delta
02-06-2008, 05:36 PM
Sống bình thản với bệnh nan y
Một lối sống mới
LTG.- Khi bị một chứng bệnh khó chữa (tiếng Hán Việt là nan y), cuộc đời thường nhật của chúng ta và của những người thân kế cận sẽ thay đổi rất nhiều. Bệnh tật có lẽ là một loại khổ lớn hạng nhất trong các thứ khổ ở đời, một thứ tai nạn không ai muốn gặp. Nhưng khi bị nan y, nếu người bệnh biết cách sống sao cho tâm họ có được sự bình thản, thì họ đã có tới nửa phần hy vọng vượt qua được cơn bệnh dữ. Nếu tinh thần sa sút, bi quan trước cơ thể đau yếu, thì phần thoát hiểm sẽ bị giảm đi khá nhiều.
Trong thời hiện tại, với nền y khoa tân tiến và sự phát triển của đời sống tâm linh, nhiều người bị nan y vẫn sống được cuộc đời bình thường của họ. Cũng có những người đặc biệt, biết hưởng hạnh phúc tự tâm, hơn cả thời kỳ họ còn chưa bệnh. Ðó là những con người có khả năng dạy cho chúng ta nhiều bài học quý giá, đầy minh triết. Không phải chỉ có các thánh nhân, các tu sĩ đạo hạnh mới làm được như thế, mà ngay trong cuộc đời quanh ta, có nhiều con người bình thường đã sống được như vậy, khi tâm thức họ được chuyển hóa thật sự trong cơn bạo bệnh.
Trong mục này, chúng tôi sẽ chọn đăng một số lời giảng dạy của nhiều bác sĩ và tác giả Âu Á có thẩm quyền về những phương cách sống với các bệnh nan y, cũng như những kinh nghiệm của nhiều người đã có cuộc sống hòa bình, an vui sau khi bị bệnh nan y - thứ tai họa ngẫu nhiên, chẳng ai muốn gặp, chẳng ai mời, nhưng cứ tới kỳ là nó đến!
Những nghiên cứu trong mấy thập niên qua của nhiều bác sĩ Hoa Kỳ nổi tiếng như Herbert Benson, Joan Borysenko, Jon Kabat-Zinn, Bernie Siegel, Deepa Chopra... đưa ra nhiều khám phá mới về việc chữa trị tâm lý cho các bệnh nhân bị nan y như Cancer, MS (Multiple Sclerosis), Hepatitis và Aids.
Theo các khoa học gia trên, yếu tố tâm linh và nhất là khả năng tự chữa lành của người bị bệnh nan y rất quan trọng. Nhiều khi các y sĩ điều trị cho biết đã không còn cách chữa trị nào hữu hiện nữa, coi như bệnh nhân không còn hy vọng sống, nhưng người bệnh lại phục hồi được sức khỏe một cách lạ lùng, y như có “phép lạ” nào đó đã xảy ra cho họ. Các khoa học gia nói trên đều đồng ý rằng sự thoát hiểm của các bệnh nhân nan y nhiều phần là do khả năng tự lành bệnh của chính người bệnh. Các nhà tâm lý rất quan tâm tới mối liên hệ mật thiết giữa thân và tâm người bệnh. Họ cho rằng: Khả năng tự lành bệnh chỉ phát triển ra được trong những bệnh nhân có tâm lý tích cực, hiểu được con người mình và có tin tưởng, hy vọng vào các phép chữa bệnh, kể cả những hỗ trợ tâm linh.
Nữ tiến sĩ tâm lý Norine Johnson, chủ tịch hội các tâm lý gia Hoa Kỳ, đã bị cancer 19 năm trước, nay đang sống hạnh phúc và năng động, cũng có quan điểm tương tự như trên:
“Tôi khỏi bệnh, sống vui được bao năm nay là nhờ có các bác sĩ giỏi, nhờ gia đình bạn bè giúp đỡ và các phép tâm lý trị liệu”. Là một người trong nghề nên Norine biết rõ về kết quả các nghiên cứu tâm lý, chứng tỏ các bệnh nhân cancer cả hai phái nam nữ đều có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn nếu sau các chữa trị y khoa, họ được chăm sóc về tinh thần đúng mức.
Ghế ba chân
Bác sĩ Herbert Benson, giáo sư đại học y khoa Harvard, là giám đốc sáng lập Viện Y Khoa Thân Tâm (Mind and Body Medical Institut, Massachussetts). Trong hơn ba thập niên hành nghề y sĩ, Herbert Benson đã viết gần 20 cuốn sách về các nghiên cứu thân/tâm của ông, được quần chúng rất hâm mộ. Những cuốn đầu tiên của ông như “The Relaxation Response, Beyond The Relaxation Response” được ấn hành nhiều đợt, mỗi kỳ hàng triệu cuốn từ thập niên 1970 tới nay.
Trong cuốn sách nói về khả năng tự lành bệnh của con người “Timeless Healing” (1996), tác giả Herbert Benson cho rằng sức khỏe của chúng ta tùy thuộc vào ba yếu tố, giống như một cái ghế đẩu cần phải có ba chân mới vững vàng. Ba chân ghế đó là: Các phương pháp chữa bệnh tân tiến; thuốc men tốt; và sự chăm sóc thân tâm của chính người bệnh (Self care). Hai yếu tố đầu là những dịch vụ mà nền y tế hiện đại cung ứng cho bệnh nhân, càng ngày càng phong phú, tiến bộ. Yếu tố thứ ba rất quan trọng, nhiều khi lại chính là yếu tố quyết định cho sự an nguy của chúng ta. Trước đây, đó cũng là yếu tố mà y giới Tây Phương thường lơ là, và nhiều người bệnh cũng coi thường, không để ý tới nó, hoặc cho là chuyện không đáng quan tâm.
Theo bác sĩ H. Benson, chân thứ ba (bệnh nhân tự chăm sóc) của “chiếc ghế” sức khỏe gồm có nhiều phần như:
- Tập luyện cơ thể
- Ăn uống lành mạnh; và nhất là
- Phát triển nội tâm để làm tăng khả năng lành bệnh của chính mình.
Sau nhiều nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố thứ ba nói trên, bác sĩ H. Benson nhận thấy phải có sự cân bằng giữa ba cái “chân ghế”, thì bệnh nhân mới có thể vượt qua các chứng nan y. Ông khám phá ra rất nhiều điều kỳ lạ về đời sống tình cảm và tinh thần của những bệnh nhân biết tự chăm sóc, nhất là khi họ có lòng tin trong lúc chữa bệnh. Những người này tin tưởng vào khả năng của chính họ, tin vào sự hỗ trợ của các đấng thiêng liêng, hoặc chỉ tin ở nền y khoa tân tiến, nhưng tựu chung, họ có sự tin tưởng.
Bác sĩ Benson cũng nhấn mạnh tới lòng mong mỏi luôn sống khỏe mạnh của mỗi chúng ta - một khả năng tự nhiên và tiềm tàng trong cơ thể mỗi người. Ông gọi đó là khả năng tự lành bệnh “vượt thời gian”. Có lẽ, chính sự khao khát có sức khỏe và sống thọ đã là hứng khởi khiến bao bệnh nhân tự phấn đấu, làm cho căn bệnh phải lùi bước, đúng như quan niệm “Nhân cường tật nhược” của người Việt xưa nay.
Theo bác sĩ Benson, khả năng tự lành bệnh được truyền từ tổ tiên bao đời xuống chúng ta, và sẽ còn truyền qua các thế hệ con cháu chúng ta mãi sau này. Nó có sẵn trong mầm sống con người, nó cũng bất tử với thời gian. Vấn đề là làm sao khai triển được khả năng tự cứu đó, bằng những phương pháp chăm sóc thân tâm ta một cách đúng mức. Có thể khi người bệnh có lòng tin ở bất kỳ thứ gì, người ta đã có thêm năng lực để làm sống dậy cái khả năng tự lành bệnh trong con người họ. Lòng tin tưởng có thể lật ngược tình trạng của cơ thể người bệnh, dù đó là lòng tin vào các đấng tối cao như Phật, Chúa hay Thượng Ðế, Bồ Tát Quan Âm. Bệnh nhân cũng có thể lành bệnh khi họ nhiệt liệt tin theo các vị thần linh theo tín ngưỡng riêng của họ, hoặc tin vào một ông lang, một đạo sư; một địa danh nổi tiếng linh thiêng như Jerusalem, Lourdes, Bồ Ðề đạo tràng... Ngày nay, nhiều người chỉ tin vào sự tập luyện thân thể; đó cũng là một thứ “tín ngưỡng” có ích cho việc phục hồi sức khỏe, nếu người bệnh được hướng dẫn cẩn thận.
Bác sĩ Jon Kabat-Zinn lập ra y viện thân tâm rất thành công, đã dùng tâm lý trị liệu, thực phẩm tốt lành song song với thiền quán và các động tác yoga để giúp các bệnh nhân bị nan y (thời kỳ chót) sống bình thản được trong thời gian khó khăn nhất của họ. Nhiều người đã thoát hiểm, khỏi được các chứng bệnh mà y khoa đã bó tay.
Bác sĩ Jon Kabbat-Zinn cho biết chương trình 8 tuần Anti-Stress của Y Viện Thân-Tâm hoàn toàn dựa vào phép thực tập Mindfulness (Chánh niệm hay tỉnh thức). Chìa khóa của sự thực tập là theo dõi, có ý thức về hơi thở trong mọi tư thế: Nằm để nội soi từng lát suốt cơ thể (Scan), tập một số thế yoga căn bản, thích hợp với cơ thể mỗi bệnh nhân, ngồi thiền hay thiền hành, v.v... Y Viện Thân-Tâm đã chữa trị cho hàng chục ngàn người bị nan y, và hầu hết mọi người đều đạt tới một kết quả tích cực nào đó (theo những dữ kiện trong cuốn sách Sống với tai họa - Full Catastrophe Living).
Bác sĩ Jon Kaba-Zinn cũng dùng chương 2 trong cuốn sách để viết về một mô hình - một lối sống mới (Paradigm): Sống tỉnh thức (Mindful Living). Ông khuyên các bệnh nhân bị nan y nên kiên trì theo đuổi lối sống mới này để có đủ năng lực đối phó với căn bệnh ngặt nghèo, để cơ thể yếu đuối của họ có cơ hội lành mạnh trở lại và sống sót.
Theo bác sĩ Kabat-Zinn, người bệnh cần có thái độ quyết tâm để tự cam kết sẽ theo đuổi thực tập tỉnh thức trong nhiều tháng, nhiều năm, thì mới có nhiều kết quả. Sự quyết tâm và tin tưởng lúc đầu sẽ tự động được kéo dài ra sau mấy tuần lễ thực tập vì chính người bệnh sẽ nhận biết được các kết quả đầu tiên, những sự chuyển đổi kỳ lạ trong thân và tâm họ. Họ sẽ cảm thấy càng ngày càng thích thú trong việc thực tập.
Ða số bệnh nhân khi quyết tâm thực tập thiền, vì họ ý thức được sự an nguy của cái thân đang mắc phải một chứng nan y, mà khoa học đã bó tay, chỉ có chính cái tâm bình an và lành mạnh của họ cứu họ được mà thôi. Trong giới y khoa ngày nay, nhất là ngành Y Khoa Hành Vi (Behavioral Medecine), người ta chấp nhận một quan niệm mới: Mọi sự đều có tương quan, và có tính cách toàn bộ, bất khả phân (Interconnectedness & wholeness). Các bác sĩ theo lý thuyết này chú ý rất nhiều tới sinh hoạt của toàn bộ con người (thân và tâm), chứ không chỉ chữa chạy những bộ phận cơ thể nào bị hư hại. Họ không chấp nhận lý thuyết cũ, coi thân và tâm là hai thực thể riêng biệt. Nhiều bác sĩ Tây phương, từ cuối thế kỷ 20, đã chuyển sang phép chữa bệnh bằng cách săn sóc và chữa lành tâm thức người bệnh, đồng thời với việc chữa trị cái thân như giải phẫu, dùng dược phẩm diệt vi trùng, thanh lọc máu huyết, v.v...
Mô hình sống mới đối với y khoa ngày nay cũng chính là một phản ảnh sự thay đổi quan niệm của tất cả mọi ngành khoa học, nhất là trong khoa học vật lý: Người ta không còn tách rời người quan sát và vật được quan sát, không còn phân biệt vật chất với năng lượng. Khoa Vật Lý Lượng Tử (Quantum Physic) khám phá ra sự tương quan giữa mọi sự vật, không khác gì giáo pháp “tương tức tương nhập” của kinh điển Phật Giáo. Bác sĩ Kabat-Zinn nhấn mạnh tới thái độ của người bệnh đối với các quan niệm mới mẻ này - là một yếu tố rất quan trọng trong việc chữa trị cho chính họ. Theo ông, dù không có sẵn niềm tin vào Phật Giáo hay khoa học mới, người bệnh cũng nên có thái độ cởi mở để thực tập cho nghiêm chỉnh, từ đó họ sẽ nhận ra được sự phức tạp và đẹp đẽ của thân-tâm họ, cũng như khả năng tự chữa lành tiềm tàng trong chính con người của họ.
Toàn thể và tương quan
Trong chương 12 (sách Sống với tai họa), Jon Kabat-Zinn viết: “Khi tâm bạn thay đổi, nhiều khả năng mới sẽ xuất hiện. Thực vậy, khi bạn có thể nhìn được cái toàn thể (Fullness) và sự tương quan chặt chẽ (Interconnectedness) trong những cá thể riêng biệt, mọi sự sẽ hoàn toàn thay đổi... Bạn sẽ có một cái nhìn rộng rãi ra toàn thể vũ trụ, hơn là chỉ nhìn vào con người (bệnh hoạn) của mình... Những kinh nghiệm sống bình thường có thể trở nên khác thường, kỳ diệu... Chúng ta sẽ biết thưởng thức bao niềm vui của những hành động thường nhật như đi bộ, ăn cơm, uống nước. Bạn sẽ biết quý hóa các bộ phận trong cơ thể mình, ngày đêm chúng làm việc không ngừng nghỉ để ta được sống: Lá gan, buồng phổi, trái tim... tất cả đã bị chúng ta coi thường, không thèm để tâm tới chúng, cho tới lúc chúng bệnh hoạn.
Với cái nhìn tỉnh thức, bạn sẽ nhìn vợ/chồng, con cái hoặc nhìn vườn tược, chó mèo với con mắt rất khác... Bạn sẽ hiểu được những kỳ diệu trong những người thân thương ở chung quanh và ngay trong bản thân mình. Cơ thể chúng ta giống như một tiểu vũ trụ, nó biết tự điều chỉnh để thích hợp với các sinh hoạt của chúng ta. Sự liên hệ kỳ diệu đã khiến cho hệ thần kinh chằng chịt có thể điều khiển được lục phủ ngũ tạng cũng như mọi vận hành của tứ chi chúng ta. Con người cũng liên hệ chặt chẽ với không gian, môi sinh nơi mình sống, và liên hệ với mọi biến thiên trong vũ trụ rộng lớn, dù cho mắt ta không nhìn tới, dù tai ta nghe không đủ mọi âm thanh.
Nhà bác học Einstein đã viết thư cho một ông cố đạo Do Thái để an ủi một cô cháu ông ta, mới mất một người em:
“Con người là một phần của toàn thể mà ta gọi tạm là vũ trụ. Người ta sống với những kinh nghiệm làm như mình là một thực thể có những cảm nghĩ riêng rẽ, không dính líu gì tới các sự vật khác. Ảo tưởng đó là một thứ tù ngục của chúng ta, giam hãm ta vào vòng tham đắm những ham muốn cá nhân, luyến ái vài người thân gần cận. Chúng ta cần phải ra khỏi tù ngục đó bằng cách nới rộng lòng từ ái tới tất cả mọi sinh vật và tới cả không gian rộng lớn của thiên nhiên. Không ai thực hiện được điều này một cách hoàn hảo. Nhưng, chỉ có ý hướng muốn thực hiện điều đó, thì đã được giải thoát chút ít, và có được một nội tâm bình an rồi.”
Theo bác sĩ Kabat-Zinn, chúng ta có thể phát triển được khả năng sống với quan niệm tương quan, không phân biệt bằng cách thực tập tỉnh thức (Mindfulness practice). Hai quan niệm trên chính là những bản chất của đời sống con người. Chúng ta chỉ trở về với bản thể hằng có của mình mà thôi. Bản thể tương tức và toàn thể sẽ giúp chúng ta thoát được những khổ đau do cái tâm phân biệt, yếu đuối và sợ hãi gây ra. Y viện trị Stress nhắm vào mục tiêu giúp các bệnh nhân khám phá lại sự toàn diện và tương quan của cơ thể họ, khởi đầu cho việc tự chữa lành các chứng bệnh gây ra do sự bất ổn của thân-tâm. Khi trở về được với bản thể của mình, thân tâm chúng ta được bồi dưỡng một cách toàn diện và thâm sâu, khiến cho chuyện lành bệnh là điều có thể xảy ra.
Một lối sống mới
LTG.- Khi bị một chứng bệnh khó chữa (tiếng Hán Việt là nan y), cuộc đời thường nhật của chúng ta và của những người thân kế cận sẽ thay đổi rất nhiều. Bệnh tật có lẽ là một loại khổ lớn hạng nhất trong các thứ khổ ở đời, một thứ tai nạn không ai muốn gặp. Nhưng khi bị nan y, nếu người bệnh biết cách sống sao cho tâm họ có được sự bình thản, thì họ đã có tới nửa phần hy vọng vượt qua được cơn bệnh dữ. Nếu tinh thần sa sút, bi quan trước cơ thể đau yếu, thì phần thoát hiểm sẽ bị giảm đi khá nhiều.
Trong thời hiện tại, với nền y khoa tân tiến và sự phát triển của đời sống tâm linh, nhiều người bị nan y vẫn sống được cuộc đời bình thường của họ. Cũng có những người đặc biệt, biết hưởng hạnh phúc tự tâm, hơn cả thời kỳ họ còn chưa bệnh. Ðó là những con người có khả năng dạy cho chúng ta nhiều bài học quý giá, đầy minh triết. Không phải chỉ có các thánh nhân, các tu sĩ đạo hạnh mới làm được như thế, mà ngay trong cuộc đời quanh ta, có nhiều con người bình thường đã sống được như vậy, khi tâm thức họ được chuyển hóa thật sự trong cơn bạo bệnh.
Trong mục này, chúng tôi sẽ chọn đăng một số lời giảng dạy của nhiều bác sĩ và tác giả Âu Á có thẩm quyền về những phương cách sống với các bệnh nan y, cũng như những kinh nghiệm của nhiều người đã có cuộc sống hòa bình, an vui sau khi bị bệnh nan y - thứ tai họa ngẫu nhiên, chẳng ai muốn gặp, chẳng ai mời, nhưng cứ tới kỳ là nó đến!
Những nghiên cứu trong mấy thập niên qua của nhiều bác sĩ Hoa Kỳ nổi tiếng như Herbert Benson, Joan Borysenko, Jon Kabat-Zinn, Bernie Siegel, Deepa Chopra... đưa ra nhiều khám phá mới về việc chữa trị tâm lý cho các bệnh nhân bị nan y như Cancer, MS (Multiple Sclerosis), Hepatitis và Aids.
Theo các khoa học gia trên, yếu tố tâm linh và nhất là khả năng tự chữa lành của người bị bệnh nan y rất quan trọng. Nhiều khi các y sĩ điều trị cho biết đã không còn cách chữa trị nào hữu hiện nữa, coi như bệnh nhân không còn hy vọng sống, nhưng người bệnh lại phục hồi được sức khỏe một cách lạ lùng, y như có “phép lạ” nào đó đã xảy ra cho họ. Các khoa học gia nói trên đều đồng ý rằng sự thoát hiểm của các bệnh nhân nan y nhiều phần là do khả năng tự lành bệnh của chính người bệnh. Các nhà tâm lý rất quan tâm tới mối liên hệ mật thiết giữa thân và tâm người bệnh. Họ cho rằng: Khả năng tự lành bệnh chỉ phát triển ra được trong những bệnh nhân có tâm lý tích cực, hiểu được con người mình và có tin tưởng, hy vọng vào các phép chữa bệnh, kể cả những hỗ trợ tâm linh.
Nữ tiến sĩ tâm lý Norine Johnson, chủ tịch hội các tâm lý gia Hoa Kỳ, đã bị cancer 19 năm trước, nay đang sống hạnh phúc và năng động, cũng có quan điểm tương tự như trên:
“Tôi khỏi bệnh, sống vui được bao năm nay là nhờ có các bác sĩ giỏi, nhờ gia đình bạn bè giúp đỡ và các phép tâm lý trị liệu”. Là một người trong nghề nên Norine biết rõ về kết quả các nghiên cứu tâm lý, chứng tỏ các bệnh nhân cancer cả hai phái nam nữ đều có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn nếu sau các chữa trị y khoa, họ được chăm sóc về tinh thần đúng mức.
Ghế ba chân
Bác sĩ Herbert Benson, giáo sư đại học y khoa Harvard, là giám đốc sáng lập Viện Y Khoa Thân Tâm (Mind and Body Medical Institut, Massachussetts). Trong hơn ba thập niên hành nghề y sĩ, Herbert Benson đã viết gần 20 cuốn sách về các nghiên cứu thân/tâm của ông, được quần chúng rất hâm mộ. Những cuốn đầu tiên của ông như “The Relaxation Response, Beyond The Relaxation Response” được ấn hành nhiều đợt, mỗi kỳ hàng triệu cuốn từ thập niên 1970 tới nay.
Trong cuốn sách nói về khả năng tự lành bệnh của con người “Timeless Healing” (1996), tác giả Herbert Benson cho rằng sức khỏe của chúng ta tùy thuộc vào ba yếu tố, giống như một cái ghế đẩu cần phải có ba chân mới vững vàng. Ba chân ghế đó là: Các phương pháp chữa bệnh tân tiến; thuốc men tốt; và sự chăm sóc thân tâm của chính người bệnh (Self care). Hai yếu tố đầu là những dịch vụ mà nền y tế hiện đại cung ứng cho bệnh nhân, càng ngày càng phong phú, tiến bộ. Yếu tố thứ ba rất quan trọng, nhiều khi lại chính là yếu tố quyết định cho sự an nguy của chúng ta. Trước đây, đó cũng là yếu tố mà y giới Tây Phương thường lơ là, và nhiều người bệnh cũng coi thường, không để ý tới nó, hoặc cho là chuyện không đáng quan tâm.
Theo bác sĩ H. Benson, chân thứ ba (bệnh nhân tự chăm sóc) của “chiếc ghế” sức khỏe gồm có nhiều phần như:
- Tập luyện cơ thể
- Ăn uống lành mạnh; và nhất là
- Phát triển nội tâm để làm tăng khả năng lành bệnh của chính mình.
Sau nhiều nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố thứ ba nói trên, bác sĩ H. Benson nhận thấy phải có sự cân bằng giữa ba cái “chân ghế”, thì bệnh nhân mới có thể vượt qua các chứng nan y. Ông khám phá ra rất nhiều điều kỳ lạ về đời sống tình cảm và tinh thần của những bệnh nhân biết tự chăm sóc, nhất là khi họ có lòng tin trong lúc chữa bệnh. Những người này tin tưởng vào khả năng của chính họ, tin vào sự hỗ trợ của các đấng thiêng liêng, hoặc chỉ tin ở nền y khoa tân tiến, nhưng tựu chung, họ có sự tin tưởng.
Bác sĩ Benson cũng nhấn mạnh tới lòng mong mỏi luôn sống khỏe mạnh của mỗi chúng ta - một khả năng tự nhiên và tiềm tàng trong cơ thể mỗi người. Ông gọi đó là khả năng tự lành bệnh “vượt thời gian”. Có lẽ, chính sự khao khát có sức khỏe và sống thọ đã là hứng khởi khiến bao bệnh nhân tự phấn đấu, làm cho căn bệnh phải lùi bước, đúng như quan niệm “Nhân cường tật nhược” của người Việt xưa nay.
Theo bác sĩ Benson, khả năng tự lành bệnh được truyền từ tổ tiên bao đời xuống chúng ta, và sẽ còn truyền qua các thế hệ con cháu chúng ta mãi sau này. Nó có sẵn trong mầm sống con người, nó cũng bất tử với thời gian. Vấn đề là làm sao khai triển được khả năng tự cứu đó, bằng những phương pháp chăm sóc thân tâm ta một cách đúng mức. Có thể khi người bệnh có lòng tin ở bất kỳ thứ gì, người ta đã có thêm năng lực để làm sống dậy cái khả năng tự lành bệnh trong con người họ. Lòng tin tưởng có thể lật ngược tình trạng của cơ thể người bệnh, dù đó là lòng tin vào các đấng tối cao như Phật, Chúa hay Thượng Ðế, Bồ Tát Quan Âm. Bệnh nhân cũng có thể lành bệnh khi họ nhiệt liệt tin theo các vị thần linh theo tín ngưỡng riêng của họ, hoặc tin vào một ông lang, một đạo sư; một địa danh nổi tiếng linh thiêng như Jerusalem, Lourdes, Bồ Ðề đạo tràng... Ngày nay, nhiều người chỉ tin vào sự tập luyện thân thể; đó cũng là một thứ “tín ngưỡng” có ích cho việc phục hồi sức khỏe, nếu người bệnh được hướng dẫn cẩn thận.
Bác sĩ Jon Kabat-Zinn lập ra y viện thân tâm rất thành công, đã dùng tâm lý trị liệu, thực phẩm tốt lành song song với thiền quán và các động tác yoga để giúp các bệnh nhân bị nan y (thời kỳ chót) sống bình thản được trong thời gian khó khăn nhất của họ. Nhiều người đã thoát hiểm, khỏi được các chứng bệnh mà y khoa đã bó tay.
Bác sĩ Jon Kabbat-Zinn cho biết chương trình 8 tuần Anti-Stress của Y Viện Thân-Tâm hoàn toàn dựa vào phép thực tập Mindfulness (Chánh niệm hay tỉnh thức). Chìa khóa của sự thực tập là theo dõi, có ý thức về hơi thở trong mọi tư thế: Nằm để nội soi từng lát suốt cơ thể (Scan), tập một số thế yoga căn bản, thích hợp với cơ thể mỗi bệnh nhân, ngồi thiền hay thiền hành, v.v... Y Viện Thân-Tâm đã chữa trị cho hàng chục ngàn người bị nan y, và hầu hết mọi người đều đạt tới một kết quả tích cực nào đó (theo những dữ kiện trong cuốn sách Sống với tai họa - Full Catastrophe Living).
Bác sĩ Jon Kaba-Zinn cũng dùng chương 2 trong cuốn sách để viết về một mô hình - một lối sống mới (Paradigm): Sống tỉnh thức (Mindful Living). Ông khuyên các bệnh nhân bị nan y nên kiên trì theo đuổi lối sống mới này để có đủ năng lực đối phó với căn bệnh ngặt nghèo, để cơ thể yếu đuối của họ có cơ hội lành mạnh trở lại và sống sót.
Theo bác sĩ Kabat-Zinn, người bệnh cần có thái độ quyết tâm để tự cam kết sẽ theo đuổi thực tập tỉnh thức trong nhiều tháng, nhiều năm, thì mới có nhiều kết quả. Sự quyết tâm và tin tưởng lúc đầu sẽ tự động được kéo dài ra sau mấy tuần lễ thực tập vì chính người bệnh sẽ nhận biết được các kết quả đầu tiên, những sự chuyển đổi kỳ lạ trong thân và tâm họ. Họ sẽ cảm thấy càng ngày càng thích thú trong việc thực tập.
Ða số bệnh nhân khi quyết tâm thực tập thiền, vì họ ý thức được sự an nguy của cái thân đang mắc phải một chứng nan y, mà khoa học đã bó tay, chỉ có chính cái tâm bình an và lành mạnh của họ cứu họ được mà thôi. Trong giới y khoa ngày nay, nhất là ngành Y Khoa Hành Vi (Behavioral Medecine), người ta chấp nhận một quan niệm mới: Mọi sự đều có tương quan, và có tính cách toàn bộ, bất khả phân (Interconnectedness & wholeness). Các bác sĩ theo lý thuyết này chú ý rất nhiều tới sinh hoạt của toàn bộ con người (thân và tâm), chứ không chỉ chữa chạy những bộ phận cơ thể nào bị hư hại. Họ không chấp nhận lý thuyết cũ, coi thân và tâm là hai thực thể riêng biệt. Nhiều bác sĩ Tây phương, từ cuối thế kỷ 20, đã chuyển sang phép chữa bệnh bằng cách săn sóc và chữa lành tâm thức người bệnh, đồng thời với việc chữa trị cái thân như giải phẫu, dùng dược phẩm diệt vi trùng, thanh lọc máu huyết, v.v...
Mô hình sống mới đối với y khoa ngày nay cũng chính là một phản ảnh sự thay đổi quan niệm của tất cả mọi ngành khoa học, nhất là trong khoa học vật lý: Người ta không còn tách rời người quan sát và vật được quan sát, không còn phân biệt vật chất với năng lượng. Khoa Vật Lý Lượng Tử (Quantum Physic) khám phá ra sự tương quan giữa mọi sự vật, không khác gì giáo pháp “tương tức tương nhập” của kinh điển Phật Giáo. Bác sĩ Kabat-Zinn nhấn mạnh tới thái độ của người bệnh đối với các quan niệm mới mẻ này - là một yếu tố rất quan trọng trong việc chữa trị cho chính họ. Theo ông, dù không có sẵn niềm tin vào Phật Giáo hay khoa học mới, người bệnh cũng nên có thái độ cởi mở để thực tập cho nghiêm chỉnh, từ đó họ sẽ nhận ra được sự phức tạp và đẹp đẽ của thân-tâm họ, cũng như khả năng tự chữa lành tiềm tàng trong chính con người của họ.
Toàn thể và tương quan
Trong chương 12 (sách Sống với tai họa), Jon Kabat-Zinn viết: “Khi tâm bạn thay đổi, nhiều khả năng mới sẽ xuất hiện. Thực vậy, khi bạn có thể nhìn được cái toàn thể (Fullness) và sự tương quan chặt chẽ (Interconnectedness) trong những cá thể riêng biệt, mọi sự sẽ hoàn toàn thay đổi... Bạn sẽ có một cái nhìn rộng rãi ra toàn thể vũ trụ, hơn là chỉ nhìn vào con người (bệnh hoạn) của mình... Những kinh nghiệm sống bình thường có thể trở nên khác thường, kỳ diệu... Chúng ta sẽ biết thưởng thức bao niềm vui của những hành động thường nhật như đi bộ, ăn cơm, uống nước. Bạn sẽ biết quý hóa các bộ phận trong cơ thể mình, ngày đêm chúng làm việc không ngừng nghỉ để ta được sống: Lá gan, buồng phổi, trái tim... tất cả đã bị chúng ta coi thường, không thèm để tâm tới chúng, cho tới lúc chúng bệnh hoạn.
Với cái nhìn tỉnh thức, bạn sẽ nhìn vợ/chồng, con cái hoặc nhìn vườn tược, chó mèo với con mắt rất khác... Bạn sẽ hiểu được những kỳ diệu trong những người thân thương ở chung quanh và ngay trong bản thân mình. Cơ thể chúng ta giống như một tiểu vũ trụ, nó biết tự điều chỉnh để thích hợp với các sinh hoạt của chúng ta. Sự liên hệ kỳ diệu đã khiến cho hệ thần kinh chằng chịt có thể điều khiển được lục phủ ngũ tạng cũng như mọi vận hành của tứ chi chúng ta. Con người cũng liên hệ chặt chẽ với không gian, môi sinh nơi mình sống, và liên hệ với mọi biến thiên trong vũ trụ rộng lớn, dù cho mắt ta không nhìn tới, dù tai ta nghe không đủ mọi âm thanh.
Nhà bác học Einstein đã viết thư cho một ông cố đạo Do Thái để an ủi một cô cháu ông ta, mới mất một người em:
“Con người là một phần của toàn thể mà ta gọi tạm là vũ trụ. Người ta sống với những kinh nghiệm làm như mình là một thực thể có những cảm nghĩ riêng rẽ, không dính líu gì tới các sự vật khác. Ảo tưởng đó là một thứ tù ngục của chúng ta, giam hãm ta vào vòng tham đắm những ham muốn cá nhân, luyến ái vài người thân gần cận. Chúng ta cần phải ra khỏi tù ngục đó bằng cách nới rộng lòng từ ái tới tất cả mọi sinh vật và tới cả không gian rộng lớn của thiên nhiên. Không ai thực hiện được điều này một cách hoàn hảo. Nhưng, chỉ có ý hướng muốn thực hiện điều đó, thì đã được giải thoát chút ít, và có được một nội tâm bình an rồi.”
Theo bác sĩ Kabat-Zinn, chúng ta có thể phát triển được khả năng sống với quan niệm tương quan, không phân biệt bằng cách thực tập tỉnh thức (Mindfulness practice). Hai quan niệm trên chính là những bản chất của đời sống con người. Chúng ta chỉ trở về với bản thể hằng có của mình mà thôi. Bản thể tương tức và toàn thể sẽ giúp chúng ta thoát được những khổ đau do cái tâm phân biệt, yếu đuối và sợ hãi gây ra. Y viện trị Stress nhắm vào mục tiêu giúp các bệnh nhân khám phá lại sự toàn diện và tương quan của cơ thể họ, khởi đầu cho việc tự chữa lành các chứng bệnh gây ra do sự bất ổn của thân-tâm. Khi trở về được với bản thể của mình, thân tâm chúng ta được bồi dưỡng một cách toàn diện và thâm sâu, khiến cho chuyện lành bệnh là điều có thể xảy ra.