delta
02-05-2008, 12:15 PM
CÂY THUỐC: Lá Ngân Hạnh (Gingo biloba)
Phan Quốc Kinh,TS
Lá ngân hạnh - một dược liệu có nhiều công dụng quí giá
Quả ngân hạnh (ginkgo biloba) hay còn gọi là bạch quả đã được ghi trong sách thuốc cổ truyền Trung Hoa từ 2.800 năm trước Công nguyên. Cây ngân hạnh được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Sau này người Anh, Ðức, Pháp đưa ngân hạnh về châu Âu để trồng làm cây cảnh, cây xanh trong các vườn hoa vì lá ngân hạnh rất đẹp.
Y học cổ truyền phương Ðông dùng quả ngân hạnh làm thuốc tiêu đờm, chữa hen, trị khí hư, bạch đới tiêu độc, sát trùng. Hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng lớn quả ngân hạnh từ Trung Quốc.
Các nhà khoa học châu Âu khi nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng của lá ngân hạnh đã phát hiện được các hoạt chất có trong lá ngân hạnh có tác dụng bổ não, chống lão hóa, giúp cho người già khôi phục trí nhớ, trị chứng ngủ gà ngủ gật, kém trí nhớ, hay cáu gắt của người cao tuổi.
Cao lá bạch quả còn có tác dụng phòng và điều trị các bệnh tổn thương các mạch máu ở não, điều trị đau đầu, chóng mặt. Do tác dụng dẫn máu lưu thông dễ dàng lên não của nó nên nó có tác dụng nuôi dưỡng tốt các tế bào của não. Cũng do cao lá ngân hạnh có tác dụng tăng lưu lượng máu đến các cơ quan sinh dục nam nên nó có tác dụng tăng sự cương cứng ở cơ quan sinh dục nam. Các kết quả này đã được xác minh ở Ðức, ý và hiện nay cao lá bạch quả còn được dùng trong điều trị suy nhược sinh dục ở nam giới.
Các hoạt chất chính của lá bạch quả là flavonoid và terpenoid. Nhóm terpenoid gồm có ginkgolid (diterpen) và bilobalid (sesqui terpen). Y học hiện đại sử dụng cao lá bạch quả có chứa 24% các chất flaonoid và 6% các chất terpenoid dưới dạng viên nang hay dạng dịch để uống. Các sản phẩm của lá ngân hạnh được tiêu thụ rất rộng rãi trên thị trường thế giới. Các sản phẩm nay đang được bán ở Việt Nam với giá tương đối cao.
Trước đây các nhà thực vật Pháp đã tìm thấy một số cây ngân hạnh ở vùng núi miền Bắc Việt Nam. Hiện tại, Viện dược liệu đang bắt đầu trồng cây này ở Sa Pa và Văn Ðiển.
TS. Phan Quốc Kinh
(Ngày: 13-08-2002 - Theo Báo SK&ÐS)
:alert:
Phan Quốc Kinh,TS
Lá ngân hạnh - một dược liệu có nhiều công dụng quí giá
Quả ngân hạnh (ginkgo biloba) hay còn gọi là bạch quả đã được ghi trong sách thuốc cổ truyền Trung Hoa từ 2.800 năm trước Công nguyên. Cây ngân hạnh được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Sau này người Anh, Ðức, Pháp đưa ngân hạnh về châu Âu để trồng làm cây cảnh, cây xanh trong các vườn hoa vì lá ngân hạnh rất đẹp.
Y học cổ truyền phương Ðông dùng quả ngân hạnh làm thuốc tiêu đờm, chữa hen, trị khí hư, bạch đới tiêu độc, sát trùng. Hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng lớn quả ngân hạnh từ Trung Quốc.
Các nhà khoa học châu Âu khi nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng của lá ngân hạnh đã phát hiện được các hoạt chất có trong lá ngân hạnh có tác dụng bổ não, chống lão hóa, giúp cho người già khôi phục trí nhớ, trị chứng ngủ gà ngủ gật, kém trí nhớ, hay cáu gắt của người cao tuổi.
Cao lá bạch quả còn có tác dụng phòng và điều trị các bệnh tổn thương các mạch máu ở não, điều trị đau đầu, chóng mặt. Do tác dụng dẫn máu lưu thông dễ dàng lên não của nó nên nó có tác dụng nuôi dưỡng tốt các tế bào của não. Cũng do cao lá ngân hạnh có tác dụng tăng lưu lượng máu đến các cơ quan sinh dục nam nên nó có tác dụng tăng sự cương cứng ở cơ quan sinh dục nam. Các kết quả này đã được xác minh ở Ðức, ý và hiện nay cao lá bạch quả còn được dùng trong điều trị suy nhược sinh dục ở nam giới.
Các hoạt chất chính của lá bạch quả là flavonoid và terpenoid. Nhóm terpenoid gồm có ginkgolid (diterpen) và bilobalid (sesqui terpen). Y học hiện đại sử dụng cao lá bạch quả có chứa 24% các chất flaonoid và 6% các chất terpenoid dưới dạng viên nang hay dạng dịch để uống. Các sản phẩm của lá ngân hạnh được tiêu thụ rất rộng rãi trên thị trường thế giới. Các sản phẩm nay đang được bán ở Việt Nam với giá tương đối cao.
Trước đây các nhà thực vật Pháp đã tìm thấy một số cây ngân hạnh ở vùng núi miền Bắc Việt Nam. Hiện tại, Viện dược liệu đang bắt đầu trồng cây này ở Sa Pa và Văn Ðiển.
TS. Phan Quốc Kinh
(Ngày: 13-08-2002 - Theo Báo SK&ÐS)
:alert: