Dan Lee
01-30-2008, 11:13 PM
Ba Ngàn Giáo Dân Cầu Nguyện Trước Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội
Người Công Giáo Việt Nam đòi trả lại các tài sản Giáo Hội
(Báo L’osservatore Romano (Báo của Tòa Thánh Vatican, số ra ngày 31 tháng 1 năm 2008)
VATICN CITY - 30 tháng 1 năm 2008 -- Trong những ngày qua, hơn ba ngàn người Công Giáo đã tập trung cầu nguyện trong khu đất trước Tòa Khâm Sứ cũ tại Hà Nội, Việt Nam, để phản đối chính quyền thành phố trong quyết định mới đây đã muốn sử dụng tòa nhà cho việc kinh doanh trong thời gian còn đang bị quốc hữu hóa.
Từ lâu, giáo hội địa phương ở đây đã xin để được trả lại những cơ sở đất đai thuộc quyền sở hữu của Giáo Hội mà chính quyền đã trưng dụng từ năm 1959. Việc phản đối xảy ra tại các thành phố khác cũng luôn liên hệ đến vấn đề trả lại các tài sản tôn giáo.
Trong khu vực nói trên—theo tường thuật của hãng thông tấn Tin Tức Á Châu—có rất nhiều giáo dân đã canh thức suốt đêm, bất chấp việc chính quyền đã yêu cầu họ phải rời khỏi khu đất và chấm dứt cuộc biểu tình.
Trong một thông cáo chính thức, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội đã mạnh mẽ bênh vực quyền biểu tình của người giáo dân. Tổng giáo phận Hà Nội cũng đã công khai chỉ trích hành động của giới truyền thông nhà nước. Các cơ quan này đã đồng loạt cáo buộc giáo dân Hà Nội, điển hình như việc tụ tập và cầu nguyện trái phép ngoài trời, gây rối trật tự công cộng và đăng tải tin tức xuyên tạc qua Internet. Đặc biệt hơn, như hãng thông tấn Tin Tức Á Châu còn cho biết, bản tin của đài truyền hình, đài phát thanh và các nhật báo đều cho rằng tổng giáo phận không thể đòi lại quyền sở hữu của tòa nhà vì “vào ngày 24 tháng 11 năm 1961, Linh Mục Nguyễn Tùng Cương, khi ấy là giám quản của giáo phận, đã hiến tặng tòa nhà đó cho chính quyền.”
Một văn bản chính thức của tổng giáo phận đã bác bỏ sự việc này, xác định rằng nhà chức trách duy nhất có thẩm quyền bàn giao là “vị giám mục địa phận, với sự đồng thuận của hội đồng kinh tế và ban cố vấn giáo phận.” Văn bản còn quả quyết rằng “chắc chắn cha Cương đã không hiến tặng bao giờ.”
Trong nội dung văn bản cũng nhắc lại việc hiến pháp Việt Nam bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và các nơi thờ phượng, và đề cập đến đạo luật ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2004, theo đó các tài sản hợp pháp của các tổ chức tôn giáo đều được bảo vệ bởi luật pháp và mọi vi phạm về quyền ấy đều bị nghiêm cấm.
Văn bản của tổng giáo phận nêu rõ rằng tài sản đang liên quan, tức cơ sở của Tòa Khâm Sứ cũ, không phải là của chính quyền: “Chính quyền không hề có một bằng chứng—hay giấy tờ nào để chứng minh rằng Giáo Hội Việt Nam đã hiến tặng, mà cũng không có một lệnh tịch thu nào.” Do đó, cơ sở này vẫn thuộc về quyền sở hữu của tổng giáo phận.
Văn bản còn nói thêm: “từ quan điểm này, việc tụ họp cầu nguyện trong phạm vi đất đai của Giáo Hội là hoàn toàn hợp pháp.” Sau hết, về những cáo buộc đã loan tải tin tức xuyên tạc trên Internet, văn bản kết luận rằng “các bài viết đã được rất nhiều người đưa ra và tổng giáo phận không có trách nhiệm trong việc này.”
LM Phạm Mạnh Cường (dịch)
Người Công Giáo Việt Nam đòi trả lại các tài sản Giáo Hội
(Báo L’osservatore Romano (Báo của Tòa Thánh Vatican, số ra ngày 31 tháng 1 năm 2008)
VATICN CITY - 30 tháng 1 năm 2008 -- Trong những ngày qua, hơn ba ngàn người Công Giáo đã tập trung cầu nguyện trong khu đất trước Tòa Khâm Sứ cũ tại Hà Nội, Việt Nam, để phản đối chính quyền thành phố trong quyết định mới đây đã muốn sử dụng tòa nhà cho việc kinh doanh trong thời gian còn đang bị quốc hữu hóa.
Từ lâu, giáo hội địa phương ở đây đã xin để được trả lại những cơ sở đất đai thuộc quyền sở hữu của Giáo Hội mà chính quyền đã trưng dụng từ năm 1959. Việc phản đối xảy ra tại các thành phố khác cũng luôn liên hệ đến vấn đề trả lại các tài sản tôn giáo.
Trong khu vực nói trên—theo tường thuật của hãng thông tấn Tin Tức Á Châu—có rất nhiều giáo dân đã canh thức suốt đêm, bất chấp việc chính quyền đã yêu cầu họ phải rời khỏi khu đất và chấm dứt cuộc biểu tình.
Trong một thông cáo chính thức, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội đã mạnh mẽ bênh vực quyền biểu tình của người giáo dân. Tổng giáo phận Hà Nội cũng đã công khai chỉ trích hành động của giới truyền thông nhà nước. Các cơ quan này đã đồng loạt cáo buộc giáo dân Hà Nội, điển hình như việc tụ tập và cầu nguyện trái phép ngoài trời, gây rối trật tự công cộng và đăng tải tin tức xuyên tạc qua Internet. Đặc biệt hơn, như hãng thông tấn Tin Tức Á Châu còn cho biết, bản tin của đài truyền hình, đài phát thanh và các nhật báo đều cho rằng tổng giáo phận không thể đòi lại quyền sở hữu của tòa nhà vì “vào ngày 24 tháng 11 năm 1961, Linh Mục Nguyễn Tùng Cương, khi ấy là giám quản của giáo phận, đã hiến tặng tòa nhà đó cho chính quyền.”
Một văn bản chính thức của tổng giáo phận đã bác bỏ sự việc này, xác định rằng nhà chức trách duy nhất có thẩm quyền bàn giao là “vị giám mục địa phận, với sự đồng thuận của hội đồng kinh tế và ban cố vấn giáo phận.” Văn bản còn quả quyết rằng “chắc chắn cha Cương đã không hiến tặng bao giờ.”
Trong nội dung văn bản cũng nhắc lại việc hiến pháp Việt Nam bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và các nơi thờ phượng, và đề cập đến đạo luật ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2004, theo đó các tài sản hợp pháp của các tổ chức tôn giáo đều được bảo vệ bởi luật pháp và mọi vi phạm về quyền ấy đều bị nghiêm cấm.
Văn bản của tổng giáo phận nêu rõ rằng tài sản đang liên quan, tức cơ sở của Tòa Khâm Sứ cũ, không phải là của chính quyền: “Chính quyền không hề có một bằng chứng—hay giấy tờ nào để chứng minh rằng Giáo Hội Việt Nam đã hiến tặng, mà cũng không có một lệnh tịch thu nào.” Do đó, cơ sở này vẫn thuộc về quyền sở hữu của tổng giáo phận.
Văn bản còn nói thêm: “từ quan điểm này, việc tụ họp cầu nguyện trong phạm vi đất đai của Giáo Hội là hoàn toàn hợp pháp.” Sau hết, về những cáo buộc đã loan tải tin tức xuyên tạc trên Internet, văn bản kết luận rằng “các bài viết đã được rất nhiều người đưa ra và tổng giáo phận không có trách nhiệm trong việc này.”
LM Phạm Mạnh Cường (dịch)