delta
02-03-2008, 10:53 AM
Nguyễn Đan Quế và khát vọng Tự do, Dân chủ
http://i214.photobucket.com/albums/cc72/delta38_1/NDQue.jpg
Bích Ngọc
Sử mệnh Việt Nam là những chuỗi ngày dài của bao công cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước chống ngoại lai, bạo quyền. Việt Nam là một đất nước luôn gánh chịu những xâu xé binh lửa. Mặc dù qua bao điêu linh, nước Việt vẫn kiên cường đứng vững trên bản đồ thế giới. Từ hơn hai mươi tám năm qua, đất nước ta lại trầm mình trong biến loạn Cộng Sản. Cộng Sản với bản chất phi nhân, chuyên sử dụng những thủ đoạn tàn ác, khủng bố đàn áp người dân ngõ hầu củng cố chế độ độc tài đảng trị.
Nhưng cũng từ hơn một phần tư thế kỷ qua, toàn bộ guồng máy thống trị phải luôn đương đầu với những nhà sĩ phu kiên trinh, một lòng với dân tộc, đứng lên đòi tự do cho toàn dân. Trong lực lượng ái quốc, phản kháng guồng máy thống trị này, nổi bật nhất từ hai mươi lăm năm qua có thể nói là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
Nguyễn Đan Quế sanh năm 1942 tại Hà Nội. Ông theo gia đình di tản vào Nam năm 1954. Ông đã tốt nghiệp Y khoa Sài Gòn năm 1966. Ông là một bác sĩ đạt nhiều thành tựu trên lãnh vực khoa học, nhưng cũng là một người nhiều tâm huyết xã hội. Sau nhiều năm du học, thấm nhuần các chủ thuyết Tây Phương, ông đã mộng tưởng một xã hội xây dựng trên những tư tưởng nhân bản. Có lẽ vì thế mà sau khi hoàn tất chương trình tu nghiệp vào năm 1974, ông đã từ chối làm việc cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) để trở về nước phục vụ đồng bào. Và khi biến cố tháng tư 1975 xảy ra, ông đã chọn lựa ở lại Việt Nam với hoài bão xây đắp lại đất nước sau một cuộc chiến đằng đẵng dài với nhiều đổ nát.
Nhưng ông đã nhanh chóng phát hiện thực chất mục rữa của chế độ Cộng Sản. Đối với một người ấp ủ nhiều lý tưởng dân tộc, đây có lẽ là một sự thất vọng to lớn, một nỗi bất mãn khôn cùng cho ông. Với niềm ưu tư chân thực cho vận mạng dân tộc, ông đã đứng lên chọn con đường đấu tranh tích cực đầy chông gai, hy sinh. Ông đã hiến dâng cả thời xuân trẻ của ông cho lý tưởng Tự Do, Dân Chủ và ngày nay ông vẫn tiếp tục hy sinh trong ngục tù Cộng Sản để Sự Thật luôn được tôn trọng.
Chế độ lao tù đỏ đã bị toàn thế giới lên án vì tính cách cực kỳ bạo ác. Bao người đã kiệt lực nằm xuống sau những bức tường của các trại tù cải tạo. Địa ngục lao lý là những ngọn lửa hủy hoại thể lực, nhưng hình như đối với Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nó chỉ khiến ông thêm sôi sục bầu nhiệt huyết. Càng bị áp chế, ông càng vùng dậy, đanh thép vạch trần tội ác và những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng Sản. Ông đã nhiều lần trực tiếp gửi kháng thư đến các tổ chức quốc tế và các chính khách Hoa Kỳ. Đồng thời, ông đã không ngừng lên tiếng kêu gọi quần chúng đứng lên đòi hỏi Cộng Sản thực thi Dân chủ và Đa nguyên chính trị.
Mặc dù bị cô lập với thế giới bên ngoài qua nhiều năm tù đày và những tháng ngày bị quản thúc ngoài tù, ông luôn theo dõi bước tiến của toàn thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Với những thao thức của một sĩ nhân ái quốc, ông luôn suy tư tìm một hướng thoát cho đất nước Việt Nam ra khỏi vùng đầm lầy chậm tiến. Theo tinh thần này, ông đã phổ biến nhiều bài nghị luận về hoàn vũ hóa và những sách lược kinh tế cho Việt Nam .
Ông cũng lưu ý đến tình trạng của các nhà tranh đấu khác. Trong trường hợp của Luật sư Lê Chí Quang, ông đã gửi lá thơ phản kháng vụ xử bất chính này đến các tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch, Robert F. Kennedy Human Rights Center, Amnesty Internationale và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Lá thơ của ông đã được phái đoàn Mỹ dùng làm căn bản để phản đối vụ xử Lê Chí Quang trong cuộc gặp gỡ Mỹ Việt về vấn đề nhân quyền vào tháng 11/2002.
Ngoài ra ông cũng nhiều lần lên tiếng tố cáo Đảng Cộng Sản trong việc nhượng đất cho Trung Quốc, và vạch trần tính cách lũng đoạn của nhà cầm quyền trong mọi hoàn cảnh, một trong những thí dụ là sự trì trệ vô tổ chức của chúng trong việc cứu lụt miền Trung năm 1999.
Tiếng nói của Nguyễn Đan Quế luôn làm Cộng Sản khiếp sợ, ông hiện hữu như một thách thức với nhà cầm quyền. Bọn Cộng Sản nhức nhối từ hàng chục năm nay, bao thủ đoạn được đưa ra để dập tắt tiếng nói lương tâm gây nhiều tác động trong quần chúng này. Ba lần ông bị bắt giữ đều là những lần ông đã mạnh mẽ lên tiếng. Lần thứ nhất, sau khi thành lập Mặt Trận Dân Tộc Tiến Bộ và sau khi phát hành hai tờ báo chui Vùng Dậy và Toàn Dân Vùng Dậy, ông đã bị giam cầm suốt mười năm, từ 1978 đến 1988. Lần thứ hai, sau khi đại diện Cao Trào Nhân Bản phổ biến lời kêu gọi các lực lượng đấu tranh nỗ lực vận động cho một Việt Nam đa đảng, một xã hội tự do công bằng, ông đã trả giá tám năm tù cho những đòi hỏi chân chính này. Lần cuối cùng, 13/03/2003 vừa qua, với tinh thần tôn trọng sự thật, ông đã đưa bản thông tin tố cáo bộ mặt lọc lừa của Cộng Sản khi chúng tuyên truyền bịa đặt về sự tự do thông tin vốn dĩ không hề có dưới chế độ đỏ. Ông đã bị bắt giữ bốn ngày sau đó, và cho đến nay vẫn bị biệt giam chưa xét xử.
Khi không lay chuyển được ý chí bất khuất của ông, bạo quyền đã nhiều lần dùng nhu thuật khuyến dụ ông xuất ngoại, nhưng ông cũng đã khẳng khái từ chối, vì đối với ông, lưu đầy không có nghĩa là tự do.
Con đường ông đi, lòng quả cảm, trí lực của ông khiến cả thế giới sửng sốt và nể phục. Ông đã được trao tặng Giải Nhân Quyền Raoul Wallenberg 1994, Giải Nhân Quyền Robert Kennedy 1995, Giải Hellman/Hammett 2002. Nhiều lần ông đã được đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hoà Bình; mới đây nhất, trong tuần qua Dân Biểu Liên bang Hoa Kỳ Ed Royce cùng bảy Thượng Nghị Sĩ lại đề cử ông cho Giải Nobel Hòa Bình 2004. Sự kiện này gây nhiều sượng sùng cho Cộng Sản Việt Nam , chúng đã lên tiếng đả kích. Nhưng càng ồn ào phản kháng chúng càng để lộ bộ mặt trơ trẽn ra toàn thế giới.
