Dan Lee
02-11-2008, 10:45 PM
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Từ Bài 21 đến Bài 30
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ là tuyển tập 40 bài Suy Niệm trong Mùa Chay dịch từ tạp chí The Word Among Us do Catholic News Service (Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ) chủ xướng. Tạp chí này chuyên đăng những bài thuyết giảng của các linh mục và Giám Mục Hoa Kỳ. Bạn có thể mua dài hạn tạp chí này tại địa chỉ http://www.wau.org. Tại địa chỉ này cũng có những bài có thể download xuống.
40 bài tĩnh tâm này đã được đăng trong Mùa Chay 2002. Nay theo yêu cầu của quý cha và anh chị em, VietCatholic xin đăng lại với hy vọng loạt bài tĩnh tâm 40 ngày này sẽ mang lại những ơn ích thiêng liêng cho chúng ta trong hành trình Mùa Chay Thánh 2008 này.
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 21
--------------------------------------------------------------------------
Hiệp nhất là một đặc tính chính yếu của Nước Thiên Chúa. Khi Thánh Thần Chúa được chào đón, dân Ngài thờ phượng Ngài và yêu thương lẫn nhau. Trái lại, trong vương quốc của quỷ, quỷ xúi giục người ta chống lại nhau bằng những lời nói dối và những mưu mô xảo quyệt. Những ai lắng nghe lời dối trá của quỷ sẽ trở nên ích kỷ, đóng kín và cay đắng với mọi người.
Một bức tranh xúc tích về công việc của Satan có thể tìm thấy trong cuốn The Great Divorce, một cuốn truyện ngắn của tác giả nổi tiếng C.S. Lewis. Trong cuốn sách của ông, Lewis đã tưởng tượng ra hỏa ngục như là một nơi không ai có thể chịu đựng nổi việc sống gần người khác. Theo một nhân vật trong chuyện, những cư dân của hỏa ngục thường "cãi nhau om sòm" đến mức họ phải cách biệt với nhau muôn đời. "Ngay khi một gã vừa dọn đến một con đường, chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau hắn bắt đầu gây gỗ với hàng xóm. Một tuần sau thì hắn cãi nhau to tiếng và thượng cẳng tay hạ cẳng chân với người chòm xóm rồi bỏ ra đầu làng. Ở đó hắn gây lộn tiếp và cuối cùng hắn cách biệt với người gần nhất một khoảng cách đo bằng 'một năm ánh sáng'".
Nếu chúng ta không dâng mình cho Chúa, trí óc chúng ta dễ trở thành mảnh đất mầu mỡ cho Satan gieo trồng những cây nghi kị ghen tuông và không trông cậy lẫn nhau. Chúng ta có thể sẽ kéo bè kết cánh và khiêu khích lẫn nhau bởi những câu chuyện ngồi lê đôi mách và những xuyên tạc lẫn nhau. Chỉ trông cậy vào khả năng của mình, chúng ta không bao giờ vượt thắng nổi vòng lẩn quẩn này. Nhưng nhờ tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta có thể hiệp nhất trong Ðức Kitô. Ðức Giêsu đã phán: "phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người" (Lk 11:13)
Chúng ta hãy giữ lòng chúng ta mở ra cho Thánh Thần. Ngài giúp ta ngăn cản những ý tưởng ghen tuông và đố kị với anh em ta, những chỉ trích không phải để sửa dạy, nâng đỡ anh em ta lên nhưng chà đạp anh em ta. Thay vì nuôi dưỡng trong lòng những ý tưởng làm ta xa cách và biệt lập với anh em, chúng ta hãy lắng nghe sự thật từ Thiên Chúa. Ngài cư ngụ trong tất cả mọi con cái Ngài. Chúng ta hãy đến với mọi người trong tình hiệp nhất Kitô Giáo. Ðức Giêsu sẽ giúp ta mở rộng hồn ta để quyền năng chuyển hóa của Thánh Thần Thiên Chúa giúp ta tránh được những mưu mô của ác thần.
"Lạy Chúa toàn năng, xin giúp con mở lòng con ra để chào đón Chúa Thánh Thần và xin biến đổi tâm hồn con để con luôn nhìn thấy được điều tích cực trong anh em con"
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 22
--------------------------------------------------------------------------
"Ta sẽ chữa lành sự bất tín của chúng; Ta sẽ tự ý yêu thương chúng" (Holsea 14:4)
Holsea thường được nhắc đến như tiên tri về tình yêu chí thánh, người đã nói về Thiên Chúa như Ðấng sẵn sàng chịu đau khổ để đưa dân yêu dấu của Ngài về với Ngài. Cả cuộc đời Holsea lẫn sứ điệp của ông là một ví dụ về một trong những đau khổ lớn lao: bị từ chối. Biết rằng Gomer, vợ ông, đã bất trung với mình, Holsea đã không chọn con đường ly dị nhưng tìm kiếm bà, tha thứ cho bà. Theo thời gian, ông đưa được bà về với đường ngay nẻo chánh.
Kinh nghiệm của Holsea cho ông một ý thức mãnh liệt về đường lối Chúa đối với dân Ngài, Israel. Ông biết Thiên Chúa coi dân Israel như "hiền thê" của Ngài và Ngài muốn họ yêu Ngài với cùng một tình cảm thân mật như hiền thê với phu quân. Holsea cũng biết Thiên Chúa cũng buồn phiền thế nào khi dân Ngài ngoảnh mặt đi với Ngài. Nhưng Thiên Chúa không trả thù.
Những lời của tiên tri Holsea nhắc ta nhớ rằng Thiên Chúa trung tín ngay cả khi chúng ta không trung tín với Ngài. Thiên Chúa luôn hoạt động để mang chúng ta về với tình yêu của Ngài. Ngay cả khi sửa phại Israel, Thiên Chúa cũng đã làm thế xuất phát từ tình yêu. Hơn bất cứ điều nào, Thiên Chúa muốn phục hồi dân Ngài thành dân mà Ngài yêu dấu. Thông điệp của ông đem lại vui mừng và hy vọng.
Bạn có muốn được biến đổi trong Chúa Kitô và kết hiệp thân mật với Ngài không? Những lời của tiên tri Holsea mời gọi bạn hãy bền đỗ với Thiên Chúa và để Ngài giải phóng khỏi bạn khỏi sự tự tôn và hư hỏng. Hãy để Thánh Thần canh tân tình yêu của bạn với Thiên Chúa.
Holsea đã vẽ ra một bức tranh đầy mầu sắc về hoạt động phục hồi của Thiên Chúa trong ta: "Ta nên như sương sa, Israel sẽ trổ bông như huệ; đâm rễ tựa Li-ban, ngành nó sẽ xòe ra, vinh dự nó sẽ đẹp như ô-liu, hương nó ngào ngạt như Li-ban". (Holsea 14:5-6)
"Lạy Chúa, tình yêu của Chúa không bao giờ tàn lụi. Con dâng lên Chúa hồn xác con ngày hôm nay. Xin cho con luôn trung tín với Chúa và xin canh tân con nên giống hình ảnh Ngài".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 23
--------------------------------------------------------------------------
Người Pharisêu đứng riêng một mình, cầu nguyện rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con". (Lk 18:11-12).
Người Pharisêu đến với Chúa với hai bàn tay đầy ắp. Ông thu nhặt những chay tịnh, đóng thuế và tuân giữ luật Môise để giơ ra trước Chúa. "Chúa ơi, coi đây. Hãy nhìn những tốt lành của con". Và Chúa có thể nhìn thấy những điều ấy. Ngài không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vấn đề là hai bàn tay của người Pharisêu đã quá đầy. Ông ta không còn chỗ cho Chúa nữa. Thật vậy, quá tập trung vào những tính hay nết tốt của mình, ông không còn cần đến lòng thương xót Chúa.
Bạn có biết bạn cần đến lòng thương xót của Chúa không? Có khi nào bạn thấy tuy có va vấp chút đỉnh trên đường trọn lành nhưng chỉ cần một chút cố gắng nữa là tốt lắm rồi? Hay bạn thấy mình thật bất lực hoàn toàn nếu không có lòng thương xót và ơn thánh Chúa? Hai quan điểm trên thật là khác biệt. Quan điểm thứ nhất tuy nhìn nhận tình trạng tội lỗi nhưng không thấy được quyền lực của tội lỗi đang hoạt động trong tâm hồn ta. Trái lại, còn chủ quan hy vọng rằng những hành vi tốt sẽ bù trừ hay "cân bằng" được với những điều tội lỗi. Não trạng "cộng trừ công tội" của ta che mất đi nhu cầu cần đến Chúa và thánh giá của Ngài để diệt trừ tội lỗi trong ta.
Khi chỉ trông cậy vào sức mình, tất cả chúng ta đều đã phạm tội, đang phạm tội và sẽ còn phạm tội. Không có con đường nào thoát được ngoại trừ với ân sủng của Chúa. Ta phải xem tội lỗi như những dấu chỉ rõ rệt nhất nhu cầu cần đến ân sủng của Chúa. Chúng phải thôi thúc ta kêu lên "Xin thương xót con một kẻ tội lỗi" (Lk 18:13). Lúc đó, chúng ta mới thấy được niềm vui được Chúa tha thứ. Ngài luôn sẵn sàng đưa ta trở lại bên Ngài.
Hôm nay, khi bạn tự vấn lương tâm, hãy xin Chúa Thánh Thần giúp bạn. Hãy xin Ngài lên án chết cho quyền lực tội lỗi đang giày vò tâm hồn bạn và ban cho bạn tâm hồn mới. Hãy trông cậy nơi Ngài và Ngài sẽ chở che.
"Lạy Chúa Thánh Thần, xin ánh sáng của Ngài chiếu soi tâm hồn con hôm nay để con thấy sự yếu đuối của con và xin nâng con lên trong cuộc sống mới nơi Ðức Kitô".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 24
--------------------------------------------------------------------------
"Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng". (Lk 15:2). Với sự coi thường đến cỡ nào, những người Pharisêu đã làu bàu những lời trên! Dưới mắt họ, Ðức Giêsu, người đã từ chối những tục lệ của họ, đã quá tầm thường khi ngồi cùng bàn với chính những kẻ tội lỗi mà họ lên án. Tuy nhiên, với chúng ta, những người ý thức tình trạng tội lỗi của mình, Ngài thật cao cả và từ ái khi dang tay đón tiếp chúng ta.
Câu chuyện người con hoang đàng là một trong những bức tranh rõ nhất về hồng ân và lòng thương xót của Thiên Chúa. Nó mô tả tấm lòng của một người cha phiền não vì con mình, nhưng không từ chối nó. Thay cho một tâm hồn giận dữ, phẫn nộ, chúng ta thấy một tâm hồn đầy ắp lòng thương xót và trắc ẩn, một tâm hồn chỉ muốn được đoàn tụ với người thân thương. Ngay cả trước khi đứa con hoang đàng xin tha thứ, người cha này đã ôm đứa con vào lòng và nặc cho nó lòng thương xót.
Chúng ta hãy thử tưởng tượng, anh bạn trẻ này kinh ngạc đến ngần nào! Người cha nhân từ đã không giận dữ hay lạnh nhạt như anh ta nghĩ, nhưng đã tắm gội anh trong tình yêu, thương xót và chấp nhận.
Kinh nghiệm của người con hoang đàng trong dụ ngôn này cũng là kinh nghiệm của chúng ta trong đời. Mỗi người trong chúng ta đã phạm tội chống lại Chúa và cần khởi hành ngay trên con đường trở về nhà Cha với lòng khiêm tốn và ăn năn. Chúng ta sẽ gặp Chúa dang tay chào đón ta và đổ đầy trên ta tình yêu và lòng thương xót của Ngài.
Trong kinh nghiệm của sự tha thứ và được thanh tẩy, chúng ta nhận ra sự thật trong những lời của Thánh Phaolô "phàm ai ở trong Ðức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi." (2 Cor 5:17). Sự tha thứ trong Chúa Kitô dành cho chúng ta mạnh mẽ đến nỗi vượt quá sự tha những lỗi lầm của chúng ta để bao gồm cả sự tái tạo trong ta một tâm trí mới.
"Lạy Cha trên trời, con tạ ơn Cha vì tình yêu. Xin cho con chớ quên lòng thương xót Chúa dành cho con hay quyền năng của Ngài để giúp con nên một tạo vật mới".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 25
--------------------------------------------------------------------------
"Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền". (Lk 1:38). Chúng ta hãy tưởng tượng đức tin của Ðức Mẹ phải mạnh mẽ đến thế nào trong lời Xin Vâng của Mẹ trước lời mời gọi dự phần vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Sự phó thác, đức tin, hy vọng, khiêm nhường, vâng phục và tình yêu đã hội tụ trong những lời đơn sơ này, những lời làm thay đổi thế giới mãi mãi.
Lời Xin Vâng của Ðức Mẹ không chỉ dừng lại trong ngày Thiên Thần Chúa truyền tin cho Mẹ mà còn trên mọi bước trong cuộc hành hương dưới thế của Mẹ. Xuyên suốt trong cuộc đời Mẹ, Mẹ đã sống trong sự khiêm nhường vâng phục ý Chúa. Xuyên suốt trong cuộc đời Mẹ, Mẹ lớn dần trong sự lệhuộc vào Thánh Thần Chúa và trở nên một chứng nhân cao cả của cuộc sống mới mà Ðức Giêsu Kitô mang đến cho tất cả chúng ta.
Như Ðức Mẹ, chúng ta cũng được kêu gọi để Xin Vâng với Thiên Chúa không phải chỉ một lần mà nhiều lần. Như Mẹ, chúng ta cũng được mời gọi để vào một mối quan hệ thân tình với Thánh Linh Thiên Chúa - biến tâm hồn ta nên nơi Ngài ngự, lắng nghe lời Ngài, để hành động dưới sự dẫn dắt của Ngài, và để mang Ðức Giêsu đến cho thế giới. Như Ðức Mẹ, có thể chúng ta cũng sẽ hỏi "Chuyện ấy xảy ra thế nào được?" (Lk 1:34). Nhưng cuối cùng, xin cho chúng ta cũng nói được tiếng Xin Vâng trong phó thác, đức tin, hy vọng, khiêm nhường, vâng phục và tình yêu.
Thánh Augustinô có lần đã viết: "Ðức Mẹ cưu mang Ngài trong cung lòng bà. Xin cho chúng ta mang Ngài trong tâm hồn ta. Ðức Mẹ đã cưu mang Ngài nhờ mầu nhiệm nhập thể. Xin cho chúng ta mang Ngài trong tâm hồn ta nhờ đức tin. Ðức Mẹ mang đến cho thế gian Ðấng Cứu Ðộ. Xin cho chúng ta cũng mang ơn cứu độ và lời tán tụng đến cho anh chị em".
"Lạy Chúa, xin giúp cho con biết lắng nghe tiếng Chúa để yêu thương và phục vụ. Xin giúp con nói được tiếng Xin Vâng trong các ơn gọi của con, để Ðức Giêsu có thể có thể hạ sinh trong tâm hồn con".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 26
--------------------------------------------------------------------------
"Không có ai đem tôi xuống hồ." (Gioan 5:7). Người đau ốm này đã nằm đó suốt ba mươi tám năm và chẳng được ai chú ý đến. Ông muốn được chữa khỏi bệnh tật, nhưng chưa một lần được nhúng vào hồ Bethzatha. Ông không thể tự di chuyển nhanh chóng và chẳng ai buồn giúp ông. Chuyện này thật là buồn biết bao. Nhưng chúng ta chớ khóc thương người cũ mà quên người mới bây giờ. Biết bao nhiêu người trên thế giới này, ngày nay, nghèo càng nghèo thêm, biết bao kẻ không nhà, biết bao nhiêu người đang hấp hối vì đói khát, và biết bao nhiêu người đang bước đi trong tối tăm.
"Tất cả những ai kêu cầu danh Ðức Chúa sẽ được cứu thoát. Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Ðấng họ không tin? Làm sao họ tin Ðấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng? " (Ro 10:13-14). Cũng như người đau yếu trên không được chữa lành khi không có ai giúp anh, người ta không biết đến Chúa nếu không có ai chia sẻ Tin Mừng với họ.
Ðúng là việc hoán cải các linh hồn là công việc của Thiên Chúa, nhưng chính chúng ta là những người được gọi để rao giảng. Thánh Phanxicô thành Assisi nói: "Hãy rao giảng mọi lúc. Sử dụng lời nói của chúng ta khi cần". Nói cách khác, điều quan trọng nhất là trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải nên chứng nhân của đời sống mới trong Chúa Kitô và tùy theo điều kiện của mình tham gia vào các công việc truyền giáo.
Ðức Giêsu muốn chúng ta nên muối và ánh sáng - đúng liều lượng và vào thời điểm thích hợp. Một chút muối có thể làm người ta khát, nhưng nhiều quá sẽ làm họ đau ốm. Chút ánh sáng vừa phải mang lại ấm cúng, nhưng ánh sáng chói chang thiêu đốt. Cũng vậy, việc truyền giáo cần đưa ra sự thật trong cách thế lôi cuốn người ta - không áp lực hay cao ngạo. "Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. Nhưng phải trả lời cách hiền hòa và với sự kính trọng" (1 P 3:15). Chúng ta được kêu gọi để mời mọi người chia sẻ kinh nghiệm được thanh tẩy và canh tân trong Thiên Chúa mà chúng ta đã lãnh nhận. Trong khi chúng ta chìm trong nước của hồng ân và quyền năng chữa lành, ước gì chúng ta cũng mời gọi mọi người hãy đến và cùng chia sẻ với chúng ta.
"Lạy Chúa, con cám tạ Chúa vì hồng ân Ngài đã thương ban cho con. Xin cho con cũng biết mời gọi anh chị em đang đói khát công chính và sự thật đến để chia sẻ với con những hồng ân của Chúa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 27--------------------------------------------------------------------------
Có rất nhiều chứng tá về Chúa Giêsu, nhưng cũng có quá nhiều người không chịu tin Ngài. Chính Ðức Giêsu đã nói về Ngài. Gioan Tẩy Giả cũng gọi Ngài là Chiên Thiên Chúa. Thánh Kinh của người Do Thái cũng chuẩn bị cho dân chúng về Ngài. Trong nhiều cách thế Chúa Cha đã đưa hết chứng tá này đến chứng tá khác để minh định chính Ðức Giêsu là con Thiên Chúa. Tuy nhiên, bất chấp những dấu chỉ này, đa số người đã không tin nhận Ngài.
Trước khi chúng ta phán xét sự không tin của những người này, có lẽ chúng ta cũng nên tự vấn lương tâm mình. Cộng thêm với những chứng tá mà người đồng thời với Ðức Giêsu có, chúng ta còn có thêm Tin Mừng, có hai ngàn năm lịch sử Kitô Giáo, và những chứng nhân cho đức tin là các Thánh, đặc biệt là các Thánh Tử Ðạo, các vị đã lấy chính mạng sống mình để minh chứng đức tin, và biết bao người vẫn còn đang sống quanh chúng ta.
Nhìn lại cuộc đời Chúa Cứu Thế, chúng ta có thể thấy toàn bộ đời Ngài - từ lúc được thụ thai cho đến cái chết, sự Phục Sinh và lên trời vinh hiển của Ngài - đã hoàn tất đầy đủ các lời hứa của Thánh Kinh. Tuy nhiên, biết bao lần chúng ta không nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu trong tâm hồn ta và trong những người chung quanh ta? Bao nhiêu lần chúng ta nghĩ và hành động như thể Chúa vắng mặt hay không hề quan tâm đến cuộc đời ta?
Vấn đề của sự không tin nhận Ðức Giêsu không phải là vấn đề chúng ta tự mình có thể giải quyết được. Ngài quá cao cả để ta có thể hiểu nổi với trí óc nông cạn của ta. Thoạt đầu, chính những môn đệ của Ngài, những người sống với Ngài ngày này sang ngày khác cũng không hiểu Ngài. Theo trình thuật Phúc Âm thánh Gioan, các môn đệ đã không hiểu hoàn toàn về Ngài cho đến khi Ngài từ trong kẻ chết sống lại và ban Thánh Thần Chúa ngự xuống trên họ. Chính Thánh Thần Thiên Chúa đã cho con người ơn nhận biết Ngài.
Thật là một điều vui mừng khi biết Thánh Thần Thiên Chúa đã ngự vào lòng chúng ta và mạc khải Ðức Kitô cho ta. Ngài không mệt mỏi nói với ta, mọi ngày trong đời ta, về sự hoàn toàn không vương chút tì vết, về tình yêu, và lòng thương xót của Ðức Giêsu. Cầu mong cho chúng ta biết chú ý lắng nghe Ngài.
"Lạy Thánh Thần Thiên Chúa, khi con trải qua những tình huống mỗi ngày trong đời con, xin mở lòng trí con. Xin giúp con nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu và giúp con biết lắng nghe ý Chúa trong mọi hành động và chọn lựa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 28
--------------------------------------------------------------------------
"Người ác bảo nhau rằng - cố nhiên là chúng nói bậy - Phải trị cho thằng kia biết tay mới được; vì y cứ chống đối bọn mình hoài. Thấy bọn mình phạm luật thì y càu nhàu khiển trách: đã học tập tốt như thế mà cớ sao cứ hành vi bạo ngược. Y khoe mình hiểu biết Thiên Chúa, và tự xưng là con Thiên Chúa. Bản mặt của y đúng là cái bản án chỉ trích các tư tưởng của bọn mình; và mỗi lần gặp y bọn mình thấy bứt rứt khó chịu. Người gì mà lối sống không giống ai; tư cách hoàn toàn khác thiên hạ. Y chê bọn mình là lũ mất nết; y tránh bóng chúng mình như tránh hủi. Y chủ trương ở lành thì gặp lành, lại vỗ ngực gọi Thiên Chúa là Cha mình. Cứ đợi xem y nói có đúng không, cứ chờ xem số phận y sẽ như thế nào. Là vì nếu người chính trực là con Thiên Chúa, thì ngài sẽ bảo hộ y, và cứu y khỏi tay kẻ thù. Bọn mình sẽ mạt sát y, hành hạ y, thử xem y có chịu nổi không, xem y có thực thuần hậu không, có thực nhẫn nại không. Bọn mình sẽ bắt y phải chết nhục nhã, vì chính miệng y nói ra, Thiên Chúa sẽ che chở y. Bọn chúng tư tưởng như vậy đó. Nhưng chúng đã lầm, lòng chúng tà vạy, thì mắt chúng bị mù luôn. Chúng không biết đường đi nước bước mà Thiên Chúa còn giữ kín, cũng không hay rằng làm lành sẽ được báo đáp, và tránh tội sẽ được tưởng thưởng. Thiên Chúa sẽ chiếu cố tới người chính trực" (Khôn Ngoan 2: 12-22).
Những người lần đầu tiên đọc những lời này có thể tự hỏi không biết những người ác này muốn ám chỉ ai. Nhưng chúng ta, những người đã quen thuộc với Thánh Kinh có thể nhận ra ngay họ đang nói cách tiên tri về những nỗi đau đớn và nhục nhã mà Ðức Giêsu sẽ phải chịu. Tác giả sách Khôn Ngoan đã sống rất lâu trước Chúa Giêsu nhưng Thiên Chúa đã cho ông cái nhìn sâu sắc về bản án bất công mà qua đó Con Thiên Chúa lật đổ nhào quyền lực của sự dữ và phục hồi nhân loại trong cuộc sống mới.
Khi Thánh Kinh cho biết kẻ ác "không biết đường đi nước bước mà Thiên Chúa còn giữ kín" (Khôn Ngoan 2:22), chúng ta biết Thiên Chúa có thể mạc khải "đường đi nước bước" của Ngài cho những ai lắng nghe và tuân theo lời Ngài. Thật vậy, qua Thánh Thần, Thiên Chúa linh hứng cho các sử gia, các tiên tri, và các thày giảng trong dân Do Thái để nhận ra những bí nhiệm trong chương trình của Ngài trong thời đại của họ. Cũng với Thánh Thần, Ngài ban sức cho những người nam, người nữ để tiên báo về thời điểm Con Ngài sẽ đến và thực thi các lời hứa.
Khi Ðức Giêsu đến, không chỉ các lời tiên tri đã được ứng nghiệm, nhưng chương trình của Thiên Chúa còn vượt xa hơn thế nữa. Con Thiên Chúa đã nhập thể trong thân phận con người để Ngài có thể chia sẻ thực sự thân phận con người của chúng ta. Ngài thí mạng sống của chính mình và trỗi dậy để chúng ta cũng được trỗi dậy trong sự sống thánh thiện.
"Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe lời Chúa tiếp tục nói với con về kế hoạch của Ngài và viết lên trong tim con đường lối thánh thiện của Ngài".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 29
--------------------------------------------------------------------------
Khi Ðức Giêsu tiếp tục rao giảng về Thiên Chúa và mạc khải những dấu chỉ của Nước Trời, nhiều người tại Giêrusalem bắt đầu tin vào Ngài - ngay cả những người lẽ ra phải chống lại Ngài. Những lính gác đền thờ và ông Nicôđêmô là những ví dụ. Trong nhiều cách thế khác nhau và với những mức độ thành công khác nhau, những người này đã được rao giảng Tin Mừng. Hồng ân Thiên Chúa bắt đầu tuôn đổ trong tâm hồn họ và họ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến Ðức Giêsu. Những người lính gác, chẳng hạn, đã rúng động bởi những lời Ngài đến nỗi họ không thể bắt Ngài. Và ông Nicôđêmô, người mà ban đầu chỉ lén gặp Ðức Giêsu trong đêm, đã đứng lên chống lại những người Pharisêu. Trong cả hai trường hợp trên, ta thấy những người đang trong tiến trình hoán cải theo Chúa Kitô.
Có rất nhiều cách để người ta có thể nghe biết đến Tin Mừng và tin vào Ðức Giêsu. Chúng ta có thể gặp gỡ những người nhận được Tin Mừng và đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về Ðức Giêsu, thậm chí, đứng lên dõng dạc đưa ra những tiếng nói bênh vực cho Ngài, như ông Nicôđêmô. Chúng ta cũng có thể gặp được những người như các lính canh, họ tiếp nhận Tin Mừng và bắt đầu đặt lại vấn đề đối với những điều họ đã giả định từ trước trong nhiều năm. Bất chấp phản ứng của họ thế nào, chúng ta cần nhậy cảm trước những hoán cải đang diễn ra trong nội tâm họ và tìm cách giúp họ tiến xa hơn.
Khi chúng ta thấy những dấu chỉ hồng ân Chúa đang diễn ra nơi người bạn nào đó, chúng ta nên làm gì? Ðiều đầu tiên và trên hết là hãy cầu nguyện cho họ. Cầu xin Chúa Thánh Thần hoạt động trong đời sống họ, mạc khải nhiều sự thật hơn về Ðức Giêsu. Hãy cầu nguyện để người bạn mình vượt qua được những chống đối và thái độ thù địch của những kẻ không tin hay hoài nghi.
Với những người không tin hay nặng lòng hoài nghi, hãy cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn bạn để bạn sẵn sàng nói hay làm những điều đúng ở những thời điểm thích hợp. Trên tất cả, xin cho chúng ta được mời gọi để yêu thương họ chân thành. Hãy nhớ rằng Thiên Chúa muốn mọi người tin tưởng nơi Ngài và chúc phúc cho những ai rao giảng về Ngài.
"Lạy Chúa Thánh Thần, xin cho con thấy dấu chỉ sự hiện diện của Chúa nơi anh em con. Xin ban cho những người đang thành tâm tìm kiếm Chúa sức mạnh và sự dẫn dắt của Ngài"
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 30
--------------------------------------------------------------------------
Thật khó cho con người trong thời của Chúa Giê-su chấp nhận Ngài là một ngôn sứ hay Ðấng Messiah. Nhưng Ngài đã cho họ một thử thách rất lớn: để tin rằng Ngài là con Thiên Chúa, Ngài thi hành quyền ban sống của Thiên Chúa. (Ga 8.51; Ga 5: 19-27). Lời tuyên bố như thế có nghĩa rằng Ngài có một sự tương quan với Thiên Chúa mà không một người nào được hưởng. Chúa Giê-su đã đi quá xa để nói với những người nghe, cho dẫu họ là con cháu của Abraham, không có nghĩa là họ đương nhiên biết Thiên Chúa (Ga 8:55), cách riêng họ từ chối chấp nhận Ngài là con Thiên Chúa. Những lời can đảm có thể đưa Chúa Giê-su lâm vào tình huống khó khăn hơn, nhưng Ngài vẫn nói cho họ biết.
Khi Chúa Giê-su nói:" trước khi có ông Áp-ra-ham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu !" (Ga 8:58), Ngài tuyên bố sự hiện hữu trước thời Áp-ra-ham. "Tôi hằng hữu" là một từ ngữ mà Thiên Chúa nói về chính mình. Nhiều đoạn văn khác, đã xuất hiện ở sách Isaiah 41:4; 43:10; và 45:18 (mặc dầu không luôn rõ ràng giải thích trong nhiều đoạn). Tự nói lên rằng "Tôi hằng hữu", Chúa Giê-su rõ ràng diễn tả mình với Thiên Chúa.
Như nhân cách hóa "Ðức Khôn Ngoan" trong sách Châm Ngôn, Chúa Giê-su trình bày Thiên Chúa trong thời sáng thế (Cn 8:27-31). Ngài luôn hướng về Thiên Chúa (Ga,1:1-5). Ngài sẽ hiển trị đến muôn đời (Kh 11,15). Chương trình Thiên Chúa cứu loài người khỏi tội và sự chết luôn can dự bởi Người Con của Thiên Chúa. Người Con luôn kết hợp mật thiết, hoàn toàn ưng thuận với Chúa Cha liên quan đến sự cứu độ mà Ngài đã thi hành cho nhân loại.
Tất cả những điểm này có thể nghe rất là thần học và trừu tượng, nhưng dựa vào những chân lý này để cầu nguyện sẽ mang lại cho chúng ta sự chữa lành và hứa hẹn. Bởi vì Chúa Giêsu là Thiên Chúa, chúng ta có thể đặt cuộc đời ta trong tay Ngài với trọn lòng tin tưởng. Ngài yêu thương chúng ta với tình yêu trước khi tạo dựng và tự biểu lộ rõ ràng trọn vẹn nhất qua cái chết hy sinh của Ngài để chuộc lại mỗi người trong chúng ta. Chúa Giê-su không bao giở bỏ rơi những ai tín thác nơi Ngài. Khi chúng ta đụng chạm đến nhiều thử thách trong cuộc sống hàng ngày, đức tin chúng ta có thể bắt đầu lay chuyển. Ðể giữ thế thăng bằng, chúng ta hãy nhớ rằng "Ðức Giê-su Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời." (Dt 13:8).
"Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã biết con từ khi còn trong lòng mẹ. Con tín thác cuộc đời con cho Chúa. Con biết Chúa sẽ không bao giờ đổi thay".
