Dan Lee
02-06-2008, 10:50 PM
MỒNG 2 TẾT: TỪ ĐẠO HIẾU ĐẾN ĐẠO CHÚA
(Mt 6,25-34)
Các nhà nghiên cứu tôn giáo ở Việt nam đều nhất trí cho rằng người Việt Nam, ngoài Kitô giáo thì còn có một tôn giáo tổng hợp ba đạo: Đạo Lão,Đạo Khổng và Đạo Phật. Đó là tam giáo hoà đồng.Một cách giản lược có thể nói rằng:
- Về phương diện đạo lý người ta theo Phật mà tiêu biểu nhất là tin vào thuyết nhân quả và hệ luỵ của nó là thuyết luân hồi hay gọi chung là thuyết luân hồi nghiệp báo.
- Về phương diện đạo đức,người ta theo Khổng giáo lấy tam cương ngũ thường cho căn bản đời sống xã hội.
- Trong thực hành tôn giáo cũng như những tục lệ,người ta chịu ảnh hưởng của Lão giáo.
Ngoài những yếu tố tam giáo,mỗi người việt nam thực ra còn có một cái đạo rất gần gũi và cơ bản nhất đó là Đạo Ong Bà.Nói tới Đạo Ong Bà trước tiên chúng ta nghĩ ngay đến bàn thờ tổ tiên,tới cúng giỗ và tất cả những thực hành diễn ra ngay trong nơi sinh sống hàng ngày tại gia đình chứ không phải trong đình chùa hay thánh thất. Điều người ta lo lắng là phải có kẻ nối dõi tông đường, lo việc cúng giỗ.Cái mà người ta lo sợ khi nhắm mắt lìa đời là gặp cảnh hương khói vắng lạnh.
Mỗi gia đình dù nghèo khổ đến đâu cũng dành một chỗ riêng, thường là chỗ trang trọng nhất làm bàn thờ tổ tiên ông bà.Cái linh thiêng như vậy rất gần gũi, thân thương,đạo bất viễn nhân.Một tấm lòng thành kính và tâm tình biết ơn những bậc sinh thành.Đạo Ong Bà tiếp nối Đạo Hiếu.Tổ tiên ông bà cha mẹ chúng ta không chết nhưng là khuất núi, là khuất bóng, là sang bên kia thế giới, là xuống suối vàng, là quy tiên chầu trời. Vì tổ tiên ông bà không mất hoàn toàn hiện hữu nhưng vẫn còn hiện diện đâu đó nên phải lo sao cho trọn đạo với các ngài.”Sự tử như sự sinh”,phải đối xử với các ngài như khi các ngài còn sống hay nói đúng hơn như các ngài vẫn sống.Bởi thế mà có việc cúng bái “Sống Tết chết giỗ”.Giỗ đây là một cách tết ông bà tổ tiên.Bởi đó người Việt nam bao giờ cũng đi thăm mồ mả ông bà cha mẹ vào dịp giỗ, dịp Tết Nguyên Đán.Bao người đi xa cũng về với gia đình.Con cháu đi mừng thọ dâng lễ vật cho ông bà cha mẹ.
Người Việt nam cho rằng con người chỉ thực sự hạnh phúc khi cùng chia sẽ hạnh phúc đó với những người thân yêu nhất của mình.Bởi vì kinh nghiệm ở đời này cho thấy con người chỉ được hạnh phúc trong một gia đình hoà thuận đầm ấm.Quan niệm “Đa tử đa tôn đa phú quý” một gia đình đông con nhiều cháu là phúc lộc trời ban cho, đó là một truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt nam chúng ta.
Người Việt nam cũng nặng tình với nơi chôn nhau cắt rốn,”Sống chết có nhau”. Vì thế kẻ sống người chết tuy có khuất hình khuất bóng nhưng không xa cách mà vẫn hiện diện bên nhau trong yêu thương tưởng nhớ và trong những hành vi tôn kính cụ thể.Đặt một bức ảnh trên bàn thờ; sắp một đĩa trái cây;thắp một nén nhang;những cử chỉ đó chưa phải là đã có tính cách tôn giáo theo quan niệm của Tây phương nhưng đó lại là bước đầu cũa tôn giáo.Niềm tin và cử chỉ ấy đặt con ngưởi vào trong tương quan với cái bên kia của cuộc đời.
Nền tảng của Đức Hiếu Thảo là “ Muôn vật gốc ở Trời,con người gốc ở Tổ”, ” Hiếu là cái gốc của Đức”.Người ta có một trăm nết nhưng hàng đầu là hiếu.Chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất trung, cũng như chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất nhân.
Cốt tuỷ của Hiếu là phải bắt đầu bằng: Tôn kính cha mẹ lúc còn sống.Thờ phụng cha mẹ khi các ngài qua đời.Biết ơn cha mẹ phải được nói lên bằng đạo hạnh, bằng thờ cúng tổ tiên.Đó là nhiệm vụ thiêng liêng, là phẩm chất tối cao của con người.Càng có địa vị cao càng phải Đại Hiếu.Người lãnh đạo mà bất hiếu thì làm sao có ân nghĩa với ai !
Khởi đi từ tâm thức Đạo Hiếu của người Việt nam, các nhà truyền giáo đã hội nhập văn hoá, mang Tin mừng của Chúa thấm nhập vào cuộc sống.Đạo Hiếu gần gũi với Đạo Chúa.
Sau huấn thị “Plane compertum” của Đức Thánh Cha PIÔ XII ngày 8.12.1939,công nhận những nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên ông bà ở Việt nam và các bậc anh hùng liệt sĩ, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã có những quy định và những giáo huấn liên quan đến việc thờ phượng ông bà tổ tiên trong sứ mạng truyền giáo tại Việt nam.
Qua các hội nghị tại Đà lạt năm 1965, tại Nha Trang 1974, HĐGMVN đã ra giáo huấn xác định 6 điểm quan trọng
1. Bàn thờ gia tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình miễn là trên bàn thờ không bày biện gì mê tín dị đoan như hồn bạch.
2. Việc đốt hương nhang đèn nến trên bàn thờ gia tiên và bái lạy trước bàn thờ gia tiên là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính được phép làm.
3. Ngày giỗ được cúng giỗ trong gia đình theo phong tục địa phương,miễn là loại bỏ mê tín dị đoan.
4. Trong hôn lễ,dâu rễ được làm lễ tổ,lễ gia tiên trước bàn thờ vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn hiếu kính trình diện với ông bà.
5. Trong tang lễ được vái lạy,đốt nến xông hương trước thi hài người quá cố để tỏ lòng tôn kính người đã khuất.
6. Được tham dự nghi lễ tôn kính vị thần hoàng để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị có công với dân tộc, ân nhân của dân làng.
Người Kitô hữu càng phải sống Đạo Hiếu hơn vì điều răn thứ bốn đã dạy: Hãy thảo kính cha mẹ.Chính Chúa Giêsu đã hai lần trưng dẫn và xác nhận điều răn này.
Thảo kính cha mẹ là do mầu nhiệm sự sống.Cha mẹ là người cộng tác với Thiên Chúa trong mầu nhiệm này và cha mẹ có trách nhiệm quan trọng về con cái trước mặt Chúa.
Tinh thần kính trọng bên trong cần phải được diễn tả qua những cử chỉ bên ngoài.Nhiều người con tỏ ra xấu hổ về cha mẹ mình, phủ nhận cha mẹ mình chỉ vì họ nghèo hèn.Có khi còn dùng lời lẽ xúc phạm để nói với cha mẹ.,đối xử với cha mẹ cách khinh miệt như đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để rảnh nợ tang bồng.Chống lại cha mẹ đó là tội bất hiếu.
Ngày Mồng Hai Tết,Giáo hội mời gọi con cái mình kính nhớ tổ tiên ông bà cha mẹ.Giáo hội mời gọi con cái mình sống Đạo Hiếu.Tình yêu của con cháu đối với ông bà cha mẹ trước hết phải là một tình yêu mang sắc thái của lòng biết ơn.Mỗi người con trong gia đình sống vâng phục, sống yêu mến biết ơn cha mẹ sẽ tạo nên sự ấm êm cũng như nâng cao thanh danh của gia đình. Các giáo xứ tổ chức tặng quà chúc thọ các cụ ông, cụ bà trong thánh lễ Mồng Hai Tết, điều này thật ý nghĩa, có giá trị giáo dục con cháu sống hiếu thảo.Thánh lễ cũng được cử hành nơi nghĩa trang giáo xứ ngày Mồng Hai tết.Người sống, kẻ chết gặp nhau trong yêu thương tưởng nhớ trong mầu nhiệm hiệp thông của giáo hội.
Chính từ cha mẹ tổ tiên ông bà mà người việt nam có thể và đi xa hơn, lên cao hơn tới chốn trời cao siêu nhiên huyền bí của cõi linh thiêng của thần thánh.Từ đó tìm đến với Đấng là nguồn gốc mọi gia tộc trên tời dưới đất.
Đạo Ong Bà, Đạo Hiếu không những chẳng đối nghịch, chẳng cản trở đối với Đạo Thiên Chúa mà còn là một điểm tựa,một bước khởi đầu thuận lợi,một lối đi dễ dàng và gần gũi nhất có thể đưa con người đi vào Đạo Thiên Chúa.
Tình yêu và lòng yêu mến biết ơn đối với ông bà cha mẹ càng làm cho người tín hữu hướng về Thiên Chúa là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất.
