PDA

View Full Version : Ai xuôi con cuốc gọi hè



delta
02-08-2008, 11:21 AM
Ai xuôi con cuốc gọi hè

http://www.kekho.com/vietnhimimages/cuoc2.jpg

Tiếng cuốc gọi hè đã đi vào thi ca. Đó là một loài chim nhỏ Âmurornis phoricurus- họ gà nước Rallidae sống trong các bụi rậm bên bờ nước , kiếm ăn ở các ruộng lúa , ít bay nhưng lũi rất nhanh . Mùa sinh sản bắt đầu tháng tư , khi nghe cuốc kêu là lúc nó sắp đẻ . Giữa mùa đẻ , cuốc kêu suốt ngày đêm có lẽ do những đặc tính này mà người ta thường đi bẫy cuốc vào thời điểm này .Tiếng kêu của cuốc nghe buồn , thiết tha ai oán . Thức ăn của cuốc là các loại côn trùng ,cá nhỏ ,các loài nhuyễn thể , nhái lúa , hạt cỏ dại..., cuốc làm tổ trên mặt đất nên về mùa hè , đi tìm tổ cuốc trên các bờ ruộng cũng la một thú vui đặc biệt . Bây giờ ngoài thú gác cu người ta còn đi bẫy cuốc .Cũng có cuốc mồi nhưng o thú bằng gác cu.

Chim cuốc
Chợt nhớ đến lời thơ của người xưa:

" Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân, ngoảnh lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta."

Phải chăng con quốc quốc là con cuốc cuốc, tức con chim cuốc kêu nghe ai oán như bạn hoangtrongphat đã nói ?! Quê mình, người ta gọi con cuốc là con quốc! Tên KH và tiếng Anh là Amaurornis phoenicurus/White breasted Waterhen, tên VN là cuốc ngực trắng. Hình lấy từ OBC như sau:


http://www.kekho.com/vietnhimimages/cuoc1.jpg

Tuổi thơ của ngnghai cũng từng quen thuộc loại chim này. Chúng sống ở những bụi tre mọc nối tiếp ven ruộng lúa. Để bắt chúng, khoảng 50 năm về trước, nội và bác của ngnghai trước hết dùng 2 tấm liếp đan bằng tre(rộng vài tấc, dài đến mấy mét) tấn chặn gom hình chữ V ở 1 đầu hàng tre, rồi hè nhau dùng gậy và chó đuổi từ 1 đầu khác của hàng tre. Cuốc bị động chạy về hướng 2 tấm liếp gom đón chặn hình chữ V có đặt 1 ống lưới kẽm nằm giữa chỗ giao nhau của 2 tấm liếp. Cuốc chạy trốn vào ống lưới sẽ chui qua 1 cái toi bằng tre bên trong và không sao thoát trở ra được! Thỉnh thoảng, thay vì bắtđược cuốc thì được cò ma hoặc cút!

Có lần ông bác giữ lại 1 con cuốc để nuôi. Ban đầu nó rất nhát, cho ăn riếc nó quen dần. Chiếc lồng bằng lưới kẽm của nó đượcđặt ngay dưới 1 cái bàn 4 chân, gần bàn ăn, chiếc võng và bộ ván ngủ trong 1 gian nhà nền đất có cửa rống. Chim được quây quần cùng nhà nông sau những giờ vất vả ngoài đồng, được chia sẻ cùng miếng cơm miếng cá. ngnghai vẫn còn nhớ cái đầm ấm của khung cảnh ngày đó! Không ngờ, bây giờ lại có dịp kể lại về nó! Sướng quá!

delta
02-08-2008, 11:26 AM
Về quê tìm thăm các nơi nuôi chim quốc

http://www.kekho.com/vietnhimimages/chic1.jpg

Trong dân gian, chim quốc là tên gọi của loài chim cuốc ngực trắng (Amaurornis phoenicurus). Đây là loài thường gặp hơn so với các loài gà nước khác. Chúng sống ở vùng đất ngập nước, đồng lúa hay ven sông.
Từ khi viết xong bài "Chim cuốc" trong chủ đề "Ai xuôi con cuốc gọi hè", lòng cứ nao nao về loài chim đáng yêu và thôi thúc ngnghai về quê tìm lại những con chim này trong nông dân.
Tôi rủ Sáu Nghinh, 1 cao thủ bẫy chim và nuôi chim, cũng là thổ địa của nhiều vùng có chim cò, cùng đi. Nơi chúng tôi đến là xã Bình Mỹ thuộc huyện Củ Chi, Tp. HCM.
Không ngờ, sau bao năm chiến tranh, bom đạn cày phá, sinh thái đã hồi phục, loài chim quốc vẫn còn đây - vùng ruộng đồng sông nước như vầy:

Ven sông rất nhiều lục bình và những cây bình bát
:

http://www.kekho.com/vietnhimimages/chi2.jpg


Nhiều ruộng rau muống, ruộng mía, và tràm được trồng dày đặc. Mùa này bông tràm nở:

Dân ở đây còn nuôi bò sữa, bắt cá và trồng cây ăn trái như sầu riêng, dâu, măng cục, mít. Một số người chuyên lưới bắt tép và cá nhỏ cung cấp mồi cho thú chơi cá cảnh.
Chùm dâu còn sót lại mùa này:

center]http://www.kekho.com/vietnhimimages/chi3.jpg[/CENTER]

Sự tồn tại của loài chim quốc một phần lớn cũng nhờ vào sự nhút nhát, sống ẩn trong bờ bụi, con người hiếm khi phát hiện được bằng mắt.
Trước kia, không có chim mồi, người ta bẫy bằng cách gom đuổi quốc vào bống. Bống là thứ ống lưới bằng kẽm túm nhỏ lại ở một đầu, bên trong có đặt một cái toi hình phểu làm từ những nang tre mà khi chim đã chui qua thì không thễ thoát ngược trở lại được. Bẫy bằng cách này không thú vị,nên bây giờ các nhà nông chỉ tiêu khiển thú vui này bằng lụp và chim mồi. Họ thường rủ nhau đi bẫy cho vui. Bắt được nhiều hay ít không quan trọng, thú vị chính là xem con mồi của ai kêu hay hơn ngoài đồng.
Chim bổi rất nhút nhát, rất lâu và khó thuần dưỡng thành chim mồi, nên người ta thường nuôi chim con mới nở bắt được ngoài đồng, hoặc chim con cản được từ những cặp chim thuần dưỡng được ở nhà để huấn luyện thành chim mồi.
Có cùng màu lông, nhưng chim trống lớn hơn chim mái. Cả 2 đều có thể dùng làm chim mồi. Tuy nhiên, các con trống già ngày càng hung hản hơn, không hợp để đi bẫy nữa vì chim đồng có thể tránh sợ. Vì vậy quốc mái được chuộng làm chim mồi hơn,giá cao hơn. Thường người ta chỉ nuôi trong bầy 1-2 con trống để làm giống cản cho chim mái đẻ. Hiện nay, chim quốc nuôi tại nhà đều là chim được con người nuôi đẻ. Đây chính là nguồn để gây giống, cũng như để cho ra lò những con chim mồi tiếp, mặc dù ngày càng có nhiều người giải nghệ vì tuổi tác hoặc không có thời giờ chăm sóc nữa.

1./ Điểm chúng tôi đến đầu tiên là nhà anh Út Cưng. Anh "đóng bộ" chuẩn bị đi đâu đó, may mà chúng tôi đến gặp kịp.

Thấy có 5 con. Anh nói mùa này cản đẻ thất bại vì chim cha mẹ ăn thiếu chất sao đó nên mổ trứng ăn hết!
Con trống rất sung: