Dan Lee
02-09-2008, 10:52 AM
KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ
MỒNG HAI TẾT
Tin mừng: Mt 15, 1-6.
“Ngươi hãy thảo kính cha mẹ.”
Bạn thân mến,
1. Theo truyền thống tốt lành của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, ngày mồng hai tết là ngày con cháu kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ. Đặt ngày truyền thống này vào mồng hai tết là có ý nghĩa đặc biệt đối với những người con cháu như bạn và tôi, bởi vì ngày hôm qua –ngày đầu năm mới- mọi người cùng nhau vui vẻ chúc tết nhau, thì cũng có những gia đình mà năm ngoái cha mẹ cùng với con cái cháu chắt vui tết, nhưng năm nay đã không còn nữa, niềm vui tết được bộc lộ bên ngoài cùng với nổi niềm thổn thức trong lòng vi cha mẹ, người thân đã không còn vui tết với con cháu, với anh chị em của mình...
Ngày hôm nay –mồng hai tết- nhà thờ vẫn rộn ràng vui tươi, người người vẫn đến nhà thờ với tâm trạng bồi hồi xúc động, họ dâng thánh lễ thật sốt sắng với hồi tưởng về tổ tiên, ông bà cha mẹ và những người thân đã qua đời của mình. Với niềm tin sâu xa vào Chúa Giê-su Ki-tô phục sinh, họ tin tưởng rằng, niềm vui tết của họ chỉ là tạm bợ, là hình bóng của niềm vui vĩnh cữu trên thiên đàng mà tổ tiên, ông ba cha mẹ và những người than đang hưởng thật là niềm vui vẻ đích thực, bất tận và hạnh phúc viên mãn.
2. Ngày hôm nay, có những người con tuy vui tết, nhưng vẫn cứ ân hận vì mình đã không lo chu toàn bổn phận chữ hiếu với cha mẹ mình, bây giờ cha mẹ không còn nữa; ngày hôm nay, có những người con dìu dắt cha mẹ già lọm khọm bước lên bực cấp nhà thờ để dâng lễ, hình ảnh này làm cho những người làm con cái cảm động và thấy mình cần có trách nhiệm hơn nữa đối với song thân sinh thành dưỡng dục mình.
Chúa Giê-su dựa vào điều răn của Thiên Chúa để bác bỏ luận điệu thảo kính cha mẹ cách hời hợt của người Pha-ri-sêu, bởi vì họ cho rằng dâng cúng cho đền thờ là đã làm tròn bổn phận thào kính cha mẹ, họ trích dẫn truyền thống để vi phạm hủy bỏ lời của Thiên Chúa. Ngày hôm nay cũng còn có những người con như thế: cứ cung phụng cho cha mẹ tiền bạc rồi cho đó là thảo hiếu cha mẹ, nhưng không hề về thăm hay hỏi han cha mẹ mạnh khỏe ra sao ? Đó không phải là thảo hiếu mà là bố thí cho cha mẹ mình.
3. Mồng Hai Tết là ngày linh thiêng của người Ki-tô hữu, ngày mà bất kỳ người con nào cũng không được phép quên cha mẹ đã qua đời của mình, ngày mà mỗi đứa con –dù tóc đã bạc, răng đã long- phải để cao bổn phận làm con của mình cho thế hệ mai sau được biết, để thế hệ này qua đi, thì còn thế hệ kế tiếp sẽ làm công việc đền ơn báo nghĩa này trong ngày thứ hai của năm mới.
Mồng Hai tết cũng là ngày các anh chị em cháu chắt trong gia đình (dù ở nơi xa) quây quần lại cùng nhau tham dự thánh lễ cầu nguyện cho tổ tiên ông bà và cha mẹ đã qua đời, cũng là để anh chị em nhớ lại những lời nói và hành động của cha mẹ mình khi còn sống, để noi theo, bắt chước và cầu nguyện cho các ngài.
Bạn thân mến,
Ngày mồng Hai tết, người Trung Quốc (gồm cả Taiwan) không có truyền thống kính nhớ tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời, nhưng họ có một truyền thống rất tốt đẹp là: tất cả những người con gái đã xuất giá (lấy chồng) đều cùng với chồng và con trở về nhà cha mẹ ruột của mình, để cùng ăn cơm, cùng vui tết, cùng chúc tuổi cha mẹ, đó cũng là một cách báo hiếu của con gái đã lấy chồng.
Bạn và tôi hãy dâng một lời cầu nguyện lên Thiên Chúa để cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời, để ngày Xuân của chúng ta không vắng bóng những người thân thương, đó cùng là cách báo hiếu của chúng ta vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
MỒNG HAI TẾT
Tin mừng: Mt 15, 1-6.
“Ngươi hãy thảo kính cha mẹ.”
Bạn thân mến,
1. Theo truyền thống tốt lành của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, ngày mồng hai tết là ngày con cháu kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ. Đặt ngày truyền thống này vào mồng hai tết là có ý nghĩa đặc biệt đối với những người con cháu như bạn và tôi, bởi vì ngày hôm qua –ngày đầu năm mới- mọi người cùng nhau vui vẻ chúc tết nhau, thì cũng có những gia đình mà năm ngoái cha mẹ cùng với con cái cháu chắt vui tết, nhưng năm nay đã không còn nữa, niềm vui tết được bộc lộ bên ngoài cùng với nổi niềm thổn thức trong lòng vi cha mẹ, người thân đã không còn vui tết với con cháu, với anh chị em của mình...
Ngày hôm nay –mồng hai tết- nhà thờ vẫn rộn ràng vui tươi, người người vẫn đến nhà thờ với tâm trạng bồi hồi xúc động, họ dâng thánh lễ thật sốt sắng với hồi tưởng về tổ tiên, ông bà cha mẹ và những người thân đã qua đời của mình. Với niềm tin sâu xa vào Chúa Giê-su Ki-tô phục sinh, họ tin tưởng rằng, niềm vui tết của họ chỉ là tạm bợ, là hình bóng của niềm vui vĩnh cữu trên thiên đàng mà tổ tiên, ông ba cha mẹ và những người than đang hưởng thật là niềm vui vẻ đích thực, bất tận và hạnh phúc viên mãn.
2. Ngày hôm nay, có những người con tuy vui tết, nhưng vẫn cứ ân hận vì mình đã không lo chu toàn bổn phận chữ hiếu với cha mẹ mình, bây giờ cha mẹ không còn nữa; ngày hôm nay, có những người con dìu dắt cha mẹ già lọm khọm bước lên bực cấp nhà thờ để dâng lễ, hình ảnh này làm cho những người làm con cái cảm động và thấy mình cần có trách nhiệm hơn nữa đối với song thân sinh thành dưỡng dục mình.
Chúa Giê-su dựa vào điều răn của Thiên Chúa để bác bỏ luận điệu thảo kính cha mẹ cách hời hợt của người Pha-ri-sêu, bởi vì họ cho rằng dâng cúng cho đền thờ là đã làm tròn bổn phận thào kính cha mẹ, họ trích dẫn truyền thống để vi phạm hủy bỏ lời của Thiên Chúa. Ngày hôm nay cũng còn có những người con như thế: cứ cung phụng cho cha mẹ tiền bạc rồi cho đó là thảo hiếu cha mẹ, nhưng không hề về thăm hay hỏi han cha mẹ mạnh khỏe ra sao ? Đó không phải là thảo hiếu mà là bố thí cho cha mẹ mình.
3. Mồng Hai Tết là ngày linh thiêng của người Ki-tô hữu, ngày mà bất kỳ người con nào cũng không được phép quên cha mẹ đã qua đời của mình, ngày mà mỗi đứa con –dù tóc đã bạc, răng đã long- phải để cao bổn phận làm con của mình cho thế hệ mai sau được biết, để thế hệ này qua đi, thì còn thế hệ kế tiếp sẽ làm công việc đền ơn báo nghĩa này trong ngày thứ hai của năm mới.
Mồng Hai tết cũng là ngày các anh chị em cháu chắt trong gia đình (dù ở nơi xa) quây quần lại cùng nhau tham dự thánh lễ cầu nguyện cho tổ tiên ông bà và cha mẹ đã qua đời, cũng là để anh chị em nhớ lại những lời nói và hành động của cha mẹ mình khi còn sống, để noi theo, bắt chước và cầu nguyện cho các ngài.
Bạn thân mến,
Ngày mồng Hai tết, người Trung Quốc (gồm cả Taiwan) không có truyền thống kính nhớ tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời, nhưng họ có một truyền thống rất tốt đẹp là: tất cả những người con gái đã xuất giá (lấy chồng) đều cùng với chồng và con trở về nhà cha mẹ ruột của mình, để cùng ăn cơm, cùng vui tết, cùng chúc tuổi cha mẹ, đó cũng là một cách báo hiếu của con gái đã lấy chồng.
Bạn và tôi hãy dâng một lời cầu nguyện lên Thiên Chúa để cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời, để ngày Xuân của chúng ta không vắng bóng những người thân thương, đó cùng là cách báo hiếu của chúng ta vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.