Dan Lee
02-07-2008, 10:23 AM
DŨNG THÌ ĐẮC MÀ LÝ THÌ RẼ
http://www.vietcatholic.net/pics/Practice.gif
Yến tử là thừa tướng nổi tiếng của nước Tề, rất thanh liêm tiết kiệm. Một hôm, Tề Cảnh công đi đến nhà ông ta, nhìn thấy môi trường nơi ở của ông ta không tốt, bèn nói: “Nhà của ông thật quá nhỏ, lại gần bên chợ, môi trường lại quá ồn ào, chi bằng dời nhà qua bên khu vườn trồng cây long não ấy !”
Yến tử chối từ nói: “Nhà tôi nghèo, ở gần bên chợ thì thuận tiện đôi chút.”
Tề công cười, hỏi: “Nhà của ông đã ở gần bên chợ, thế thì ông có thuộc lòng giá cả của các hàng hóa chứ ?”
Yến tử trả lời: “Dũng thì đắc, lý thì rẽ.”
“Dũng” là một loại giày chế cách đặc biệt, chuyên dùng cho người bị tội chặt chân mang; “lý” là giày dành cho người bình thường mang. Hồi ấy hình phạt mà Tề Cảnh công quy định rất là nghiêm khắc, rất nhiều người vì đó mà bị hình phạt chặt chân, tức là bị chặt từ đầu gối trở xuống. Yến tử nói như thế thực ra là khuyên răn Tề Cảnh công, muốn ông ta suy nghĩ lại những hình phạt mà ông ta đã phán định.
Quả nhiên, Cảnh công vừa nghe thì biến sắc mặt, nói: “Có lẽ ta đã quá tàn bạo.” Sau đó thì bỏ bớt năm loại hình phạt nặng.
(Hàn Phi tử: Nan nhị)
Suy tư:
Căng quá thì đứt, dùn quá thì yếu không làm gì được; nghiêm quá thì ai cũng sợ, hiền quá thì người coi thường, cho nên hể là người làm công tác giáo dục thì biết cách trung dung giữa căng và dùn, giữa nghiêm và hiền, để người được giáo dục không sợ cái nghiêm khắc và cũng không có ý coi thường sự hiền hòa. Chúa Giê-su đã làm như thế khi giảng dạy dân chúng, Ngài dạy như Đấng có quyền uy.
Có nhiều người Ki-tô hữu sợ cha sở như sợ...cọp, thấy ngài đàng kia thì đàng này “lủi” đi chỗ khác; có giáo dân nghe cha sở hỏi chuyện thì run như thằn lằn đứt đuôi. Tại sao vậy ? Thưa là vì có một vài cha sở quá nghiêm khắc: nghiêm khắc khi trong nhà thờ đã đành, mà còn nghiêm khắc khi tiếp xúc với giáo dân, nghĩa là khi không làm lễ thì cũng có thái độ, bộ tịch đạo mạo đến nổi chẳng giáo dân nào đến thưa chuyện. Lại có những giáo dân coi thường “ông cha”, bởi vì “ông cha” quá hòa đồng với giáo dân mà quên mất mình là linh mục: các ngài cũng ngồi chung nhậu nhẹt “quắc cần câu” với đám thanh niên, các ngài cũng ăn nói đao to búa lớn như những con chiên ghẻ...
Thật hiền hòa khi việc giáo dân làm không lỗi đức công bằng, không nghịch cùng đức tin, không gây gương mù gương xấu thì nên cổ võ khuyến khích, đừng vì nói mình là cha sở mà cấm cản mọi đề nghị của giáo dân. Thật nghiêm khắc khi có giáo dân coi thường Mình Thánh Chúa, làm những điều nghịch cùng đức tin hay nghịch với luân lý Ki-tô giáo.
Nhưng, tiên vàn cần phải có đức yêu thương và khiêm tốn, bởi vì nếu không có yêu thương và khiêm tốn thì sẽ trở thành người khắc nghiệt như Tề Cảnh công, chỉ biết luật mà không biết hoàn cảnh của bá tánh...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://www.vietcatholic.net/pics/Practice.gif
Yến tử là thừa tướng nổi tiếng của nước Tề, rất thanh liêm tiết kiệm. Một hôm, Tề Cảnh công đi đến nhà ông ta, nhìn thấy môi trường nơi ở của ông ta không tốt, bèn nói: “Nhà của ông thật quá nhỏ, lại gần bên chợ, môi trường lại quá ồn ào, chi bằng dời nhà qua bên khu vườn trồng cây long não ấy !”
Yến tử chối từ nói: “Nhà tôi nghèo, ở gần bên chợ thì thuận tiện đôi chút.”
Tề công cười, hỏi: “Nhà của ông đã ở gần bên chợ, thế thì ông có thuộc lòng giá cả của các hàng hóa chứ ?”
Yến tử trả lời: “Dũng thì đắc, lý thì rẽ.”
“Dũng” là một loại giày chế cách đặc biệt, chuyên dùng cho người bị tội chặt chân mang; “lý” là giày dành cho người bình thường mang. Hồi ấy hình phạt mà Tề Cảnh công quy định rất là nghiêm khắc, rất nhiều người vì đó mà bị hình phạt chặt chân, tức là bị chặt từ đầu gối trở xuống. Yến tử nói như thế thực ra là khuyên răn Tề Cảnh công, muốn ông ta suy nghĩ lại những hình phạt mà ông ta đã phán định.
Quả nhiên, Cảnh công vừa nghe thì biến sắc mặt, nói: “Có lẽ ta đã quá tàn bạo.” Sau đó thì bỏ bớt năm loại hình phạt nặng.
(Hàn Phi tử: Nan nhị)
Suy tư:
Căng quá thì đứt, dùn quá thì yếu không làm gì được; nghiêm quá thì ai cũng sợ, hiền quá thì người coi thường, cho nên hể là người làm công tác giáo dục thì biết cách trung dung giữa căng và dùn, giữa nghiêm và hiền, để người được giáo dục không sợ cái nghiêm khắc và cũng không có ý coi thường sự hiền hòa. Chúa Giê-su đã làm như thế khi giảng dạy dân chúng, Ngài dạy như Đấng có quyền uy.
Có nhiều người Ki-tô hữu sợ cha sở như sợ...cọp, thấy ngài đàng kia thì đàng này “lủi” đi chỗ khác; có giáo dân nghe cha sở hỏi chuyện thì run như thằn lằn đứt đuôi. Tại sao vậy ? Thưa là vì có một vài cha sở quá nghiêm khắc: nghiêm khắc khi trong nhà thờ đã đành, mà còn nghiêm khắc khi tiếp xúc với giáo dân, nghĩa là khi không làm lễ thì cũng có thái độ, bộ tịch đạo mạo đến nổi chẳng giáo dân nào đến thưa chuyện. Lại có những giáo dân coi thường “ông cha”, bởi vì “ông cha” quá hòa đồng với giáo dân mà quên mất mình là linh mục: các ngài cũng ngồi chung nhậu nhẹt “quắc cần câu” với đám thanh niên, các ngài cũng ăn nói đao to búa lớn như những con chiên ghẻ...
Thật hiền hòa khi việc giáo dân làm không lỗi đức công bằng, không nghịch cùng đức tin, không gây gương mù gương xấu thì nên cổ võ khuyến khích, đừng vì nói mình là cha sở mà cấm cản mọi đề nghị của giáo dân. Thật nghiêm khắc khi có giáo dân coi thường Mình Thánh Chúa, làm những điều nghịch cùng đức tin hay nghịch với luân lý Ki-tô giáo.
Nhưng, tiên vàn cần phải có đức yêu thương và khiêm tốn, bởi vì nếu không có yêu thương và khiêm tốn thì sẽ trở thành người khắc nghiệt như Tề Cảnh công, chỉ biết luật mà không biết hoàn cảnh của bá tánh...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.