delta
02-05-2008, 11:02 AM
An Toàn Lái Xe
Lái xe hơi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày.
Tuy lão niên ta không còn đến sở đi làm như trước đây nhưng vẫn còn nhiều dịp phải dùng tới xe hơi. Lái xe đi chợ mua thực phẩm Việt Nam, đi lễ, đi thăm bạn bè, xuống phố uống cà phê buổi sáng với thân hữu, đến thăm các cháu, ra phi trường hay bến xe bus đón bạn hiền phương xa tới chơi.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu, lái xe còn được coi như một biểu tượng của khả năng tự lo, tự liệu. Nếu vì nguyên nhân nào đó mà hết lái xe được thì ta coi như không có chân, tù cẳng lại còn mất đi dấu tích độc lập, niềm kiêu hãnh cuối.
Cho nên đã có so sánh, tuy hơi quá, là: với người cao tuổi, mất bằng lái xe là điều bất hạnh thứ nhì sau khi chẳng may mất người phối ngẫu.
Tuy nhiên tới một tuổi nào đó ta cũng cần xét lại xem mình lái xe còn an toàn không cũng như nếu tiếp tục lái, có những điều gì cần ghi nhớ để phương diện di chuyển này được hạnh thông.
Trong điều kiện bình thường, khi còn duy trì tất cả chức năng, thì người cao tuổi vẫn lái xe được cho tới tuổi 70, 80 và họ sẽ thích ứng thói quen lái xe với tuổi tác của mình.
Theo các hãng bảo hiểm thì quý vị ở tuổi 60, 70 ít gây ra tai nạn xe cộ hơn người ở lứa tuổi đôi mươi. Họ đã có kinh nghiệm lái an toàn từ nhiều năm; ý thức được rằng lái xe và rượu say không đi đôi với nhau; họ ít lái xe ban đêm, khi thời tiết xấu, hay vào thời điểm trong ngày có đông xe cộ lưu thông; họ ít gây ra tai nạn do lái xe quá nhanh, lái bất cẩn. Với họ, tai nạn thường xẩy ra khi họ không nhìn thấy dấu hiệu chỉ đường, không nhường tay mặt tay trái, đang lái ngưng lại bất thình lình, bất cẩn khi ra vào xa lộ
Yếu tố ảnh hưởng tới khả năng lái xe
1- Nhiều dược phẩm có ảnh hưởng tới khả năng lái xe tự động vì tác dụng làm buồn ngủ của thuốc, hoặc ảnh hưởng tới khả năng nhận thức. Đó là các loại thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, thuốc ngủ, thuốc trị bệnh trầm cảm, thuốc trị đau nhức và thư giãn cơ bắp. Ảnh hưởng của say rượu vào sự lái xe thì quá rõ ràng.
Khi cho toa thuốc, bác sĩ đều lưu ý bệnh nhân là uống thuốc nào không nên hoặc không được lái xe. Đôi khi giờ uống thuốc cũng được thay đổi để khỏi trùng hợp với thời gian cần phải lái xe nhiều trong ngày.
2- Một vài bệnh ảnh hưởng tới sự an toàn lái xe: các bệnh về cơ bắp, khớp xương, giảm thính thị giác, sa sút trí tuệ, bệnh tâm thần, tai biến động mạch não, nghiền rượu ma túy, bệnh Parkinson, kinh phong, tiểu đường, bệnh tim.
Một nghiên cứu mới đây cho hay người mắc bệnh tiểu đường đang được điều trị bằng Insulin hay thuốc viên để hạ đường, dễ gây tai nạn vì đường trong máu giảm xuống bất thình lình, làm cho bệnh nhân mất định hướng.
3- Thay đổi chức năng theo tuổi cao- Những thay đổi về thính thị giác, về sự chú ý, khả năng xét đoán, phản ứng trước biến cố đều ảnh hưởng tới khả năng lái xe.
Về thị giác: Có nhiều nghiên cứu cho hay thị giác là yếu tố căn bản trong việc lái xe vì nó cung cấp tới 90% những dữ kiện cần thiết cho công việc này. Vì thế khi lấy bằng lái xe, ta được đo thị lực (visual acuity) và tầm nhìn (visual field) .
Hầu hết các quốc gia đòi hỏi một thị lực là 20/40 để có bằng lái không hạn chế; nếu thị lực kém hơn 20/40 thì người lái phải chịu một số hạn chế .
Còn về tầm nhìn, tức là khả năng nhìn thấy chung quanh khi mắt không cử động, thì cần một khẩu độ là 140 độ. Mắt bình thường có khẩu độ 160- 180 trong ánh sáng ban ngày. Một nghiên cứu của trường Đại Học Birmingham, Alabama, cho hay là, với người cao tuổi, tai nạn xe cộ thường xẩy ra ở ngã ba, ngã tư đường vì tầm nhìn hữu ích tổng quát bị thu hẹp lại, sự vật trước mắt không được nhận biết vì kém tập trung.
Trời tranh tối tranh sáng hay thời tiết xấu (mưa, bão tuyết), khẩu độ giảm đi nhiều, khiến người lái gặp khó khăn. Lái xe ban đêm, người cao tuổi dễ bị bối rối, chóa mắt khi xe ngược chiều để đèn rọi quá sáng.
Đồng thời người cao tuổi cũng có khuynh hướng ước lượng ít đi tốc độ của các xe khác nên khi vượt qua mặt, tai nạn dễ xẩy ra.
Thời gian phản ứng ở người cao tuổi chậm lại. Trước một biến cố, cần thắng xe thì họ cần thời gian lâu hơn để đạp chân thắng. Đôi khi vì gân cốt yếu, chân gas chân thắng đạp không đều, tay lái không phối hợp nhịp nhàng, trí nhớ không tập trung cũng là nguyên nhân đưa tới tai nạn.
Ngoài ra để cân bằng sự giảm khả năng lái vì thay đổi cơ thể khi về già, họ thường ngồi lái với vị thế cứng nhắc, ôm lấy tay lái, không nhận thức được biến chuyển xẩy ra ở chung quanh.
Một số điều cần lưu ý khi tiếp tục lái xe
Mặc dù có nhu cầu lái xe nhưng ta cũng cần để ý tới sự an toàn cho cá nhân mình và cho người khác. Khi thấy khả năng lái xe của mình không còn nhậy bén thì ta cũng cần cân nhắc có nên tiếp tục lái với nhiều cẩn thận hơn hay quyết định ngưng lái.
1- Nếu thính, thị giác kém, nên luôn luôn mang kính điều chỉnh, máy nghe.
2- Không nên lái xe khi trời mưa to hay có tuyết. Đang lái mà có mưa to, nên áp vào lề đường đợi mưa qua. Không lái xe khi có sương mù.
3-Khi đang lái mà cảm thấy buồn ngủ thì nên tạt vào nơi nghỉ chân hay vào lề đường để nghỉ, nhắm mắt mươi phút cho tỉnh táo rồi lái tiếp. Lái đường xa đôi khi thấy quá đều, buồn, nên sau vài giờ lái cũng nên dừng chân nghỉ cho thoải mái.
4- Tập trung vào việc điều khiển xe, tránh chia trí vì nói chuyện, nghe âm nhạc, nói chuyện trong điện thoại di động. Giữ cảm xúc bình thường, không để giận dữ, bực mình, sốt ruột ảnh hưởng tới tâm trí mình. Mới đây việc sử dụng điện thoại di động trong khi đang lái đã được cho là nguy cơ lớn gây tai nạn, vì thế người cao tuổi ta có lẽ không nên dùng. Đồng thời cũng nên tránh cảnh một người lái, một người ngồi bên điều khiển, ra lệnh, thắng gió.
5- Giữ khoảng cách giữa hai xe trong khoảng an toàn vì thời gian phản ứng của ta chậm lại khi cần thắng gấp. Khi từ xe mình mà ta có thể đọc được nhãn hiệu trên bảng số xe trước, là ta lái quá gần. Lái với tốc độ 30 dặm một giờ, ta cần 4 giây đồng hồ hay khoảng cách của năm xe để thắng an toàn.
6- Tại ngã tư đèn xanh đỏ, đợi khoảng 3 giây sau khi đèn đổi sang xanh hãy đi, vì nhiều người bên mặt trái đôi khi đèn vàng còn cố vượt qua. Cẩn thận tối đa khi đổi làn đường, ra vào xa lộ, quẹo mặt, quẹo trái.
7- Tránh lái trên trục lộ có nhiều xe cộ lưu thông. Chỉ nên lái khi trời còn sáng vì ban đêm, mắt chỉ nhìn được 1/6 khoảng đường phía trước so với ban ngày. Giới hạn sự lái xe cho nhu cầu quan trọng. Tránh lái về hướng mặt trời đang lặn vì mắt già không thích ứng được với tia nắng chói tỏa rộng.-
8- Tạo thói quen mang dây an toàn để tránh thương tích gây ra không những do hai xe đụng nhau mà phần lớn còn do cơ thể mình đập đụng vào các thành phần trong xe mình ngồi. Kể từ khi nịt an toàn được bắt buộc, số tử vong do tai nạn xe hơi giảm đi tới 45%. Từ năm 1990, túi không khí an toàn đã được gắn vào xe để bảo vệ người lái và người ngồi băng trước, nhưng túi này không phải là thay thế cho nịt an toàn.
Ngoài ra cũng nên năng kiểm soát xe coi có chạy tốt không; lau kính xe, đèn trước để tăng tầm nhìn; hiểu rõ cách sử dụng các đặc trưng của xe; điều chỉnh ghế ngồi cho thoải mái, điều chỉnh gương phản chiếu để nhìn rõ ràng chung quanh.
Ngưng lái xe
Thường thường người cao tuổi ngưng lái xe vì thị giác suy giảm trầm trọng, khi có hậu quả của thương tích gẫy xương, đau bệnh tim, sa sút trí tuệ.
Đôi khi gia đình cũng quan tâm tới việc lái xe của thân nhân vì phát hiện những thay đổi có nguy cơ gây ra tai nạn và cầu cứu bác sĩ gia đình can thiệp. Theo luật lệ hiện hành thì bác sĩ chỉ có thể góp ý kiến về khả năng lái xe, chứ không có quyền quyết định. Quyền này nằm trong phạm vi cơ quan cấp phát bằng lái xe.
Tại Hoa Kỳ, bằng lái xe có giá trị trên toàn quốc, nhưng luật lệ điều hành việc lái xe thay đổi tùy theo từng tiểu bang. Ở Nữu Ước, bệnh nhân có thể kiện bác sĩ khi họ mất bằng lái vì bác sĩ báo cho sở cấp phát bằng lái tình trạng bệnh của họ. Trái lại ở California, bác sĩ vi phạm luật nếu không thông báo cho cơ quan này về bệnh tật có thể ảnh hưởng tới điều khiển xe tự động của bệnh nhân.
Cho tới năm 1991, 46 tiểu bang Hoa Kỳ giới hạn lái xe đối với bệnh nhân bị bệnh kinh phong; 26 tiểu bang giới hạn người bị bệnh tiểu đường mà hay bị bất tỉnh; và 8 tiểu bang giới hạn người có nhịp tim loạn xạ không được lái xe.
Thích nghi với hết lái xe
Khi không còn lái xe được không có nghĩa là mất tự do, ngồi lỳ ở nhà, giảm hết các sinh hoạt, liên lạc với xã hội, sống thụ động. Ta có thể kiếm các phương tiện khác thay thế như đi taxi, xe chuyên chở công cộng, đi nhờ người nhà hay quá giang có trả tiền với lối xóm. Đồng thời cũng sẵn sàng đón nhận, thích ứng với một vài hậu quả của không lái xe như gia tăng buồn chán và giảm mức độ trong những sinh hoạt mà trước đây ta vẫn làm.
Một vấn đề rất tế nhị đang được bàn cãi là có nên trắc nghiệm người cao tuổi về khả năng lái xe mỗi khi họ đổi bằng lái ngoài việc kiểm tra thị lực. Có ý kiến cho trắc nghiệm như vậy là kỳ thị người già, không cần thiết vì đa số người già đều ý thức và kiểm soát được hành động của mình. Tuy vậy nhiều tiểu bang đã có những lớp ôn lại bài học căn bản về lái xe, luyện lại sự nhậy bén, phản ứng của cơ thể khi điều khiển xe tự động.
Nhiều vị cao tuổi vui vẻ tham dự để kiểm tra lại khả năng của mình. Đó là thái độ đáng khuyến khích để tránh tai nạn xẩy ra cho mình và cho người khác.
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
:alert:
Lái xe hơi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày.
Tuy lão niên ta không còn đến sở đi làm như trước đây nhưng vẫn còn nhiều dịp phải dùng tới xe hơi. Lái xe đi chợ mua thực phẩm Việt Nam, đi lễ, đi thăm bạn bè, xuống phố uống cà phê buổi sáng với thân hữu, đến thăm các cháu, ra phi trường hay bến xe bus đón bạn hiền phương xa tới chơi.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu, lái xe còn được coi như một biểu tượng của khả năng tự lo, tự liệu. Nếu vì nguyên nhân nào đó mà hết lái xe được thì ta coi như không có chân, tù cẳng lại còn mất đi dấu tích độc lập, niềm kiêu hãnh cuối.
Cho nên đã có so sánh, tuy hơi quá, là: với người cao tuổi, mất bằng lái xe là điều bất hạnh thứ nhì sau khi chẳng may mất người phối ngẫu.
Tuy nhiên tới một tuổi nào đó ta cũng cần xét lại xem mình lái xe còn an toàn không cũng như nếu tiếp tục lái, có những điều gì cần ghi nhớ để phương diện di chuyển này được hạnh thông.
Trong điều kiện bình thường, khi còn duy trì tất cả chức năng, thì người cao tuổi vẫn lái xe được cho tới tuổi 70, 80 và họ sẽ thích ứng thói quen lái xe với tuổi tác của mình.
Theo các hãng bảo hiểm thì quý vị ở tuổi 60, 70 ít gây ra tai nạn xe cộ hơn người ở lứa tuổi đôi mươi. Họ đã có kinh nghiệm lái an toàn từ nhiều năm; ý thức được rằng lái xe và rượu say không đi đôi với nhau; họ ít lái xe ban đêm, khi thời tiết xấu, hay vào thời điểm trong ngày có đông xe cộ lưu thông; họ ít gây ra tai nạn do lái xe quá nhanh, lái bất cẩn. Với họ, tai nạn thường xẩy ra khi họ không nhìn thấy dấu hiệu chỉ đường, không nhường tay mặt tay trái, đang lái ngưng lại bất thình lình, bất cẩn khi ra vào xa lộ
Yếu tố ảnh hưởng tới khả năng lái xe
1- Nhiều dược phẩm có ảnh hưởng tới khả năng lái xe tự động vì tác dụng làm buồn ngủ của thuốc, hoặc ảnh hưởng tới khả năng nhận thức. Đó là các loại thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, thuốc ngủ, thuốc trị bệnh trầm cảm, thuốc trị đau nhức và thư giãn cơ bắp. Ảnh hưởng của say rượu vào sự lái xe thì quá rõ ràng.
Khi cho toa thuốc, bác sĩ đều lưu ý bệnh nhân là uống thuốc nào không nên hoặc không được lái xe. Đôi khi giờ uống thuốc cũng được thay đổi để khỏi trùng hợp với thời gian cần phải lái xe nhiều trong ngày.
2- Một vài bệnh ảnh hưởng tới sự an toàn lái xe: các bệnh về cơ bắp, khớp xương, giảm thính thị giác, sa sút trí tuệ, bệnh tâm thần, tai biến động mạch não, nghiền rượu ma túy, bệnh Parkinson, kinh phong, tiểu đường, bệnh tim.
Một nghiên cứu mới đây cho hay người mắc bệnh tiểu đường đang được điều trị bằng Insulin hay thuốc viên để hạ đường, dễ gây tai nạn vì đường trong máu giảm xuống bất thình lình, làm cho bệnh nhân mất định hướng.
3- Thay đổi chức năng theo tuổi cao- Những thay đổi về thính thị giác, về sự chú ý, khả năng xét đoán, phản ứng trước biến cố đều ảnh hưởng tới khả năng lái xe.
Về thị giác: Có nhiều nghiên cứu cho hay thị giác là yếu tố căn bản trong việc lái xe vì nó cung cấp tới 90% những dữ kiện cần thiết cho công việc này. Vì thế khi lấy bằng lái xe, ta được đo thị lực (visual acuity) và tầm nhìn (visual field) .
Hầu hết các quốc gia đòi hỏi một thị lực là 20/40 để có bằng lái không hạn chế; nếu thị lực kém hơn 20/40 thì người lái phải chịu một số hạn chế .
Còn về tầm nhìn, tức là khả năng nhìn thấy chung quanh khi mắt không cử động, thì cần một khẩu độ là 140 độ. Mắt bình thường có khẩu độ 160- 180 trong ánh sáng ban ngày. Một nghiên cứu của trường Đại Học Birmingham, Alabama, cho hay là, với người cao tuổi, tai nạn xe cộ thường xẩy ra ở ngã ba, ngã tư đường vì tầm nhìn hữu ích tổng quát bị thu hẹp lại, sự vật trước mắt không được nhận biết vì kém tập trung.
Trời tranh tối tranh sáng hay thời tiết xấu (mưa, bão tuyết), khẩu độ giảm đi nhiều, khiến người lái gặp khó khăn. Lái xe ban đêm, người cao tuổi dễ bị bối rối, chóa mắt khi xe ngược chiều để đèn rọi quá sáng.
Đồng thời người cao tuổi cũng có khuynh hướng ước lượng ít đi tốc độ của các xe khác nên khi vượt qua mặt, tai nạn dễ xẩy ra.
Thời gian phản ứng ở người cao tuổi chậm lại. Trước một biến cố, cần thắng xe thì họ cần thời gian lâu hơn để đạp chân thắng. Đôi khi vì gân cốt yếu, chân gas chân thắng đạp không đều, tay lái không phối hợp nhịp nhàng, trí nhớ không tập trung cũng là nguyên nhân đưa tới tai nạn.
Ngoài ra để cân bằng sự giảm khả năng lái vì thay đổi cơ thể khi về già, họ thường ngồi lái với vị thế cứng nhắc, ôm lấy tay lái, không nhận thức được biến chuyển xẩy ra ở chung quanh.
Một số điều cần lưu ý khi tiếp tục lái xe
Mặc dù có nhu cầu lái xe nhưng ta cũng cần để ý tới sự an toàn cho cá nhân mình và cho người khác. Khi thấy khả năng lái xe của mình không còn nhậy bén thì ta cũng cần cân nhắc có nên tiếp tục lái với nhiều cẩn thận hơn hay quyết định ngưng lái.
1- Nếu thính, thị giác kém, nên luôn luôn mang kính điều chỉnh, máy nghe.
2- Không nên lái xe khi trời mưa to hay có tuyết. Đang lái mà có mưa to, nên áp vào lề đường đợi mưa qua. Không lái xe khi có sương mù.
3-Khi đang lái mà cảm thấy buồn ngủ thì nên tạt vào nơi nghỉ chân hay vào lề đường để nghỉ, nhắm mắt mươi phút cho tỉnh táo rồi lái tiếp. Lái đường xa đôi khi thấy quá đều, buồn, nên sau vài giờ lái cũng nên dừng chân nghỉ cho thoải mái.
4- Tập trung vào việc điều khiển xe, tránh chia trí vì nói chuyện, nghe âm nhạc, nói chuyện trong điện thoại di động. Giữ cảm xúc bình thường, không để giận dữ, bực mình, sốt ruột ảnh hưởng tới tâm trí mình. Mới đây việc sử dụng điện thoại di động trong khi đang lái đã được cho là nguy cơ lớn gây tai nạn, vì thế người cao tuổi ta có lẽ không nên dùng. Đồng thời cũng nên tránh cảnh một người lái, một người ngồi bên điều khiển, ra lệnh, thắng gió.
5- Giữ khoảng cách giữa hai xe trong khoảng an toàn vì thời gian phản ứng của ta chậm lại khi cần thắng gấp. Khi từ xe mình mà ta có thể đọc được nhãn hiệu trên bảng số xe trước, là ta lái quá gần. Lái với tốc độ 30 dặm một giờ, ta cần 4 giây đồng hồ hay khoảng cách của năm xe để thắng an toàn.
6- Tại ngã tư đèn xanh đỏ, đợi khoảng 3 giây sau khi đèn đổi sang xanh hãy đi, vì nhiều người bên mặt trái đôi khi đèn vàng còn cố vượt qua. Cẩn thận tối đa khi đổi làn đường, ra vào xa lộ, quẹo mặt, quẹo trái.
7- Tránh lái trên trục lộ có nhiều xe cộ lưu thông. Chỉ nên lái khi trời còn sáng vì ban đêm, mắt chỉ nhìn được 1/6 khoảng đường phía trước so với ban ngày. Giới hạn sự lái xe cho nhu cầu quan trọng. Tránh lái về hướng mặt trời đang lặn vì mắt già không thích ứng được với tia nắng chói tỏa rộng.-
8- Tạo thói quen mang dây an toàn để tránh thương tích gây ra không những do hai xe đụng nhau mà phần lớn còn do cơ thể mình đập đụng vào các thành phần trong xe mình ngồi. Kể từ khi nịt an toàn được bắt buộc, số tử vong do tai nạn xe hơi giảm đi tới 45%. Từ năm 1990, túi không khí an toàn đã được gắn vào xe để bảo vệ người lái và người ngồi băng trước, nhưng túi này không phải là thay thế cho nịt an toàn.
Ngoài ra cũng nên năng kiểm soát xe coi có chạy tốt không; lau kính xe, đèn trước để tăng tầm nhìn; hiểu rõ cách sử dụng các đặc trưng của xe; điều chỉnh ghế ngồi cho thoải mái, điều chỉnh gương phản chiếu để nhìn rõ ràng chung quanh.
Ngưng lái xe
Thường thường người cao tuổi ngưng lái xe vì thị giác suy giảm trầm trọng, khi có hậu quả của thương tích gẫy xương, đau bệnh tim, sa sút trí tuệ.
Đôi khi gia đình cũng quan tâm tới việc lái xe của thân nhân vì phát hiện những thay đổi có nguy cơ gây ra tai nạn và cầu cứu bác sĩ gia đình can thiệp. Theo luật lệ hiện hành thì bác sĩ chỉ có thể góp ý kiến về khả năng lái xe, chứ không có quyền quyết định. Quyền này nằm trong phạm vi cơ quan cấp phát bằng lái xe.
Tại Hoa Kỳ, bằng lái xe có giá trị trên toàn quốc, nhưng luật lệ điều hành việc lái xe thay đổi tùy theo từng tiểu bang. Ở Nữu Ước, bệnh nhân có thể kiện bác sĩ khi họ mất bằng lái vì bác sĩ báo cho sở cấp phát bằng lái tình trạng bệnh của họ. Trái lại ở California, bác sĩ vi phạm luật nếu không thông báo cho cơ quan này về bệnh tật có thể ảnh hưởng tới điều khiển xe tự động của bệnh nhân.
Cho tới năm 1991, 46 tiểu bang Hoa Kỳ giới hạn lái xe đối với bệnh nhân bị bệnh kinh phong; 26 tiểu bang giới hạn người bị bệnh tiểu đường mà hay bị bất tỉnh; và 8 tiểu bang giới hạn người có nhịp tim loạn xạ không được lái xe.
Thích nghi với hết lái xe
Khi không còn lái xe được không có nghĩa là mất tự do, ngồi lỳ ở nhà, giảm hết các sinh hoạt, liên lạc với xã hội, sống thụ động. Ta có thể kiếm các phương tiện khác thay thế như đi taxi, xe chuyên chở công cộng, đi nhờ người nhà hay quá giang có trả tiền với lối xóm. Đồng thời cũng sẵn sàng đón nhận, thích ứng với một vài hậu quả của không lái xe như gia tăng buồn chán và giảm mức độ trong những sinh hoạt mà trước đây ta vẫn làm.
Một vấn đề rất tế nhị đang được bàn cãi là có nên trắc nghiệm người cao tuổi về khả năng lái xe mỗi khi họ đổi bằng lái ngoài việc kiểm tra thị lực. Có ý kiến cho trắc nghiệm như vậy là kỳ thị người già, không cần thiết vì đa số người già đều ý thức và kiểm soát được hành động của mình. Tuy vậy nhiều tiểu bang đã có những lớp ôn lại bài học căn bản về lái xe, luyện lại sự nhậy bén, phản ứng của cơ thể khi điều khiển xe tự động.
Nhiều vị cao tuổi vui vẻ tham dự để kiểm tra lại khả năng của mình. Đó là thái độ đáng khuyến khích để tránh tai nạn xẩy ra cho mình và cho người khác.
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
:alert: