delta
02-12-2008, 10:35 AM
Điều gì làm nên một tác phẩm bất hủ?
Những nhạc phẩm kinh điển đều có chung một số đặc điểm nào đó. Nhạc rock cũng không ngoại lệ. Dưới đây là những đặc điểm mà tôi tin là không thể thiếu trong một bài nhạc rock bất hủ. Phần lớn chúng đều có một mối quan hệ khắng khít với nhau.
Mục đích nghệ thuật
Tôi tin rằng động cơ sáng tạo nghệ thuật không bao giờ là thuần khiết 100%. Nghệ sĩ cũng thích ăn ngon, mặc đẹp, một số thậm chí còn muốn hưởng thụ một cuộc sống sung túc, phong lưu. Và một điều hiển nhiên, đã là nghệ sĩ thì tất cả họ đều khát khao được công chúng biết đến. Nhưng, để tách bạch động cơ sáng tạo trong sáng ra khỏi những động cơ khác không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể nhận biết được liệu người nghệ sĩ có tinh thần trách nhiệm đối với một tác phẩm đã hoàn thành hay không. Tác phẩm đó là kết quả của quá trình thẩm thấu mỹ học hay chỉ là kết quả đến từ sức ép phải hoàn thành công việc? Một tác phẩm đã hoàn thành có thể tiết lộ nhiều điều thú vị về việc cha đẻ của nó có động lực nào khác ngoài động lực nghệ thuật chân chính khi nhào nặn ra nó hay không.
Nhưng, mục đích nghệ thuật là gì? Ở một mức độ nhất định, nó phản chiếu khát vọng làm hài lòng chính bản thân người nghệ sĩ, khát vọng trung thành với con đường nghệ thuật người đó đã chọn. Người nghệ sĩ luôn cần đến khán giả, nhưng lại không thể hay không được chìu theo khán giả của mình một cách vô điều kiện chỉ để thoả hiệp với khát khao danh vọng và tiền tài cá nhân.
http://www.kekho.com/vietnhimimages/beat.jpg
Tôi sẽ lấy một ví dụ: nhóm The Beatles. Suốt sự nghiệp của mình, tứ quái này luôn kiên định với con đường nghệ thuật họ đã lựa chọn từ khi thành lập nhóm. Trước khi bắt tay vào viết những bản nhạc riêng cho mình, The Beatles chỉ chọn biểu diễn những bản nhạc mà họ thực sự yêu thích. Khi sáng tác cũng vậy, họ chỉ viết những bản nhạc mà họ yêu thích. Nếu bạn chú ý đến những quyết định của họ trong suốt sự nghịêp, chẳng hạn như quyết định ngừng lưu diễn để tập trung mọi nỗ lực cho việc ghi âm, quyết định dành hàng tháng trời trong phòng thu để làm việc thật nghiêm túc với chỉ một đĩa đơn, bạn sẽ đồng ý rằng mọi việc họ làm đều được dẫn dắt bởi một mục đích nghệ thuật duy nhất. Điều đó cũng phản ánh rõ nét ngay cả trong quyết định giải tán nhóm. Đơn giản là vì họ cảm thấy rằng mình đã cùng nhau làm hết mọi điều có thể cho sự nghiệp của The Beatles, cũng như cảm thấy rằng đã đến lúc họ cần được tự do để theo đuổi những khát vọng nghệ thuật cá nhân khi con đường đó không được những thành viên khác của nhóm hưởng ứng. Cũng vì những lý do như vậy mà sau nhiều năm, họ luôn kiên quyết từ chối tái hợp, dù cho áp lực của người hâm mộ và động cơ tài chính có mạnh mẽ đến thế nào.
Ví dụ đối lập dễ nhận thấy nhất là một nhóm nhạc có tên gọi The Monkees. Dường như cái họ theo đuổi không phải là nghệ thuật mà là tiền bạc. Các thành viên của nhóm, dù cho có hăng hái nhiệt tình đến thế nào, cũng chỉ chủ yếu ghi âm những sáng tác của người khác - ít nhất cũng là trong hai album đầu tay của nhóm, họ có một ban nhạc riêng và đó cũng chỉ là một tập hợp những nhạc sĩ không tên tuổi. Lợi thế của họ là đã may mắn ra đời trong bối cảnh thị trường đang rất “khát” nhạc cũng như những chương trình âm nhạc trên sóng truyền hình, chỉ một mình The Beatles thì không thể đáp ứng đủ.
Cá tính
Một nhạc phẩm xuất sắc chắc chắn sẽ phải bộc lộ được cá tính của người nghệ sĩ đã sáng tạo ra nó. Những tác phẩm ít giá trị hơn thường là kết quả thẩm định của một uỷ ban, nếu không thì cũng là được gọt đẽo theo tiêu chí của công ty phát hành, cốt sao cho có thể phù hợp với thị hiếu của một phân khúc khán giả nhất định. Những loại sản phẩm này thường không có “cá tính”, một phần bởi vì bản thân nó không đòi hỏi đến một điều gì xa xỉ như vậy, phần khác là vì người nghệ sĩ - cha đẻ ra nó không hề có động lực để đầu tư, để lưu lại chút dấu ấn của mình trong tác phẩm.
Khi một sáng tác của một nghệ sĩ thực sự có cá tính, nhiều khả năng bạn sẽ thấy được sự nhất quán xuyên suốt những tác phẩm của người ấy. Chẳng hạn như khi bạn nhìn vào những tác phẩm của nhóm The Beatles, bạn có thể thấy tình yêu, tình bạn và cảm xúc là chủ đề xuyên suốt. Những chủ đề này cũng trùng hợp với đề tài về các mối quan hệ nam/nữ được đề cập đến trong những bàn nhạc pop thông thường, nhưng The Beatles đề cập đến chúng ở mức độ sâu sắc hơn. Lựa chọn này của tứ quái xem ra đối lập hoàn toàn với nhóm The Rolling Stones vốn dành sự quan tâm đặc biệt cho những vấn đề về cấu trúc quyền lực trong xã hội.
Còn khi nhìn vào bộ sưu tập tác phẩm của The Monkees, bạn sẽ thấy gì? Có chăng mối liên hệ bí mật nào đó giữa những nhạc phẩm “Last Train to Clarksville,” “Daydream Believer,” “(I'm Not Your) Stepping Stone” và “A Little Bit Me, A Little Bit You”? Tất cả chúng đều là những giai điệu pop dễ nghe, nhưng ngoài một sự sáo rỗng tầm thường, giữa chúng chẳng còn lại điểm chung nào.
Việc có được một tính cách rõ nét đặc biệt quan trọng khi xuất phát điểm của tác phẩm là từ nền tảng nghệ thuật truyền thống. Lonnie Youngblood, thủ lĩnh của ban nhạc R&B mà Jimi Hendrix từng có một thời gia nhập, luôn nhớ đến Hendrix bởi ở nghệ sĩ guitar này toát lên một tham vọng rất khác so với những nhạc sĩ còn lại.
“Jimi tìm kiếm điều gì đó sâu sắc hơn. Nếu anh ấy muốn trở thành một ngôi sao hàng đầu của dòng nhạc R&B, điều đó hoàn toàn nằm trong tầm tay của anh…Trong thể loại R&B, chúng ta đã có Otis Redding, Sam Cooke, cùng một số tên tuổi lớn và tôi nghĩ Jimi đủ giỏi để đứng ngang hàng với họ. Nhưng điều gì đó đã lôi kéo Jimi ngả theo một hướng đi hoàn toàn khác” (Egan 2002).
Sự nhất quán
Những nghệ sĩ vĩ đại phải luôn luôn thành thật với nguồn cảm hứng của họ, phải trung thành với con đường nghệ thuật họ đã chọn. Kết quả, những tác phẩm của họ sẽ có được sự nhất quán nội tại mà các tác phẩm tầm thường sẽ không bao giờ có được. Những tuyệt phẩm đó dường như có một chỗ đứng riêng không thể thay thế được trong một bức tranh tổng thể. Không thể bỏ bớt đi hoặc thay đổi một tác phẩm nào mà không làm hỏng đi bức tranh tổng thể.
Đối với nhiều nhóm nhạc rock, việc có thể giới thiệu với công chúng những tác phẩm có tính kế thừa hay không là bằng chứng rõ ràng nhất cho khả năng (hay sự yếu kém năng lực) của họ.
Nói đến vấn đề này, Paul McCartney lại nhớ lại chuyện đụng độ với George Martin, người sau đó trở thành nhà sản xuất của The Beatles.
