Dan Lee
02-02-2008, 02:59 PM
KHÁNG CHIẾN CÔNG GIÁO PHÁP KHÔNG PHẢN BỘI LÝ TƯỞNG KITÔ
Ngày 9-6-1944, Fernand Belot - kháng chiến kiêm bác sĩ Công Giáo Pháp - gục ngã dưới họng súng của bọn mật vụ đức quốc xã. Năm ấy bác sĩ Belot 27 tuổi.
Fernand Belot chào đời năm 1917 tại Besancon (Đông Trung nước Pháp) và là quí tử của một sĩ quan. Lúc nhỏ, Fernand là cậu bé rất náo động và tinh nghịch. Khi thế chiến thứ hai (1939-1945) bùng nổ, Fernand đang là sinh viên tại phân khoa y học của đại học thành phố Nancy (Đông Bắc nước Pháp). Trước đó, chàng gia nhập phong trào Thanh-Lao-Công và là thành viên nhiệt thành trong việc phổ biến báo chí dân chủ - THIÊN CHÚA Giáo. Chàng không ngần ngại bênh vực trước bạn bè ”lý tưởng sống trinh khiết trước khi thành hôn”. Tháng 3 năm 1940, chàng viết trong nhật ký lời cầu nguyện:
- Lạy Chúa, xin ban cho con ơn can đảm, tiếp tục chiến đấu để mang sứ điệp của Chúa đến cho một số bạn bè. Xin giúp con biết nghiêm chỉnh hành nghề bác sĩ, đúng với ơn gọi Chúa kêu mời. Xin cho con trở thành dụng cụ khiêm tốn trong đôi tay Thầy Chí Thánh, và dù cho chuyện gì xảy ra, trong bất cứ hoàn cảnh nào, xin Chúa cũng giúp con sống xứng đáng.
Mùa thu năm 1940 Fernand Belot chuyển đến thành phố Lyon (Đông Trung Pháp) và tiếp tục học ngành bác sĩ. Tại đây, chàng gia nhập nhóm kháng chiến, hoạt động chống lại cuộc xâm lăng của quân đức quốc xã. Chàng giữ việc phân phát các nhật báo in lậu. Năm sau, Fernand Belot trở thành một trong ba người đầu tiên chuyên việc phổ biến ngầm ”Tập Chứng Tá Kitô - Cahiers du témoignage chrétien”.
”Tập Chứng Tá Kitô” in lậu nhưng nội dung phong phú, có đầy đủ các bài viết mang tính chất huấn giáo, trí thức và dồi dào tài liệu lịch sử. Tập san do các Linh Mục dòng Tên người Pháp chủ biên, trong đó có Cha Henri de Lubac (1896-1991), nhà thần học nổi tiếng, sau này được vinh thăng Hồng Y (1983). Tập san là tài liệu nhằm hỗ trợ tinh thần cho các tín hữu Công Giáo trong trận chiến chống lại nhóm quốc-gia xã-hội quá khích và quân xâm lăng đức quốc xã.
Fernand Belot dần dần trở nên một trong những thành viên cốt cán có nhiệm vụ phổ biến sâu rộng Tập Chứng Tá Kitô. Cùng thời gian này bác sĩ Belot bắt đầu hành nghề và lập gia đình với thanh nữ Công Giáo tên Raymonde.
Cuối năm 1943, bọn mật vụ đức quốc xã GESTAPO đưa được người của họ vào hàng ngũ điều hành và phổ biến Tập Chứng Tá Kitô. Ý thức hiểm nguy đang rình chờ, bác sĩ Belot nói với vợ hiền:
- Anh thà chết chứ không thà làm hại bất cứ người vô tội nào!
Sau cùng, bác sĩ Belot bị bọn mật vụ đức quốc xã bắt cùng với vợ trẻ và Song Thân. Dưới áp lực của những trận tra tấn dã man, bác sĩ Belot vẫn cương quyết im lặng, không hé môi tiết lộ danh tánh người nào khiến người đó bị nguy hại đến tánh mạng.
Trong tù, bác sĩ Fernand Belot nhiều lần bí mật trao đổi tin tức với hiền phụ - đại tá Belot - bị giam nơi nhà tù Montluc. Lá thư cuối cùng gửi thân sinh, bác sĩ Fernand viết:
- Chúng ta không nên than thân trách phận, bởi lẽ, chúng ta chẳng thay đổi được gì hết! Trái lại càng làm cho tình huống thêm trầm trọng hơn. Chi bằng chúng ta sẵn lòng chấp nhận đau khổ và dâng lên THIÊN CHÚA, thì cuộc sống chúng ta sẽ tươi vui và đẹp đẽ hơn nhiều. Cha Mẹ hằng hiện diện trong tâm trí và trong lời cầu nguyện con dâng THIÊN CHÚA từng giờ, từng ngày. Và đó là điều duy nhất con có thể làm trong cảnh tù đày, mà không một ai có thể cấm cản được con. Con kính chúc Cha Mẹ nhiều can đảm, nhiều ơn lành hồn xác và cùng hiệp nhất trong lời cầu nguyện. THIÊN CHÚA không bao giờ bỏ rơi chúng ta và lời cầu nguyện cùng những đau khổ của chúng ta góp phần cứu chuộc thế giới. Con hôn Ba thật đậm đà, thật thắm thiết và con hôn Ba nghìn cái! Khi có thể, xin Ba nhớ trả lời thư cho con.
Ngày 9-6-1944, bọn mật vụ đức quốc xã di chuyển các kháng chiến quân Pháp đến một trại tập trung đức quốc xã. Nhưng trên đường đi họ đổi ý và dùng súng sát hại 19 tù nhân, trong đó có bác sĩ trẻ Fernand Belot. Năm đó, bác sĩ gần tròn 27 tuổi.
... Đức Chúa GIÊSU phán: ”Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy” (Gioan 12,23-26).
(”Famille Chrétienne”, n.856, 9 Juin 1994, trang 51)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Ngày 9-6-1944, Fernand Belot - kháng chiến kiêm bác sĩ Công Giáo Pháp - gục ngã dưới họng súng của bọn mật vụ đức quốc xã. Năm ấy bác sĩ Belot 27 tuổi.
Fernand Belot chào đời năm 1917 tại Besancon (Đông Trung nước Pháp) và là quí tử của một sĩ quan. Lúc nhỏ, Fernand là cậu bé rất náo động và tinh nghịch. Khi thế chiến thứ hai (1939-1945) bùng nổ, Fernand đang là sinh viên tại phân khoa y học của đại học thành phố Nancy (Đông Bắc nước Pháp). Trước đó, chàng gia nhập phong trào Thanh-Lao-Công và là thành viên nhiệt thành trong việc phổ biến báo chí dân chủ - THIÊN CHÚA Giáo. Chàng không ngần ngại bênh vực trước bạn bè ”lý tưởng sống trinh khiết trước khi thành hôn”. Tháng 3 năm 1940, chàng viết trong nhật ký lời cầu nguyện:
- Lạy Chúa, xin ban cho con ơn can đảm, tiếp tục chiến đấu để mang sứ điệp của Chúa đến cho một số bạn bè. Xin giúp con biết nghiêm chỉnh hành nghề bác sĩ, đúng với ơn gọi Chúa kêu mời. Xin cho con trở thành dụng cụ khiêm tốn trong đôi tay Thầy Chí Thánh, và dù cho chuyện gì xảy ra, trong bất cứ hoàn cảnh nào, xin Chúa cũng giúp con sống xứng đáng.
Mùa thu năm 1940 Fernand Belot chuyển đến thành phố Lyon (Đông Trung Pháp) và tiếp tục học ngành bác sĩ. Tại đây, chàng gia nhập nhóm kháng chiến, hoạt động chống lại cuộc xâm lăng của quân đức quốc xã. Chàng giữ việc phân phát các nhật báo in lậu. Năm sau, Fernand Belot trở thành một trong ba người đầu tiên chuyên việc phổ biến ngầm ”Tập Chứng Tá Kitô - Cahiers du témoignage chrétien”.
”Tập Chứng Tá Kitô” in lậu nhưng nội dung phong phú, có đầy đủ các bài viết mang tính chất huấn giáo, trí thức và dồi dào tài liệu lịch sử. Tập san do các Linh Mục dòng Tên người Pháp chủ biên, trong đó có Cha Henri de Lubac (1896-1991), nhà thần học nổi tiếng, sau này được vinh thăng Hồng Y (1983). Tập san là tài liệu nhằm hỗ trợ tinh thần cho các tín hữu Công Giáo trong trận chiến chống lại nhóm quốc-gia xã-hội quá khích và quân xâm lăng đức quốc xã.
Fernand Belot dần dần trở nên một trong những thành viên cốt cán có nhiệm vụ phổ biến sâu rộng Tập Chứng Tá Kitô. Cùng thời gian này bác sĩ Belot bắt đầu hành nghề và lập gia đình với thanh nữ Công Giáo tên Raymonde.
Cuối năm 1943, bọn mật vụ đức quốc xã GESTAPO đưa được người của họ vào hàng ngũ điều hành và phổ biến Tập Chứng Tá Kitô. Ý thức hiểm nguy đang rình chờ, bác sĩ Belot nói với vợ hiền:
- Anh thà chết chứ không thà làm hại bất cứ người vô tội nào!
Sau cùng, bác sĩ Belot bị bọn mật vụ đức quốc xã bắt cùng với vợ trẻ và Song Thân. Dưới áp lực của những trận tra tấn dã man, bác sĩ Belot vẫn cương quyết im lặng, không hé môi tiết lộ danh tánh người nào khiến người đó bị nguy hại đến tánh mạng.
Trong tù, bác sĩ Fernand Belot nhiều lần bí mật trao đổi tin tức với hiền phụ - đại tá Belot - bị giam nơi nhà tù Montluc. Lá thư cuối cùng gửi thân sinh, bác sĩ Fernand viết:
- Chúng ta không nên than thân trách phận, bởi lẽ, chúng ta chẳng thay đổi được gì hết! Trái lại càng làm cho tình huống thêm trầm trọng hơn. Chi bằng chúng ta sẵn lòng chấp nhận đau khổ và dâng lên THIÊN CHÚA, thì cuộc sống chúng ta sẽ tươi vui và đẹp đẽ hơn nhiều. Cha Mẹ hằng hiện diện trong tâm trí và trong lời cầu nguyện con dâng THIÊN CHÚA từng giờ, từng ngày. Và đó là điều duy nhất con có thể làm trong cảnh tù đày, mà không một ai có thể cấm cản được con. Con kính chúc Cha Mẹ nhiều can đảm, nhiều ơn lành hồn xác và cùng hiệp nhất trong lời cầu nguyện. THIÊN CHÚA không bao giờ bỏ rơi chúng ta và lời cầu nguyện cùng những đau khổ của chúng ta góp phần cứu chuộc thế giới. Con hôn Ba thật đậm đà, thật thắm thiết và con hôn Ba nghìn cái! Khi có thể, xin Ba nhớ trả lời thư cho con.
Ngày 9-6-1944, bọn mật vụ đức quốc xã di chuyển các kháng chiến quân Pháp đến một trại tập trung đức quốc xã. Nhưng trên đường đi họ đổi ý và dùng súng sát hại 19 tù nhân, trong đó có bác sĩ trẻ Fernand Belot. Năm đó, bác sĩ gần tròn 27 tuổi.
... Đức Chúa GIÊSU phán: ”Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy” (Gioan 12,23-26).
(”Famille Chrétienne”, n.856, 9 Juin 1994, trang 51)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt