delta
02-06-2008, 04:43 PM
Chữa các rối loạn về kinh nguyệt
Hoa đỗ quyên có thể chữa rong kinh.
Nếu kinh nguyệt không đều, bạn có thể lấy gừng tươi 15 g, lá ngải cứu 10 g, trứng gà 2 quả cho vào nồi, đổ nước để nấu. Khi trứng chín thì vớt ra, bóc bỏ vỏ, cho vào nấu tiếp cho đến khi nhừ. Ăn trứng và uống nước.
Sau đây là một số bài thuốc khác:
1. Đau bụng kinh thực chứng
Thường đau ở bụng dưới trước hoặc trong lúc hành kinh, máu ra không đều, ấn vào thì càng đau. Kinh sẫm màu, có máu cục, khi máu ra được thì giảm đau. Nguyên nhân thường là nhiễm lạnh khi hành kinh, dẫn đến ứ trệ, gây đau. Người hay bị uất ức, buồn phiền, bực tức cũng có thể bị ứ trệ khí huyết, gây đau. Để đề phòng, cần điều độ trong sinh hoạt, tránh căng thẳng thần kinh. Trong ngày hành kinh nên ăn các thức ăn ấm nóng, không để ẩm, lạnh.
Dùng một trong 2 bài thuốc sau:
- Ô dược, bạch thược, sài hồ, ngải diệp mỗi thứ 12 g; hương phụ chế, đương qui mỗi thứ 16 g, xuyên khung 10 g; sắc uống ngày 1 thang.
- Thục địa, hương phụ chế mỗi thứ 16 g; xích thược, xuyên khung, ngưu tất mỗi thứ 12 g; mộc hương 10 g, sắc uống ngày 1 thang.
2. Đau bụng kinh hư chứng
Thường đau nhiều, đau từng cơn, bụng dưới đầy, khi xoa nắn thì cơn đau giảm; ngoài đau bụng có thể đau vùng thắt lưng, lượng kinh ít, nhớt loãng, váng đầu, hồi hộp, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược. Nguyên nhân chủ yếu là cơ thể hư nhược, hoặc ốm lâu ngày làm tổn thương khí huyết. Để phòng bệnh, cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hằng ngày để đảm bảo cho sức khỏe tốt. Tình trạng no đói thất thường, làm việc quá độ dễ dẫn đến suy nhược cơ thể.
Cách chữa: Xuyên khung, sa nhân, bạch thược, ngải diệp mỗi thứ 12 g; đương qui, hà thủ ô, hương phụ chế, bạch truật, đẳng sâm mỗi thứ 16 g; bạch linh 8 g, sắc uống ngày 1 thang.
3. Rong kinh
Dùng một trong 3 bài thuốc sau:
- Rễ đỗ quyên, kim anh tử mỗi thứ 30 g; tuyên phúc hoa 24 g; tây thảo 15 g; cát căn 12 g, sắc uống.
- Rễ đỗ quyên 30 g, sắc uống cùng một chút rượu vang.
- Hoa đỗ quyên 60 g, sao với rượu rồi sắc uống.
TS Dương Trọng Hiếu
Hoa đỗ quyên có thể chữa rong kinh.
Nếu kinh nguyệt không đều, bạn có thể lấy gừng tươi 15 g, lá ngải cứu 10 g, trứng gà 2 quả cho vào nồi, đổ nước để nấu. Khi trứng chín thì vớt ra, bóc bỏ vỏ, cho vào nấu tiếp cho đến khi nhừ. Ăn trứng và uống nước.
Sau đây là một số bài thuốc khác:
1. Đau bụng kinh thực chứng
Thường đau ở bụng dưới trước hoặc trong lúc hành kinh, máu ra không đều, ấn vào thì càng đau. Kinh sẫm màu, có máu cục, khi máu ra được thì giảm đau. Nguyên nhân thường là nhiễm lạnh khi hành kinh, dẫn đến ứ trệ, gây đau. Người hay bị uất ức, buồn phiền, bực tức cũng có thể bị ứ trệ khí huyết, gây đau. Để đề phòng, cần điều độ trong sinh hoạt, tránh căng thẳng thần kinh. Trong ngày hành kinh nên ăn các thức ăn ấm nóng, không để ẩm, lạnh.
Dùng một trong 2 bài thuốc sau:
- Ô dược, bạch thược, sài hồ, ngải diệp mỗi thứ 12 g; hương phụ chế, đương qui mỗi thứ 16 g, xuyên khung 10 g; sắc uống ngày 1 thang.
- Thục địa, hương phụ chế mỗi thứ 16 g; xích thược, xuyên khung, ngưu tất mỗi thứ 12 g; mộc hương 10 g, sắc uống ngày 1 thang.
2. Đau bụng kinh hư chứng
Thường đau nhiều, đau từng cơn, bụng dưới đầy, khi xoa nắn thì cơn đau giảm; ngoài đau bụng có thể đau vùng thắt lưng, lượng kinh ít, nhớt loãng, váng đầu, hồi hộp, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược. Nguyên nhân chủ yếu là cơ thể hư nhược, hoặc ốm lâu ngày làm tổn thương khí huyết. Để phòng bệnh, cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hằng ngày để đảm bảo cho sức khỏe tốt. Tình trạng no đói thất thường, làm việc quá độ dễ dẫn đến suy nhược cơ thể.
Cách chữa: Xuyên khung, sa nhân, bạch thược, ngải diệp mỗi thứ 12 g; đương qui, hà thủ ô, hương phụ chế, bạch truật, đẳng sâm mỗi thứ 16 g; bạch linh 8 g, sắc uống ngày 1 thang.
3. Rong kinh
Dùng một trong 3 bài thuốc sau:
- Rễ đỗ quyên, kim anh tử mỗi thứ 30 g; tuyên phúc hoa 24 g; tây thảo 15 g; cát căn 12 g, sắc uống.
- Rễ đỗ quyên 30 g, sắc uống cùng một chút rượu vang.
- Hoa đỗ quyên 60 g, sao với rượu rồi sắc uống.
TS Dương Trọng Hiếu