LM Giuse Nguyễn Hữu An
CHƯƠNG TRÌNH GIA TIÊN -MỒNG 2 TẾT I.Chuẩn Bị: 1Bàn thờ tổ tiên - 1 Trống đại – 1 chiêng 1 Giới thiệu viên ( Xướng ngôn viên) 1 Nghi lễ viên ( Lễ sinh) áo thụng khăn đóng 1 chủ sự ( Người đọc văn tế) áo thụng khăn đóng 2 giúp lễ ( Thiếu nhi) áo giúp lễ khăn đóng 8 dâng lễ vật ( Nữ: Ao dài,khăn đóng – Nam: Khăn đóng, áo thụng) Lễ nghi cử hành sau lời nguyện hiệp lễ
A. MỞ ĐẦU: ( Tất cả ổn định ở hàng ngũ ở cuối nhà thờ)
Lời giới thiệu: ( XNV) Hằng nămvào dịp Tết Nguyên Đán,con cháu quây quần mừng tuổi ông bà cha mẹ,tưởng nhớ tổ tiên,các bậc sinh thành đã an giấc ngàn thu.Trước là để bày tỏ tấm lòng thành kính mến yêu,sau là dâng lễ chúc mừng tuổi thọ và cầu xin ơn trên ban phước. Hôm nay trong bầu khí tưng bừng đón xuân mới Mậu Tý,con cháu trăm họ trong giáo xứ …………………… thân yêu thành kính tỏ bày mối tình con thảo với ông bà cha mẹ và các bậc tổ tiên còn sống cũng như đã an giấc yên nghĩ. Với những món quà khiêm tốn tượng trưng,qua nghi lễ gia tiên đơn thành,con cháu xin cúi đầu tạ tội vì những lỗi lầm đã qua,đồng kính dâng lên tổ tiên,ông bà cha mẹ và các Bô lão tâm tình hiếu thảo và lòng kính yêu,niềm tri ân sâu xa.Lễ gia Tiên bắt đầu. ( Một hồi chiêng trống dài,cac đoàn hát một bài ca vui xuân,đoàn nghi lễ từ cuối nhà thờ tiến lên theo thứ tự: 4 đôi lễ vật - lễ sinh - giúp lễ - Chủ sự. Tất cả đứng thành hàng ngang ở bậc cung thánh,bái đầu, lễ sinh lên giảng đài)
B. CHÍNH LỄ.
Kính thưa cộng đoàn Cây có cội nước có nguồn,con người có tổ có tông.Khởi đầu năm mới,chúng ta tưởng nhớ đến các bậc tiền bối đã có công với xứ sở,với non sông đất nước.Là những người đi trước, các Ngài đã dẫn đường chỉ lối cho chúng ta.Trải qua mọi thờiđại,các Ngài đã để lại một gia tài công đức vô cùng quý báu.Nào là công đức sinh thành dưỡng dục.Nào là bao tấm gương anh dũng.Nào là tình thương lai láng như bể khơi.Nào là cuộc sống thánh htiện muôn đời ngời sáng. Do đó, uống nước phải nhớ nguồn, ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây.Chúng ta đây,con bầy cháu đống,đừng chỉ đánh trống khua chiêng,nhưng phải gắng giữ cho vuông tròn đạo hiếu,sớm chiều trong tư tưởng lời nói việc làm cần thể hiện lòng kính mến biết ơn đối với các bậc tổ tiên đã khuất và đối với ông bà cha mẹ, với các Bô lão …
(Kính mời cộng đoàn đứng lên nghe Lời Chúa) LỜI CHÚA: ( Hc 44,17-8;11-15) Lời Chúa trong sách Đức Huấn Ca: tôi muốn ca tụng những người nhân đức,cha ông chúg ta đời đời kế tiếp.Sinh thời hết thảy họ được tôn trọng và được hiển dương ngày ngày đời họ.Trong họ có những người đã lưu lại tên tuổi,thiên hạ còn ngợi khen nhắc đến.Nơi giòng giống họ phúc ấm bền lâu,cơ nghiệp của họ truyền lại hết đời con đến cháu.Trong giao ước của họ,giòng giống của họ sẽ đứng vững,và nhờ họ,con cháu họ sẽ trung kiên,ký ức của họ sẽ lưu truyền vạn đại,đức nghĩa của họ sẽ không hề bị lãng quên.Thân xác của họ được chôn cất bình an.Tên tuổi của họ sẽ sống đời này qua đời nọ.Sự khôn ngoan của họ cộng đoàn truyền tụngvà công hội thuật lại lời ngợi khen của họ.Đó là Lời Chúa.
ĐÁP CA: Ca đoàn hát bài: Cây có cội nước có nguồn.
VĂN TẾ: Văn tế kính dâng ông bà tổ tiên,cha mẹ, cùng các cụ ông cụ bà.
( Một hồi chiêng trống ngắn, 2 giúp lễ rước chủ sự đến bàn thờ tổ tiên) Ghi Chú:
* Văn tế đọc theo cung giọng. Trong khi đọc có đệm chiêng trống. * Dấu hiệu 1: 1 tiếng trống,1 tiếng chiêng. * Dấu hiệu 3: 3 tiếng trống, 3 tiếng chiêng ( 2 tiếng trước liền nhau) * Dứt bài văn tế,một hồi trống chiêngdài. VĂN TẾ Chúc mừng Bô lão – Kính bái ông bà – cúi chào cha mẹ Nhân ngày thánh hoá – lão bà lão ông – Mồng Hai Quý Mùi Con cháu quây quần – đền ơn đáp nghĩa – Cha mẹ ông bà XNV: CÚC - CUNG – BÁI ( 3) Đoàn con kính cẩn cúi đầu – Ghi ơn tưởng nhớ – Tình sâu nghĩa nặng Công sinh thành như núi Thái sơn – Nợ tình thương biển khơi chan chứa Dẫu cho ngày tháng thoi đưa – Tựa bóng câu ngang cửa Nhâm Ngọ đi qua – Quý Mùi bước tới XNV: CÚC – CUNG – BÁI Xuân đến xuân đi,lòng hiếu thảo làm sao quên được ( 1).Bao ân tình lớn lao,dù cho sông chảy núi mòn,tình con sau trước vẫn còn thiết tha (3)-Kẻ gần người xa,họp mặt sum vầy.Con bầy cháu đống tiến về nơi đây,chúc thọ ông bà,mừng tuổi mẹ cha ( 1). Thành kính dâng lên một bài trường ca tán dương công đức (3).Các bậc hiền nhân để lại thế trần,công ơn trời bể (1).Hỡi đàn con cháu thế hệ mai sau,quyết cùng nhau đáp đền (3).Cha ông khóc đừng quên an ủi.Bô lão vui chia sẽ ngọt bùi.Kính tôn bậc già lão,hiếu thảo cùng mẹ cha(1).Tận tuỵ với ông bà,quyết một lòng chung thuỷ giữ trọn hiếu trung (3).Đến ngày cùng tháng tận,ai cũng một lần ra đi (1).Thi hài đem chôn cất,tống táng thật tươm tất,lo mã đẹp mồ yên (3).Kính mong cho ơn trên xuống phước cho kẻ trước người sau(I).Con cháu là gia sản châu báu,giòng giống trung hậu dài lâu vạn kiếp. ( Một hồi chiêng trống ngắn,chủ tế và 2 giúp lễ bái đầu,lùi ra sau 2 bước,chuẩn bị nhường chỗ cho đội dâng lễ vật)
CA ĐOÀN HÁT BÀI: ƠN NGHĨA SINH THÀNH
C. KẾT THÚC ( XNV ):
Kết thúc lễ gia tiên hôm nay là phần dâng lễ vật.Đoàn con cháu cúng con,kính dâng lên ông bà tổ tiên,cha mẹ và các Bô lão những lễ vật tượngtrưng: Trầu rượu – Bánh Tết –Hoa quả và những nén hương. DÂNG TRẦU RƯỢU ( XNV): Miếng trầu là đầu câu chuyện.Ly rượu nồng hâm nóng tâm can.Có trầu có rượu sầu buồn tan biến. CÚC – CUNG – BÁI ( 3) THÀNH KÍNH DÂNG LÊN (3) – Cơi trầu khay rượu tượng trưng lòng thảo hiếu của con cháu đối với ông bà cha mẹ. DÂNG BÁNH TẾT (XNV): Bổn phận con cháu kính tôn thảo hiếu,sớm hôm biết khéo lo liệu,có cơm ngon canh ngọt cho ông bà cha mẹ.Ở gần nhà năng lui tới viếng thăm,sống xa nhà gởi quà gởi bánh. CÚC – CUNG – BÁI (3)THÀNH KÍNH DÂNG LÊN (3). DÂNG HOA QUẢ (XNV): Hoa quả, tượng trưng cho bao lao công khó nhọc,mồ hôi nước mắt,bao hy sinh vất vả mà ông bà cha mẹ,các bậc tiền bối đã dâng hiến cho con cháu và bao đời mai hậu. CÚC – CUNG – BÁI (3) THÀNH KÍNH DÂNG LÊN (3) DÂNG HƯƠNG KHÓI (XNV): Con cháu thảo hiếu luôn biết điều.Sớm hôm an ủi vỗ về,đừng để ông bà cha mẹ nay phiền muộn mai lo lắng.Khi ông bà cha mẹ qua đời,nhớ lời trăn trối mà thực thi.Sớm tối cầu nguyện,lại lo lắng cho các Ngài mồ yên mã đẹp,nhang khói phân minh. CÚC – CUNG – BÁI (3)THÀNH KÍNH DÂNG LÊN (3)
XNV. Lễ gia tiên đến đây đã kết thúc.mời cộng đoànđứng lên đón nhận Phép lành cuối lễ.
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
(Mt 6,25-34)
Các nhà nghiên cứu tôn giáo ở Việt nam đều nhất trí cho rằng người Việt Nam, ngoài Kitô giáo thì còn có một tôn giáo tổng hợp ba đạo: Đạo Lão,Đạo Khổng và Đạo Phật. Đó là tam giáo hoà đồng.Một cách giản lược có thể nói rằng:
- Về phương diện đạo lý người ta theo Phật mà tiêu biểu nhất là tin vào thuyết nhân quả và hệ luỵ của nó là thuyết luân hồi hay gọi chung là thuyết luân hồi nghiệp báo.
- Về phương diện đạo đức,người ta theo Khổng giáo lấy tam cương ngũ thường cho căn bản đời sống xã hội.
- Trong thực hành tôn giáo cũng như những tục lệ,người ta chịu ảnh hưởng của Lão giáo.
Ngoài những yếu tố tam giáo,mỗi người việt nam thực ra còn có một cái đạo rất gần gũi và cơ bản nhất đó là Đạo Ong Bà.Nói tới Đạo Ong Bà trước tiên chúng ta nghĩ ngay đến bàn thờ tổ tiên,tới cúng giỗ và tất cả những thực hành diễn ra ngay trong nơi sinh sống hàng ngày tại gia đình chứ không phải trong đình chùa hay thánh thất. Điều người ta lo lắng là phải có kẻ nối dõi tông đường, lo việc cúng giỗ.Cái mà người ta lo sợ khi nhắm mắt lìa đời là gặp cảnh hương khói vắng lạnh.
Mỗi gia đình dù nghèo khổ đến đâu cũng dành một chỗ riêng, thường là chỗ trang trọng nhất làm bàn thờ tổ tiên ông bà.Cái linh thiêng như vậy rất gần gũi, thân thương,đạo bất viễn nhân.Một tấm lòng thành kính và tâm tình biết ơn những bậc sinh thành.Đạo Ong Bà tiếp nối Đạo Hiếu.Tổ tiên ông bà cha mẹ chúng ta không chết nhưng là khuất núi, là khuất bóng, là sang bên kia thế giới, là xuống suối vàng, là quy tiên chầu trời. Vì tổ tiên ông bà không mất hoàn toàn hiện hữu nhưng vẫn còn hiện diện đâu đó nên phải lo sao cho trọn đạo với các ngài.”Sự tử như sự sinh”,phải đối xử với các ngài như khi các ngài còn sống hay nói đúng hơn như các ngài vẫn sống.Bởi thế mà có việc cúng bái “Sống Tết chết giỗ”.Giỗ đây là một cách tết ông bà tổ tiên.Bởi đó người Việt nam bao giờ cũng đi thăm mồ mả ông bà cha mẹ vào dịp giỗ, dịp Tết Nguyên Đán.Bao người đi xa cũng về với gia đình.Con cháu đi mừng thọ dâng lễ vật cho ông bà cha mẹ.
Người Việt nam cho rằng con người chỉ thực sự hạnh phúc khi cùng chia sẽ hạnh phúc đó với những người thân yêu nhất của mình.Bởi vì kinh nghiệm ở đời này cho thấy con người chỉ được hạnh phúc trong một gia đình hoà thuận đầm ấm.Quan niệm “Đa tử đa tôn đa phú quý” một gia đình đông con nhiều cháu là phúc lộc trời ban cho, đó là một truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt nam chúng ta.
Người Việt nam cũng nặng tình với nơi chôn nhau cắt rốn,”Sống chết có nhau”. Vì thế kẻ sống người chết tuy có khuất hình khuất bóng nhưng không xa cách mà vẫn hiện diện bên nhau trong yêu thương tưởng nhớ và trong những hành vi tôn kính cụ thể.Đặt một bức ảnh trên bàn thờ; sắp một đĩa trái cây;thắp một nén nhang;những cử chỉ đó chưa phải là đã có tính cách tôn giáo theo quan niệm của Tây phương nhưng đó lại là bước đầu cũa tôn giáo.Niềm tin và cử chỉ ấy đặt con ngưởi vào trong tương quan với cái bên kia của cuộc đời.
Nền tảng của Đức Hiếu Thảo là “ Muôn vật gốc ở Trời,con người gốc ở Tổ”, ” Hiếu là cái gốc của Đức”.Người ta có một trăm nết nhưng hàng đầu là hiếu.Chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất trung, cũng như chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất nhân.
Cốt tuỷ của Hiếu là phải bắt đầu bằng: Tôn kính cha mẹ lúc còn sống.Thờ phụng cha mẹ khi các ngài qua đời.Biết ơn cha mẹ phải được nói lên bằng đạo hạnh, bằng thờ cúng tổ tiên.Đó là nhiệm vụ thiêng liêng, là phẩm chất tối cao của con người.Càng có địa vị cao càng phải Đại Hiếu.Người lãnh đạo mà bất hiếu thì làm sao có ân nghĩa với ai !
Khởi đi từ tâm thức Đạo Hiếu của người Việt nam, các nhà truyền giáo đã hội nhập văn hoá, mang Tin mừng của Chúa thấm nhập vào cuộc sống.Đạo Hiếu gần gũi với Đạo Chúa.
Sau huấn thị “Plane compertum” của Đức Thánh Cha PIÔ XII ngày 8.12.1939,công nhận những nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên ông bà ở Việt nam và các bậc anh hùng liệt sĩ, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã có những quy định và những giáo huấn liên quan đến việc thờ phượng ông bà tổ tiên trong sứ mạng truyền giáo tại Việt nam.
Qua các hội nghị tại Đà lạt năm 1965, tại Nha Trang 1974, HĐGMVN đã ra giáo huấn xác định 6 điểm quan trọng
1. Bàn thờ gia tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình miễn là trên bàn thờ không bày biện gì mê tín dị đoan như hồn bạch.
2. Việc đốt hương nhang đèn nến trên bàn thờ gia tiên và bái lạy trước bàn thờ gia tiên là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính được phép làm.
3. Ngày giỗ được cúng giỗ trong gia đình theo phong tục địa phương,miễn là loại bỏ mê tín dị đoan.
4. Trong hôn lễ,dâu rễ được làm lễ tổ,lễ gia tiên trước bàn thờ vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn hiếu kính trình diện với ông bà.
5. Trong tang lễ được vái lạy,đốt nến xông hương trước thi hài người quá cố để tỏ lòng tôn kính người đã khuất.
6. Được tham dự nghi lễ tôn kính vị thần hoàng để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị có công với dân tộc, ân nhân của dân làng.
Người Kitô hữu càng phải sống Đạo Hiếu hơn vì điều răn thứ bốn đã dạy: Hãy thảo kính cha mẹ.Chính Chúa Giêsu đã hai lần trưng dẫn và xác nhận điều răn này.
Thảo kính cha mẹ là do mầu nhiệm sự sống.Cha mẹ là người cộng tác với Thiên Chúa trong mầu nhiệm này và cha mẹ có trách nhiệm quan trọng về con cái trước mặt Chúa.
Tinh thần kính trọng bên trong cần phải được diễn tả qua những cử chỉ bên ngoài.Nhiều người con tỏ ra xấu hổ về cha mẹ mình, phủ nhận cha mẹ mình chỉ vì họ nghèo hèn.Có khi còn dùng lời lẽ xúc phạm để nói với cha mẹ.,đối xử với cha mẹ cách khinh miệt như đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để rảnh nợ tang bồng.Chống lại cha mẹ đó là tội bất hiếu.
Ngày Mồng Hai Tết,Giáo hội mời gọi con cái mình kính nhớ tổ tiên ông bà cha mẹ.Giáo hội mời gọi con cái mình sống Đạo Hiếu.Tình yêu của con cháu đối với ông bà cha mẹ trước hết phải là một tình yêu mang sắc thái của lòng biết ơn.Mỗi người con trong gia đình sống vâng phục, sống yêu mến biết ơn cha mẹ sẽ tạo nên sự ấm êm cũng như nâng cao thanh danh của gia đình. Các giáo xứ tổ chức tặng quà chúc thọ các cụ ông, cụ bà trong thánh lễ Mồng Hai Tết, điều này thật ý nghĩa, có giá trị giáo dục con cháu sống hiếu thảo.Thánh lễ cũng được cử hành nơi nghĩa trang giáo xứ ngày Mồng Hai tết.Người sống, kẻ chết gặp nhau trong yêu thương tưởng nhớ trong mầu nhiệm hiệp thông của giáo hội.
Chính từ cha mẹ tổ tiên ông bà mà người việt nam có thể và đi xa hơn, lên cao hơn tới chốn trời cao siêu nhiên huyền bí của cõi linh thiêng của thần thánh.Từ đó tìm đến với Đấng là nguồn gốc mọi gia tộc trên tời dưới đất.
Đạo Ong Bà, Đạo Hiếu không những chẳng đối nghịch, chẳng cản trở đối với Đạo Thiên Chúa mà còn là một điểm tựa,một bước khởi đầu thuận lợi,một lối đi dễ dàng và gần gũi nhất có thể đưa con người đi vào Đạo Thiên Chúa.
Tình yêu và lòng yêu mến biết ơn đối với ông bà cha mẹ càng làm cho người tín hữu hướng về Thiên Chúa là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất.
LM Giuse Nguyễn Hữu An
CHƯƠNG TRÌNH GIA TIÊN -MỒNG 2 TẾT I.Chuẩn Bị: 1Bàn thờ tổ tiên - 1 Trống đại – 1 chiêng 1 Giới thiệu viên ( Xướng ngôn viên) 1 Nghi lễ viên ( Lễ sinh) áo thụng khăn đóng 1 chủ sự ( Người đọc văn tế) áo thụng khăn đóng 2 giúp lễ ( Thiếu nhi) áo giúp lễ khăn đóng 8 dâng lễ vật ( Nữ: Ao dài,khăn đóng – Nam: Khăn đóng, áo thụng) Lễ nghi cử hành sau lời nguyện hiệp lễ
A. MỞ ĐẦU: ( Tất cả ổn định ở hàng ngũ ở cuối nhà thờ)
Lời giới thiệu: ( XNV) Hằng nămvào dịp Tết Nguyên Đán,con cháu quây quần mừng tuổi ông bà cha mẹ,tưởng nhớ tổ tiên,các bậc sinh thành đã an giấc ngàn thu.Trước là để bày tỏ tấm lòng thành kính mến yêu,sau là dâng lễ chúc mừng tuổi thọ và cầu xin ơn trên ban phước. Hôm nay trong bầu khí tưng bừng đón xuân mới Mậu Tý,con cháu trăm họ trong giáo xứ …………………… thân yêu thành kính tỏ bày mối tình con thảo với ông bà cha mẹ và các bậc tổ tiên còn sống cũng như đã an giấc yên nghĩ. Với những món quà khiêm tốn tượng trưng,qua nghi lễ gia tiên đơn thành,con cháu xin cúi đầu tạ tội vì những lỗi lầm đã qua,đồng kính dâng lên tổ tiên,ông bà cha mẹ và các Bô lão tâm tình hiếu thảo và lòng kính yêu,niềm tri ân sâu xa.Lễ gia Tiên bắt đầu. ( Một hồi chiêng trống dài,cac đoàn hát một bài ca vui xuân,đoàn nghi lễ từ cuối nhà thờ tiến lên theo thứ tự: 4 đôi lễ vật - lễ sinh - giúp lễ - Chủ sự. Tất cả đứng thành hàng ngang ở bậc cung thánh,bái đầu, lễ sinh lên giảng đài)
B. CHÍNH LỄ.
Kính thưa cộng đoàn Cây có cội nước có nguồn,con người có tổ có tông.Khởi đầu năm mới,chúng ta tưởng nhớ đến các bậc tiền bối đã có công với xứ sở,với non sông đất nước.Là những người đi trước, các Ngài đã dẫn đường chỉ lối cho chúng ta.Trải qua mọi thờiđại,các Ngài đã để lại một gia tài công đức vô cùng quý báu.Nào là công đức sinh thành dưỡng dục.Nào là bao tấm gương anh dũng.Nào là tình thương lai láng như bể khơi.Nào là cuộc sống thánh htiện muôn đời ngời sáng. Do đó, uống nước phải nhớ nguồn, ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây.Chúng ta đây,con bầy cháu đống,đừng chỉ đánh trống khua chiêng,nhưng phải gắng giữ cho vuông tròn đạo hiếu,sớm chiều trong tư tưởng lời nói việc làm cần thể hiện lòng kính mến biết ơn đối với các bậc tổ tiên đã khuất và đối với ông bà cha mẹ, với các Bô lão …
(Kính mời cộng đoàn đứng lên nghe Lời Chúa) LỜI CHÚA: ( Hc 44,17-8;11-15) Lời Chúa trong sách Đức Huấn Ca: tôi muốn ca tụng những người nhân đức,cha ông chúg ta đời đời kế tiếp.Sinh thời hết thảy họ được tôn trọng và được hiển dương ngày ngày đời họ.Trong họ có những người đã lưu lại tên tuổi,thiên hạ còn ngợi khen nhắc đến.Nơi giòng giống họ phúc ấm bền lâu,cơ nghiệp của họ truyền lại hết đời con đến cháu.Trong giao ước của họ,giòng giống của họ sẽ đứng vững,và nhờ họ,con cháu họ sẽ trung kiên,ký ức của họ sẽ lưu truyền vạn đại,đức nghĩa của họ sẽ không hề bị lãng quên.Thân xác của họ được chôn cất bình an.Tên tuổi của họ sẽ sống đời này qua đời nọ.Sự khôn ngoan của họ cộng đoàn truyền tụngvà công hội thuật lại lời ngợi khen của họ.Đó là Lời Chúa.
ĐÁP CA: Ca đoàn hát bài: Cây có cội nước có nguồn.
VĂN TẾ: Văn tế kính dâng ông bà tổ tiên,cha mẹ, cùng các cụ ông cụ bà.
( Một hồi chiêng trống ngắn, 2 giúp lễ rước chủ sự đến bàn thờ tổ tiên) Ghi Chú:
* Văn tế đọc theo cung giọng. Trong khi đọc có đệm chiêng trống. * Dấu hiệu 1: 1 tiếng trống,1 tiếng chiêng. * Dấu hiệu 3: 3 tiếng trống, 3 tiếng chiêng ( 2 tiếng trước liền nhau) * Dứt bài văn tế,một hồi trống chiêngdài. VĂN TẾ Chúc mừng Bô lão – Kính bái ông bà – cúi chào cha mẹ Nhân ngày thánh hoá – lão bà lão ông – Mồng Hai Quý Mùi Con cháu quây quần – đền ơn đáp nghĩa – Cha mẹ ông bà XNV: CÚC - CUNG – BÁI ( 3) Đoàn con kính cẩn cúi đầu – Ghi ơn tưởng nhớ – Tình sâu nghĩa nặng Công sinh thành như núi Thái sơn – Nợ tình thương biển khơi chan chứa Dẫu cho ngày tháng thoi đưa – Tựa bóng câu ngang cửa Nhâm Ngọ đi qua – Quý Mùi bước tới XNV: CÚC – CUNG – BÁI Xuân đến xuân đi,lòng hiếu thảo làm sao quên được ( 1).Bao ân tình lớn lao,dù cho sông chảy núi mòn,tình con sau trước vẫn còn thiết tha (3)-Kẻ gần người xa,họp mặt sum vầy.Con bầy cháu đống tiến về nơi đây,chúc thọ ông bà,mừng tuổi mẹ cha ( 1). Thành kính dâng lên một bài trường ca tán dương công đức (3).Các bậc hiền nhân để lại thế trần,công ơn trời bể (1).Hỡi đàn con cháu thế hệ mai sau,quyết cùng nhau đáp đền (3).Cha ông khóc đừng quên an ủi.Bô lão vui chia sẽ ngọt bùi.Kính tôn bậc già lão,hiếu thảo cùng mẹ cha(1).Tận tuỵ với ông bà,quyết một lòng chung thuỷ giữ trọn hiếu trung (3).Đến ngày cùng tháng tận,ai cũng một lần ra đi (1).Thi hài đem chôn cất,tống táng thật tươm tất,lo mã đẹp mồ yên (3).Kính mong cho ơn trên xuống phước cho kẻ trước người sau(I).Con cháu là gia sản châu báu,giòng giống trung hậu dài lâu vạn kiếp. ( Một hồi chiêng trống ngắn,chủ tế và 2 giúp lễ bái đầu,lùi ra sau 2 bước,chuẩn bị nhường chỗ cho đội dâng lễ vật)
CA ĐOÀN HÁT BÀI: ƠN NGHĨA SINH THÀNH
C. KẾT THÚC ( XNV ):
Kết thúc lễ gia tiên hôm nay là phần dâng lễ vật.Đoàn con cháu cúng con,kính dâng lên ông bà tổ tiên,cha mẹ và các Bô lão những lễ vật tượngtrưng: Trầu rượu – Bánh Tết –Hoa quả và những nén hương. DÂNG TRẦU RƯỢU ( XNV): Miếng trầu là đầu câu chuyện.Ly rượu nồng hâm nóng tâm can.Có trầu có rượu sầu buồn tan biến. CÚC – CUNG – BÁI ( 3) THÀNH KÍNH DÂNG LÊN (3) – Cơi trầu khay rượu tượng trưng lòng thảo hiếu của con cháu đối với ông bà cha mẹ. DÂNG BÁNH TẾT (XNV): Bổn phận con cháu kính tôn thảo hiếu,sớm hôm biết khéo lo liệu,có cơm ngon canh ngọt cho ông bà cha mẹ.Ở gần nhà năng lui tới viếng thăm,sống xa nhà gởi quà gởi bánh. CÚC – CUNG – BÁI (3)THÀNH KÍNH DÂNG LÊN (3). DÂNG HOA QUẢ (XNV): Hoa quả, tượng trưng cho bao lao công khó nhọc,mồ hôi nước mắt,bao hy sinh vất vả mà ông bà cha mẹ,các bậc tiền bối đã dâng hiến cho con cháu và bao đời mai hậu. CÚC – CUNG – BÁI (3) THÀNH KÍNH DÂNG LÊN (3) DÂNG HƯƠNG KHÓI (XNV): Con cháu thảo hiếu luôn biết điều.Sớm hôm an ủi vỗ về,đừng để ông bà cha mẹ nay phiền muộn mai lo lắng.Khi ông bà cha mẹ qua đời,nhớ lời trăn trối mà thực thi.Sớm tối cầu nguyện,lại lo lắng cho các Ngài mồ yên mã đẹp,nhang khói phân minh. CÚC – CUNG – BÁI (3)THÀNH KÍNH DÂNG LÊN (3)
XNV. Lễ gia tiên đến đây đã kết thúc.mời cộng đoànđứng lên đón nhận Phép lành cuối lễ.
LM. Giuse Nguyễn Hữu An