delta
02-05-2008, 06:06 PM
Trị chứng mồ hôi tay
Chứng ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân là trường hợp nhiều người mắc phải, dân gian hay gọi là bệnh phong thấp. Bệnh dai dẳng, gây khó chịu trong công việc hằng ngày.
Xúc động, căng thẳng, thời tiết lạnh bệnh càng nặng hơn
Theo lương y Phan Cao Bình - ủy viên chuyên môn Hội Đông y quận Bình Thạnh, Chủ nhiệm sáng lập bộ môn thái cực khí công Thập nhị liên hoa (TP Hồ Chí Minh): Chứng ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân mà dân gian thường gọi là bệnh phong thấp, là tình trạng thoát dương khí ra ngoài. Theo phương diện y học cổ truyền, là do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân bị rối loạn hoặc tắt nghẽn. Ngoài ra còn do xúc động về tình chí (tâm lý) như: tình trạng lo lắng, công việc căng thẳng, xúc động mạnh...
Còn theo quan niệm của Tây y, chứng ra mồ hôi tay, chân là do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể bị rối loạn. Theo phương diện Đông y, những đường kinh ảnh hưởng đến việc ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân đó là đường tâm; tâm bào và tiểu trường (nằm ở bàn tay) và đường kinh thận (nằm ở bàn chân). Có hai dạng, chỉ ra mồ hôi ở tay, chân (chiếm phần lớn); hoặc có trường hợp kèm theo tay bị run (kể cả trẻ nhỏ cũng có thể kèm theo chứng run tay, chứ không phải chỉ ở người lớn). Ngoài ra, những người mắc bệnh ra mồ hôi tay, chân thường hay bị rộp và bong tróc da ở các đầu ngón tay, chân (thường bị nhiều khi gặp thời tiết lạnh).
Bệnh ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân biểu hiện thường xuyên và nhiều những khi gặp khí hậu lạnh, hoặc những lúc làm việc căng thẳng, hay tâm trạng đang lo lắng, xúc động tình cảm..., có người mồ hôi chảy thành giọt! Bệnh biểu hiện nặng một khi không phải thi thoảng mới ra mồ hôi, mà ra liên tục (ra không tự chủ), một số trường hợp kèm theo ra mồ hôi nhiều ở da đầu hoặc toàn thân (Đông y gọi là tự hãn - tự ra mồ hôi).
Cũng cần phân biệt chứng ra mồ hôi ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Thường trẻ ở lứa tuổi này, hệ thống thần kinh thực vật của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, nên trẻ thường ra mồ hôi, kể cả ban đêm, mà dân gian hay gọi là đổ mồ hôi trộm (Đông y gọi là đạo hãn). Khi trẻ lớn, tình trạng này sẽ khỏi.
Điều trị không đơn giản
Cho đến nay, căn bệnh có vẻ giản đơn này không hề đơn giản chút nào đối với các thầy thuốc. Đối với Tây y, đến nay, điều trị nội khoa bằng thuốc không giải quyết được bệnh. Gần đây, lĩnh vực ngoại khoa của Tây y áp dụng phương pháp phẫu thuật (từ 10 - 15 phút) cắt, đốt hạch giao cảm nhằm "cắt" luôn việc "sản xuất" ra mồ hôi. Hiện phương pháp này được thực hiện ở Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Chợ Rẫy... (TP Hồ Chí Minh). Theo bác sĩ Nguyễn Chí Hùng - giám đốc Bệnh viện Bình Dân (đơn vị đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh khơi mào phương pháp này), nếu cắt chính xác thì kết quả đạt được khoảng 90%. Nhưng một số quan niệm cho rằng, việc cắt, không cho sản xuất ra mồ hôi tự nhiên như thế là điều không hay lắm!
Về việc phòng chứng ra mồ hôi tay, chân, cần phải giữ ấm lòng bàn tay, lòng bàn chân, nhất là khi thời tiết lạnh.
Còn đối với y học cổ truyền, theo lương y Phan Cao Bằng, những trường hợp bệnh mắc một, hai năm, thì có thể trị dứt; đối với trường hợp bệnh đã mắc từ 5 - 10 năm trở lên thì chỉ có thể chữa trị giảm khoảng 60% là cao. Y học cổ truyền có một số bài thuốc và phương pháp chữa như sau: bài thuốc từ lá dâu tằm, đậu đen, ma hoàng căn, ngũ vị tử, mẫu lệ. Các vị này có thể sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau tùy trường hợp. Dân gian hay dùng lá dâu tằm nấu nước uống; đông y còn có phương cách ngâm bàn tay, bàn chân vào nước ấm pha với muối (một chén nước sôi, ba chén nước lạnh và một muỗng canh muối hột, có thể cho thêm xác trà vào ngâm chung), mỗi ngày ngâm từ 1 - 2 lần, mỗi lần từ 10 - 15 phút; phương cách nữa là xoa lòng bàn tay, lòng bàn chân bằng bột mẫu lệ (có thể trộn thêm một ít bột quế), mỗi ngày từ 2 - 3 lần, mỗi lần mươi phút; Hoặc hơ nóng bàn tay, bàn chân bằng cây ngải cứu (cho ngải cứu vào chén, đốt rồi hơ), phương pháp này có công hiệu nhiều vào mùa lạnh; Phương pháp bấm huyệt toàn bộ và cục bộ. Cách giải và bấm các huyệt ở vùng cổ và cột sống, đặc biệt là huyệt ở vùng dẫn truyền ra hai bàn tay, bàn chân gọi là Hoa đà giáp tích - đó là bấm toàn bộ. Còn bấm cục bộ như huyệt lao cung, hậu khê, hợp cốc... (ở bàn tay) và huyệt phục lưu, dũng truyền, thái khê (ở bàn chân); Một phương pháp cơ bản, dễ thực hiện, nhưng hiệu quả mà mọi người có thể tự làm được, đó là tập dẫn khí ra lòng bàn tay, lòng bàn chân bằng cách: hai tay chắp lại để trước ngực, rồi thở bằng bụng (tựu khí đan điền); 2 bàn tay để phía trước, cách ngực 3 - 4 cm, hai lòng bàn tay đối diện nhau, đầu óc tập trung nghĩ đến các đầu ngón tay, lòng bàn tay, với ý nghĩ hai lòng bàn tay thả lỏng và ấm dần lên. Một lát sau sẽ xuất hiện cảm giác tê rần (khi đó khí đã dẫn đến). Tương tự như trên, thực hiện ở hai lòng bàn chân.
Ngoài ra, theo lương y Phan Cao Bằng, Đông y còn có bài khí công Thập nhị liên hoa, bao gồm 12 động tác, có tác dụng ổn định hệ thống thần kinh bị xáo trộn xảy ra ở người ra mồ hôi tay, chân như nói ở phần trên.
Chứng ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân là trường hợp nhiều người mắc phải, dân gian hay gọi là bệnh phong thấp. Bệnh dai dẳng, gây khó chịu trong công việc hằng ngày.
Xúc động, căng thẳng, thời tiết lạnh bệnh càng nặng hơn
Theo lương y Phan Cao Bình - ủy viên chuyên môn Hội Đông y quận Bình Thạnh, Chủ nhiệm sáng lập bộ môn thái cực khí công Thập nhị liên hoa (TP Hồ Chí Minh): Chứng ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân mà dân gian thường gọi là bệnh phong thấp, là tình trạng thoát dương khí ra ngoài. Theo phương diện y học cổ truyền, là do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân bị rối loạn hoặc tắt nghẽn. Ngoài ra còn do xúc động về tình chí (tâm lý) như: tình trạng lo lắng, công việc căng thẳng, xúc động mạnh...
Còn theo quan niệm của Tây y, chứng ra mồ hôi tay, chân là do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể bị rối loạn. Theo phương diện Đông y, những đường kinh ảnh hưởng đến việc ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân đó là đường tâm; tâm bào và tiểu trường (nằm ở bàn tay) và đường kinh thận (nằm ở bàn chân). Có hai dạng, chỉ ra mồ hôi ở tay, chân (chiếm phần lớn); hoặc có trường hợp kèm theo tay bị run (kể cả trẻ nhỏ cũng có thể kèm theo chứng run tay, chứ không phải chỉ ở người lớn). Ngoài ra, những người mắc bệnh ra mồ hôi tay, chân thường hay bị rộp và bong tróc da ở các đầu ngón tay, chân (thường bị nhiều khi gặp thời tiết lạnh).
Bệnh ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân biểu hiện thường xuyên và nhiều những khi gặp khí hậu lạnh, hoặc những lúc làm việc căng thẳng, hay tâm trạng đang lo lắng, xúc động tình cảm..., có người mồ hôi chảy thành giọt! Bệnh biểu hiện nặng một khi không phải thi thoảng mới ra mồ hôi, mà ra liên tục (ra không tự chủ), một số trường hợp kèm theo ra mồ hôi nhiều ở da đầu hoặc toàn thân (Đông y gọi là tự hãn - tự ra mồ hôi).
Cũng cần phân biệt chứng ra mồ hôi ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Thường trẻ ở lứa tuổi này, hệ thống thần kinh thực vật của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, nên trẻ thường ra mồ hôi, kể cả ban đêm, mà dân gian hay gọi là đổ mồ hôi trộm (Đông y gọi là đạo hãn). Khi trẻ lớn, tình trạng này sẽ khỏi.
Điều trị không đơn giản
Cho đến nay, căn bệnh có vẻ giản đơn này không hề đơn giản chút nào đối với các thầy thuốc. Đối với Tây y, đến nay, điều trị nội khoa bằng thuốc không giải quyết được bệnh. Gần đây, lĩnh vực ngoại khoa của Tây y áp dụng phương pháp phẫu thuật (từ 10 - 15 phút) cắt, đốt hạch giao cảm nhằm "cắt" luôn việc "sản xuất" ra mồ hôi. Hiện phương pháp này được thực hiện ở Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Chợ Rẫy... (TP Hồ Chí Minh). Theo bác sĩ Nguyễn Chí Hùng - giám đốc Bệnh viện Bình Dân (đơn vị đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh khơi mào phương pháp này), nếu cắt chính xác thì kết quả đạt được khoảng 90%. Nhưng một số quan niệm cho rằng, việc cắt, không cho sản xuất ra mồ hôi tự nhiên như thế là điều không hay lắm!
Về việc phòng chứng ra mồ hôi tay, chân, cần phải giữ ấm lòng bàn tay, lòng bàn chân, nhất là khi thời tiết lạnh.
Còn đối với y học cổ truyền, theo lương y Phan Cao Bằng, những trường hợp bệnh mắc một, hai năm, thì có thể trị dứt; đối với trường hợp bệnh đã mắc từ 5 - 10 năm trở lên thì chỉ có thể chữa trị giảm khoảng 60% là cao. Y học cổ truyền có một số bài thuốc và phương pháp chữa như sau: bài thuốc từ lá dâu tằm, đậu đen, ma hoàng căn, ngũ vị tử, mẫu lệ. Các vị này có thể sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau tùy trường hợp. Dân gian hay dùng lá dâu tằm nấu nước uống; đông y còn có phương cách ngâm bàn tay, bàn chân vào nước ấm pha với muối (một chén nước sôi, ba chén nước lạnh và một muỗng canh muối hột, có thể cho thêm xác trà vào ngâm chung), mỗi ngày ngâm từ 1 - 2 lần, mỗi lần từ 10 - 15 phút; phương cách nữa là xoa lòng bàn tay, lòng bàn chân bằng bột mẫu lệ (có thể trộn thêm một ít bột quế), mỗi ngày từ 2 - 3 lần, mỗi lần mươi phút; Hoặc hơ nóng bàn tay, bàn chân bằng cây ngải cứu (cho ngải cứu vào chén, đốt rồi hơ), phương pháp này có công hiệu nhiều vào mùa lạnh; Phương pháp bấm huyệt toàn bộ và cục bộ. Cách giải và bấm các huyệt ở vùng cổ và cột sống, đặc biệt là huyệt ở vùng dẫn truyền ra hai bàn tay, bàn chân gọi là Hoa đà giáp tích - đó là bấm toàn bộ. Còn bấm cục bộ như huyệt lao cung, hậu khê, hợp cốc... (ở bàn tay) và huyệt phục lưu, dũng truyền, thái khê (ở bàn chân); Một phương pháp cơ bản, dễ thực hiện, nhưng hiệu quả mà mọi người có thể tự làm được, đó là tập dẫn khí ra lòng bàn tay, lòng bàn chân bằng cách: hai tay chắp lại để trước ngực, rồi thở bằng bụng (tựu khí đan điền); 2 bàn tay để phía trước, cách ngực 3 - 4 cm, hai lòng bàn tay đối diện nhau, đầu óc tập trung nghĩ đến các đầu ngón tay, lòng bàn tay, với ý nghĩ hai lòng bàn tay thả lỏng và ấm dần lên. Một lát sau sẽ xuất hiện cảm giác tê rần (khi đó khí đã dẫn đến). Tương tự như trên, thực hiện ở hai lòng bàn chân.
Ngoài ra, theo lương y Phan Cao Bằng, Đông y còn có bài khí công Thập nhị liên hoa, bao gồm 12 động tác, có tác dụng ổn định hệ thống thần kinh bị xáo trộn xảy ra ở người ra mồ hôi tay, chân như nói ở phần trên.