vào mô hình của một bài hát Pháp có tên là "Hành khúc của những người trèo núi Anpơ " (La Marche des Alpinistes). Giai điệu bài hát của Đinh Nhu có nét khỏe của âm điệu kèn đồng, nhưng cấu trúc chung của nó là thang âm
ngũ cung với nhiều đường nét gần với âm nhạc dân gian cổ truyền. Có giai thoại kể rằng Đinh Nhu đã sáng tác giai điệu bài hát này thông qua cây đàn nhị (xem bài "Bài hát và tiếng đàn Đinh Nhu" của Nguyên Hồng , Tạp Chí Âm Nhạc số 3, 1978).

Một số bài tân nhạc mang tính chất lãng mạn có trước bài Kiếp Hoa của Nguyễn Văn Tuyên gồm có: "Bẽ Bàng" (1935, do nhạc sĩ Lê Yên sáng tác), "Nghệ Sĩ Hành Khúc" (1936, Lê Yên), "Tiếng Sáo Chăn Trâu" (1935, Văn Chung), "Bên HồLiễu" (1936, Văn Chung), "Bóng Ai Qua Thềm" (1937, Văn Chung), "Xuân Năm Xưa" (1936, Lê Thương).

Trên báo Ngày Nay, số ra ngày 31 tháng 7, 1938, lần đầu tiên cho đăng bài hát của nhạc sĩ Việt Nam. Bài "Bình Minh" của Nguyễn Xuân Khoát, và tiếp theo đó là bài "Kiếp Hoa" của Nguyễn Văn Tuyên. Từ đó về sau nhiều bài hát mới của các tác giả Việt Nam lần lượt có mặt trên báo (xem "Âm
Nhạc Mới Việt Nam, tiến trình và phát triển, Viện Âm nhạc Hà nội, 2000, trang 54).

Các bài Phạm Anh Dũng nêu ra là những bài được đăng trên báo Ngày Này vào 31 tháng 7, 1938.
Tài liệu trên do anh viết (xem quyển Âm Nhạc Việt Nam / Biên Khảo, trang 30, xuất bản Bắc Đẩu, Paris, 1989) và từ quyển "Âm nhạc Mới Việt Nam / Tiến trình và phát triển, Viện Âm nhạc, Hà nội, 2000, 1000 trang).

Bài hát "Cùng nhau đi hồng binh" do Đình Như sáng tác năm 1930.
Lời hát như sau, nhịp 2/4:

Cùng NHAU đi hồng BINH Dồ Fa Fa Dồ Fa
Đồng TÂM ta đều BƯỚC Dồ Fa Sol Fa La
Đừng CHO quân thù THOÁT Dồ Fa Sol Fa La
Ta QUYẾT chí hy SINH La DốDốLa Sol
Nào ANH em nghèo ĐÂU Dồ Fa Fa DồFa
Liều THÂN cho đời SỐNG Dồ Fa Sol Fa La
Mong THẾ giới đại ĐỒNG La DốDốLa Sol
TIẾN LÊN QUÂN HỒNG Dố La Sol Fa

Những chữ viết hoa (capital letters) là hát với nốt đen. Những chữ viết nhỏ là hát với nốt móc đơn
Bài này được phổ biến trong các trại tù thời Pháp thuộc, và trong thời kháng chiến chống Pháp. Điệu nhạc theo các nốt của kèn thổi.

Bài Kiếp Hoa có thể được phổ biến đầu tiên tại Hà nội hay một tỉnh lỵ nào và dành cho giai cấp trí
thức thành thị hơn là bản nhạc được viết đầu tiên.

Thăm Dũng mạnh và cám ơn em đã có sáng kiến và bỏ công làm một việc rất hữu ích .

Thân mến,

Trần Quang Hải

TRAN QUANG HAI
Ethnomusicologist / Composer
Departement d'Ethnomusicologie
Musee de l'Homme
17 Place du Trocadero
75116 Paris
FRANCE

:idea: