Dan Lee
01-28-2008, 09:45 PM
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần (19)
181. Hiệu quả của lời cầu nguyện và những sự hy sinh của các trẻ nhỏ.
Các trẻ nhỏ có một tâm hồn trong sạch và đơn sơ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu khen các trẻ nhỏ, yêu thương đặc biệt các trẻ nhỏ. Lời cầu nguyện và sự hy sinh của các trẻ nhỏ, vì thế, rất đẹp lòng Chúa và làm cho Chúa ban nhiều ơn cho những người lớn, nhất là ơn ăn năn hối cải.
Mỗi lần muốn xin Chúa ban một ơn trọng đại nào, như ơn hối cải cho một tội nhân, thánh Vianê thường hội các em nhỏ lại, dẫn các em nầy vào Nhà Thờ, đến trước Nhà Tạm, cùng các em giăng tay như hình Thánh Giá và cầu nguyện xin cho được ơn ấy.
Nhiều vị thánh cũng làm như vậy vì các ngài tin tưởng rằng sự hy sinh và lời cầu nguyện của các em nhỏ rất đẹp lòng Chúa và thế nào cũng được Chúa nhậm lời.
182. Nơi nào có Phêrô, nơi đó mới có Giáo Hội!
Hoàng đế Nã Phá Luân Đệ Nhất của nước Pháp muốn lập một Giáo Hội tự trị. Ông muốn Giáo Hội nầy độc lập khỏi Giáo Hội Rôma. Ông muốn Giáo Hội nầy có quyền định đoạt mọi vấn đề theo như ý muốn của ông, chứ không lệ thuộc vào Đức Giáo Hoàng tại Rôma.
Để thực hiện việc nầy, hoàng đế Nã Phá Luân Đệ Nhất ra lệnh triệu tập một hội nghị gồm tất cả các giám mục trong nước Pháp vào ngày 17 tháng 6 năm 1811.
Các giám mục nước Pháp đến dự hội nghị nầy do hoàng đế triệu tập. Nhưng hội nghị nầy đã tan rã ngay trong phiên họp đầu tiên. Vì sao? Vì có một vị giám mục nước Pháp lúc đó, bất chấp lời đe dọa của hoàng đế, đã phát biểu mạnh mẽ ngay trong phiên họp đầu tiên nầy:
- “Phêrô ở đâu? Giáo Hội ở đâu? Nêu không có Phêrô, không thể nào có Giáo Hội ở đây, và chúng ta đang làm việc chống lại Chúa Kitô!”
Nghe lời phát biểu đầy cương quyết như trên, các giám mục Pháp liền tự động giải tán. Và hội nghị nầy thất bại.
183. Gương vâng phục của môt vị tổng giám mục
Việc Đức Tổng Giám Mục Fénelon tùng phục Đức Giáo Hoàng Inôsentê XII đã để gương vâng phục rạng rỡ lại cho hàng giáo sĩ.
Đức Cha Fénelon là Tổng Giám Mục danh tiếng của giáo phận Cambrai nước Pháp vào đầu thế kỷ XVIII. Ngài được mọi người thán phục và kính nể vì ngài đạo đức và thông thái.
Ngài sáng tác cuốn sách thiêng liêng rất hay, nhan đề "Cắt nghĩa các câu châm ngôn của Các Thánh” (Explication des maximes des Saints).
Ngày kia, khi sắp lên tòa giảng để giảng một bài quan trọng trước một cử toạ đông người đang thán phục, ngài được tin Đức Giáo Hoàng Inôsentê XII đã lên án cuốn sách của ngài và cấm lưu hành.
Đến giờ giảng, ngài vẫn bình tĩnh bước lên tòa giảng, nhưng không phải để giảng bài ngài dọn, mà để giảng một bài về sự tuân phục đối với Giáo-Hội. Ngài nói: "Đức Thánh Cha đã lên án cuốn sách của cha. Cha xin hoàn toàn tuân phục quyền bính Giáo Hội cho đến chết để làm gương cho anh em”.
Và để tỏ lòng tuân phục công khai một cách khiêm nhượng, ngài cho khắc cảnh thiên thần đang dày đạp dưới đất những tác phẩm bị Giáo Hội lên án, trong đó có cuốn sách của ngài, nhan đề "Cắt nghĩa các câu châm ngôn của Các Thánh”.
184. Đừng bao giờ thất vọng, rút lui và đầu hàng.
Một vị tướng thắng trận kia kể rằng: “Cánh quân bên hữu tôi đã bị đánh bật rồi. Cánh quân bên tả của tôi đã phải rút lui. Tôi chỉ còn lại cánh quân ở giữa. Tôi dùng cánh quân ở giữa nầy để tấn công. Tôi tấn công, và tôi thắng trận.
Các bạn cũng vậy. Đừng bao giờ thất vọng. Đừng bao giờ rút lui. Đừng bao giờ đầu hàng. Các bạn hãy tấn công tội lỗi, hãy tấn công trụy lạc, hãy tấn công biếng nhác, hãy tấn công sự sợ dư luận, hãy tấn công các cơn cán dỗ, hãy tấn công các nghiêng chiều tình dục.
Cánh quân bên hữu của các bạn có thể đã bị tan rã.
Cánh quân bên tả của các bạn đã có thể bị hỗn loạn.
Nhưng các bạn vẫn còn cánh quân ở giữa: các bạn vẫn còn đức tin mạnh mẽ, các bạn vẫn còn lòng đạo đức sốt sắng, các bạn vẫn còn lòng hy sinh đại độ, các bạn vẫn có còn nhiều người đi theo lý tưởng như các bạn, các bạn vẫn còn Giáo Hội, các bạn vẫn còn có Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Dùng cánh cửa giữa nầy để tấn công, để sống tốt đẹp, để vươn lên cao thượng, và các bạn sẽ thắng trận.
185. Can đảm là lẽ sống!
Khi tông du qua Mỹ, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II có một cuộc gặp gỡ với giới trẻ tại Los Angeles. Khi kết thúc cuộc gặp gỡ nầy, một thanh niên Mỹ cụt hai tay, dâng lên Đức Thánh Cha một bài hát nhan đề: “Can đảm là lẽ sống. Khi tôi hát là khi tôi ngợi khen Chúa.”
Anh ta vừa hát vừa đánh đàn bằng hai ngón chân.
Khi anh ta chấm dứt, Đức Thánh Cha cảm động dến ôm hôn anh ta và noi: “Tony, Tony, anh là một người vô cùng can đảm.”
Giới trẻ đâu phải là giới hèn nhát. Giới trẻ say mê lý tưởng can đảm và anh hùng. Giới trẻ luôn hướng lên cao. Giới trẻ tận tâm, tận lực phục vụ Thượng Đế, Tổ Quốc và Đồng loại.
186. Đức Mẹ Lộ Đức với con một gia đình phạm pháp
Tại Lộ Đức hiện nay, bao nhiêu phép lạ đang còn xảy ra, đang còn tiếp diễn.
Một trong những điều lạ nhất tại Lộ Đức là tại sao Đức Mẹ lại chọn một em bé gái để chuyển lời của Ngài đến cho toàn thế giới. Mà em bé nầy, em Bernadette, lại nghèo nàn, vô danh, bất tài, đau yếu, thuộc về một gia đình mà trong dòng họ của gia đình nầy, có đến bảy người bị tù.
Đây là điều làm cho ông cảnh sát trưởng tại Lộ Đức, sau nhiều năm điều tra về Bernadette, vẫn còn nghĩ ngợi. Hỏi lý do tại sao ông không tin lời khai của Bernadette, ông đáp rằng thật khó cho ông tin được rằng một bé gái không biết đọc biết viết, thuộc một gia đình nghèo nhất làng, một gia đình có lý lịch phạm pháp, lại được Đức Mẹ hiện ra.
Thật là ngỡ ngàng: một bé gái có gương mặt xanh xao, má cóp vì suy dinh dưỡng, đau yếu bệnh hoạn, mù chữ, thuộc gia đình bị xã hội lên án, lại có một tâm hồn trong sạch và can đảm đến thế, đến đổi đã được Đức Mẹ Chúa chọn làm đặc sứ của mình.
187. Thánh trẻ Saviô làm gương cho con cái các bạn
Khi được rước Chúa lần đầu, Saviô viết nơi một tờ giấy khẩu hiệu sống của mình: “La morte, ma non i peccati!” (câu tiếng Italia, có nghĩa là: “Thà chết chẳng thà phạm tội!”)
Khi được thánh Bosco hứa thưởng, Saviô viết trong tờ giấy xin thưởng: “Xin Cha giúp con nên thánh.”
Tâm hồn của thánh trẻ Saviô quá đẹp.
Các bạn là bậc cha mẹ, hãy treo cao gương của thánh trẻ Saviô cho con cái mình bắt chước!
188. Tại sao người ta chống đối Chúa Giêsu?
Đức Tổng Giám Mục Bossuet đưa ra ba lý do: “Vì kiêu ngạo, họ không muốn tỏ ra khiêm nhượng để tìm hiểu những điều cao siêu Chúa dạy; vì theo xác thịt và dục vọng, họ không muốn cởi bỏ xác thịt của mình để đi vào những điều tinh thần như Chúa muốn; vì tội lỗi và hư đốn, họ không thể chịu đựng được những lời quở trách của sự thật.”
189. Nhưng tôi còn sang trọng hơn nhiều!
Thánh Agata bị bắt vì đạo. Người ta điệu nàng đến toà án. Quan toà hỏi: - “Mày là ai?”
Agata hiên ngang đáp lại trước mặt mọi người: - “Bẩm quan, tôi là Agata, thuộc dòng dõi sang trọng. Nhưng tôi còn sang trọng hơn nhiều vì tôi là người Kitô-hữu.”
Quan toà ra lệnh xử tử cô thiếu nữ gan dạ nầy. Và Giáo Hội có một vị nữ thánh anh hùng: nữ thánh Agata đồng trinh tử đạo.
190. Đêm cuối cùng tang thương trở thành đêm hạnh phúc thiên đường!
Bà vợ làm ăn vất vả để nuôi đoàn con còn nhỏ vì chồng bà đã chết trong khi đang làm việc cho một công ty.
Bà vợ nầy đang gặp một cơn hoạn nạn to lớn: công ty cáo buộc chồng bà tham nhũng, thụt két và kiện bà ra toà án.
Khi ra toà án, bà chịu thua vì chồng bà đã thâm lạm tài sản của công ty, mà bà không thể nào chứng minh ngược lại. Toà án ra lệnh tịch thu nhà cửa của bà để giao lại cho công ty.
Đêm cuối cùng tang thương đã đến vì ngày mai là hạn chót, bà cùng con cái phải xách gói ra đi.
Sau buổi đọc kinh tối như thường lệ, bà thúc giục các con đi ngủ. Về phần mình, bà thinh lặng cầu nguyện trong thổn thức và đau thương: ngày mai, không còn ở được trong ngôi nhà thân thương nầy nữa.
Bỗng có tiếng đứa con út réo lên:
- “Mẹ ơi, có con đốm đốm bay vào nhà mình. Mẹ bắt cho con đi, mẹ.”
- “Con ơi, đừng làm rộn mẹ, để mẹ im lặng cầu nguyện một chút.”
Một lúc sau, tiếng đứa con út lại réo lên:
- “Mẹ ơi, bắt con đốm đốm cho con rồi con mới ngủ.”
Biết là không thể nào làm cho đứa con út mình yên được, bà dừng cầu nguyện lại, mở mắt ra, định bắt con đốm đốm cho đứa con út khỏi làm rộn.
Bà không thấy con đốm đốm đâu hết. Bà nói với đứa con út: “Không có con đốm đốm nào cả!”
Đứa con út liền lồm cồm ngồi dậy và chỉ tay về phía cái tủ: - “Thưa mẹ, con đốm đôsm chui xuống dưới cái tủ.”
Chiều con, bà mẹ đau khổ nầy đi về phía tủ và đưa tay xuống dưới tủ để tìm bắt con đốm đốm cho con.
Bỗng bà lạnh người: bà lôi ra không những con đốm đốm, mà còn lôi ra được một đống hồ sơ biên lai. Đây là những vật mà Toà Án đòi bà phải có để chứng minh chồng bà vô tội, nhưng bà đã tìm suốt mấy tháng trời không ra.
Giao con đốm đốm cho con xong, bà ôm lấy đống biên lai, nhìn lây Cây Thánh Giá, khóc ròng nức nở. Bà sung sướng nghĩ đến ngày mai: thay vì bị Toà Án ra lệnh tịch thu nhà cửa, bà sẽ được Toà Án tuyên bố thắng cuộc, bà sẽ không còn mất nhà mất cửa nữa, bà sẽ được công ty đền bù tiền án phí…
Và trên giường ngủ, đêm cuối cùng tang thương đó bỗng trở nên đêm hạnh phúc thiên đường: bà thầm thỉ suốt đêm lời tạ ơn Chúa, Đấng không bao giờ bỏ rơi những ai hết lòng trông cậy, chạy đến cầu nguyện với Ngài.
Chúa thật tài tình! Chỉ cần một con đốn đốm nhỏ cũng đủ làm thay đổi cả một tình thế tuyệt vọng!
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
181. Hiệu quả của lời cầu nguyện và những sự hy sinh của các trẻ nhỏ.
Các trẻ nhỏ có một tâm hồn trong sạch và đơn sơ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu khen các trẻ nhỏ, yêu thương đặc biệt các trẻ nhỏ. Lời cầu nguyện và sự hy sinh của các trẻ nhỏ, vì thế, rất đẹp lòng Chúa và làm cho Chúa ban nhiều ơn cho những người lớn, nhất là ơn ăn năn hối cải.
Mỗi lần muốn xin Chúa ban một ơn trọng đại nào, như ơn hối cải cho một tội nhân, thánh Vianê thường hội các em nhỏ lại, dẫn các em nầy vào Nhà Thờ, đến trước Nhà Tạm, cùng các em giăng tay như hình Thánh Giá và cầu nguyện xin cho được ơn ấy.
Nhiều vị thánh cũng làm như vậy vì các ngài tin tưởng rằng sự hy sinh và lời cầu nguyện của các em nhỏ rất đẹp lòng Chúa và thế nào cũng được Chúa nhậm lời.
182. Nơi nào có Phêrô, nơi đó mới có Giáo Hội!
Hoàng đế Nã Phá Luân Đệ Nhất của nước Pháp muốn lập một Giáo Hội tự trị. Ông muốn Giáo Hội nầy độc lập khỏi Giáo Hội Rôma. Ông muốn Giáo Hội nầy có quyền định đoạt mọi vấn đề theo như ý muốn của ông, chứ không lệ thuộc vào Đức Giáo Hoàng tại Rôma.
Để thực hiện việc nầy, hoàng đế Nã Phá Luân Đệ Nhất ra lệnh triệu tập một hội nghị gồm tất cả các giám mục trong nước Pháp vào ngày 17 tháng 6 năm 1811.
Các giám mục nước Pháp đến dự hội nghị nầy do hoàng đế triệu tập. Nhưng hội nghị nầy đã tan rã ngay trong phiên họp đầu tiên. Vì sao? Vì có một vị giám mục nước Pháp lúc đó, bất chấp lời đe dọa của hoàng đế, đã phát biểu mạnh mẽ ngay trong phiên họp đầu tiên nầy:
- “Phêrô ở đâu? Giáo Hội ở đâu? Nêu không có Phêrô, không thể nào có Giáo Hội ở đây, và chúng ta đang làm việc chống lại Chúa Kitô!”
Nghe lời phát biểu đầy cương quyết như trên, các giám mục Pháp liền tự động giải tán. Và hội nghị nầy thất bại.
183. Gương vâng phục của môt vị tổng giám mục
Việc Đức Tổng Giám Mục Fénelon tùng phục Đức Giáo Hoàng Inôsentê XII đã để gương vâng phục rạng rỡ lại cho hàng giáo sĩ.
Đức Cha Fénelon là Tổng Giám Mục danh tiếng của giáo phận Cambrai nước Pháp vào đầu thế kỷ XVIII. Ngài được mọi người thán phục và kính nể vì ngài đạo đức và thông thái.
Ngài sáng tác cuốn sách thiêng liêng rất hay, nhan đề "Cắt nghĩa các câu châm ngôn của Các Thánh” (Explication des maximes des Saints).
Ngày kia, khi sắp lên tòa giảng để giảng một bài quan trọng trước một cử toạ đông người đang thán phục, ngài được tin Đức Giáo Hoàng Inôsentê XII đã lên án cuốn sách của ngài và cấm lưu hành.
Đến giờ giảng, ngài vẫn bình tĩnh bước lên tòa giảng, nhưng không phải để giảng bài ngài dọn, mà để giảng một bài về sự tuân phục đối với Giáo-Hội. Ngài nói: "Đức Thánh Cha đã lên án cuốn sách của cha. Cha xin hoàn toàn tuân phục quyền bính Giáo Hội cho đến chết để làm gương cho anh em”.
Và để tỏ lòng tuân phục công khai một cách khiêm nhượng, ngài cho khắc cảnh thiên thần đang dày đạp dưới đất những tác phẩm bị Giáo Hội lên án, trong đó có cuốn sách của ngài, nhan đề "Cắt nghĩa các câu châm ngôn của Các Thánh”.
184. Đừng bao giờ thất vọng, rút lui và đầu hàng.
Một vị tướng thắng trận kia kể rằng: “Cánh quân bên hữu tôi đã bị đánh bật rồi. Cánh quân bên tả của tôi đã phải rút lui. Tôi chỉ còn lại cánh quân ở giữa. Tôi dùng cánh quân ở giữa nầy để tấn công. Tôi tấn công, và tôi thắng trận.
Các bạn cũng vậy. Đừng bao giờ thất vọng. Đừng bao giờ rút lui. Đừng bao giờ đầu hàng. Các bạn hãy tấn công tội lỗi, hãy tấn công trụy lạc, hãy tấn công biếng nhác, hãy tấn công sự sợ dư luận, hãy tấn công các cơn cán dỗ, hãy tấn công các nghiêng chiều tình dục.
Cánh quân bên hữu của các bạn có thể đã bị tan rã.
Cánh quân bên tả của các bạn đã có thể bị hỗn loạn.
Nhưng các bạn vẫn còn cánh quân ở giữa: các bạn vẫn còn đức tin mạnh mẽ, các bạn vẫn còn lòng đạo đức sốt sắng, các bạn vẫn còn lòng hy sinh đại độ, các bạn vẫn có còn nhiều người đi theo lý tưởng như các bạn, các bạn vẫn còn Giáo Hội, các bạn vẫn còn có Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Dùng cánh cửa giữa nầy để tấn công, để sống tốt đẹp, để vươn lên cao thượng, và các bạn sẽ thắng trận.
185. Can đảm là lẽ sống!
Khi tông du qua Mỹ, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II có một cuộc gặp gỡ với giới trẻ tại Los Angeles. Khi kết thúc cuộc gặp gỡ nầy, một thanh niên Mỹ cụt hai tay, dâng lên Đức Thánh Cha một bài hát nhan đề: “Can đảm là lẽ sống. Khi tôi hát là khi tôi ngợi khen Chúa.”
Anh ta vừa hát vừa đánh đàn bằng hai ngón chân.
Khi anh ta chấm dứt, Đức Thánh Cha cảm động dến ôm hôn anh ta và noi: “Tony, Tony, anh là một người vô cùng can đảm.”
Giới trẻ đâu phải là giới hèn nhát. Giới trẻ say mê lý tưởng can đảm và anh hùng. Giới trẻ luôn hướng lên cao. Giới trẻ tận tâm, tận lực phục vụ Thượng Đế, Tổ Quốc và Đồng loại.
186. Đức Mẹ Lộ Đức với con một gia đình phạm pháp
Tại Lộ Đức hiện nay, bao nhiêu phép lạ đang còn xảy ra, đang còn tiếp diễn.
Một trong những điều lạ nhất tại Lộ Đức là tại sao Đức Mẹ lại chọn một em bé gái để chuyển lời của Ngài đến cho toàn thế giới. Mà em bé nầy, em Bernadette, lại nghèo nàn, vô danh, bất tài, đau yếu, thuộc về một gia đình mà trong dòng họ của gia đình nầy, có đến bảy người bị tù.
Đây là điều làm cho ông cảnh sát trưởng tại Lộ Đức, sau nhiều năm điều tra về Bernadette, vẫn còn nghĩ ngợi. Hỏi lý do tại sao ông không tin lời khai của Bernadette, ông đáp rằng thật khó cho ông tin được rằng một bé gái không biết đọc biết viết, thuộc một gia đình nghèo nhất làng, một gia đình có lý lịch phạm pháp, lại được Đức Mẹ hiện ra.
Thật là ngỡ ngàng: một bé gái có gương mặt xanh xao, má cóp vì suy dinh dưỡng, đau yếu bệnh hoạn, mù chữ, thuộc gia đình bị xã hội lên án, lại có một tâm hồn trong sạch và can đảm đến thế, đến đổi đã được Đức Mẹ Chúa chọn làm đặc sứ của mình.
187. Thánh trẻ Saviô làm gương cho con cái các bạn
Khi được rước Chúa lần đầu, Saviô viết nơi một tờ giấy khẩu hiệu sống của mình: “La morte, ma non i peccati!” (câu tiếng Italia, có nghĩa là: “Thà chết chẳng thà phạm tội!”)
Khi được thánh Bosco hứa thưởng, Saviô viết trong tờ giấy xin thưởng: “Xin Cha giúp con nên thánh.”
Tâm hồn của thánh trẻ Saviô quá đẹp.
Các bạn là bậc cha mẹ, hãy treo cao gương của thánh trẻ Saviô cho con cái mình bắt chước!
188. Tại sao người ta chống đối Chúa Giêsu?
Đức Tổng Giám Mục Bossuet đưa ra ba lý do: “Vì kiêu ngạo, họ không muốn tỏ ra khiêm nhượng để tìm hiểu những điều cao siêu Chúa dạy; vì theo xác thịt và dục vọng, họ không muốn cởi bỏ xác thịt của mình để đi vào những điều tinh thần như Chúa muốn; vì tội lỗi và hư đốn, họ không thể chịu đựng được những lời quở trách của sự thật.”
189. Nhưng tôi còn sang trọng hơn nhiều!
Thánh Agata bị bắt vì đạo. Người ta điệu nàng đến toà án. Quan toà hỏi: - “Mày là ai?”
Agata hiên ngang đáp lại trước mặt mọi người: - “Bẩm quan, tôi là Agata, thuộc dòng dõi sang trọng. Nhưng tôi còn sang trọng hơn nhiều vì tôi là người Kitô-hữu.”
Quan toà ra lệnh xử tử cô thiếu nữ gan dạ nầy. Và Giáo Hội có một vị nữ thánh anh hùng: nữ thánh Agata đồng trinh tử đạo.
190. Đêm cuối cùng tang thương trở thành đêm hạnh phúc thiên đường!
Bà vợ làm ăn vất vả để nuôi đoàn con còn nhỏ vì chồng bà đã chết trong khi đang làm việc cho một công ty.
Bà vợ nầy đang gặp một cơn hoạn nạn to lớn: công ty cáo buộc chồng bà tham nhũng, thụt két và kiện bà ra toà án.
Khi ra toà án, bà chịu thua vì chồng bà đã thâm lạm tài sản của công ty, mà bà không thể nào chứng minh ngược lại. Toà án ra lệnh tịch thu nhà cửa của bà để giao lại cho công ty.
Đêm cuối cùng tang thương đã đến vì ngày mai là hạn chót, bà cùng con cái phải xách gói ra đi.
Sau buổi đọc kinh tối như thường lệ, bà thúc giục các con đi ngủ. Về phần mình, bà thinh lặng cầu nguyện trong thổn thức và đau thương: ngày mai, không còn ở được trong ngôi nhà thân thương nầy nữa.
Bỗng có tiếng đứa con út réo lên:
- “Mẹ ơi, có con đốm đốm bay vào nhà mình. Mẹ bắt cho con đi, mẹ.”
- “Con ơi, đừng làm rộn mẹ, để mẹ im lặng cầu nguyện một chút.”
Một lúc sau, tiếng đứa con út lại réo lên:
- “Mẹ ơi, bắt con đốm đốm cho con rồi con mới ngủ.”
Biết là không thể nào làm cho đứa con út mình yên được, bà dừng cầu nguyện lại, mở mắt ra, định bắt con đốm đốm cho đứa con út khỏi làm rộn.
Bà không thấy con đốm đốm đâu hết. Bà nói với đứa con út: “Không có con đốm đốm nào cả!”
Đứa con út liền lồm cồm ngồi dậy và chỉ tay về phía cái tủ: - “Thưa mẹ, con đốm đôsm chui xuống dưới cái tủ.”
Chiều con, bà mẹ đau khổ nầy đi về phía tủ và đưa tay xuống dưới tủ để tìm bắt con đốm đốm cho con.
Bỗng bà lạnh người: bà lôi ra không những con đốm đốm, mà còn lôi ra được một đống hồ sơ biên lai. Đây là những vật mà Toà Án đòi bà phải có để chứng minh chồng bà vô tội, nhưng bà đã tìm suốt mấy tháng trời không ra.
Giao con đốm đốm cho con xong, bà ôm lấy đống biên lai, nhìn lây Cây Thánh Giá, khóc ròng nức nở. Bà sung sướng nghĩ đến ngày mai: thay vì bị Toà Án ra lệnh tịch thu nhà cửa, bà sẽ được Toà Án tuyên bố thắng cuộc, bà sẽ không còn mất nhà mất cửa nữa, bà sẽ được công ty đền bù tiền án phí…
Và trên giường ngủ, đêm cuối cùng tang thương đó bỗng trở nên đêm hạnh phúc thiên đường: bà thầm thỉ suốt đêm lời tạ ơn Chúa, Đấng không bao giờ bỏ rơi những ai hết lòng trông cậy, chạy đến cầu nguyện với Ngài.
Chúa thật tài tình! Chỉ cần một con đốn đốm nhỏ cũng đủ làm thay đổi cả một tình thế tuyệt vọng!
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang