Dan Lee
02-03-2008, 11:02 AM
Chính quyền nhượng bộ trước các cuộc cầu nguyện của Giáo dân? RFA phỏng vấn LM Nguyễn Văn Khải tại Hà Nội
Bản tin của tờ Asia News ngày 1 tháng 2 loan tin chính quyền Hà Nội đã có những biểu hiện nhượng bộ đối với các buổi cầu nguyện tập thể của giáo dân tại Toà Khâm Sứ kéo dài hơn tháng nay để yêu cầu nhà nứơc trả lại đất đai chiếm dụng của nhà thờ.
Để kiểm chứng thông tin này, Trà Mi đã lập tức liên lạc với Linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Khải thuộc Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, giáo xứ Thái Hà, của Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Trà Mi: Thưa Linh Mục, chúng tôi sáng nay nhận được tin phía chính quyền Hà Nội đã có một vài dấu hiệu nhượng bộ sẽ trả lại đất cho Toà Khâm Sứ thì chúng tôi muốn được kiểm chứng lại thông tin này, không biết Linh Mục có thể giúp chúng tôi tìm hiểu thêm sự việc được không?
LM Nguyễn Văn Khải: Vâng. Chúng tôi sẵn sàng thông tin cho quý vị biết trong mức độ mà chúng tôi có thể biết được. Theo chúng tôi ở đây thấy thì cũng đúng là như thế. Chính quyền cũng có một vài nhượng bộ, cụ thể thì từ hôm qua chính quyền đã cho đóng cửa quán phở, đóng cửa quán cà phê ở trong khu vực đất Toà Khâm Sứ, và hôm nay thì chính quyền đang cho lợp lại mái toà nhà khâm sứ và sẽ cho làm lại cái sàn bằng gỗ lim ở trong Toà Khâm Sứ.
Trà Mi: Về khả năng mà chính quyền có thể giao trả lại khu đất số 42 Nhà Chung, có nhiều hy vọng điều đó sẽ xảy ra hay không?
LM Nguyễn Văn Khải: Theo như chúng tôi nghĩ thì chính quyền sẽ cấp hay giao trả lại phần đất đấy cho Giáo Hội thôi, và chúng tôi nghĩ rằng chắc cũng sẽ diễn ra trong thời gian tới, có lẽ là đầu Năm Mới thì chính quyền sẽ có những quyết định rõ ràng hơn, nhưng vấn đề cuối cùng là khu nhà đất ấy sẽ thuộc về quyền quản lý, sử dụng của Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Trà Mi: Thưa, sự tin tưởng của Linh Mục là một dự đoán hay là dựa trên cơ sở nào, có sự chắc chắn nào chăng?
LM Nguyễn Văn Khải: Tôi thấy là có sự chắc chắn đấy.
Trà Mi: Và những dấu hiệu của sự chắc chắn đó tới nay là gì, thưa Linh Mục?
LM Nguyễn Văn Khải: Bởi vì tôi thấy rằng sau khi giáo dân của Tổng Giáo Phận Hà Nội đoàn kết nhất trí xung quanh Đức Tổng Giám Mục để cầu nguyện cho công lý được thực thi, sự hiệp nhất của giáo dân đã gây ra một tiếng vang rất lớn trong nước lẫn ngoài nước. Những gì mà giáo dân thể hiện trong hơn một tháng
Theo chúng tôi được biết, trước đây để phân giải chuyện này, cấp có tiếng nói quyết định là Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, nhưng bây giờ thì UBND-TP.Hà Nội không còn cái quyền đấy nữa, và trực tiếp chính phủ đã lãnh lấy nhiệm vụ giải quyết rồi. Chúng tôi thấy đấy là một dấu hiệu chắc chắn đấy.
Trà Mi: Thưa Linh Mục, chúng tôi được biết là vào ngày Chủ Nhật vừa qua đã có một tối hậu thư từ phía UBND-Hà Nội, trong đó kèm theo những lời cảnh cáo rằng nếu như không lập lại trật tự trong khu vực Toà Khâm Sứ thì chính quyền sẽ dùng biện pháp theo đúng pháp luật để mà xử lý. Thế thì từ bấy đến nay tình hình ở đó ra sao, thưa Linh Mục?
LM Nguyễn Văn Khải: Đến cái thời điểm mà xác định đó thì chẳng có chuyện gì xảy ra cả, chính quyền không làm một động thái nào. Ngay chiều hôm đấy, đúng 17 giờ, mọi người vẫn cầu nguyện trong khu vực Toà Khâm Sứ bình thường, số người đến lại đông hơn.
Trà Mi: Vâng. Và cho tới nay cũng đã gần một tuần, bà con ở đó vẫn tụ tập cầu nguyện trong sự bình an, không có bất cứ một sự phiền hà nào khác, phải không ạ?
LM Nguyễn Văn Khải: Đúng là như thế, thưa chị. Mọi ngưòi cầu nguyện ngày đêm cho đến sớm hôm nay các lều bạt đã được cất đi, thánh giá cũng đã được rước về bên Toà Giám Mục, thế nhưng tượng Đưc Mẹ Sầu Bi và thánh giá gỗ thì cũng vẫn còn tại chỗ.
Trà Mi: Những động thái của phía giáo dân như vậy là do đáp ứng lại lời yêu cầu của phía chính quyền hay là do một động lực nào khác, thưa Linh Mục?
LM Nguyễn Văn Khải: Chủ yếu là họ thấy chính quyền có những động thái tích cực, có những dấu hiệu chứng tỏ thiện chí, đấy là lý do chính. Mình cầu nguyện thì vẫn tiếp tục cầu nguyện, chưa lúc nào là chấm dứt cầu nguyện cả, nhưng cầu nguyện theo giờ xong rồi về nhà.
Suốt ngày hôm nay giáo dân vẫn tập trung cầu nguyện, chỉ có không có lều bạt thôi. Cho đến tối thì tôi thấy giáo dân cũng vẫn đến đó đứng ở trước tượng Đức Mẹ Sầu Bi cầu nguyện. Hôm nay thì vẫn vài trăm người vào những giờ buổi sớm tối, nhưng mà giữa buổi chiều hay là sau buổi tối thì số nguời ít hơn.
Trà Mi: Thưa Linh Mục, hồi đầu Linh Mục có cho biết có một số động thái tích cực biều hiện thiện chí của chính quyền, nhưng mà ngoài những hành động đó ra thì phía chính quyền đã có một dấu hiệu nào ngỏ ý bằng lời hoặc bằng văn bản hứa hẹn là họ sẽ trả lại khu dất đó, hay là mình chỉ mới dự đoán thôi?
LM Nguyễn Văn Khải: Tôi thấy tỏ tường là họ làm những việc như tôi vừa kể với chị, còn họ hứa hẹn thế nào với Đức Tổng Giám Mục thì chúng tôi cũng chưa được thông báo. Có điều chúng tôi biết đó là chính phủ đã họp với Bộ Công An, Bộ Ngoại Giao và Ban Tôn Giáo Trung Ương. Họ họp khẩn cấp.
Theo nguồn tin hành lang, các cán bộ cho chúng tôi biết rằng chính quyền đã quyết định trả lại. Vấn đề bây giờ chỉ có là thời gian thôi. Mà chúng tôi nghĩ rằng nhà nước mà có quyết định giao trả lại đất đấy thì cuối cũng ra là cũng giáo phận Hà Nội quản lý, sử dụng thôi.
Trà Mi: Những biểu hiện thiện chí từ phía chính quyền nóí chung và phía UBND-Hà Nội nói riêng chỉ thấy xuất hiện sau khi có sự can thiệp từ phía Toà Thánh Vatican thì phải chăng đây là một yếu tố góp phần nào đó tác động và ảnh hưởng trong tình hình hiện nay?
LM Nguyễn Văn Khải: Tôi không nghĩ rằng Toà Thánh can thiệp với chính quyền Việt Nam là yếu tố để cho chính quyền thay đổi quyết định trong vấn đề giao trả lại đất Toà Khâm Sứ đâu. Cái bức thư mà Đức Hồng Y Bertone - Quốc Vụ Khanh Toà Thánh gửi cho Đức Tổng Giám Mục Giu-se Ngô Quang Kiệt thì tôi thấy là bức thư đấy rất là khách quan và rất là dung hoà cho cả phía chính quyền lẫn phía Toà Tổng Giám Mục.
Tôi vẫn tin rằng nhân tố chủ yếu có tính cách quyết định, đấy là do giáo dân đã đoàn kết nhất trí cầu nguyện, can đảm bày tỏ mong ước công lý được thực thi. Chúng tôi cũng nghĩ rằng có sự tác động áp lực cách nào đấy của giới truyền thông quốc tế; họ đưa tin nhiều khiến cho chính quyền thấy là cũng phải xem xét lại thái độ ứng xử của mình. Và có lẽ vì thế mà chính phủ phải họp khẩn cấp để tìm phương pháp giải quyết.
Trà Mi: Mặc dù là chưa có những quyết định chính thức, nhưng với những dấu hiệu ban đầu chứng tỏ thiện chí của phía chính quyền như vậy, chúng ta cũng hy vọng sắp tới đây sẽ nhìn thấy đựoc những động thái tích cực hơn nữa của phía chính quyền Việt Nam.
LM Nguyễn Văn Khải: Vâng. Tôi cũng lạc quan như chị. Tôi tin rằng điều ấy sẽ sớm trở thành hiện thực, mang lại niềm tin, niềm hy vọng cho những người thấp cổ bé miệng đang đấu tranh để tìm công bằng công lý. Điều đấy cũng tốt cho dân tộc Việt Nam trong xu hướng mở cửa và hội nhập lúc này.
Trà Mi: Dạ vâng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Linh Mục Ngưyễn Văn Khải đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
LM Nguyễn Văn Khải: Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn chị và Ban Việt Ngữ của Đài Á Châu Tự Do. Nhờ cái việc đưa tin của quý vị thì cái tiếng nói của những người thấp cổ bé miệng, tiếng nói yếu ớt của chúng tôi cũng được ít nhiều người trên thế giớí biết tới mà bày tỏ lòng thông cảm với chúng tôi.
Trà Mi
Bản tin của tờ Asia News ngày 1 tháng 2 loan tin chính quyền Hà Nội đã có những biểu hiện nhượng bộ đối với các buổi cầu nguyện tập thể của giáo dân tại Toà Khâm Sứ kéo dài hơn tháng nay để yêu cầu nhà nứơc trả lại đất đai chiếm dụng của nhà thờ.
Để kiểm chứng thông tin này, Trà Mi đã lập tức liên lạc với Linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Khải thuộc Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, giáo xứ Thái Hà, của Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Trà Mi: Thưa Linh Mục, chúng tôi sáng nay nhận được tin phía chính quyền Hà Nội đã có một vài dấu hiệu nhượng bộ sẽ trả lại đất cho Toà Khâm Sứ thì chúng tôi muốn được kiểm chứng lại thông tin này, không biết Linh Mục có thể giúp chúng tôi tìm hiểu thêm sự việc được không?
LM Nguyễn Văn Khải: Vâng. Chúng tôi sẵn sàng thông tin cho quý vị biết trong mức độ mà chúng tôi có thể biết được. Theo chúng tôi ở đây thấy thì cũng đúng là như thế. Chính quyền cũng có một vài nhượng bộ, cụ thể thì từ hôm qua chính quyền đã cho đóng cửa quán phở, đóng cửa quán cà phê ở trong khu vực đất Toà Khâm Sứ, và hôm nay thì chính quyền đang cho lợp lại mái toà nhà khâm sứ và sẽ cho làm lại cái sàn bằng gỗ lim ở trong Toà Khâm Sứ.
Trà Mi: Về khả năng mà chính quyền có thể giao trả lại khu đất số 42 Nhà Chung, có nhiều hy vọng điều đó sẽ xảy ra hay không?
LM Nguyễn Văn Khải: Theo như chúng tôi nghĩ thì chính quyền sẽ cấp hay giao trả lại phần đất đấy cho Giáo Hội thôi, và chúng tôi nghĩ rằng chắc cũng sẽ diễn ra trong thời gian tới, có lẽ là đầu Năm Mới thì chính quyền sẽ có những quyết định rõ ràng hơn, nhưng vấn đề cuối cùng là khu nhà đất ấy sẽ thuộc về quyền quản lý, sử dụng của Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Trà Mi: Thưa, sự tin tưởng của Linh Mục là một dự đoán hay là dựa trên cơ sở nào, có sự chắc chắn nào chăng?
LM Nguyễn Văn Khải: Tôi thấy là có sự chắc chắn đấy.
Trà Mi: Và những dấu hiệu của sự chắc chắn đó tới nay là gì, thưa Linh Mục?
LM Nguyễn Văn Khải: Bởi vì tôi thấy rằng sau khi giáo dân của Tổng Giáo Phận Hà Nội đoàn kết nhất trí xung quanh Đức Tổng Giám Mục để cầu nguyện cho công lý được thực thi, sự hiệp nhất của giáo dân đã gây ra một tiếng vang rất lớn trong nước lẫn ngoài nước. Những gì mà giáo dân thể hiện trong hơn một tháng
Theo chúng tôi được biết, trước đây để phân giải chuyện này, cấp có tiếng nói quyết định là Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, nhưng bây giờ thì UBND-TP.Hà Nội không còn cái quyền đấy nữa, và trực tiếp chính phủ đã lãnh lấy nhiệm vụ giải quyết rồi. Chúng tôi thấy đấy là một dấu hiệu chắc chắn đấy.
Trà Mi: Thưa Linh Mục, chúng tôi được biết là vào ngày Chủ Nhật vừa qua đã có một tối hậu thư từ phía UBND-Hà Nội, trong đó kèm theo những lời cảnh cáo rằng nếu như không lập lại trật tự trong khu vực Toà Khâm Sứ thì chính quyền sẽ dùng biện pháp theo đúng pháp luật để mà xử lý. Thế thì từ bấy đến nay tình hình ở đó ra sao, thưa Linh Mục?
LM Nguyễn Văn Khải: Đến cái thời điểm mà xác định đó thì chẳng có chuyện gì xảy ra cả, chính quyền không làm một động thái nào. Ngay chiều hôm đấy, đúng 17 giờ, mọi người vẫn cầu nguyện trong khu vực Toà Khâm Sứ bình thường, số người đến lại đông hơn.
Trà Mi: Vâng. Và cho tới nay cũng đã gần một tuần, bà con ở đó vẫn tụ tập cầu nguyện trong sự bình an, không có bất cứ một sự phiền hà nào khác, phải không ạ?
LM Nguyễn Văn Khải: Đúng là như thế, thưa chị. Mọi ngưòi cầu nguyện ngày đêm cho đến sớm hôm nay các lều bạt đã được cất đi, thánh giá cũng đã được rước về bên Toà Giám Mục, thế nhưng tượng Đưc Mẹ Sầu Bi và thánh giá gỗ thì cũng vẫn còn tại chỗ.
Trà Mi: Những động thái của phía giáo dân như vậy là do đáp ứng lại lời yêu cầu của phía chính quyền hay là do một động lực nào khác, thưa Linh Mục?
LM Nguyễn Văn Khải: Chủ yếu là họ thấy chính quyền có những động thái tích cực, có những dấu hiệu chứng tỏ thiện chí, đấy là lý do chính. Mình cầu nguyện thì vẫn tiếp tục cầu nguyện, chưa lúc nào là chấm dứt cầu nguyện cả, nhưng cầu nguyện theo giờ xong rồi về nhà.
Suốt ngày hôm nay giáo dân vẫn tập trung cầu nguyện, chỉ có không có lều bạt thôi. Cho đến tối thì tôi thấy giáo dân cũng vẫn đến đó đứng ở trước tượng Đức Mẹ Sầu Bi cầu nguyện. Hôm nay thì vẫn vài trăm người vào những giờ buổi sớm tối, nhưng mà giữa buổi chiều hay là sau buổi tối thì số nguời ít hơn.
Trà Mi: Thưa Linh Mục, hồi đầu Linh Mục có cho biết có một số động thái tích cực biều hiện thiện chí của chính quyền, nhưng mà ngoài những hành động đó ra thì phía chính quyền đã có một dấu hiệu nào ngỏ ý bằng lời hoặc bằng văn bản hứa hẹn là họ sẽ trả lại khu dất đó, hay là mình chỉ mới dự đoán thôi?
LM Nguyễn Văn Khải: Tôi thấy tỏ tường là họ làm những việc như tôi vừa kể với chị, còn họ hứa hẹn thế nào với Đức Tổng Giám Mục thì chúng tôi cũng chưa được thông báo. Có điều chúng tôi biết đó là chính phủ đã họp với Bộ Công An, Bộ Ngoại Giao và Ban Tôn Giáo Trung Ương. Họ họp khẩn cấp.
Theo nguồn tin hành lang, các cán bộ cho chúng tôi biết rằng chính quyền đã quyết định trả lại. Vấn đề bây giờ chỉ có là thời gian thôi. Mà chúng tôi nghĩ rằng nhà nước mà có quyết định giao trả lại đất đấy thì cuối cũng ra là cũng giáo phận Hà Nội quản lý, sử dụng thôi.
Trà Mi: Những biểu hiện thiện chí từ phía chính quyền nóí chung và phía UBND-Hà Nội nói riêng chỉ thấy xuất hiện sau khi có sự can thiệp từ phía Toà Thánh Vatican thì phải chăng đây là một yếu tố góp phần nào đó tác động và ảnh hưởng trong tình hình hiện nay?
LM Nguyễn Văn Khải: Tôi không nghĩ rằng Toà Thánh can thiệp với chính quyền Việt Nam là yếu tố để cho chính quyền thay đổi quyết định trong vấn đề giao trả lại đất Toà Khâm Sứ đâu. Cái bức thư mà Đức Hồng Y Bertone - Quốc Vụ Khanh Toà Thánh gửi cho Đức Tổng Giám Mục Giu-se Ngô Quang Kiệt thì tôi thấy là bức thư đấy rất là khách quan và rất là dung hoà cho cả phía chính quyền lẫn phía Toà Tổng Giám Mục.
Tôi vẫn tin rằng nhân tố chủ yếu có tính cách quyết định, đấy là do giáo dân đã đoàn kết nhất trí cầu nguyện, can đảm bày tỏ mong ước công lý được thực thi. Chúng tôi cũng nghĩ rằng có sự tác động áp lực cách nào đấy của giới truyền thông quốc tế; họ đưa tin nhiều khiến cho chính quyền thấy là cũng phải xem xét lại thái độ ứng xử của mình. Và có lẽ vì thế mà chính phủ phải họp khẩn cấp để tìm phương pháp giải quyết.
Trà Mi: Mặc dù là chưa có những quyết định chính thức, nhưng với những dấu hiệu ban đầu chứng tỏ thiện chí của phía chính quyền như vậy, chúng ta cũng hy vọng sắp tới đây sẽ nhìn thấy đựoc những động thái tích cực hơn nữa của phía chính quyền Việt Nam.
LM Nguyễn Văn Khải: Vâng. Tôi cũng lạc quan như chị. Tôi tin rằng điều ấy sẽ sớm trở thành hiện thực, mang lại niềm tin, niềm hy vọng cho những người thấp cổ bé miệng đang đấu tranh để tìm công bằng công lý. Điều đấy cũng tốt cho dân tộc Việt Nam trong xu hướng mở cửa và hội nhập lúc này.
Trà Mi: Dạ vâng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Linh Mục Ngưyễn Văn Khải đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
LM Nguyễn Văn Khải: Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn chị và Ban Việt Ngữ của Đài Á Châu Tự Do. Nhờ cái việc đưa tin của quý vị thì cái tiếng nói của những người thấp cổ bé miệng, tiếng nói yếu ớt của chúng tôi cũng được ít nhiều người trên thế giớí biết tới mà bày tỏ lòng thông cảm với chúng tôi.
Trà Mi