Dan Lee
02-04-2008, 08:54 PM
Ngày 4 tháng 2: Kính Thánh Veronica
Theo như lời truyền tụng rất đáng yêu, thì bà Veronica là người đàn bà thành Jerusalem đi theo than khóc khi Chúa Kitô đang vác cây Thánh giá nặng nề trên đường đi đến đồi Golgotha. Thấy Chúa mồ hôi nhể nhải, bước đi không nỗi, bà quá sức xúc động không hề sợ hãi quân dữ, bà chạy đến lấy chiếc khăn choàng lau mặt cho Chúa, sau đó Chúa đã làm phép lạ in mặt Chúa vào chiếc khăn choàng của bà.
Trong sách Tin Mừng không hề ghi chép sự việc này chỉ có sách của Nicodemus có ghi lại phép lạ này và được phổ biến vào thế kỷ thứ 4. Nhiều thần học gia đã xác định bà là một trong những người đàn bà vô danh được nhắc đến trong các sách Tin Mừng. Tên bà có nghĩa tượng trưng là “vera icon” (hình ảnh chân thật).
Với thời gian, các tín hữu chú trọng đến phép lạ về chiếc khăn choàng có in mặt Chúa hơn là cử chỉ đầy lòng yêu thương và bác ái. Vào thời Trung cổ việc đi tìm kiếm các di tích về Chúa Giêsu trở thành một ám ảnh. Cây Thánh giá gổ, chiếc vòng gai, chiếc áo choàng của Chúa v.v được nhắc nhở như một di tích thánh.
Trong Thánh đường thánh Phêrô ở Roma đã giữ một chiếc khăn choàng được ghi lại là của bà thánh Veronica trong nhiều thế kỷ và chỉ có tích cách tượng trưng. Giáo Hội cũng không ghi tên Veronica vào danh sách các thánh trong niên lịch phụng vụ.
Tuy vậy câu chuyện về thánh Veronica vẫn được đọc trong đoạn đường Thánh giá để nói lên lòng tin tưởng và sùng kính đặc biệt cuộc Thương khó của Chúa Giêsu Kitô. Nếu Veronica là một môn đồ trung kiên thì chắc chắn phải được kể lại trong sách Tin Mừng, vì đây là một cử chỉ đầy can đảm và đầy lòng yêu thương, còn chúng ta đứng trước cảnh huống đó thì chúng ta sẽ hành động như thế nào?
Lẽ dỉ nhiên câu chuyện về bà Veronica chứng tỏ Bà không phải là một môn đồ của Chúa Giêsu. Bà chỉ là người đàn bà mủi lòng trước cảnh thương tâm vì lòng bác ái, bà đã lấy khăn lau mặt cho Chúa, nhưng chính Chúa đã tỏ cho bà biết Chúa chính thật là Ðấng Kitô.
Câu chuyện truyền tụng vế bà Veronica dù chỉ là tượng trưng, chúng ta cũng không cần phải lui lại hai ngàn năm để làm cử chỉ bác ái đầy can đảm đó. Chúng hãy khám phá và thực hành Lời Chúa sau đây: “Ta bảo thật các ngươi; mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mat 25:35).
PhóTế Huỳnh Mai Trác
Theo như lời truyền tụng rất đáng yêu, thì bà Veronica là người đàn bà thành Jerusalem đi theo than khóc khi Chúa Kitô đang vác cây Thánh giá nặng nề trên đường đi đến đồi Golgotha. Thấy Chúa mồ hôi nhể nhải, bước đi không nỗi, bà quá sức xúc động không hề sợ hãi quân dữ, bà chạy đến lấy chiếc khăn choàng lau mặt cho Chúa, sau đó Chúa đã làm phép lạ in mặt Chúa vào chiếc khăn choàng của bà.
Trong sách Tin Mừng không hề ghi chép sự việc này chỉ có sách của Nicodemus có ghi lại phép lạ này và được phổ biến vào thế kỷ thứ 4. Nhiều thần học gia đã xác định bà là một trong những người đàn bà vô danh được nhắc đến trong các sách Tin Mừng. Tên bà có nghĩa tượng trưng là “vera icon” (hình ảnh chân thật).
Với thời gian, các tín hữu chú trọng đến phép lạ về chiếc khăn choàng có in mặt Chúa hơn là cử chỉ đầy lòng yêu thương và bác ái. Vào thời Trung cổ việc đi tìm kiếm các di tích về Chúa Giêsu trở thành một ám ảnh. Cây Thánh giá gổ, chiếc vòng gai, chiếc áo choàng của Chúa v.v được nhắc nhở như một di tích thánh.
Trong Thánh đường thánh Phêrô ở Roma đã giữ một chiếc khăn choàng được ghi lại là của bà thánh Veronica trong nhiều thế kỷ và chỉ có tích cách tượng trưng. Giáo Hội cũng không ghi tên Veronica vào danh sách các thánh trong niên lịch phụng vụ.
Tuy vậy câu chuyện về thánh Veronica vẫn được đọc trong đoạn đường Thánh giá để nói lên lòng tin tưởng và sùng kính đặc biệt cuộc Thương khó của Chúa Giêsu Kitô. Nếu Veronica là một môn đồ trung kiên thì chắc chắn phải được kể lại trong sách Tin Mừng, vì đây là một cử chỉ đầy can đảm và đầy lòng yêu thương, còn chúng ta đứng trước cảnh huống đó thì chúng ta sẽ hành động như thế nào?
Lẽ dỉ nhiên câu chuyện về bà Veronica chứng tỏ Bà không phải là một môn đồ của Chúa Giêsu. Bà chỉ là người đàn bà mủi lòng trước cảnh thương tâm vì lòng bác ái, bà đã lấy khăn lau mặt cho Chúa, nhưng chính Chúa đã tỏ cho bà biết Chúa chính thật là Ðấng Kitô.
Câu chuyện truyền tụng vế bà Veronica dù chỉ là tượng trưng, chúng ta cũng không cần phải lui lại hai ngàn năm để làm cử chỉ bác ái đầy can đảm đó. Chúng hãy khám phá và thực hành Lời Chúa sau đây: “Ta bảo thật các ngươi; mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mat 25:35).
PhóTế Huỳnh Mai Trác