Dan Lee
02-05-2008, 07:10 PM
Chúa Nhật I Mùa Chay
Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
Tôi sinh ra để sống cho những gì cao quí hơn
Phong Cát Tư Kha (Paul Kostka) và Thành Cát Tư Kha (Stanislaus Kostka) là hai anh em ruột. Hai anh em chỉ cách nhau một tuổi: anh sinh 1549, em 1550. Thế là công tước Giang Cát Tư Kha (John Kostka) được bảo đảm có con trai nối dòng. Hai ông bà lấy nhau năm 1548. Ông vừa là nghị sĩ, vừa là cố vấn triều đình Ba Lan.
Ở thế kỷ 16 thời phong kiến tại Ba Lan, hễ có dòng máu quí tộc là có quyền và có tiền, để sống sung sướng trong nhung lụa. Thành Cát Tư Kha là em, lớn lên như bông sen “gần bùn mà vẫn không hôi tanh mùi bùn”, nên được bố mẹ gọi là thiên thần ngay từ hồi còn nhỏ. Giữa bầu khí phóng túng của những bữa tiệc được tổ chức quá thường xuyên tại lâu đài Đông Kinh (Rostkov) của gia đình, Thành Cát Tư Kha năng tự nhủ: Tôi sinh ra để sống cho những gì cao quí hơn. Sau này, khi người ta đề cao dòng máu công tước của anh, phản ứng tự nhiên của anh là ở thế gian này mọi sự đều nhỏ bé cả.
Phải chăng bối cảnh giầu sang của dòng họ Cát Tư Kha vẫn tháp tùng hai anh em ruột này khi họ được gởi đi học ở Vienna? Khi ấy anh 15 tuổi, em 14. Họ luôn có hai người theo hầu, nhất là có bác sĩ y khoa Bùi Linh Ký (Bilinski) trẻ trung, chăm lo cho hai anh em về giáo dục và sức khoẻ.
Sở dĩ hai anh em được gởi đi học ở thành phố Vienna của Áo Quốc, là vì gia đình đặt tín nhiệm vào nền giáo dục có uy tín của các cha Dòng Tên tại đó, nổi tiếng nhất trong vùng là vì giám tỉnh Phêrô Khang Ninh (Peter Kanis). Hai anh em ở nội trú tại cơ sở Dòng Tên được 8 tháng thì cơ sở ấy bị nhà vua mới lên ngôi đòi lại, nên hai anh em cùng với đoàn người tùy tùng sang trọ ở nhà một nghị sĩ Tin Lành chống Công Giáo ra mặt, tên là Kimberker.
Chính nơi nhà trọ này sự khác biệt giữa hai anh em trở nên rõ nét và căng thẳng. Em tiếp tục sống nếp sống đạo đức như 8 tháng trước: dự thánh lễ mỗi ngày, chịu lễ mỗi tuần, tập khiêu vũ tối thiểu theo thói quen của bậc công tử, chẳng ưa nhậu nhẹt, ngược lại tìm thì giờ và nơi thanh vắng để cầu nguyện. Còn anh là Phong Cát Tư Kha cùng với các bạn quí tộc, chủ trương sống như ai về ăn mặc, khiêu vũ, tiệc tùng, đi coi hát. Thế là từ từ em trở nên đối tượng của lườm nguýt, chê bai, nhạo cười, đối với anh ruột và chúng bạn. Không đạt được mục tiêu là chinh phục em, Phong Cát Tư Kha sau trở nên tàn nhẫn đối với em. Nhưng Chúa an bài đã biến sự tàn nhẫn đó trở nên cơ hội để em gia nhập Dòng Chúa Giêsu, đó là điều em hằng ước ao từ lâu rồi.
Số là hôm đó, Phong Cát Tư Kha tức giận đến nỗi quát mắng em: Mày cút đi đâu thì cút cho rảnh mắt tao! Thế là sáng sớm ngày 17 tháng 8, 1567, em đi dự thánh lễ như bình thường. Sau đó thay vì đi dự lớp học, Thành Cát Tư Kha đã cải trang như cậu bé thôn quê và lên đường cuốc bộ theo một cuộc hành trình dài: 650 cây số từ Vienna đến Hoàng Bưng (Augsburg); 40 cây số nữa từ Hoàng Bưng đến Đinh Giang (Dilligen) nơi Thành Cát Tư Kha được cha giám tỉnh Khang Ninh (Phêrô Kanis) nhận làm ứng sinh Dòng Tên; kế đó, anh còn phải đi bộ 1,200 cây số nữa để được an toàn nhận vào tập viện thánh Anrê tại Rôma: đó là ngày 28 tháng 10, 1567.
Ở thế gian này mọi sự đều bé nhỏ
Trước khi trốn khỏi nhà trọ, Thành Cát Tư Kha đã ngồi viết thư cho bố và người anh ruột của mình những lời tâm huyết sau đây:
Kính thưa bố và anh Phong (Phaolô)
Đứa con của bố và em của anh Phong, thực sự chỉ có một ý hướng duy nhất để lẻn đi, đó là rút lui khỏi thế gian hầu đáp lại tiếng Chúa đã gọi và đã ra lệnh cho con vào Dòng Chúa Giêsu. Con thực không có một ý hướng nào khác ngoài ý hướng đó.
Nếu bố và anh thực tình thương con thì xin đừng lên án con. Con dám chắc một ngày nào đó bố và anh sẽ sung sướng về cuộc ra đi của con được thành sự.
Khi những dòng chữ trên đây tới tay ông nghị sĩ và cố vấn triều đình Giang Cát Tư Kha tại Ba Lan, ông liền nổi cơn thịnh nộ. Thư ông viết đáp lại, đến tay cha giám tập, được tóm lại trong ba điểm quyết liệt như sau:
“Thứ nhất, ông nặng lời quở trách con đã làm ô danh gia đình Cát Tư Kha, vì đã ăn vận như người đi ăn xin trên đường đi Đức Quốc và Italia.
Thứ hai, ông đe dọa sẽ sai người đi tóm cổ con ông giong về Ba Lan, nơi con ông sẽ bị xiềng xích chân tay và ngồi tù suốt đời, không còn được gặp gỡ bạn bè và mẹ cha.
Thứ ba, tốt nhất con ông nên làm điều khôn ngoan là trở về với gia đình ngay; nếu không, sẽ bị bắt giải về Ba Lan bằng vũ lực.”
Quả thật, ông Giang Cát Tư Kha đã thực hiện đúng lời ông nói trong thư, là sai con cả đi lôi cổ con thứ về Ba Lan. Vậy cuối tháng 8, Phong Cát Tư Kha xuất hiện tại Roma với đầy đủ võ trang và quyền lực để Dòng Tên ở đây phải lo sợ. Phái đoàn do công tử Phong Cát Tư Kha dẫn đầu dừng lại trước cửa tập viện thánh Anrê của Dòng Tên với lời yêu cầu: Tôi là anh của Thành Cát Tư Kha, yêu cầu thầy hãy dẫn em tôi ra đây ngay lập tức!
Thầy gác cổng lễ phép mời quí khách vào phòng khách để thầy mời cha giám tập ra tiếp. Cha Giuliô Phan Dương (Frazio) lịch sự nói với công tử trưởng phái đoàn rằng:
“Thưa ngài, người em ruột của ngài là Thành Cát Tư Kha qua đời nay đã được bốn tuần.” Thế là ông anh được được đưa ra thăm mộ em mình. Chính khi quì trước nấm mộ của em, Phong Cát Tư Kha nghiệm được ơn biến đổi lạ thường. Anh khóc sướt mướt như một đứa trẻ, trước sự chứng kiến của cha Phan Dương giám tập.
Lạ hơn nữa là những điều xảy ra sau đó. Từ ngày đó cho tới khi chết, Phong Cát Tư Kha sống một đời gương mẫu khác hẳn xưa. Chính anh kể lại những điều anh nghe được về danh thơm tiếng tốt em anh đã để lại tại Roma, khiến bố anh cũng ra mềm lòng. Ít lâu sau đó, ông nghị sĩ Giang Cát Tư Kha qua đời cùng với người con thứ ba tắt thở sau ông một tuần.
Phong Cát Tư Kha một mình ở với mẹ tại lâu đài Đông Kinh của gia đình. Khi bà qua đời ông sống đời cô tịch trong cầu nguyện và hy sinh hãm mình dâng cúng tài sản cho các việc thiện. Tới tuổi 56, ông xin vào Dòng Tên “không vì công nghiệp riêng bản thân nhưng vì là anh ruột của Thành Cát Tư Kha.” Lời thỉnh cầu của ông đã được chấp thuận. Nhưng thời gian ông về nhà sắp xếp mọi việc để vào Dòng Tên, ông đã qua đời ngày 13 tháng 11, 1607. Đó chính là ngày Dòng Tên nhận làm ngày kính thánh Thành Cát Tư Kha để ghi nhớ cuộc trở lại của anh nhờ gương sáng của em đã được phong chân phước năm 1604 và sau này được tôn phong hiển thánh năm 1726.
Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước
Có thể nói suốt mười tám năm tuổi đời, cậu thanh niên Thành Cát Tư Kha luôn phải vật lộn với khó khăn thử thách để thực sự là mình, vượt khỏi tầm nhìn của gia đình, vượt khỏi những ràng buộc của xã hội quí tộc, nhắm tới những điều cao quí hơn. Không riêng Thành Cát Tư Kha, mọi Kitô hữu đều được mọi gọi tham gia cuộc chiến chống lại mọi cám dỗ và thử thách dưới sự lãnh đạo của Đức Giêsu (Mt 4,1-11)
Những thử thách Đức Giêsu đã vượt thắng cho thấy Ngài là ai dưới danh xưng Đấng Được Xức Dầu Tấn Phong và là con Thiên Chúa. Bối cảnh là sa mạc và thời gian chịu thử thách gợi nhớ Ít-ra-en trong 40 năm nơi sa mạc. Nơi sa mạc, dân Ít-ra-en đã chịu thử thách và đã sa ngã vì yếu đuối; nay Đức Giêsu chịu thử thách và đã toàn thắng. Sau 40 ngày chay tịnh, Ngài cảm thấy đói. Đó là lúc quỉ cám dỗ Ngài dùng phù phép để biến đá thành bánh mà ăn. Ngài liền trưng Lời Thiên Chúa cho biết loài người cần được nuôi sống bằng Lời Thiên Chúa (c 4) chứ không chỉ bằng cơm bánh mà thôi. Khi quỉ đưa Đức Giêsu lên đỉnh cao của tường lũy Đền Thờ, rồi cám dỗ Ngài nhảy xuống vì đã có Thiên Chúa đỡ nâng; Ngài trích Lời Thiên Chúa (c 7) để thắng kẻ cám dỗ. Quỉ còn đặt Đức Giêsu trước bả vinh hoa phú quý và cám dỗ Ngài bái lạy hắn để hưởng thụ. Nhưng Ngài cũng trích Lời Thiên Chúa đòi người ta phải bái lạy một mình Thiên Chúa mà thôi (c 10)
Một số câu hỏi gợi ý
1. Bạn tâm đắc được gì về gương thánh trẻ Thành Cát Tư Kha nói: Tôi được sinh ra để sống cho những gì cao quí hơn? Trên đời này mọi sự đều bé mọn?
2. Bạn hiểu thế nào về Lời Chúa dạy: Loài người cần được nuôi sống bằng Lời Thiên Chúa, chứ không chỉ bằng cơm bánh mà thôi? Ngươi chớ thử thách Thiên Chúa? Cần phải tôn thờ một mình Thiên Chúa mà thôi?
Lm Augustine S.J.
Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
Tôi sinh ra để sống cho những gì cao quí hơn
Phong Cát Tư Kha (Paul Kostka) và Thành Cát Tư Kha (Stanislaus Kostka) là hai anh em ruột. Hai anh em chỉ cách nhau một tuổi: anh sinh 1549, em 1550. Thế là công tước Giang Cát Tư Kha (John Kostka) được bảo đảm có con trai nối dòng. Hai ông bà lấy nhau năm 1548. Ông vừa là nghị sĩ, vừa là cố vấn triều đình Ba Lan.
Ở thế kỷ 16 thời phong kiến tại Ba Lan, hễ có dòng máu quí tộc là có quyền và có tiền, để sống sung sướng trong nhung lụa. Thành Cát Tư Kha là em, lớn lên như bông sen “gần bùn mà vẫn không hôi tanh mùi bùn”, nên được bố mẹ gọi là thiên thần ngay từ hồi còn nhỏ. Giữa bầu khí phóng túng của những bữa tiệc được tổ chức quá thường xuyên tại lâu đài Đông Kinh (Rostkov) của gia đình, Thành Cát Tư Kha năng tự nhủ: Tôi sinh ra để sống cho những gì cao quí hơn. Sau này, khi người ta đề cao dòng máu công tước của anh, phản ứng tự nhiên của anh là ở thế gian này mọi sự đều nhỏ bé cả.
Phải chăng bối cảnh giầu sang của dòng họ Cát Tư Kha vẫn tháp tùng hai anh em ruột này khi họ được gởi đi học ở Vienna? Khi ấy anh 15 tuổi, em 14. Họ luôn có hai người theo hầu, nhất là có bác sĩ y khoa Bùi Linh Ký (Bilinski) trẻ trung, chăm lo cho hai anh em về giáo dục và sức khoẻ.
Sở dĩ hai anh em được gởi đi học ở thành phố Vienna của Áo Quốc, là vì gia đình đặt tín nhiệm vào nền giáo dục có uy tín của các cha Dòng Tên tại đó, nổi tiếng nhất trong vùng là vì giám tỉnh Phêrô Khang Ninh (Peter Kanis). Hai anh em ở nội trú tại cơ sở Dòng Tên được 8 tháng thì cơ sở ấy bị nhà vua mới lên ngôi đòi lại, nên hai anh em cùng với đoàn người tùy tùng sang trọ ở nhà một nghị sĩ Tin Lành chống Công Giáo ra mặt, tên là Kimberker.
Chính nơi nhà trọ này sự khác biệt giữa hai anh em trở nên rõ nét và căng thẳng. Em tiếp tục sống nếp sống đạo đức như 8 tháng trước: dự thánh lễ mỗi ngày, chịu lễ mỗi tuần, tập khiêu vũ tối thiểu theo thói quen của bậc công tử, chẳng ưa nhậu nhẹt, ngược lại tìm thì giờ và nơi thanh vắng để cầu nguyện. Còn anh là Phong Cát Tư Kha cùng với các bạn quí tộc, chủ trương sống như ai về ăn mặc, khiêu vũ, tiệc tùng, đi coi hát. Thế là từ từ em trở nên đối tượng của lườm nguýt, chê bai, nhạo cười, đối với anh ruột và chúng bạn. Không đạt được mục tiêu là chinh phục em, Phong Cát Tư Kha sau trở nên tàn nhẫn đối với em. Nhưng Chúa an bài đã biến sự tàn nhẫn đó trở nên cơ hội để em gia nhập Dòng Chúa Giêsu, đó là điều em hằng ước ao từ lâu rồi.
Số là hôm đó, Phong Cát Tư Kha tức giận đến nỗi quát mắng em: Mày cút đi đâu thì cút cho rảnh mắt tao! Thế là sáng sớm ngày 17 tháng 8, 1567, em đi dự thánh lễ như bình thường. Sau đó thay vì đi dự lớp học, Thành Cát Tư Kha đã cải trang như cậu bé thôn quê và lên đường cuốc bộ theo một cuộc hành trình dài: 650 cây số từ Vienna đến Hoàng Bưng (Augsburg); 40 cây số nữa từ Hoàng Bưng đến Đinh Giang (Dilligen) nơi Thành Cát Tư Kha được cha giám tỉnh Khang Ninh (Phêrô Kanis) nhận làm ứng sinh Dòng Tên; kế đó, anh còn phải đi bộ 1,200 cây số nữa để được an toàn nhận vào tập viện thánh Anrê tại Rôma: đó là ngày 28 tháng 10, 1567.
Ở thế gian này mọi sự đều bé nhỏ
Trước khi trốn khỏi nhà trọ, Thành Cát Tư Kha đã ngồi viết thư cho bố và người anh ruột của mình những lời tâm huyết sau đây:
Kính thưa bố và anh Phong (Phaolô)
Đứa con của bố và em của anh Phong, thực sự chỉ có một ý hướng duy nhất để lẻn đi, đó là rút lui khỏi thế gian hầu đáp lại tiếng Chúa đã gọi và đã ra lệnh cho con vào Dòng Chúa Giêsu. Con thực không có một ý hướng nào khác ngoài ý hướng đó.
Nếu bố và anh thực tình thương con thì xin đừng lên án con. Con dám chắc một ngày nào đó bố và anh sẽ sung sướng về cuộc ra đi của con được thành sự.
Khi những dòng chữ trên đây tới tay ông nghị sĩ và cố vấn triều đình Giang Cát Tư Kha tại Ba Lan, ông liền nổi cơn thịnh nộ. Thư ông viết đáp lại, đến tay cha giám tập, được tóm lại trong ba điểm quyết liệt như sau:
“Thứ nhất, ông nặng lời quở trách con đã làm ô danh gia đình Cát Tư Kha, vì đã ăn vận như người đi ăn xin trên đường đi Đức Quốc và Italia.
Thứ hai, ông đe dọa sẽ sai người đi tóm cổ con ông giong về Ba Lan, nơi con ông sẽ bị xiềng xích chân tay và ngồi tù suốt đời, không còn được gặp gỡ bạn bè và mẹ cha.
Thứ ba, tốt nhất con ông nên làm điều khôn ngoan là trở về với gia đình ngay; nếu không, sẽ bị bắt giải về Ba Lan bằng vũ lực.”
Quả thật, ông Giang Cát Tư Kha đã thực hiện đúng lời ông nói trong thư, là sai con cả đi lôi cổ con thứ về Ba Lan. Vậy cuối tháng 8, Phong Cát Tư Kha xuất hiện tại Roma với đầy đủ võ trang và quyền lực để Dòng Tên ở đây phải lo sợ. Phái đoàn do công tử Phong Cát Tư Kha dẫn đầu dừng lại trước cửa tập viện thánh Anrê của Dòng Tên với lời yêu cầu: Tôi là anh của Thành Cát Tư Kha, yêu cầu thầy hãy dẫn em tôi ra đây ngay lập tức!
Thầy gác cổng lễ phép mời quí khách vào phòng khách để thầy mời cha giám tập ra tiếp. Cha Giuliô Phan Dương (Frazio) lịch sự nói với công tử trưởng phái đoàn rằng:
“Thưa ngài, người em ruột của ngài là Thành Cát Tư Kha qua đời nay đã được bốn tuần.” Thế là ông anh được được đưa ra thăm mộ em mình. Chính khi quì trước nấm mộ của em, Phong Cát Tư Kha nghiệm được ơn biến đổi lạ thường. Anh khóc sướt mướt như một đứa trẻ, trước sự chứng kiến của cha Phan Dương giám tập.
Lạ hơn nữa là những điều xảy ra sau đó. Từ ngày đó cho tới khi chết, Phong Cát Tư Kha sống một đời gương mẫu khác hẳn xưa. Chính anh kể lại những điều anh nghe được về danh thơm tiếng tốt em anh đã để lại tại Roma, khiến bố anh cũng ra mềm lòng. Ít lâu sau đó, ông nghị sĩ Giang Cát Tư Kha qua đời cùng với người con thứ ba tắt thở sau ông một tuần.
Phong Cát Tư Kha một mình ở với mẹ tại lâu đài Đông Kinh của gia đình. Khi bà qua đời ông sống đời cô tịch trong cầu nguyện và hy sinh hãm mình dâng cúng tài sản cho các việc thiện. Tới tuổi 56, ông xin vào Dòng Tên “không vì công nghiệp riêng bản thân nhưng vì là anh ruột của Thành Cát Tư Kha.” Lời thỉnh cầu của ông đã được chấp thuận. Nhưng thời gian ông về nhà sắp xếp mọi việc để vào Dòng Tên, ông đã qua đời ngày 13 tháng 11, 1607. Đó chính là ngày Dòng Tên nhận làm ngày kính thánh Thành Cát Tư Kha để ghi nhớ cuộc trở lại của anh nhờ gương sáng của em đã được phong chân phước năm 1604 và sau này được tôn phong hiển thánh năm 1726.
Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước
Có thể nói suốt mười tám năm tuổi đời, cậu thanh niên Thành Cát Tư Kha luôn phải vật lộn với khó khăn thử thách để thực sự là mình, vượt khỏi tầm nhìn của gia đình, vượt khỏi những ràng buộc của xã hội quí tộc, nhắm tới những điều cao quí hơn. Không riêng Thành Cát Tư Kha, mọi Kitô hữu đều được mọi gọi tham gia cuộc chiến chống lại mọi cám dỗ và thử thách dưới sự lãnh đạo của Đức Giêsu (Mt 4,1-11)
Những thử thách Đức Giêsu đã vượt thắng cho thấy Ngài là ai dưới danh xưng Đấng Được Xức Dầu Tấn Phong và là con Thiên Chúa. Bối cảnh là sa mạc và thời gian chịu thử thách gợi nhớ Ít-ra-en trong 40 năm nơi sa mạc. Nơi sa mạc, dân Ít-ra-en đã chịu thử thách và đã sa ngã vì yếu đuối; nay Đức Giêsu chịu thử thách và đã toàn thắng. Sau 40 ngày chay tịnh, Ngài cảm thấy đói. Đó là lúc quỉ cám dỗ Ngài dùng phù phép để biến đá thành bánh mà ăn. Ngài liền trưng Lời Thiên Chúa cho biết loài người cần được nuôi sống bằng Lời Thiên Chúa (c 4) chứ không chỉ bằng cơm bánh mà thôi. Khi quỉ đưa Đức Giêsu lên đỉnh cao của tường lũy Đền Thờ, rồi cám dỗ Ngài nhảy xuống vì đã có Thiên Chúa đỡ nâng; Ngài trích Lời Thiên Chúa (c 7) để thắng kẻ cám dỗ. Quỉ còn đặt Đức Giêsu trước bả vinh hoa phú quý và cám dỗ Ngài bái lạy hắn để hưởng thụ. Nhưng Ngài cũng trích Lời Thiên Chúa đòi người ta phải bái lạy một mình Thiên Chúa mà thôi (c 10)
Một số câu hỏi gợi ý
1. Bạn tâm đắc được gì về gương thánh trẻ Thành Cát Tư Kha nói: Tôi được sinh ra để sống cho những gì cao quí hơn? Trên đời này mọi sự đều bé mọn?
2. Bạn hiểu thế nào về Lời Chúa dạy: Loài người cần được nuôi sống bằng Lời Thiên Chúa, chứ không chỉ bằng cơm bánh mà thôi? Ngươi chớ thử thách Thiên Chúa? Cần phải tôn thờ một mình Thiên Chúa mà thôi?
Lm Augustine S.J.