Đối với dân tộc Việt Nam, mặc dù tư tưởng của ông đôi khi không đồng tương ứng với những dòng suy tưởng khác, nhưng không ai có thể phủ nhận được rằng cái tên Nguyễn Đan Quế đã đi vào lịch sử, những bước chân ông đã làm hồng trang sử Việt. Đất nước ghi ân ông, vì cả gần ba mươi năm qua, ông luôn là hồi chuông cảnh tỉnh, tiếng còi báo động những thủ đoạn đê hèn của Cộng Sản Việt Nam; ông đã đưa ra một viễn kiến chính trị đầy tính nhân bản cho quê hương Việt Nam. Ông là ý thức của khát vọng Tự do Dân chủ, là chân dung của lý tưởng dân tộc: vì hoài bão đất nước, ông đã từ chối vinh hoa cá nhân, dấn thân cho một xã hội tươi đẹp. Tổ quốc Việt Nam cần những người con như ông để có được một ngày mai tươi sáng hơn. Lời nhắn nhủ của ông bao hàm niềm hy vọng cùng lòng hy sinh như chính cuộc đời ông: “...còn nhiều khó khăn, nhưng dân tộc tái sinh. Vì vậy chông gai mấy, chúng ta cũng cùng nhau gánh vác.”
Cầu mong tinh thần khí khái, dũng liệt của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế sẽ khơi dậy niềm tự hào dân tộc và lý tưởng quang phục quê hương vẫn còn tiềm tàng trong lòng mọi người chúng ta. Chúng ta sẽ không chỉ ngồi ngưỡng mộ ông, mà sẽ có một hành động tích cực xây dựng đất nước. Cầu mong các thế hệ sau được soi sáng bởi ngọn đuốc thiêng ông đã thắp, luôn có một ý thức dân tộc trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ước mong sức khỏe và thời gian sẽ cho phép ông ghi lại những đoạn đường tranh đấu hào hùng của ông trong công cuộc kiến tạo dân chủ trên hơn một phần tư thế kỷ qua. Cuốn hồi ký này, theo thiển ý sẽ là một gia tài quý giá cho hậu thế.
Bích Ngọc
Montréal, 08/02/2004
:idea:
http://i214.photobucket.com/albums/cc72/delta38_1/NDQue.jpg
Bích Ngọc
Sử mệnh Việt Nam là những chuỗi ngày dài của bao công cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước chống ngoại lai, bạo quyền. Việt Nam là một đất nước luôn gánh chịu những xâu xé binh lửa. Mặc dù qua bao điêu linh, nước Việt vẫn kiên cường đứng vững trên bản đồ thế giới. Từ hơn hai mươi tám năm qua, đất nước ta lại trầm mình trong biến loạn Cộng Sản. Cộng Sản với bản chất phi nhân, chuyên sử dụng những thủ đoạn tàn ác, khủng bố đàn áp người dân ngõ hầu củng cố chế độ độc tài đảng trị.
Nhưng cũng từ hơn một phần tư thế kỷ qua, toàn bộ guồng máy thống trị phải luôn đương đầu với những nhà sĩ phu kiên trinh, một lòng với dân tộc, đứng lên đòi tự do cho toàn dân. Trong lực lượng ái quốc, phản kháng guồng máy thống trị này, nổi bật nhất từ hai mươi lăm năm qua có thể nói là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
Nguyễn Đan Quế sanh năm 1942 tại Hà Nội. Ông theo gia đình di tản vào Nam năm 1954. Ông đã tốt nghiệp Y khoa Sài Gòn năm 1966. Ông là một bác sĩ đạt nhiều thành tựu trên lãnh vực khoa học, nhưng cũng là một người nhiều tâm huyết xã hội. Sau nhiều năm du học, thấm nhuần các chủ thuyết Tây Phương, ông đã mộng tưởng một xã hội xây dựng trên những tư tưởng nhân bản. Có lẽ vì thế mà sau khi hoàn tất chương trình tu nghiệp vào năm 1974, ông đã từ chối làm việc cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) để trở về nước phục vụ đồng bào. Và khi biến cố tháng tư 1975 xảy ra, ông đã chọn lựa ở lại Việt Nam với hoài bão xây đắp lại đất nước sau một cuộc chiến đằng đẵng dài với nhiều đổ nát.
Nhưng ông đã nhanh chóng phát hiện thực chất mục rữa của chế độ Cộng Sản. Đối với một người ấp ủ nhiều lý tưởng dân tộc, đây có lẽ là một sự thất vọng to lớn, một nỗi bất mãn khôn cùng cho ông. Với niềm ưu tư chân thực cho vận mạng dân tộc, ông đã đứng lên chọn con đường đấu tranh tích cực đầy chông gai, hy sinh. Ông đã hiến dâng cả thời xuân trẻ của ông cho lý tưởng Tự Do, Dân Chủ và ngày nay ông vẫn tiếp tục hy sinh trong ngục tù Cộng Sản để Sự Thật luôn được tôn trọng.
Chế độ lao tù đỏ đã bị toàn thế giới lên án vì tính cách cực kỳ bạo ác. Bao người đã kiệt lực nằm xuống sau những bức tường của các trại tù cải tạo. Địa ngục lao lý là những ngọn lửa hủy hoại thể lực, nhưng hình như đối với Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nó chỉ khiến ông thêm sôi sục bầu nhiệt huyết. Càng bị áp chế, ông càng vùng dậy, đanh thép vạch trần tội ác và những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng Sản. Ông đã nhiều lần trực tiếp gửi kháng thư đến các tổ chức quốc tế và các chính khách Hoa Kỳ. Đồng thời, ông đã không ngừng lên tiếng kêu gọi quần chúng đứng lên đòi hỏi Cộng Sản thực thi Dân chủ và Đa nguyên chính trị.
Mặc dù bị cô lập với thế giới bên ngoài qua nhiều năm tù đày và những tháng ngày bị quản thúc ngoài tù, ông luôn theo dõi bước tiến của toàn thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Với những thao thức của một sĩ nhân ái quốc, ông luôn suy tư tìm một hướng thoát cho đất nước Việt Nam ra khỏi vùng đầm lầy chậm tiến. Theo tinh thần này, ông đã phổ biến nhiều bài nghị luận về hoàn vũ hóa và những sách lược kinh tế cho Việt Nam .
Ông cũng lưu ý đến tình trạng của các nhà tranh đấu khác. Trong trường hợp của Luật sư Lê Chí Quang, ông đã gửi lá thơ phản kháng vụ xử bất chính này đến các tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch, Robert F. Kennedy Human Rights Center, Amnesty Internationale và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Lá thơ của ông đã được phái đoàn Mỹ dùng làm căn bản để phản đối vụ xử Lê Chí Quang trong cuộc gặp gỡ Mỹ Việt về vấn đề nhân quyền vào tháng 11/2002.
Ngoài ra ông cũng nhiều lần lên tiếng tố cáo Đảng Cộng Sản trong việc nhượng đất cho Trung Quốc, và vạch trần tính cách lũng đoạn của nhà cầm quyền trong mọi hoàn cảnh, một trong những thí dụ là sự trì trệ vô tổ chức của chúng trong việc cứu lụt miền Trung năm 1999.
Tiếng nói của Nguyễn Đan Quế luôn làm Cộng Sản khiếp sợ, ông hiện hữu như một thách thức với nhà cầm quyền. Bọn Cộng Sản nhức nhối từ hàng chục năm nay, bao thủ đoạn được đưa ra để dập tắt tiếng nói lương tâm gây nhiều tác động trong quần chúng này. Ba lần ông bị bắt giữ đều là những lần ông đã mạnh mẽ lên tiếng. Lần thứ nhất, sau khi thành lập Mặt Trận Dân Tộc Tiến Bộ và sau khi phát hành hai tờ báo chui Vùng Dậy và Toàn Dân Vùng Dậy, ông đã bị giam cầm suốt mười năm, từ 1978 đến 1988. Lần thứ hai, sau khi đại diện Cao Trào Nhân Bản phổ biến lời kêu gọi các lực lượng đấu tranh nỗ lực vận động cho một Việt Nam đa đảng, một xã hội tự do công bằng, ông đã trả giá tám năm tù cho những đòi hỏi chân chính này. Lần cuối cùng, 13/03/2003 vừa qua, với tinh thần tôn trọng sự thật, ông đã đưa bản thông tin tố cáo bộ mặt lọc lừa của Cộng Sản khi chúng tuyên truyền bịa đặt về sự tự do thông tin vốn dĩ không hề có dưới chế độ đỏ. Ông đã bị bắt giữ bốn ngày sau đó, và cho đến nay vẫn bị biệt giam chưa xét xử.
Khi không lay chuyển được ý chí bất khuất của ông, bạo quyền đã nhiều lần dùng nhu thuật khuyến dụ ông xuất ngoại, nhưng ông cũng đã khẳng khái từ chối, vì đối với ông, lưu đầy không có nghĩa là tự do.
Con đường ông đi, lòng quả cảm, trí lực của ông khiến cả thế giới sửng sốt và nể phục. Ông đã được trao tặng Giải Nhân Quyền Raoul Wallenberg 1994, Giải Nhân Quyền Robert Kennedy 1995, Giải Hellman/Hammett 2002. Nhiều lần ông đã được đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hoà Bình; mới đây nhất, trong tuần qua Dân Biểu Liên bang Hoa Kỳ Ed Royce cùng bảy Thượng Nghị Sĩ lại đề cử ông cho Giải Nobel Hòa Bình 2004. Sự kiện này gây nhiều sượng sùng cho Cộng Sản Việt Nam , chúng đã lên tiếng đả kích. Nhưng càng ồn ào phản kháng chúng càng để lộ bộ mặt trơ trẽn ra toàn thế giới.
Đối với dân tộc Việt Nam, mặc dù tư tưởng của ông đôi khi không đồng tương ứng với những dòng suy tưởng khác, nhưng không ai có thể phủ nhận được rằng cái tên Nguyễn Đan Quế đã đi vào lịch sử, những bước chân ông đã làm hồng trang sử Việt. Đất nước ghi ân ông, vì cả gần ba mươi năm qua, ông luôn là hồi chuông cảnh tỉnh, tiếng còi báo động những thủ đoạn đê hèn của Cộng Sản Việt Nam; ông đã đưa ra một viễn kiến chính trị đầy tính nhân bản cho quê hương Việt Nam. Ông là ý thức của khát vọng Tự do Dân chủ, là chân dung của lý tưởng dân tộc: vì hoài bão đất nước, ông đã từ chối vinh hoa cá nhân, dấn thân cho một xã hội tươi đẹp. Tổ quốc Việt Nam cần những người con như ông để có được một ngày mai tươi sáng hơn. Lời nhắn nhủ của ông bao hàm niềm hy vọng cùng lòng hy sinh như chính cuộc đời ông: “...còn nhiều khó khăn, nhưng dân tộc tái sinh. Vì vậy chông gai mấy, chúng ta cũng cùng nhau gánh vác.”
Cầu mong tinh thần khí khái, dũng liệt của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế sẽ khơi dậy niềm tự hào dân tộc và lý tưởng quang phục quê hương vẫn còn tiềm tàng trong lòng mọi người chúng ta. Chúng ta sẽ không chỉ ngồi ngưỡng mộ ông, mà sẽ có một hành động tích cực xây dựng đất nước. Cầu mong các thế hệ sau được soi sáng bởi ngọn đuốc thiêng ông đã thắp, luôn có một ý thức dân tộc trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ước mong sức khỏe và thời gian sẽ cho phép ông ghi lại những đoạn đường tranh đấu hào hùng của ông trong công cuộc kiến tạo dân chủ trên hơn một phần tư thế kỷ qua. Cuốn hồi ký này, theo thiển ý sẽ là một gia tài quý giá cho hậu thế.
Bích Ngọc
Montréal, 08/02/2004
:idea: