PDA

View Full Version : Hãy Xử Dụng Bộ Não Của Bạn Thật Hiệu Quả -Hoàng Quý



delta
02-05-2008, 04:52 PM
Hãy Xử Dụng Bộ Não Của Bạn Thật Hiệu Quả

Hoàng Quý

Người phụ nữ đang nói chuyện qua điện thoại quan tâm đến việc tham dự 1 khóa học về trí nhớ. Vấn đề thường gặp của cô ấy là khó khăn trong việc ghi nhớ tên người, các số điện thoại và các cuộc hẹn trong lịch trình làm việc rất bận rộn của cô ta. Người giáo viên, Cynthia Green, lắng nghe cẩn thận câu chuyện đầy thống khổ của người phụ nữ nọ rồi hỏi 1 số câu hỏi về cuộc sống của cô ta. "Có thể cô đang quẫn trí", Green nêu ý kiến, giải thích với cô ta rằng khóa học của cô chú trọng đến tầm quan trọng của việc lưu tâm đến những gì bạn muốn nhớ. Sau cùng, cô ta xin ghi danh tham dự khoá học.

Một tuần trước khi khóa học bắt đầu, người phụ nữ nọ gọi cho Green 1 lần nữa để hủy chỗ học của mình. "Cô ta nói đã áp dụng những chỉ dẫn nhỏ mà tôi đã bảo cho cô ta", Green nói, "và điều đó giúp cô ta nhiều đến mức cô ta không cảm thấy cần phải tham gia khóa học này nữa".

Với cương vị là giám đốc chương trình Tăng cường trí nhớ ở trung tâm Y khoa Mount Sinai tại New york, nhà tâm lý học, tiến sĩ Cynthia Green nhận thấy rằng sự đãng trí của bạn thường ít gặp khó khăn trong việc phục hồi thông tin hơn là ghi nhớ thông tin. "Bạn không thể nhớ những gì bạn không lưu tâm", cô nói. Green đưa ra 1 bằng chứng về việc một người phụ nữ đọc báo buổi sáng trong lúc đang uống tách cà phê đầu tiên, lắng nghe chồng mình và xem chương trình tin tức buổi sáng- và sau đó cô ta thắc mắc là tại sao mình không thể nhớ lại những bức ảnh nhình thấy ở đầu trang B4.

Những cảm xúc thường gặp như vậy xảy ra trong bộ nhớ khi Green hoàn thành công việc nghiên cứu và suy nghĩ tìm cách trở lại và tiến triển công việc của mình. Trọng tâm chú ý của ngày hôm nay không còn là những lời tiên đoán thê thảm về những tế bào não đang thu nhỏ lại hay các liên kết giữa các dây thần kinh ngày một yếu đi mà là luận điểm đang được ủng hộ rằng bộ não là một cơ quan năng động, dễ thay đổi, có thể bổ khuyết cho những khiếm khuyết về mặt sinh học.

Như để chắc chắn, sự thoái hóa xuất hiện dần theo thời gian. "Con người tự bào chữa cho mình bằng cách đổ lỗi cho sự gia tăng của bệnh hay quên, nhưng một số khía cạnh của trí nhớ thì không hề thay đổi", Margi Lachman, tiến sĩ, nhà tâm lý học của trung tâm quốc tế về Phụ nữ và Tuổi tác thuộc trường đại học Brandeis Waltham, Mass nói. "Những người nói rằng họ đang mất trí nhớ thường tổng quát vấn đề dựa trên những kinh nghiệm đơn thuần mà cho rằng tất cả đang xuống dốc khi mọi việc không được như ý".

Cứ cho rằng bộ não có thay đổi, câu hỏi thật sự là: Chúng ta bù đắp như thế nào? May mắn thay bạn có thể làm nhiều việc để cải thiện trí nhớ của mình. Phương pháp hiệu quả nhất là loại bỏ các trở ngại để chú tâm nâng cao sự tập trung của bạn.

Trở ngại có thể xuất hiện ở nhiều dạng, một số phụ thuộc vào lối sống hay sức khỏe tổng quát của bạn hơn là tình trạng của não bộ. Chẳng hạn như một cuộc nghiên cứu của Thụy Điển tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng cao huyết áp và nghèo suy nghĩ. Những trở ngại liên quan đến sức khỏe khác bao gồm sự mất trật tự của các tuyến và các bệnh như bệnh tiểu đường cũng như các tác dụng phụ của một số dược phẩm thông dụng.

Một số trở ngại thường gặo khác là stress, sự mệt mỏi, lo lắng và sự suy nhược. Khi bạn đang buồn ngủ hay bực bội (và thường là cả hai cùng 1 lúc) chẳng hạn, sẽ khó tập trung ghi nhớ những gì bạn muốn và càng khó nhớ lại hơn sau đó.

Hãy ghi lại

Một trong những cách căn bản và hiệu quả là ghi lại những gì bạn muốn nhớ. "Những nhân viên vừa về hưu trước đây thường nhờ dựa vào công việc ghi chép trong việc làm đều phải học cách sử dụng phương pháp này", Green nói. "Họ phải làm quen với việc tự nhắc nhở bản thân mình bằng cách ghi lại mọi việc theo danh sách, theo đúng với các cuộc hẹn ghi trong sổ, và cứ thế".

Nhiều người nhận định sai lầm rằng việc ghi lại những lời nhắc nhở bản thân mình là một dạng thức lừa dối hay thú nhận sự thất bại của năng lực tinh thần. Sự thật là việc ghi dự phòng giúp bạn tiếp thu thông tin sâu sắc hơn, đồng thời tăng cường bộ nhớ cho dù bạn không bao giờ xem lại những gì bạn đã viết. Hành động viết cũng tác động đến các khu vực khác của não bộ cảm biến hình ảnh nhận được từ mắt và kỹ thuật của các cơ vận động. Ví dụ như, các nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù trẻ em giỏi hơn người lớn về mặt ghi nhớ các danh sách ngẫu nhiên các từ ngữ được nghe nhưng cả hai nhóm đều làm tốt như nhau việc nhớ lại các từ ngữ đầu tiên họ được bảo viết lại.

Bất cứ sự tổ chức nào cũng giúp ta tách thông tin quan trọng ra khỏi vô số những thông tin thừa thãi làm loạn bộ nhớ của chúng ta. Danh sách những từ ngữ hay số ngẫu nhiên rất khó nhớ chính xác bởi vì chúng chẳng dựa trên cái gì cả. Điều thú vị là người cao niên trong các nghiên cứu về việc ghi nhớ từ ngữ lại có thể làm tương đương với người trẻ tuổi hơn khi những từ ngữ cần phải nhớ được sắp xếp thứ tự trong một câu có ý nghĩa. Thật vậy, những người trên 50 tuổi có những lợi thế nhất định trong các trò chơi về trí nhớ, theo như Arthur Wingfield, tiến sĩ, giám đốc phòng thí nghiệm về Trí nhớ và Nhận thức thuộc trường đại học Brandeis. Việc sở hữu các kho chứa thông tin và kinh nghiện phong phú hơn giúp chúng ta tăng cường khả năng kết nối và hiểu được các mẩu thông tin nhỏ bé khác nhau.

Không có chuyện bạn có một kho thông tin được vận hành để những thông tin cũ rích bị tống ra ngoài khi có thông tin mới. Hơn thế, khi tiếp nhận thông tin mới, dữ liệu cũ sẽ được thiết lập lại để tất cả đều liên quan đến nhau. Kiến thức của bạn lớn chừng nào thì bạn càng có khả năng sắp xếp, gọt giũa thông tin và phân thành từng cấp bậc. "Chúng tôi biết có những cụ già 60 tuổi có thể thắng các cuộc thi về trí nhớ với các nhóc tì trung học", Wingfield nói, "chính xác là vậy vì họ đã tập thuần thục các kỹ thuật nói trên".

Khi đề cập đến giới tính, có vài bằng chứng cho thấy nam giới và phụ nữ tiếp nhận thông tin khác nhau. Đàn ông có vẻ tiếp nhận tốt các thông tin về không gian trừu tượng chẳng hạn, còn phụ nữ thì giỏi về mặt ngôn ngữ nhưng không có bằng chứng nào có sức thuyết phục rằng giới tính này thì có trí nhớ bẩm sinh tốt hơn giới tinh kia. "Ngoài ra, do các tiêu chuẩn xã hội, chúng ta đã quen với cách ghi nhớ khác nhau", cô nói. "Tôi có thể là người nhớ các danh sách hàng tạp phẩm chẳng hạn, còn chồng tôi thì nhớ nơi chúng tôi đậu xe tốt hơn".

Tạo các liên kết về mặt ý nghĩa

Xây dựng các liên kết về mặt ý nghĩa là trọng tâm của nhiều phương pháp mà Green dạy ở lớp tại Mount Sinai. Trong một niên khóa gần đây, cô ta yêu cầu các học viên của mình đầu tiên nhớ lại một danh sách 20 món hàng tạp hóa ngẫu nhiên. Sau đó cô yêu cầu họ phân các món hàng theo từng loại: thịt, bơ sữa, vải len và đồ uống. Chỉ bằng cái mẹo đơn giản này đã nâng số hàng mà phần lớn học viên nhớ được lên từ 6 đến 15 món.

Bạn cũng có thể thử nghiệm phương pháp nảy. Nếu bạn muốn mua cam (oranges), bánh mì (bread), bánh quế (quaffles), khăn ăn (napkins), sữa (milk) và nước sốt mayonnaise (mayonnaise) chẳng hạn, lấy chữ cái đầu của mỗi món hàng và lập thành một câu như "Oh Boy, We Need to Make Masks". Bạn cũng có thể nhớ danh sách hàng tạp phẩm đó bằng cách ghép cặp các món hàng cho sinh động. Thí dụ như tưởng tượng rằng "cơn mưa cam nhồi hàng ổ bánh mì, khăn ăn chùi sạch đống bánh quế ngổn ngang, một dòng sông sữa và sốt mayonnaise". 3 hình ảnh trên cắt giảm yêu cầu cho bộ nhớ của bạn còn một nửa.

Sự liên kết càng sinh động chừng nào thì có vẻ như bạn càng dễ nhớ chừng ấy. Một người đàn ông trong lớp học của Green nhận ra rằng cách tưởng tượng ra các hình ảnh khôi hài về tên người trong tâm trí bạn đặc biệt hữu ích. Để nhớ tên Frank Hill chẳng hạn, anh ta vẽ ra cảnh một khúc xúc xích Đức (frankfurter) đang diễu hành trên một ngọn đồi (hill). "Người đàn ông này là hoạt động trong nghành cảnh sát nên phải liên tục gặp gỡ nhiều người, vì thế việc nhớ tên người khác rất quan trọng với ông ta".

Hãy tách những con số dài thành nhiều số nhỏ hơn. Bạn có thể nhớ một dãy số dài một cách dễ dàng nếu bạn chia thành từng bộ phận nhỏ. Đó là lý do tại sao số điện thoại được chia thành từng phần: 123-4567 thay vì là 1234567.

Hãy nhìn mọi vật bằng con mắt của một nghệ sĩ.

Bạn có thể không nhớ chỗ đậu xe của mình trừ khi bạn nhập địa điểm đó vào bộ nhớ của mình. Hãy làm như bạn sắp sửa vẽ lại khung cảnh đó (hay tưởng tượng đang mô tả nó cho một người bạn). Ghi nhận màu sắc, ánh sáng và các vật thể xung quanh. Nhìn lướt qua và cố gắng nhớ mọi thứ bạn có thể. Bây giờ nhìn lại một lần nữa và thêm vào những chi tiết còn thiếu. Và khi bạn rời khỏi xe, quay một vòng và nhìn nó trông như thế nào từ các góc độ khác.

Chọn lựa kỹ càng.

Bỏ cách cố nhớ mọi thứ hay ý định sắp xếp mọi thứ thành một tiểu thuyết hay một bộ phim. Thay vào đó, tập trung vào những gì bạn cho là quan trọng. Chú trọng vào những sự kiện gây xúc động mạnh (một vụ chìm tàu lớn), những thời điển đáng nhớ (một họa sĩ ở khoang hạng bét phác thảo một cô gái khoả thân thuộc tầng lớp thượng lưu) và các chủ đề (sự xấc láo của nhân loại, sức mạnh của tình yêu, tự do, các giám đốc với ngân sách vô hạn).

Phê bình, phân tích, đánh giá.

Ghi nhớ vào trong đầu một ý nghĩ hay cái nhìn về con người, nơi chốn hay sự kiện. Chúng ta có xu hướng nhớ những vật chúng ta nghĩ trong đầu nhiều nhất. Hay hơn nữa, chia sẻ ý kiến của chúng ta với người khác.

Suy nghĩ theo kiểu alpha và omega.

Không có gì ngạc nhiên khi có nhiều người biết chữ cái đầu tiên và cuối cùng trong bảng chữ cái Hy Lạp, nhưng không nhớ gì ở đoạn giữa. Chúng ta có khuynh hướng nhớ kỹ nhất những món đồ hoặc nằm ở đầu hoặc ở cuối trong một danh sách. Đang tạo ra một danh sách lộn xộn ư? Hãy để những công việc phụ, không quan trọng vào giữa.

Trở thành một người của thói quen.

Nếu bạn gặp vấn đề trong việc tìm chìa khóa của mình, hãy tập để chúng vào một chỗ mỗi lần bạn đặt chìa khóa xuống. Đồng thời tập cho bản thân mình sử dụng ngăn chứa đồ cho những vật dụng hay sử dụng.

Những phương pháp mang tính cách hình thức này có thể không tự có ở mọi người, tuy nhiên chúng luôn hữu dụng. Trên thực tế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng lợi ích chính của việc học để tăng cường trí nhớ không phải là việc thay đổi khả năng như kết quả đem lại mà là thay đổi về quan điểm. Trong một nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa Mount Sinai chẳng hạn, những người có vẻ giỏi nhớ lại (nhưng luôn than phiền) được chia thành hai nhóm. Một nhóm tập trung vào các phương pháp tăng cường trí nhớ nhưng đồng thời cũng học được rằng sự đãng trí, thiếu tập trung và các yếu tố từ lối sống làm hỏng các mạch của não bộ là chuyện bình thường. Nhóm còn lại chỉ đơn giản xem những đoạn phim mang tính cách giáo dục về tâm lý. 9 tuần sau, nhóm đầu chỉ làm bài kiểm tra về khả năng nhớ khá hơn một chút so với nhóm sau và khoảng cách biến mất sau 6 tháng. Tuy nhiên, họ lại hưởng lợi theo một cách khác quan trọng hơn.

"Điểm khác biệt chính yếu là nhóm đầu đã thấu hiểu rõ hơn về năng lực của mình và trở nên ít quan tâm đến những thay đổi của trí nhớ do tuổi tác", Richard Mohs, tiến sĩ, giám đốc Trung tâm Trí nhớ và Tuổi tác thuộc Mount Sinai nói. "Thực sự thì các phương pháp này nói chung tốt hơn cho mọi người về mặt lâu dài hơn là dùng một kỹ thuật đặc biệt nào đó".

Chẳng có gì ngạc nhiên khi nỗi sợ có một trí nhớ tồi có thể thật sự làm trí nhớ yếu đi vì ngăn cản bạn ra khỏi các hoạt động kích thích trí nhớ và tăng cường khả năng gợi nhớ, Wingfield chú giải. "Một ngườii 20 tuổi mà quên đến nha sĩ thì chỉ nhún vai bỏ qua, trong khi một người 50 tuổi lại nói, Tôi đang gặp vấn đề về trí nhớ". Khi bạn nhận thấy tỉ lệ các thất bại của mình tăng lên so với thành công và không còn tự tin vào khả năng nhớ của mình, bạn thường buông xuôi mọi việc và không cố gắng nữa. Bởi vì ví dụ bạn sẽ ít đọc hơn nếu bạn sợ quên các từ ngữ trong cuốn tiểu thuyết".

Trí nhớ không có những điều mà bạn chắc chắn mất đi. Bằng cách loại bỏ những thứ làm bạn phân tâm, tâm trung vào vấn đề của bạn, và luôn kích hoạt nó, bạn có thể điều khiển trí nhớ của mình tốt hơn và sử dụng một cách tốt nhất cái bạn đang có.

:idea: