Dan Lee
02-05-2008, 07:43 PM
40 ngày và đêm: thời kỳ vượt qua của giáo dân Hà nội
Sau 40 ngày và đêm cầu nguyện để yêu cầu nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trả lại Tòa Khâm Sứ và những tài sản khác của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã bị chính quyền sử dụng trong nhiều năm qua, đồng bào Công Giáo tại Hà Nội đã thu dọn lều bạt khỏi khu vực Tòa Khâm Sứ theo lời yêu cầu của Đức TGM Hà nội.
Trong thư của ngài gửi giáo dân Hà nội, đức TGM Ngô Quang Kiệt thực sự quan tâm đến sức khoẻ của giáo dân vì họ đã phải trải qua nhiều đêm dưới cái lạnh của những ngày cuối năm. Điều này khiến cho giáo dân yêu thương và tin tưởng ngài hơn vì họ đã hiểu vị giám mục của họ luôn để họ trong tâm của ngài.
Đàng khác khi Đức Tổng kêu gọi giáo dân đưa lều bạt ra khỏi khu Tòa Khâm Sứ cũng có ý muốn để cho giáo dân chuẩn bị cho việc mừng Tết.
Giáo hội Công Giáo toàn cầu nói chung và giáo hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, sẽ bước vào mùa lễ trọng nhất trong năm, đó là mùa lễ Phục Sinh để tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Lễ Phục Sinh là một trong hai lễ trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu với những sinh hoạt như ăn chay và cầu nguyện, và dịp lễ này kéo dài trong 40 ngày. Theo tín lý của Công Giáo, Chúa Giêsu trước khi chịu khổ nạn, đã vào nơi hoang vắng để cầu nguyện 40 ngày đêm. Vì thế, giáo dân Công Giáo theo truyền thống mà tổ chức lễ Phục Sinh trong vòng 40 ngày đêm.
Trong bất cứ dịp lễ trọng nào của bất cứ tôn giáo nào trên toàn cầu, tín hữu của tôn giáo đó thường rất nhạy cảm nếu bị khích động và rất dễ trở nên bạo động, nhất là trong những dịp lễ tụ tập đông người. Giáo dân tại Hà Nội càng ôn hòa bao nhiêu, thì những thế lực thì nghịch giáo hội có thể lại muốn có sự xô xát và bạo động xảy ra tạo nên xung đột. Và đó chính là điều quan tâm của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Chính vì hiểu được nguy cơ hoàn cảnh có thể tạo ra, nên Giáo hội qua người đứng đầu là Đức Tổng Hà nội đã hành động một cách rất khôn ngoan để kịp thời ngăn ngừa không cho bạo động có cơ hội nảy sinh làm mất chính nghĩa của những buổi cầu nguyện.
Không phải vô tình khi Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt nhắc đến sự kiện “bốn mươi ngày qua chúng ta đã sống một lễ Hiện Xuống mới” bởi cao điểm của 40 ngày ăn chay và cầu nguyện là biến cố Sống Lại.
Dưới sự lãnh đạo của vị chủ chăn khôn ngoan và biết thương yêu giáo dân, 40 ngày đêm cầu nguyện của Giáo Phận Hà Nội là thời kỳ vượt qua để tiến một sự kiện trọng đại: sự phục sinh.
Thư của Đức Tổng Giám Mục là một tuyên ngôn của sự phục sinh báo hiệu một sự sống mới đã được bắt đầu, cũng như Giáo hội ăn chay cầu nguyện 40 ngày dọn mình cho sự sống lại chiến thắng của Đức Kitô.
Nguyễn Đức
Sau 40 ngày và đêm cầu nguyện để yêu cầu nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trả lại Tòa Khâm Sứ và những tài sản khác của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã bị chính quyền sử dụng trong nhiều năm qua, đồng bào Công Giáo tại Hà Nội đã thu dọn lều bạt khỏi khu vực Tòa Khâm Sứ theo lời yêu cầu của Đức TGM Hà nội.
Trong thư của ngài gửi giáo dân Hà nội, đức TGM Ngô Quang Kiệt thực sự quan tâm đến sức khoẻ của giáo dân vì họ đã phải trải qua nhiều đêm dưới cái lạnh của những ngày cuối năm. Điều này khiến cho giáo dân yêu thương và tin tưởng ngài hơn vì họ đã hiểu vị giám mục của họ luôn để họ trong tâm của ngài.
Đàng khác khi Đức Tổng kêu gọi giáo dân đưa lều bạt ra khỏi khu Tòa Khâm Sứ cũng có ý muốn để cho giáo dân chuẩn bị cho việc mừng Tết.
Giáo hội Công Giáo toàn cầu nói chung và giáo hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, sẽ bước vào mùa lễ trọng nhất trong năm, đó là mùa lễ Phục Sinh để tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Lễ Phục Sinh là một trong hai lễ trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu với những sinh hoạt như ăn chay và cầu nguyện, và dịp lễ này kéo dài trong 40 ngày. Theo tín lý của Công Giáo, Chúa Giêsu trước khi chịu khổ nạn, đã vào nơi hoang vắng để cầu nguyện 40 ngày đêm. Vì thế, giáo dân Công Giáo theo truyền thống mà tổ chức lễ Phục Sinh trong vòng 40 ngày đêm.
Trong bất cứ dịp lễ trọng nào của bất cứ tôn giáo nào trên toàn cầu, tín hữu của tôn giáo đó thường rất nhạy cảm nếu bị khích động và rất dễ trở nên bạo động, nhất là trong những dịp lễ tụ tập đông người. Giáo dân tại Hà Nội càng ôn hòa bao nhiêu, thì những thế lực thì nghịch giáo hội có thể lại muốn có sự xô xát và bạo động xảy ra tạo nên xung đột. Và đó chính là điều quan tâm của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Chính vì hiểu được nguy cơ hoàn cảnh có thể tạo ra, nên Giáo hội qua người đứng đầu là Đức Tổng Hà nội đã hành động một cách rất khôn ngoan để kịp thời ngăn ngừa không cho bạo động có cơ hội nảy sinh làm mất chính nghĩa của những buổi cầu nguyện.
Không phải vô tình khi Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt nhắc đến sự kiện “bốn mươi ngày qua chúng ta đã sống một lễ Hiện Xuống mới” bởi cao điểm của 40 ngày ăn chay và cầu nguyện là biến cố Sống Lại.
Dưới sự lãnh đạo của vị chủ chăn khôn ngoan và biết thương yêu giáo dân, 40 ngày đêm cầu nguyện của Giáo Phận Hà Nội là thời kỳ vượt qua để tiến một sự kiện trọng đại: sự phục sinh.
Thư của Đức Tổng Giám Mục là một tuyên ngôn của sự phục sinh báo hiệu một sự sống mới đã được bắt đầu, cũng như Giáo hội ăn chay cầu nguyện 40 ngày dọn mình cho sự sống lại chiến thắng của Đức Kitô.
Nguyễn Đức