delta
02-05-2008, 05:24 PM
MỆT! MỆT! MỆT
Nguyễn Văn Đức, Bác Sĩ
Rất nhiều người than mệt, vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Có người mệt, không do nguyên nhân rõ rệt nào cả, khiến bác sĩ... cũng mệt theo. Nhiều vị than mệt đến độ không còn đủ sức làm những công việc hàng ngày.
Bạn mệt mới vài ngày, không có thêm triệu chứng nào khác, ồ, chưa sao, chắc rồi đâu sẽ lại vào đó, ta cứ chờ thêm ít thời gian nữa xem sao. Mệt kéo dài (prolonged fatigue, từ 1 tháng trở nên), và mệt kinh niên (chronic fatigue, từ 6 tháng trở nên) mới là những cái mệt ta cần tìm hiểu nguyên nhân.
Những nguyên nhân gây mệt
Rất nhiều nguyên nhân có thể khiến ta mệt kéo dài hoặc mệt kinh niên:
- Bệnh thiếu máu: do thiếu chất sắt, chất folate, sinh tố B12, ...
- Bệnh nội tiết: như bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bệnh tiểu đường, tắt kinh, ...
- Bệnh nhiễm trùng: như bệnh lao, bệnh AIDS, ...
- Các bệnh ung thư.
- Bệnh đau nhức toàn thân (fibromyalgia, gây đau nhức khắp người, khó ngủ, mệt mỏi).
- Các bệnh thần kinh bắp thịt (neuromuscular disorders).
- Các bệnh của mô liên kết (connective tissue diseases).
- Bệnh tâm thần: như các bệnh căng thẳng tâm thần, bệnh sầu buồn, ...
- Các bệnh mất ngủ (sleep disorders).
- Hội chứng mệt mỏi kinh niên (chronic fatigue syndrome).
- Nghiện rượu hay các thuốc nha phiến.
- Các thuốc dùng: chẳng hạn như các thuốc chữa chảy mũi, nghẹt mũi, ...
Trong đa số những trường hợp mệt kéo dài và kinh niên, nguyên nhân gây mệt tìm thấy là một bệnh thể xác kinh niên, hoặc một bệnh tâm thần. Nhiều người mệt vì cả hai nguyên nhân thể xác lẫn tâm thần, thí dụ một người bị lao, lo nghĩ, buồn rầu đến mất ăn, mất ngủ. Cũng có người mệt hoài, chỉ vì... uống rượu, chích choác tối ngày, hoặc vô tình cứ dùng liên tục nhiều loại thuốc có thể gây mệt, chẳng hạn những thuốc chữa chảy mũi, nghẹt mũi, dị ứng như Dimetapp, Actifed, Benadryl, ...
Song đến một phần ba (1/3) những trường hợp mệt kéo dài và kinh niên không có nguyên nhân rõ rệt. Người mệt cứ than mệt, bác sĩ, sau bao những tìm hiểu, vẫn không biết rõ tại sao vị này cứ than mệt (idiopathic fatigue).
Truy tìm nguyên nhân gây mệt
“Ôi cha, bác sĩ, hơn 1 tháng nay, tôi mệt ơi là mệt, chả thiết làm ăn gì. Bác sĩ thử máu tổng quát cho tôi, xem tôi có bệnh gì không?”
Rất tiếc, thưa bạn, không có thử máu nào có thể giúp ta khám phá tất cả các tật bệnh của cõi nhân gian này. Chẳng hạn, thử máu không thể cho biết ta có bị ung thư da, bướu óc, ung thư phổi, bao tử, ruột già và nhiều loại ung thư khác. Thử máu cũng không thể giúp ta tìm nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, như bệnh lao. Rồi, bệnh đau nhức toàn thân (fibromyalgia, gây đau nhức đủ mọi chỗ trong người, mệt mỏi, khó ngủ), cũng như tất cả các bệnh tâm thần đều không thể định ra bằng thử máu. Rất nhiều bệnh không thể tìm thấy bằng thử máu.
Nên, bạn ơi, không có một thử máu nào có thể được gọi là “thử máu tổng quát” cả. Ta nên thử những gì, hoàn toàn tùy vào sự suy luận của bác sĩ, sau khi đã hỏi bệnh bạn tỉ mỉ, thăm khám bạn kỹ lưỡng. Bác sĩ nghĩ đến những bệnh gì có thể đang gây triệu chứng cho bạn, sẽ cho thử máu, thử nước tiểu, hoặc chụp phim để đi tìm những bệnh ấy.
Vậy, hỏi bệnh tỉ mỉ, thăm khám kỹ lưỡng bao giờ cũng quan trọng hơn thử máu. Có nhiều khi, sau khi hỏi bệnh và thăm khám, bác sĩ đã có thể đoán ngay bạn đang bị bệnh gì.
Nào, bây giờ trở lại với vấn đề mệt mỏi của bạn, ta khoan hãy bàn đến chuyện thử máu, bạn nhé. Xin bạn kể cho nghe đầu đuôi câu chuyện trước đã.
Bạn mệt đã hơn một tháng? Cái mệt của bạn xảy ra vào lúc nào trong ngày, trong trường hợp nào, nó ra sao, có làm giảm năng suất... lao động của bạn không? À, mà bạn làm việc bao nhiêu tiếng một ngày, tuần mấy ngày? (làm hai “jobs”, mười mấy tiếng mỗi ngày, 7 ngày một tuần, chưa kể lái xe đến sở 1 tiếng đi, 1 tiếng về?). Bạn ngủ đêm mấy tiếng, có ngon không? (hay làm ngày chưa đủ, làm thêm luôn đêm?) Bạn ăn uống thế nào? (sáng chút cà-phê, trưa lát bánh mỏng, tối qua loa chút cơm, còn toàn thuốc lá?)
Ngoài chuyện mệt mỏi, bạn có triệu chứng gì khác: lên hoặc xuống cân, ho hắng, tiêu tiểu bất thường, nhức đau các khớp, nổi mẩn trên da, v.v.?
Và, tinh thần bạn thế nào, có gì lo âu, buồn bực? Chuyện gia đình, chuyện trong sở, có ấm êm, xuôi chảy, hay xào xáo, lung tung? Từ trước, có bác sĩ nào từng bảo rằng bạn bị xáo trộn tâm thần (psychiatric disorders)? Bạn biết, ba bệnh tâm thần hay gây mệt nhất là sầu buồn (depression), căng thẳng tâm thần (anxiety), và bệnh chính là tâm thần song lại cảm thấy đau, mệt thể xác (somatoform disorder).
Nếu bạn là phụ nữ, kinh nguyệt bạn còn đều không, hay bạn sắp hoặc vừa mãn kinh, và đâm khó ngủ, buồn rầu, âu lo, mệt mỏi vì những xáo trộn gây do mãn kinh?
Sau cùng, bạn có đang dùng bất cứ loại thuốc nào không, kể cả các thuốc mua không cần toa bác sĩ? Bạn có uống rượu, và xin lỗi bạn, nếu không phải, xin bạn bỏ qua, bạn có... xài xì-ke ma túy?
Nắm vững tất cả những điều bạn vừa kể, bác sĩ bắt đầu thăm khám cho bạn. Việc thăm khám sẽ tỉ mỉ, từ đầu đến chân, chú trọng vào việc tìm dấu chứng của những bệnh có thể khiến bạn mệt mỏi.
Sau khi thăm khám tỉ mỉ như vậy, thường trong đầu, bác sĩ đã nghĩ đến một vài vấn đề có thể là nguyên nhân gây cái mệt của bạn. Bác sĩ sẽ thử máu, hoặc chụp phim tùy theo những định bệnh sơ khởi mới vẽ ra trong đầu. Chẳng hạn, bạn mệt mỏi hơn tháng nay, lại ho hắng, thỉnh thoảng khạc ra chút máu sau khi đi Việt Nam thăm cụ ông đang đau nặng vì lao, thì bước đầu trong việc tìm hiểu chứng mệt mỏi của bạn, bạn cũng hiểu, tất phải là một “phim ngực” (chest X-ray, ta hay quen miệng gọi nhầm “phim phổi”) xem bạn có lao phổi, do cụ ông lây cho bạn, hơn là những thử máu lăng nhăng, xa vời.
Trường hợp chứng mệt kéo dài (đã hơn 1 tháng) hoặc kinh niên (đã hơn 6 tháng) của bạn bí hiểm hơn thế, sau khi chăm chú nghe bạn kể bệnh, và thăm khám kỹ lưỡng cho bạn, bác sĩ vẫn gãi đầu gãi tai, chưa có ngay một định bệnh sơ khởi rõ rệt trong đầu, để tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân gây chứng mệt mỏi của bạn, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Tật bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) đề nghị ta làm những thử máu tối thiểu sau:
- Complete blood count with differential: đếm máu toàn diện, tìm xem bạn có thiếu máu, ung thư máu chăng.
- Glucose: thử đường máu, xem bạn có bị tiểu đường.
-Alanine aminotransferase, Alkaline phosphatase: xem bạn có bị bệnh gan (viêm gan, ung thư gan...).
- BUN, Creatinine, Electrolytes: xem bạn có thiếu nước trong cơ thể, bị suy thận, hoặc xáo trộn những chất điện giải.
-Erythrocyte sedimentation rate: do tốc độ lắng đọng của hồng cầu, tìm xem bạn có bị các bệnh nhiễm trùng, bệnh của mô liên kết (connective tissue diseases), ...
-Total protein, Albumin, Globulin: xem bạn có suy dinh dưỡng, ...
-Calcium, Phosphorus: xem hai chất Calcium, Phosphorus có cao hoặc thấp bất thường.
- Thyroid-stimulating hormone: xem tuyến giáp trạng bạn có bị cường (hyperthyroidism) hoặc suy (hypothyroidism).
- Urinalysis: phân tích nước tiểu, xem có máu, chất đạm (protein, albumin) trong nước tiểu, ...
Những thử máu lăng nhăng, xa vời khác thường không cần thiết (chỉ thêm tốn tiền, dù tiền của MediCal), trừ phi trong lúc thăm khám, bác sĩ tìm thấy những dấu chứng đặc biệt của một bệnh nào đó, nghĩ cần làm thêm thử nghiệm để xác định đúng là bệnh này (chẳng hạn, thấy người bạn nổi đầy hạch, bạn thú nhận mấy tháng trước có về Việt Nam thăm các “em gái”, chết chửa, không khéo bạn dính AIDS, bác sĩ sẽ làm thêm thử nghiệm tìm bệnh AIDS cho bạn), hoặc khi những thử nghiệm kể trên cho kết quả bất thường, bác sĩ nghĩ cần tiến hành làm thêm những thử nghiệm khác nữa để đi đến một định bệnh chính xác.
Chữa trị
“Tôi mệt lắm, mệt lắm, cần phải vô nước biển gấp gấp, và bác sĩ nhớ bỏ thêm thuốc bổ vào nước biển nữa đấy, cái thứ thuốc vàng vàng họ vẫn cho vào chai nước biển lúc truyền cho tôi ngày tôi còn ở Việt Nam.”
Thưa bạn, chữa mệt không giản dị như vậy. Chữa mệt là cố tìm và chữa nguyên nhân gây ra chứng mệt của bạn. Thuốc bổ, không thể giúp bạn bớt mệt. À, còn chuyện truyền nước biển? Nếu thử máu cho thấy bạn không hề thiếu nước trong cơ thể, nước biển truyền vào, bạn lại tiểu ra, phỏng ích gì, tỉ như một cái bình đã đầy nước sẵn, nào có vơi, đổ thêm nước vào, nó tràn ra, đâu ích chi.
Ta cố tìm và chữa nguyên nhân gây chứng mệt của bạn. Bạn làm việc nhiều quá chăng, hay bạn bớt đi chút, sức khỏe mới là vàng, tiền của là... bạc, vẫn sau sức khỏe. Bạn ăn uống thất thường quá, bữa ăn bữa không, thế thì nên tập thói quen ăn uống đúng giờ giấc, ngày đủ ba bữa. Nhớ vận động thường xuyên để ngủ cho ngon (vận động cũng cho ta cảm giác khỏe mạnh, yêu đời). Còn trên đường tìm hiểu những nguyên nhân gây mệt của bạn, không may ta tìm thấy những bệnh quan trọng, chắc chắn rồi, ta phải tận lực chữa trị những bệnh này. Hoặc bạn đang dùng một thuốc nghi có thể là thủ phạm gây mệt, ta thử bỏ nó đi, hay đổi qua một thuốc khác xem sao.
Cùng lúc với sự chữa trị những nguyên nhân gây mệt ta tìm thấy, nếu cần, ta dùng thêm một vài thứ thuốc để chữa những triệu chứng đang khiến bạn mất vui. Nếu bạn nhức đầu, đau các bắp thịt, ta có thể dùng các thuốc Aspirin, Tylenol, thuốc “chống viêm không có chất steroid” như Advil, Motrin, Aleve, v.v., giúp bạn dễ chịu. Bạn khó ngủ ư, ta dùng các thuốc thuộc nhóm chống sầu buồn (antidepressants), chẳng hạn như Elavil, Pamelor, Imipramine, v.v., với lượng thấp, để giúp giấc ngủ của bạn được đầy hơn.
Những trường hợp mệt không rõ nguyên nhân (idiopathic fatigue) khó chữa hơn, tuy ta vẫn có thể dùng các thuốc để chữa những triệu chứng khiến họ khó chịu nhất, như thuốc chống đau nhức, hoặc thuốc thuộc nhóm chống sầu buồn giúp họ dễ ngủ, nếu họ khó ngủ. Một điểm quan trọng trong việc chữa mệt là mối thâm tình giữa bác sĩ và bệnh nhân. Bác sĩ thông cảm triệu chứng của người bệnh, tìm cách nâng đỡ tinh thần họ, và ngược lại, người bệnh tin tưởng bác sĩ. Cũng may, rất nhiều trường hợp mệt không rõ nguyên nhân, một thời gian sau, sẽ bớt dần.
Như vậy, những thói quen xấu (ăn uống thất thường, thức khuya nên thiếu ngủ, rượu chè chích choác, v.v.) hoặc tật bệnh khiến ta mệt. Cũng có vị mệt cứ mệt, chẳng biết tại sao.
Chưa kể đến những chuyện ấy, riêng chuyện làm người ở cõi nhân gian này đã là cái mệt. Trách nhiệm nhỏ mệt ít, trách nhiệm lớn mệt nhiều. Như ông Bush nhà ta, ái chà, thiệt là mệt; cuộc chiến Iraq đã xong, nhưng còn biết bao việc nhiêu khê nhức óc!
Bác sĩ NguyễnVăn Đức
:alert:
Nguyễn Văn Đức, Bác Sĩ
Rất nhiều người than mệt, vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Có người mệt, không do nguyên nhân rõ rệt nào cả, khiến bác sĩ... cũng mệt theo. Nhiều vị than mệt đến độ không còn đủ sức làm những công việc hàng ngày.
Bạn mệt mới vài ngày, không có thêm triệu chứng nào khác, ồ, chưa sao, chắc rồi đâu sẽ lại vào đó, ta cứ chờ thêm ít thời gian nữa xem sao. Mệt kéo dài (prolonged fatigue, từ 1 tháng trở nên), và mệt kinh niên (chronic fatigue, từ 6 tháng trở nên) mới là những cái mệt ta cần tìm hiểu nguyên nhân.
Những nguyên nhân gây mệt
Rất nhiều nguyên nhân có thể khiến ta mệt kéo dài hoặc mệt kinh niên:
- Bệnh thiếu máu: do thiếu chất sắt, chất folate, sinh tố B12, ...
- Bệnh nội tiết: như bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bệnh tiểu đường, tắt kinh, ...
- Bệnh nhiễm trùng: như bệnh lao, bệnh AIDS, ...
- Các bệnh ung thư.
- Bệnh đau nhức toàn thân (fibromyalgia, gây đau nhức khắp người, khó ngủ, mệt mỏi).
- Các bệnh thần kinh bắp thịt (neuromuscular disorders).
- Các bệnh của mô liên kết (connective tissue diseases).
- Bệnh tâm thần: như các bệnh căng thẳng tâm thần, bệnh sầu buồn, ...
- Các bệnh mất ngủ (sleep disorders).
- Hội chứng mệt mỏi kinh niên (chronic fatigue syndrome).
- Nghiện rượu hay các thuốc nha phiến.
- Các thuốc dùng: chẳng hạn như các thuốc chữa chảy mũi, nghẹt mũi, ...
Trong đa số những trường hợp mệt kéo dài và kinh niên, nguyên nhân gây mệt tìm thấy là một bệnh thể xác kinh niên, hoặc một bệnh tâm thần. Nhiều người mệt vì cả hai nguyên nhân thể xác lẫn tâm thần, thí dụ một người bị lao, lo nghĩ, buồn rầu đến mất ăn, mất ngủ. Cũng có người mệt hoài, chỉ vì... uống rượu, chích choác tối ngày, hoặc vô tình cứ dùng liên tục nhiều loại thuốc có thể gây mệt, chẳng hạn những thuốc chữa chảy mũi, nghẹt mũi, dị ứng như Dimetapp, Actifed, Benadryl, ...
Song đến một phần ba (1/3) những trường hợp mệt kéo dài và kinh niên không có nguyên nhân rõ rệt. Người mệt cứ than mệt, bác sĩ, sau bao những tìm hiểu, vẫn không biết rõ tại sao vị này cứ than mệt (idiopathic fatigue).
Truy tìm nguyên nhân gây mệt
“Ôi cha, bác sĩ, hơn 1 tháng nay, tôi mệt ơi là mệt, chả thiết làm ăn gì. Bác sĩ thử máu tổng quát cho tôi, xem tôi có bệnh gì không?”
Rất tiếc, thưa bạn, không có thử máu nào có thể giúp ta khám phá tất cả các tật bệnh của cõi nhân gian này. Chẳng hạn, thử máu không thể cho biết ta có bị ung thư da, bướu óc, ung thư phổi, bao tử, ruột già và nhiều loại ung thư khác. Thử máu cũng không thể giúp ta tìm nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, như bệnh lao. Rồi, bệnh đau nhức toàn thân (fibromyalgia, gây đau nhức đủ mọi chỗ trong người, mệt mỏi, khó ngủ), cũng như tất cả các bệnh tâm thần đều không thể định ra bằng thử máu. Rất nhiều bệnh không thể tìm thấy bằng thử máu.
Nên, bạn ơi, không có một thử máu nào có thể được gọi là “thử máu tổng quát” cả. Ta nên thử những gì, hoàn toàn tùy vào sự suy luận của bác sĩ, sau khi đã hỏi bệnh bạn tỉ mỉ, thăm khám bạn kỹ lưỡng. Bác sĩ nghĩ đến những bệnh gì có thể đang gây triệu chứng cho bạn, sẽ cho thử máu, thử nước tiểu, hoặc chụp phim để đi tìm những bệnh ấy.
Vậy, hỏi bệnh tỉ mỉ, thăm khám kỹ lưỡng bao giờ cũng quan trọng hơn thử máu. Có nhiều khi, sau khi hỏi bệnh và thăm khám, bác sĩ đã có thể đoán ngay bạn đang bị bệnh gì.
Nào, bây giờ trở lại với vấn đề mệt mỏi của bạn, ta khoan hãy bàn đến chuyện thử máu, bạn nhé. Xin bạn kể cho nghe đầu đuôi câu chuyện trước đã.
Bạn mệt đã hơn một tháng? Cái mệt của bạn xảy ra vào lúc nào trong ngày, trong trường hợp nào, nó ra sao, có làm giảm năng suất... lao động của bạn không? À, mà bạn làm việc bao nhiêu tiếng một ngày, tuần mấy ngày? (làm hai “jobs”, mười mấy tiếng mỗi ngày, 7 ngày một tuần, chưa kể lái xe đến sở 1 tiếng đi, 1 tiếng về?). Bạn ngủ đêm mấy tiếng, có ngon không? (hay làm ngày chưa đủ, làm thêm luôn đêm?) Bạn ăn uống thế nào? (sáng chút cà-phê, trưa lát bánh mỏng, tối qua loa chút cơm, còn toàn thuốc lá?)
Ngoài chuyện mệt mỏi, bạn có triệu chứng gì khác: lên hoặc xuống cân, ho hắng, tiêu tiểu bất thường, nhức đau các khớp, nổi mẩn trên da, v.v.?
Và, tinh thần bạn thế nào, có gì lo âu, buồn bực? Chuyện gia đình, chuyện trong sở, có ấm êm, xuôi chảy, hay xào xáo, lung tung? Từ trước, có bác sĩ nào từng bảo rằng bạn bị xáo trộn tâm thần (psychiatric disorders)? Bạn biết, ba bệnh tâm thần hay gây mệt nhất là sầu buồn (depression), căng thẳng tâm thần (anxiety), và bệnh chính là tâm thần song lại cảm thấy đau, mệt thể xác (somatoform disorder).
Nếu bạn là phụ nữ, kinh nguyệt bạn còn đều không, hay bạn sắp hoặc vừa mãn kinh, và đâm khó ngủ, buồn rầu, âu lo, mệt mỏi vì những xáo trộn gây do mãn kinh?
Sau cùng, bạn có đang dùng bất cứ loại thuốc nào không, kể cả các thuốc mua không cần toa bác sĩ? Bạn có uống rượu, và xin lỗi bạn, nếu không phải, xin bạn bỏ qua, bạn có... xài xì-ke ma túy?
Nắm vững tất cả những điều bạn vừa kể, bác sĩ bắt đầu thăm khám cho bạn. Việc thăm khám sẽ tỉ mỉ, từ đầu đến chân, chú trọng vào việc tìm dấu chứng của những bệnh có thể khiến bạn mệt mỏi.
Sau khi thăm khám tỉ mỉ như vậy, thường trong đầu, bác sĩ đã nghĩ đến một vài vấn đề có thể là nguyên nhân gây cái mệt của bạn. Bác sĩ sẽ thử máu, hoặc chụp phim tùy theo những định bệnh sơ khởi mới vẽ ra trong đầu. Chẳng hạn, bạn mệt mỏi hơn tháng nay, lại ho hắng, thỉnh thoảng khạc ra chút máu sau khi đi Việt Nam thăm cụ ông đang đau nặng vì lao, thì bước đầu trong việc tìm hiểu chứng mệt mỏi của bạn, bạn cũng hiểu, tất phải là một “phim ngực” (chest X-ray, ta hay quen miệng gọi nhầm “phim phổi”) xem bạn có lao phổi, do cụ ông lây cho bạn, hơn là những thử máu lăng nhăng, xa vời.
Trường hợp chứng mệt kéo dài (đã hơn 1 tháng) hoặc kinh niên (đã hơn 6 tháng) của bạn bí hiểm hơn thế, sau khi chăm chú nghe bạn kể bệnh, và thăm khám kỹ lưỡng cho bạn, bác sĩ vẫn gãi đầu gãi tai, chưa có ngay một định bệnh sơ khởi rõ rệt trong đầu, để tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân gây chứng mệt mỏi của bạn, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Tật bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) đề nghị ta làm những thử máu tối thiểu sau:
- Complete blood count with differential: đếm máu toàn diện, tìm xem bạn có thiếu máu, ung thư máu chăng.
- Glucose: thử đường máu, xem bạn có bị tiểu đường.
-Alanine aminotransferase, Alkaline phosphatase: xem bạn có bị bệnh gan (viêm gan, ung thư gan...).
- BUN, Creatinine, Electrolytes: xem bạn có thiếu nước trong cơ thể, bị suy thận, hoặc xáo trộn những chất điện giải.
-Erythrocyte sedimentation rate: do tốc độ lắng đọng của hồng cầu, tìm xem bạn có bị các bệnh nhiễm trùng, bệnh của mô liên kết (connective tissue diseases), ...
-Total protein, Albumin, Globulin: xem bạn có suy dinh dưỡng, ...
-Calcium, Phosphorus: xem hai chất Calcium, Phosphorus có cao hoặc thấp bất thường.
- Thyroid-stimulating hormone: xem tuyến giáp trạng bạn có bị cường (hyperthyroidism) hoặc suy (hypothyroidism).
- Urinalysis: phân tích nước tiểu, xem có máu, chất đạm (protein, albumin) trong nước tiểu, ...
Những thử máu lăng nhăng, xa vời khác thường không cần thiết (chỉ thêm tốn tiền, dù tiền của MediCal), trừ phi trong lúc thăm khám, bác sĩ tìm thấy những dấu chứng đặc biệt của một bệnh nào đó, nghĩ cần làm thêm thử nghiệm để xác định đúng là bệnh này (chẳng hạn, thấy người bạn nổi đầy hạch, bạn thú nhận mấy tháng trước có về Việt Nam thăm các “em gái”, chết chửa, không khéo bạn dính AIDS, bác sĩ sẽ làm thêm thử nghiệm tìm bệnh AIDS cho bạn), hoặc khi những thử nghiệm kể trên cho kết quả bất thường, bác sĩ nghĩ cần tiến hành làm thêm những thử nghiệm khác nữa để đi đến một định bệnh chính xác.
Chữa trị
“Tôi mệt lắm, mệt lắm, cần phải vô nước biển gấp gấp, và bác sĩ nhớ bỏ thêm thuốc bổ vào nước biển nữa đấy, cái thứ thuốc vàng vàng họ vẫn cho vào chai nước biển lúc truyền cho tôi ngày tôi còn ở Việt Nam.”
Thưa bạn, chữa mệt không giản dị như vậy. Chữa mệt là cố tìm và chữa nguyên nhân gây ra chứng mệt của bạn. Thuốc bổ, không thể giúp bạn bớt mệt. À, còn chuyện truyền nước biển? Nếu thử máu cho thấy bạn không hề thiếu nước trong cơ thể, nước biển truyền vào, bạn lại tiểu ra, phỏng ích gì, tỉ như một cái bình đã đầy nước sẵn, nào có vơi, đổ thêm nước vào, nó tràn ra, đâu ích chi.
Ta cố tìm và chữa nguyên nhân gây chứng mệt của bạn. Bạn làm việc nhiều quá chăng, hay bạn bớt đi chút, sức khỏe mới là vàng, tiền của là... bạc, vẫn sau sức khỏe. Bạn ăn uống thất thường quá, bữa ăn bữa không, thế thì nên tập thói quen ăn uống đúng giờ giấc, ngày đủ ba bữa. Nhớ vận động thường xuyên để ngủ cho ngon (vận động cũng cho ta cảm giác khỏe mạnh, yêu đời). Còn trên đường tìm hiểu những nguyên nhân gây mệt của bạn, không may ta tìm thấy những bệnh quan trọng, chắc chắn rồi, ta phải tận lực chữa trị những bệnh này. Hoặc bạn đang dùng một thuốc nghi có thể là thủ phạm gây mệt, ta thử bỏ nó đi, hay đổi qua một thuốc khác xem sao.
Cùng lúc với sự chữa trị những nguyên nhân gây mệt ta tìm thấy, nếu cần, ta dùng thêm một vài thứ thuốc để chữa những triệu chứng đang khiến bạn mất vui. Nếu bạn nhức đầu, đau các bắp thịt, ta có thể dùng các thuốc Aspirin, Tylenol, thuốc “chống viêm không có chất steroid” như Advil, Motrin, Aleve, v.v., giúp bạn dễ chịu. Bạn khó ngủ ư, ta dùng các thuốc thuộc nhóm chống sầu buồn (antidepressants), chẳng hạn như Elavil, Pamelor, Imipramine, v.v., với lượng thấp, để giúp giấc ngủ của bạn được đầy hơn.
Những trường hợp mệt không rõ nguyên nhân (idiopathic fatigue) khó chữa hơn, tuy ta vẫn có thể dùng các thuốc để chữa những triệu chứng khiến họ khó chịu nhất, như thuốc chống đau nhức, hoặc thuốc thuộc nhóm chống sầu buồn giúp họ dễ ngủ, nếu họ khó ngủ. Một điểm quan trọng trong việc chữa mệt là mối thâm tình giữa bác sĩ và bệnh nhân. Bác sĩ thông cảm triệu chứng của người bệnh, tìm cách nâng đỡ tinh thần họ, và ngược lại, người bệnh tin tưởng bác sĩ. Cũng may, rất nhiều trường hợp mệt không rõ nguyên nhân, một thời gian sau, sẽ bớt dần.
Như vậy, những thói quen xấu (ăn uống thất thường, thức khuya nên thiếu ngủ, rượu chè chích choác, v.v.) hoặc tật bệnh khiến ta mệt. Cũng có vị mệt cứ mệt, chẳng biết tại sao.
Chưa kể đến những chuyện ấy, riêng chuyện làm người ở cõi nhân gian này đã là cái mệt. Trách nhiệm nhỏ mệt ít, trách nhiệm lớn mệt nhiều. Như ông Bush nhà ta, ái chà, thiệt là mệt; cuộc chiến Iraq đã xong, nhưng còn biết bao việc nhiêu khê nhức óc!
Bác sĩ NguyễnVăn Đức
:alert: