delta
02-09-2008, 01:20 PM
Bi hài chuyện bảo vệ chương trình ca nhạc
http://www.kekho.com/vietnhimimages/bihai.jpg
Bảo vệ (người đội nón đứng gần khán giả cầm ghế) đang làm nhiệm vụ... nhắc nhở. Tuy nhiên, nếu có ai làm dữ thì họ bỏ đi! )
Lê Ngọc/
Ở Việt Nam, chương trình ca nhạc nào hoành tráng cũng phải quy tụ một dàn lực lượng bảo vệ hết sức đông đảo để tránh tình trạng khán giả bạo động. Thông thường, lực lượng bảo vệ này được lấy từ các công ty vệ sĩ. Tuy nhiên, cũng có chương trình mời công an phường để thay thế. Một số chương trình nhỏ hơn thì nhờ “bảo vệ địa điểm diễn” kiêm luôn nhiệm vụ ổn định khán giả. Vì thế, đôi khi mới dẫn đến chuyện dở khóc dở cười từ lực lượng bảo vệ này.
Bi hài chuyện bảo vệ
Hiện nay, các chương trình ca nhạc lớn thường sử dụng lực lượng bảo vệ từ các công ty vệ sĩ. Trong đó, công ty Yuki (Yuki Sepre 24 Co.) là được ưa chuộng nhất. Liveshow của ca sĩ Bi Rain diễn ra tại Việt Nam cũng dùng lực lượng bảo vệ từ công ty này. Vì được tiếng chuyên nghiệp, nên vệ sĩ nào của công ty Yuki khi làm nhiệm vụ cũng cầm sẵn dùi cui và roi điện bên mình. Khi có sự cố, họ sử dụng những công cụ này ngay lập tức.
Một lần, tôi đi xem chương trình ca nhạc được tổ chức lớn ở Trung Tâm Triển Lãm Giảng Võ - địa điểm hay diễn ra ca nhạc ở Hà Nội. Ngay lập tức bắt gặp mấy anh bảo vệ Yuki đến hỏi thăm vì chưa kịp ngồi vào số ghế hàng VIP. Anh bảo vệ này dằn giọng: “Em ngồi chỗ nào, vào chỗ nhanh cho người khác đi”. Ðã vậy, khách có vé VIP mà vẫn bị mấy anh này hành lên hành xuống là ngồi lùi dịch lại mặc dù họ bị chiếm mất ghế và phải ngồi xổm xem chương trình.
Từng có lần tôi chứng kiến các fan đồng loạt nhảy ào vào khu vực VIP. Bảo vệ của chương trình mặc đồng phục có chữ Yuki chạy ra và cầm dùi cui đập toán loạn để ngăn cản tình trạng trên. Chiếc dùi cui chạm trúng một bạn khán giả khiến bạn này bị đau. Còn bảo vệ thì vẫn cứ tiếp tục hất đám đông lùi lại phía sau một cách thô bạo.
Làm việc chuyên nghiệp như Yuki mà còn đến mức khiến nhiều người phát hoảng thì những bảo vệ khác lại càng mạnh tay hơn. Mặc dù qua cửa đã soát vé VIP nhưng tôi vẫn bị một anh bảo vệ quát nạt hỏi han vì thấy tôi nhỏ quá. Sau khi tôi đưa vé cho anh bảo vệ kiểm tra thì anh hất hàm “vào đi” để chữa ngượng “vì tưởng bắt được fan chui lọt vào khu vực này”.
Mới đây trong một chương trình tạp kỹ cũng xảy ra tình trạng bảo vệ làm việc qua quýt. Chương trình này có ca sĩ Ðan Trường. Anh vào sân khấu bằng cửa thông qua khu vực khán giả. Do đó, khán giả thấy Ðan Trường thì chạy toán loạn lại gần thần tượng. Bảo vệ cầm dùi cui khoắng lung tung thành ra đập nhầm vào khán giả là một bé gái nhỏ tuổi. Sau đó bố em bé này lên thẳng sân khấu và phản ảnh với khán giả cùng ban tổ chức khiến nhóm bảo vệ được phen xấu hổ trước bao nhiêu khán giả đang có mặt ở đấy.
Từ những sự cố
Một chương trình ca nhạc tổ chức ở Thái Nguyên thuê dàn vệ sĩ là công an kết hợp với lực lượng bảo vệ sân vận động - nơi diễn ra chương trình. Nhưng do thành phố mất điện, chương trình không diễn được, khán giả tưởng bị lừa nên tất cả đồng loạt nhảy lên sân khấu, vào phía trong đập đồ đạc và đánh ca sĩ, thành viên đoàn ban tổ chức. Trước sự bạo động của hàng trăm khán giả, đoàn bảo vệ ít người quá liền bỏ chạy. Người nào lo người đấy mặc kệ cho ca sĩ bị hành hung.
Chương trình ca nhạc mới đây tôi đi xem, ghế được xếp sẵn thành hàng. Thế nhưng khán giả tự ý di chuyển ghế lung tung. Bảo vệ lúc đầu vào nhắc. Bị khán giả mắng lại. Lúc đầu họ còn làm nhiệm vụ, đứng nhắc nhở. Sau thấy không làm được gì họ kệ luôn. Thế nhưng với những ai hiền hiền thì họ lại được nước mắng xối xả vào khán giả đấy vì tự ý di chuyển ghế và buộc họ phải mang trả lại chỗ cũ.
Rất nhiều bảo vệ hiện nay, lợi dụng nhiệm vụ của mình để tuồn người nhà vào xem chương trình trái phép. Chương trình bán vé nhưng người nhà của những người bảo vệ này được đặc cách xem free vì qua cổng soát vé toàn là bảo vệ thân quen với nhau. Liveshow của nhóm rock Bức Tường “Ðêm Thứ Bảy cuối cùng” phát hành 50,000 đồng/vé. Nhưng bạn tôi vào sân khấu không mất xu nào vì được anh bảo vệ là người cùng khu dắt vào.
Chuyện không dính đến ca nhạc nhưng cũng khiến bảo vệ trở nên mất điểm trước mắt công chúng là vụ bắt cóc con tin, tống tiền của hai vệ sĩ công ty bảo vệ Yuki nổi tiếng. Từ những cách làm việc trên, động thái hoạt động không chuyên nghiệp, không khách quan, bảo vệ của các chương trình ca nhạc hiện nay bị lên án khá nhiều. Mới nhất là vụ đón ca sĩ Bi Rain đến Việt Nam, dàn bảo vệ lúc đầu nói chuyện thân thiện với giàn phóng viên và fan hâm mộ của Bi Rain. Nhưng ngay sau đó, khi Bi Rain đến thì họ xô đẩy mạnh bạo không thương tiếc những phóng viên và fan trên. Thậm chí, họ chẳng tiếc ấn mạnh người đứng đầu vào đám đông đứng đằng sau mà chả cần để ý xem ai có bị gì không.
Ðặc biệt nhất thì đến mức ca sĩ Ưng Hoàng Phúc từng có scandal là hai vệ sĩ của anh đánh đuổi, chém khán giả hâm mộ. Sau khán giả này phải vào viện điều trị. Chuyện lạ như thật nhưng vẫn luôn tồn đọng trong dàn bảo vệ hiện nay.
http://www.kekho.com/vietnhimimages/bihai.jpg
Bảo vệ (người đội nón đứng gần khán giả cầm ghế) đang làm nhiệm vụ... nhắc nhở. Tuy nhiên, nếu có ai làm dữ thì họ bỏ đi! )
Lê Ngọc/
Ở Việt Nam, chương trình ca nhạc nào hoành tráng cũng phải quy tụ một dàn lực lượng bảo vệ hết sức đông đảo để tránh tình trạng khán giả bạo động. Thông thường, lực lượng bảo vệ này được lấy từ các công ty vệ sĩ. Tuy nhiên, cũng có chương trình mời công an phường để thay thế. Một số chương trình nhỏ hơn thì nhờ “bảo vệ địa điểm diễn” kiêm luôn nhiệm vụ ổn định khán giả. Vì thế, đôi khi mới dẫn đến chuyện dở khóc dở cười từ lực lượng bảo vệ này.
Bi hài chuyện bảo vệ
Hiện nay, các chương trình ca nhạc lớn thường sử dụng lực lượng bảo vệ từ các công ty vệ sĩ. Trong đó, công ty Yuki (Yuki Sepre 24 Co.) là được ưa chuộng nhất. Liveshow của ca sĩ Bi Rain diễn ra tại Việt Nam cũng dùng lực lượng bảo vệ từ công ty này. Vì được tiếng chuyên nghiệp, nên vệ sĩ nào của công ty Yuki khi làm nhiệm vụ cũng cầm sẵn dùi cui và roi điện bên mình. Khi có sự cố, họ sử dụng những công cụ này ngay lập tức.
Một lần, tôi đi xem chương trình ca nhạc được tổ chức lớn ở Trung Tâm Triển Lãm Giảng Võ - địa điểm hay diễn ra ca nhạc ở Hà Nội. Ngay lập tức bắt gặp mấy anh bảo vệ Yuki đến hỏi thăm vì chưa kịp ngồi vào số ghế hàng VIP. Anh bảo vệ này dằn giọng: “Em ngồi chỗ nào, vào chỗ nhanh cho người khác đi”. Ðã vậy, khách có vé VIP mà vẫn bị mấy anh này hành lên hành xuống là ngồi lùi dịch lại mặc dù họ bị chiếm mất ghế và phải ngồi xổm xem chương trình.
Từng có lần tôi chứng kiến các fan đồng loạt nhảy ào vào khu vực VIP. Bảo vệ của chương trình mặc đồng phục có chữ Yuki chạy ra và cầm dùi cui đập toán loạn để ngăn cản tình trạng trên. Chiếc dùi cui chạm trúng một bạn khán giả khiến bạn này bị đau. Còn bảo vệ thì vẫn cứ tiếp tục hất đám đông lùi lại phía sau một cách thô bạo.
Làm việc chuyên nghiệp như Yuki mà còn đến mức khiến nhiều người phát hoảng thì những bảo vệ khác lại càng mạnh tay hơn. Mặc dù qua cửa đã soát vé VIP nhưng tôi vẫn bị một anh bảo vệ quát nạt hỏi han vì thấy tôi nhỏ quá. Sau khi tôi đưa vé cho anh bảo vệ kiểm tra thì anh hất hàm “vào đi” để chữa ngượng “vì tưởng bắt được fan chui lọt vào khu vực này”.
Mới đây trong một chương trình tạp kỹ cũng xảy ra tình trạng bảo vệ làm việc qua quýt. Chương trình này có ca sĩ Ðan Trường. Anh vào sân khấu bằng cửa thông qua khu vực khán giả. Do đó, khán giả thấy Ðan Trường thì chạy toán loạn lại gần thần tượng. Bảo vệ cầm dùi cui khoắng lung tung thành ra đập nhầm vào khán giả là một bé gái nhỏ tuổi. Sau đó bố em bé này lên thẳng sân khấu và phản ảnh với khán giả cùng ban tổ chức khiến nhóm bảo vệ được phen xấu hổ trước bao nhiêu khán giả đang có mặt ở đấy.
Từ những sự cố
Một chương trình ca nhạc tổ chức ở Thái Nguyên thuê dàn vệ sĩ là công an kết hợp với lực lượng bảo vệ sân vận động - nơi diễn ra chương trình. Nhưng do thành phố mất điện, chương trình không diễn được, khán giả tưởng bị lừa nên tất cả đồng loạt nhảy lên sân khấu, vào phía trong đập đồ đạc và đánh ca sĩ, thành viên đoàn ban tổ chức. Trước sự bạo động của hàng trăm khán giả, đoàn bảo vệ ít người quá liền bỏ chạy. Người nào lo người đấy mặc kệ cho ca sĩ bị hành hung.
Chương trình ca nhạc mới đây tôi đi xem, ghế được xếp sẵn thành hàng. Thế nhưng khán giả tự ý di chuyển ghế lung tung. Bảo vệ lúc đầu vào nhắc. Bị khán giả mắng lại. Lúc đầu họ còn làm nhiệm vụ, đứng nhắc nhở. Sau thấy không làm được gì họ kệ luôn. Thế nhưng với những ai hiền hiền thì họ lại được nước mắng xối xả vào khán giả đấy vì tự ý di chuyển ghế và buộc họ phải mang trả lại chỗ cũ.
Rất nhiều bảo vệ hiện nay, lợi dụng nhiệm vụ của mình để tuồn người nhà vào xem chương trình trái phép. Chương trình bán vé nhưng người nhà của những người bảo vệ này được đặc cách xem free vì qua cổng soát vé toàn là bảo vệ thân quen với nhau. Liveshow của nhóm rock Bức Tường “Ðêm Thứ Bảy cuối cùng” phát hành 50,000 đồng/vé. Nhưng bạn tôi vào sân khấu không mất xu nào vì được anh bảo vệ là người cùng khu dắt vào.
Chuyện không dính đến ca nhạc nhưng cũng khiến bảo vệ trở nên mất điểm trước mắt công chúng là vụ bắt cóc con tin, tống tiền của hai vệ sĩ công ty bảo vệ Yuki nổi tiếng. Từ những cách làm việc trên, động thái hoạt động không chuyên nghiệp, không khách quan, bảo vệ của các chương trình ca nhạc hiện nay bị lên án khá nhiều. Mới nhất là vụ đón ca sĩ Bi Rain đến Việt Nam, dàn bảo vệ lúc đầu nói chuyện thân thiện với giàn phóng viên và fan hâm mộ của Bi Rain. Nhưng ngay sau đó, khi Bi Rain đến thì họ xô đẩy mạnh bạo không thương tiếc những phóng viên và fan trên. Thậm chí, họ chẳng tiếc ấn mạnh người đứng đầu vào đám đông đứng đằng sau mà chả cần để ý xem ai có bị gì không.
Ðặc biệt nhất thì đến mức ca sĩ Ưng Hoàng Phúc từng có scandal là hai vệ sĩ của anh đánh đuổi, chém khán giả hâm mộ. Sau khán giả này phải vào viện điều trị. Chuyện lạ như thật nhưng vẫn luôn tồn đọng trong dàn bảo vệ hiện nay.