J.B. Đặng Minh An dịch
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ là tuyển tập 40 bài Suy Niệm trong Mùa Chay dịch từ tạp chí The Word Among Us do Catholic News Service (Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ) chủ xướng. Tạp chí này chuyên đăng những bài thuyết giảng của các linh mục và Giám Mục Hoa Kỳ. Bạn có thể mua dài hạn tạp chí này tại địa chỉ http://www.wau.org. Tại địa chỉ này cũng có những bài có thể download xuống.
40 bài tĩnh tâm này đã được đăng trong Mùa Chay 2002. Nay theo yêu cầu của quý cha và anh chị em, VietCatholic xin đăng lại với hy vọng loạt bài tĩnh tâm 40 ngày này sẽ mang lại những ơn ích thiêng liêng cho chúng ta trong hành trình Mùa Chay Thánh 2008 này.
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 21
--------------------------------------------------------------------------
Hiệp nhất là một đặc tính chính yếu của Nước Thiên Chúa. Khi Thánh Thần Chúa được chào đón, dân Ngài thờ phượng Ngài và yêu thương lẫn nhau. Trái lại, trong vương quốc của quỷ, quỷ xúi giục người ta chống lại nhau bằng những lời nói dối và những mưu mô xảo quyệt. Những ai lắng nghe lời dối trá của quỷ sẽ trở nên ích kỷ, đóng kín và cay đắng với mọi người.
Một bức tranh xúc tích về công việc của Satan có thể tìm thấy trong cuốn The Great Divorce, một cuốn truyện ngắn của tác giả nổi tiếng C.S. Lewis. Trong cuốn sách của ông, Lewis đã tưởng tượng ra hỏa ngục như là một nơi không ai có thể chịu đựng nổi việc sống gần người khác. Theo một nhân vật trong chuyện, những cư dân của hỏa ngục thường "cãi nhau om sòm" đến mức họ phải cách biệt với nhau muôn đời. "Ngay khi một gã vừa dọn đến một con đường, chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau hắn bắt đầu gây gỗ với hàng xóm. Một tuần sau thì hắn cãi nhau to tiếng và thượng cẳng tay hạ cẳng chân với người chòm xóm rồi bỏ ra đầu làng. Ở đó hắn gây lộn tiếp và cuối cùng hắn cách biệt với người gần nhất một khoảng cách đo bằng 'một năm ánh sáng'".
Nếu chúng ta không dâng mình cho Chúa, trí óc chúng ta dễ trở thành mảnh đất mầu mỡ cho Satan gieo trồng những cây nghi kị ghen tuông và không trông cậy lẫn nhau. Chúng ta có thể sẽ kéo bè kết cánh và khiêu khích lẫn nhau bởi những câu chuyện ngồi lê đôi mách và những xuyên tạc lẫn nhau. Chỉ trông cậy vào khả năng của mình, chúng ta không bao giờ vượt thắng nổi vòng lẩn quẩn này. Nhưng nhờ tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta có thể hiệp nhất trong Ðức Kitô. Ðức Giêsu đã phán: "phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người" (Lk 11:13)
Chúng ta hãy giữ lòng chúng ta mở ra cho Thánh Thần. Ngài giúp ta ngăn cản những ý tưởng ghen tuông và đố kị với anh em ta, những chỉ trích không phải để sửa dạy, nâng đỡ anh em ta lên nhưng chà đạp anh em ta. Thay vì nuôi dưỡng trong lòng những ý tưởng làm ta xa cách và biệt lập với anh em, chúng ta hãy lắng nghe sự thật từ Thiên Chúa. Ngài cư ngụ trong tất cả mọi con cái Ngài. Chúng ta hãy đến với mọi người trong tình hiệp nhất Kitô Giáo. Ðức Giêsu sẽ giúp ta mở rộng hồn ta để quyền năng chuyển hóa của Thánh Thần Thiên Chúa giúp ta tránh được những mưu mô của ác thần.
"Lạy Chúa toàn năng, xin giúp con mở lòng con ra để chào đón Chúa Thánh Thần và xin biến đổi tâm hồn con để con luôn nhìn thấy được điều tích cực trong anh em con"
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 22
--------------------------------------------------------------------------
"Ta sẽ chữa lành sự bất tín của chúng; Ta sẽ tự ý yêu thương chúng" (Holsea 14:4)
Holsea thường được nhắc đến như tiên tri về tình yêu chí thánh, người đã nói về Thiên Chúa như Ðấng sẵn sàng chịu đau khổ để đưa dân yêu dấu của Ngài về với Ngài. Cả cuộc đời Holsea lẫn sứ điệp của ông là một ví dụ về một trong những đau khổ lớn lao: bị từ chối. Biết rằng Gomer, vợ ông, đã bất trung với mình, Holsea đã không chọn con đường ly dị nhưng tìm kiếm bà, tha thứ cho bà. Theo thời gian, ông đưa được bà về với đường ngay nẻo chánh.
Kinh nghiệm của Holsea cho ông một ý thức mãnh liệt về đường lối Chúa đối với dân Ngài, Israel. Ông biết Thiên Chúa coi dân Israel như "hiền thê" của Ngài và Ngài muốn họ yêu Ngài với cùng một tình cảm thân mật như hiền thê với phu quân. Holsea cũng biết Thiên Chúa cũng buồn phiền thế nào khi dân Ngài ngoảnh mặt đi với Ngài. Nhưng Thiên Chúa không trả thù.
Những lời của tiên tri Holsea nhắc ta nhớ rằng Thiên Chúa trung tín ngay cả khi chúng ta không trung tín với Ngài. Thiên Chúa luôn hoạt động để mang chúng ta về với tình yêu của Ngài. Ngay cả khi sửa phại Israel, Thiên Chúa cũng đã làm thế xuất phát từ tình yêu. Hơn bất cứ điều nào, Thiên Chúa muốn phục hồi dân Ngài thành dân mà Ngài yêu dấu. Thông điệp của ông đem lại vui mừng và hy vọng.
Bạn có muốn được biến đổi trong Chúa Kitô và kết hiệp thân mật với Ngài không? Những lời của tiên tri Holsea mời gọi bạn hãy bền đỗ với Thiên Chúa và để Ngài giải phóng khỏi bạn khỏi sự tự tôn và hư hỏng. Hãy để Thánh Thần canh tân tình yêu của bạn với Thiên Chúa.
Holsea đã vẽ ra một bức tranh đầy mầu sắc về hoạt động phục hồi của Thiên Chúa trong ta: "Ta nên như sương sa, Israel sẽ trổ bông như huệ; đâm rễ tựa Li-ban, ngành nó sẽ xòe ra, vinh dự nó sẽ đẹp như ô-liu, hương nó ngào ngạt như Li-ban". (Holsea 14:5-6)
"Lạy Chúa, tình yêu của Chúa không bao giờ tàn lụi. Con dâng lên Chúa hồn xác con ngày hôm nay. Xin cho con luôn trung tín với Chúa và xin canh tân con nên giống hình ảnh Ngài".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 23
--------------------------------------------------------------------------
Người Pharisêu đứng riêng một mình, cầu nguyện rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con". (Lk 18:11-12).
Người Pharisêu đến với Chúa với hai bàn tay đầy ắp. Ông thu nhặt những chay tịnh, đóng thuế và tuân giữ luật Môise để giơ ra trước Chúa. "Chúa ơi, coi đây. Hãy nhìn những tốt lành của con". Và Chúa có thể nhìn thấy những điều ấy. Ngài không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vấn đề là hai bàn tay của người Pharisêu đã quá đầy. Ông ta không còn chỗ cho Chúa nữa. Thật vậy, quá tập trung vào những tính hay nết tốt của mình, ông không còn cần đến lòng thương xót Chúa.
Bạn có biết bạn cần đến lòng thương xót của Chúa không? Có khi nào bạn thấy tuy có va vấp chút đỉnh trên đường trọn lành nhưng chỉ cần một chút cố gắng nữa là tốt lắm rồi? Hay bạn thấy mình thật bất lực hoàn toàn nếu không có lòng thương xót và ơn thánh Chúa? Hai quan điểm trên thật là khác biệt. Quan điểm thứ nhất tuy nhìn nhận tình trạng tội lỗi nhưng không thấy được quyền lực của tội lỗi đang hoạt động trong tâm hồn ta. Trái lại, còn chủ quan hy vọng rằng những hành vi tốt sẽ bù trừ hay "cân bằng" được với những điều tội lỗi. Não trạng "cộng trừ công tội" của ta che mất đi nhu cầu cần đến Chúa và thánh giá của Ngài để diệt trừ tội lỗi trong ta.
Khi chỉ trông cậy vào sức mình, tất cả chúng ta đều đã phạm tội, đang phạm tội và sẽ còn phạm tội. Không có con đường nào thoát được ngoại trừ với ân sủng của Chúa. Ta phải xem tội lỗi như những dấu chỉ rõ rệt nhất nhu cầu cần đến ân sủng của Chúa. Chúng phải thôi thúc ta kêu lên "Xin thương xót con một kẻ tội lỗi" (Lk 18:13). Lúc đó, chúng ta mới thấy được niềm vui được Chúa tha thứ. Ngài luôn sẵn sàng đưa ta trở lại bên Ngài.
Hôm nay, khi bạn tự vấn lương tâm, hãy xin Chúa Thánh Thần giúp bạn. Hãy xin Ngài lên án chết cho quyền lực tội lỗi đang giày vò tâm hồn bạn và ban cho bạn tâm hồn mới. Hãy trông cậy nơi Ngài và Ngài sẽ chở che.
"Lạy Chúa Thánh Thần, xin ánh sáng của Ngài chiếu soi tâm hồn con hôm nay để con thấy sự yếu đuối của con và xin nâng con lên trong cuộc sống mới nơi Ðức Kitô".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 24
--------------------------------------------------------------------------
"Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng". (Lk 15:2). Với sự coi thường đến cỡ nào, những người Pharisêu đã làu bàu những lời trên! Dưới mắt họ, Ðức Giêsu, người đã từ chối những tục lệ của họ, đã quá tầm thường khi ngồi cùng bàn với chính những kẻ tội lỗi mà họ lên án. Tuy nhiên, với chúng ta, những người ý thức tình trạng tội lỗi của mình, Ngài thật cao cả và từ ái khi dang tay đón tiếp chúng ta.
Câu chuyện người con hoang đàng là một trong những bức tranh rõ nhất về hồng ân và lòng thương xót của Thiên Chúa. Nó mô tả tấm lòng của một người cha phiền não vì con mình, nhưng không từ chối nó. Thay cho một tâm hồn giận dữ, phẫn nộ, chúng ta thấy một tâm hồn đầy ắp lòng thương xót và trắc ẩn, một tâm hồn chỉ muốn được đoàn tụ với người thân thương. Ngay cả trước khi đứa con hoang đàng xin tha thứ, người cha này đã ôm đứa con vào lòng và nặc cho nó lòng thương xót.
Chúng ta hãy thử tưởng tượng, anh bạn trẻ này kinh ngạc đến ngần nào! Người cha nhân từ đã không giận dữ hay lạnh nhạt như anh ta nghĩ, nhưng đã tắm gội anh trong tình yêu, thương xót và chấp nhận.
Kinh nghiệm của người con hoang đàng trong dụ ngôn này cũng là kinh nghiệm của chúng ta trong đời. Mỗi người trong chúng ta đã phạm tội chống lại Chúa và cần khởi hành ngay trên con đường trở về nhà Cha với lòng khiêm tốn và ăn năn. Chúng ta sẽ gặp Chúa dang tay chào đón ta và đổ đầy trên ta tình yêu và lòng thương xót của Ngài.
Trong kinh nghiệm của sự tha thứ và được thanh tẩy, chúng ta nhận ra sự thật trong những lời của Thánh Phaolô "phàm ai ở trong Ðức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi." (2 Cor 5:17). Sự tha thứ trong Chúa Kitô dành cho chúng ta mạnh mẽ đến nỗi vượt quá sự tha những lỗi lầm của chúng ta để bao gồm cả sự tái tạo trong ta một tâm trí mới.
"Lạy Cha trên trời, con tạ ơn Cha vì tình yêu. Xin cho con chớ quên lòng thương xót Chúa dành cho con hay quyền năng của Ngài để giúp con nên một tạo vật mới".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 25
--------------------------------------------------------------------------
"Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền". (Lk 1:38). Chúng ta hãy tưởng tượng đức tin của Ðức Mẹ phải mạnh mẽ đến thế nào trong lời Xin Vâng của Mẹ trước lời mời gọi dự phần vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Sự phó thác, đức tin, hy vọng, khiêm nhường, vâng phục và tình yêu đã hội tụ trong những lời đơn sơ này, những lời làm thay đổi thế giới mãi mãi.
Lời Xin Vâng của Ðức Mẹ không chỉ dừng lại trong ngày Thiên Thần Chúa truyền tin cho Mẹ mà còn trên mọi bước trong cuộc hành hương dưới thế của Mẹ. Xuyên suốt trong cuộc đời Mẹ, Mẹ đã sống trong sự khiêm nhường vâng phục ý Chúa. Xuyên suốt trong cuộc đời Mẹ, Mẹ lớn dần trong sự lệhuộc vào Thánh Thần Chúa và trở nên một chứng nhân cao cả của cuộc sống mới mà Ðức Giêsu Kitô mang đến cho tất cả chúng ta.
Như Ðức Mẹ, chúng ta cũng được kêu gọi để Xin Vâng với Thiên Chúa không phải chỉ một lần mà nhiều lần. Như Mẹ, chúng ta cũng được mời gọi để vào một mối quan hệ thân tình với Thánh Linh Thiên Chúa - biến tâm hồn ta nên nơi Ngài ngự, lắng nghe lời Ngài, để hành động dưới sự dẫn dắt của Ngài, và để mang Ðức Giêsu đến cho thế giới. Như Ðức Mẹ, có thể chúng ta cũng sẽ hỏi "Chuyện ấy xảy ra thế nào được?" (Lk 1:34). Nhưng cuối cùng, xin cho chúng ta cũng nói được tiếng Xin Vâng trong phó thác, đức tin, hy vọng, khiêm nhường, vâng phục và tình yêu.
Thánh Augustinô có lần đã viết: "Ðức Mẹ cưu mang Ngài trong cung lòng bà. Xin cho chúng ta mang Ngài trong tâm hồn ta. Ðức Mẹ đã cưu mang Ngài nhờ mầu nhiệm nhập thể. Xin cho chúng ta mang Ngài trong tâm hồn ta nhờ đức tin. Ðức Mẹ mang đến cho thế gian Ðấng Cứu Ðộ. Xin cho chúng ta cũng mang ơn cứu độ và lời tán tụng đến cho anh chị em".
"Lạy Chúa, xin giúp cho con biết lắng nghe tiếng Chúa để yêu thương và phục vụ. Xin giúp con nói được tiếng Xin Vâng trong các ơn gọi của con, để Ðức Giêsu có thể có thể hạ sinh trong tâm hồn con".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 26
--------------------------------------------------------------------------
"Không có ai đem tôi xuống hồ." (Gioan 5:7). Người đau ốm này đã nằm đó suốt ba mươi tám năm và chẳng được ai chú ý đến. Ông muốn được chữa khỏi bệnh tật, nhưng chưa một lần được nhúng vào hồ Bethzatha. Ông không thể tự di chuyển nhanh chóng và chẳng ai buồn giúp ông. Chuyện này thật là buồn biết bao. Nhưng chúng ta chớ khóc thương người cũ mà quên người mới bây giờ. Biết bao nhiêu người trên thế giới này, ngày nay, nghèo càng nghèo thêm, biết bao kẻ không nhà, biết bao nhiêu người đang hấp hối vì đói khát, và biết bao nhiêu người đang bước đi trong tối tăm.
"Tất cả những ai kêu cầu danh Ðức Chúa sẽ được cứu thoát. Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Ðấng họ không tin? Làm sao họ tin Ðấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng? " (Ro 10:13-14). Cũng như người đau yếu trên không được chữa lành khi không có ai giúp anh, người ta không biết đến Chúa nếu không có ai chia sẻ Tin Mừng với họ.
Ðúng là việc hoán cải các linh hồn là công việc của Thiên Chúa, nhưng chính chúng ta là những người được gọi để rao giảng. Thánh Phanxicô thành Assisi nói: "Hãy rao giảng mọi lúc. Sử dụng lời nói của chúng ta khi cần". Nói cách khác, điều quan trọng nhất là trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải nên chứng nhân của đời sống mới trong Chúa Kitô và tùy theo điều kiện của mình tham gia vào các công việc truyền giáo.
Ðức Giêsu muốn chúng ta nên muối và ánh sáng - đúng liều lượng và vào thời điểm thích hợp. Một chút muối có thể làm người ta khát, nhưng nhiều quá sẽ làm họ đau ốm. Chút ánh sáng vừa phải mang lại ấm cúng, nhưng ánh sáng chói chang thiêu đốt. Cũng vậy, việc truyền giáo cần đưa ra sự thật trong cách thế lôi cuốn người ta - không áp lực hay cao ngạo. "Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. Nhưng phải trả lời cách hiền hòa và với sự kính trọng" (1 P 3:15). Chúng ta được kêu gọi để mời mọi người chia sẻ kinh nghiệm được thanh tẩy và canh tân trong Thiên Chúa mà chúng ta đã lãnh nhận. Trong khi chúng ta chìm trong nước của hồng ân và quyền năng chữa lành, ước gì chúng ta cũng mời gọi mọi người hãy đến và cùng chia sẻ với chúng ta.
"Lạy Chúa, con cám tạ Chúa vì hồng ân Ngài đã thương ban cho con. Xin cho con cũng biết mời gọi anh chị em đang đói khát công chính và sự thật đến để chia sẻ với con những hồng ân của Chúa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 27--------------------------------------------------------------------------
Có rất nhiều chứng tá về Chúa Giêsu, nhưng cũng có quá nhiều người không chịu tin Ngài. Chính Ðức Giêsu đã nói về Ngài. Gioan Tẩy Giả cũng gọi Ngài là Chiên Thiên Chúa. Thánh Kinh của người Do Thái cũng chuẩn bị cho dân chúng về Ngài. Trong nhiều cách thế Chúa Cha đã đưa hết chứng tá này đến chứng tá khác để minh định chính Ðức Giêsu là con Thiên Chúa. Tuy nhiên, bất chấp những dấu chỉ này, đa số người đã không tin nhận Ngài.
Trước khi chúng ta phán xét sự không tin của những người này, có lẽ chúng ta cũng nên tự vấn lương tâm mình. Cộng thêm với những chứng tá mà người đồng thời với Ðức Giêsu có, chúng ta còn có thêm Tin Mừng, có hai ngàn năm lịch sử Kitô Giáo, và những chứng nhân cho đức tin là các Thánh, đặc biệt là các Thánh Tử Ðạo, các vị đã lấy chính mạng sống mình để minh chứng đức tin, và biết bao người vẫn còn đang sống quanh chúng ta.
Nhìn lại cuộc đời Chúa Cứu Thế, chúng ta có thể thấy toàn bộ đời Ngài - từ lúc được thụ thai cho đến cái chết, sự Phục Sinh và lên trời vinh hiển của Ngài - đã hoàn tất đầy đủ các lời hứa của Thánh Kinh. Tuy nhiên, biết bao lần chúng ta không nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu trong tâm hồn ta và trong những người chung quanh ta? Bao nhiêu lần chúng ta nghĩ và hành động như thể Chúa vắng mặt hay không hề quan tâm đến cuộc đời ta?
Vấn đề của sự không tin nhận Ðức Giêsu không phải là vấn đề chúng ta tự mình có thể giải quyết được. Ngài quá cao cả để ta có thể hiểu nổi với trí óc nông cạn của ta. Thoạt đầu, chính những môn đệ của Ngài, những người sống với Ngài ngày này sang ngày khác cũng không hiểu Ngài. Theo trình thuật Phúc Âm thánh Gioan, các môn đệ đã không hiểu hoàn toàn về Ngài cho đến khi Ngài từ trong kẻ chết sống lại và ban Thánh Thần Chúa ngự xuống trên họ. Chính Thánh Thần Thiên Chúa đã cho con người ơn nhận biết Ngài.
Thật là một điều vui mừng khi biết Thánh Thần Thiên Chúa đã ngự vào lòng chúng ta và mạc khải Ðức Kitô cho ta. Ngài không mệt mỏi nói với ta, mọi ngày trong đời ta, về sự hoàn toàn không vương chút tì vết, về tình yêu, và lòng thương xót của Ðức Giêsu. Cầu mong cho chúng ta biết chú ý lắng nghe Ngài.
"Lạy Thánh Thần Thiên Chúa, khi con trải qua những tình huống mỗi ngày trong đời con, xin mở lòng trí con. Xin giúp con nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu và giúp con biết lắng nghe ý Chúa trong mọi hành động và chọn lựa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 28
--------------------------------------------------------------------------
"Người ác bảo nhau rằng - cố nhiên là chúng nói bậy - Phải trị cho thằng kia biết tay mới được; vì y cứ chống đối bọn mình hoài. Thấy bọn mình phạm luật thì y càu nhàu khiển trách: đã học tập tốt như thế mà cớ sao cứ hành vi bạo ngược. Y khoe mình hiểu biết Thiên Chúa, và tự xưng là con Thiên Chúa. Bản mặt của y đúng là cái bản án chỉ trích các tư tưởng của bọn mình; và mỗi lần gặp y bọn mình thấy bứt rứt khó chịu. Người gì mà lối sống không giống ai; tư cách hoàn toàn khác thiên hạ. Y chê bọn mình là lũ mất nết; y tránh bóng chúng mình như tránh hủi. Y chủ trương ở lành thì gặp lành, lại vỗ ngực gọi Thiên Chúa là Cha mình. Cứ đợi xem y nói có đúng không, cứ chờ xem số phận y sẽ như thế nào. Là vì nếu người chính trực là con Thiên Chúa, thì ngài sẽ bảo hộ y, và cứu y khỏi tay kẻ thù. Bọn mình sẽ mạt sát y, hành hạ y, thử xem y có chịu nổi không, xem y có thực thuần hậu không, có thực nhẫn nại không. Bọn mình sẽ bắt y phải chết nhục nhã, vì chính miệng y nói ra, Thiên Chúa sẽ che chở y. Bọn chúng tư tưởng như vậy đó. Nhưng chúng đã lầm, lòng chúng tà vạy, thì mắt chúng bị mù luôn. Chúng không biết đường đi nước bước mà Thiên Chúa còn giữ kín, cũng không hay rằng làm lành sẽ được báo đáp, và tránh tội sẽ được tưởng thưởng. Thiên Chúa sẽ chiếu cố tới người chính trực" (Khôn Ngoan 2: 12-22).
Những người lần đầu tiên đọc những lời này có thể tự hỏi không biết những người ác này muốn ám chỉ ai. Nhưng chúng ta, những người đã quen thuộc với Thánh Kinh có thể nhận ra ngay họ đang nói cách tiên tri về những nỗi đau đớn và nhục nhã mà Ðức Giêsu sẽ phải chịu. Tác giả sách Khôn Ngoan đã sống rất lâu trước Chúa Giêsu nhưng Thiên Chúa đã cho ông cái nhìn sâu sắc về bản án bất công mà qua đó Con Thiên Chúa lật đổ nhào quyền lực của sự dữ và phục hồi nhân loại trong cuộc sống mới.
Khi Thánh Kinh cho biết kẻ ác "không biết đường đi nước bước mà Thiên Chúa còn giữ kín" (Khôn Ngoan 2:22), chúng ta biết Thiên Chúa có thể mạc khải "đường đi nước bước" của Ngài cho những ai lắng nghe và tuân theo lời Ngài. Thật vậy, qua Thánh Thần, Thiên Chúa linh hứng cho các sử gia, các tiên tri, và các thày giảng trong dân Do Thái để nhận ra những bí nhiệm trong chương trình của Ngài trong thời đại của họ. Cũng với Thánh Thần, Ngài ban sức cho những người nam, người nữ để tiên báo về thời điểm Con Ngài sẽ đến và thực thi các lời hứa.
Khi Ðức Giêsu đến, không chỉ các lời tiên tri đã được ứng nghiệm, nhưng chương trình của Thiên Chúa còn vượt xa hơn thế nữa. Con Thiên Chúa đã nhập thể trong thân phận con người để Ngài có thể chia sẻ thực sự thân phận con người của chúng ta. Ngài thí mạng sống của chính mình và trỗi dậy để chúng ta cũng được trỗi dậy trong sự sống thánh thiện.
"Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe lời Chúa tiếp tục nói với con về kế hoạch của Ngài và viết lên trong tim con đường lối thánh thiện của Ngài".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 29
--------------------------------------------------------------------------
Khi Ðức Giêsu tiếp tục rao giảng về Thiên Chúa và mạc khải những dấu chỉ của Nước Trời, nhiều người tại Giêrusalem bắt đầu tin vào Ngài - ngay cả những người lẽ ra phải chống lại Ngài. Những lính gác đền thờ và ông Nicôđêmô là những ví dụ. Trong nhiều cách thế khác nhau và với những mức độ thành công khác nhau, những người này đã được rao giảng Tin Mừng. Hồng ân Thiên Chúa bắt đầu tuôn đổ trong tâm hồn họ và họ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến Ðức Giêsu. Những người lính gác, chẳng hạn, đã rúng động bởi những lời Ngài đến nỗi họ không thể bắt Ngài. Và ông Nicôđêmô, người mà ban đầu chỉ lén gặp Ðức Giêsu trong đêm, đã đứng lên chống lại những người Pharisêu. Trong cả hai trường hợp trên, ta thấy những người đang trong tiến trình hoán cải theo Chúa Kitô.
Có rất nhiều cách để người ta có thể nghe biết đến Tin Mừng và tin vào Ðức Giêsu. Chúng ta có thể gặp gỡ những người nhận được Tin Mừng và đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về Ðức Giêsu, thậm chí, đứng lên dõng dạc đưa ra những tiếng nói bênh vực cho Ngài, như ông Nicôđêmô. Chúng ta cũng có thể gặp được những người như các lính canh, họ tiếp nhận Tin Mừng và bắt đầu đặt lại vấn đề đối với những điều họ đã giả định từ trước trong nhiều năm. Bất chấp phản ứng của họ thế nào, chúng ta cần nhậy cảm trước những hoán cải đang diễn ra trong nội tâm họ và tìm cách giúp họ tiến xa hơn.
Khi chúng ta thấy những dấu chỉ hồng ân Chúa đang diễn ra nơi người bạn nào đó, chúng ta nên làm gì? Ðiều đầu tiên và trên hết là hãy cầu nguyện cho họ. Cầu xin Chúa Thánh Thần hoạt động trong đời sống họ, mạc khải nhiều sự thật hơn về Ðức Giêsu. Hãy cầu nguyện để người bạn mình vượt qua được những chống đối và thái độ thù địch của những kẻ không tin hay hoài nghi.
Với những người không tin hay nặng lòng hoài nghi, hãy cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn bạn để bạn sẵn sàng nói hay làm những điều đúng ở những thời điểm thích hợp. Trên tất cả, xin cho chúng ta được mời gọi để yêu thương họ chân thành. Hãy nhớ rằng Thiên Chúa muốn mọi người tin tưởng nơi Ngài và chúc phúc cho những ai rao giảng về Ngài.
"Lạy Chúa Thánh Thần, xin cho con thấy dấu chỉ sự hiện diện của Chúa nơi anh em con. Xin ban cho những người đang thành tâm tìm kiếm Chúa sức mạnh và sự dẫn dắt của Ngài"
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 30
--------------------------------------------------------------------------
Thật khó cho con người trong thời của Chúa Giê-su chấp nhận Ngài là một ngôn sứ hay Ðấng Messiah. Nhưng Ngài đã cho họ một thử thách rất lớn: để tin rằng Ngài là con Thiên Chúa, Ngài thi hành quyền ban sống của Thiên Chúa. (Ga 8.51; Ga 5: 19-27). Lời tuyên bố như thế có nghĩa rằng Ngài có một sự tương quan với Thiên Chúa mà không một người nào được hưởng. Chúa Giê-su đã đi quá xa để nói với những người nghe, cho dẫu họ là con cháu của Abraham, không có nghĩa là họ đương nhiên biết Thiên Chúa (Ga 8:55), cách riêng họ từ chối chấp nhận Ngài là con Thiên Chúa. Những lời can đảm có thể đưa Chúa Giê-su lâm vào tình huống khó khăn hơn, nhưng Ngài vẫn nói cho họ biết.
Khi Chúa Giê-su nói:" trước khi có ông Áp-ra-ham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu !" (Ga 8:58), Ngài tuyên bố sự hiện hữu trước thời Áp-ra-ham. "Tôi hằng hữu" là một từ ngữ mà Thiên Chúa nói về chính mình. Nhiều đoạn văn khác, đã xuất hiện ở sách Isaiah 41:4; 43:10; và 45:18 (mặc dầu không luôn rõ ràng giải thích trong nhiều đoạn). Tự nói lên rằng "Tôi hằng hữu", Chúa Giê-su rõ ràng diễn tả mình với Thiên Chúa.
Như nhân cách hóa "Ðức Khôn Ngoan" trong sách Châm Ngôn, Chúa Giê-su trình bày Thiên Chúa trong thời sáng thế (Cn 8:27-31). Ngài luôn hướng về Thiên Chúa (Ga,1:1-5). Ngài sẽ hiển trị đến muôn đời (Kh 11,15). Chương trình Thiên Chúa cứu loài người khỏi tội và sự chết luôn can dự bởi Người Con của Thiên Chúa. Người Con luôn kết hợp mật thiết, hoàn toàn ưng thuận với Chúa Cha liên quan đến sự cứu độ mà Ngài đã thi hành cho nhân loại.
Tất cả những điểm này có thể nghe rất là thần học và trừu tượng, nhưng dựa vào những chân lý này để cầu nguyện sẽ mang lại cho chúng ta sự chữa lành và hứa hẹn. Bởi vì Chúa Giêsu là Thiên Chúa, chúng ta có thể đặt cuộc đời ta trong tay Ngài với trọn lòng tin tưởng. Ngài yêu thương chúng ta với tình yêu trước khi tạo dựng và tự biểu lộ rõ ràng trọn vẹn nhất qua cái chết hy sinh của Ngài để chuộc lại mỗi người trong chúng ta. Chúa Giê-su không bao giở bỏ rơi những ai tín thác nơi Ngài. Khi chúng ta đụng chạm đến nhiều thử thách trong cuộc sống hàng ngày, đức tin chúng ta có thể bắt đầu lay chuyển. Ðể giữ thế thăng bằng, chúng ta hãy nhớ rằng "Ðức Giê-su Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời." (Dt 13:8).
"Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã biết con từ khi còn trong lòng mẹ. Con tín thác cuộc đời con cho Chúa. Con biết Chúa sẽ không bao giờ đổi thay".
J.B. Đặng Minh An dịch