“Lúc đó Mitch Murray đang viết vài bài hát mới. George đến chỗ chúng tôi để hỏi “Làm sao các anh lại có thể làm như vậy? Sao các anh có thể làm thế với tôi?” Chúng tôi đã nghe qua bản demo rồi nói với anh ấy rằng, “George này, bài hát đó sẽ là một bản hit đấy, nhưng chúng tôi đã có bài hát của mình, ‘Love Me Do.’” George nói, “Tôi không tin rằng bài hát của các anh sẽ là một bản hit lớn.” Chúng tôi trả lời, “Có thể, nhưng nó là sáng tác của chúng tôi, và đó chính xác là điều chúng tôi sẽ làm, tự sáng tác lấy nhạc cho mình” (Beatles 2000).
http://www.kekho.com/vietnhimimages/bea2t.jpg
Bob Dylan
Nhiều nhóm nhạc không cưỡng lại được sức cám dỗ của danh lợi để cuối cùng đồng ý bắt tay thoả hiệp, đi lệch khỏi con đường nghệ thuật của mình. Nhưng, hãy nhớ rằng những nghệ sĩ đó chẳng còn sự lựa chọn nào khác. Họ không thể dành cả cuộc đời mình để vẽ hoặc viết trong bóng tối, không được ai biết đến, với niềm tin rằng tài năng của họ sẽ được người đời tán thưởng vào một ngày nào đó. Để tài năng của mình được biết đến, họ phải có cơ hội để bước vào một phòng thu trước đã. Ringo nhớ lại áp lực đè lên vai những thành viên khác của The Beatles khi George Martin đưa cho họ những sáng tác của Mitch Murray.“…cảm ơn Chúa, tất cả họ đều cứng rắn, nói rõ rằng họ không muốn sử dụng bài hát được George dúi vào tay. Ngẫm nghĩ lại, đó quả là một thái độ đáng nể, bởi vì, tôi dám nói rằng để có được cái đĩa CD bằng nhựa nhỏ xíu đó, có khi bạn cũng sẵn sàng bán cả linh hồn ấy chứ.” (Beatles 2000).
Những tác phẩm trong thời kỳ đầu của ban nhạc đến từ xứ sở sương mù, Traffic, là một ví dụ ngược lại. Ba trong số những bài hát nằm trong hai album đầu tay của nhóm xuất hiện với một tần số đáng chú ý trên sóng phát thanh - nhưng là do các ban nhạc khác cover lại còn version do chính Traffic thể hiện thì lại không có nhiều duyên may với thính giả nghe đài cho lắm.
Những ghi âm của Traffic nhẹ nhàng, vui nhộn và có một kết cấu tuyệt vời nhờ vào phong cách biểu diễn của Winwood (organ) và Chris Wood (sáo). “Heaven Is In Your Mind” được Three Dog Night cover lại, nhưng phần hoà âm thật nhạt nhẽo và ít nhiều thiếu vắng tiếng nhạc cụ làm nên nét đặc sắc của bản ghi nguyên gốc. Version “Smiling Phases” do Blood, Sweat and Tears ghi âm thì có vẻ gần gũi hơn với tính chất vui nhộn của bài hát, nhưng rốt cụôc lại làm mất đi ý nghĩa sâu xa của bản gốc đầu tiên. “Feeling' Alright,” do Joe Cocker ghi âm, có lẽ là version hay nhất trong số những version được các nghệ sĩ khác cover lại (tính chung cho cả ba nhạc phẩm). Version này có vẻ hoà hợp với khả năng diễn xuất ở mức trung bình của Cocker, nhưng cũng lại không tránh khỏi việc trở nên mờ nhạt trước bản gốc; trong đó giọng hát của Traffic đã tô đậm thêm sự tuyệt vọng được thể hiện một cách kín đáo qua ca từ (bản ghi đầu tiên này cũng có sự góp mặt của Dave Mason – tác giả). Nói cách khác, cả ba version cover kể trên thiếu mất sự gắn kết với những bản ghi gốc.
Sự cách tân
Tất cả những nghệ sĩ lớn đều có vẻ quen thuộc với khái niệm cách tân. Điều này không có nghĩa là họ cần phải là người đầu tiên khám phá hay sáng tác ra cách thức hay kỹ thuật mới nào đấy. Người đã phát minh ra máy quay phim không hẳn đã là người đưa nó vào phục vụ cho những hiệu ứng nghệ thuật đáng chú ý nhất. Tương tự vậy, Les Paul được mọi người biết đến là người phát minh ra cây guitar điện. Nhưng chẳng mấy ai nhớ đến việc ông đã chơi nhạc như thế nào với nhạc cụ mà mình đã phát minh.
Lịch sử nhạc rock thường xuyên nhấn mạnh đến nhân vật đầu tiên đã đưa một nhạc cụ hoặc kỹ thụât mới vào việc biểu diễn, chẳng hạn như người đã đưa cây đàn xita (đàn dây Ấn Độ giống guitar, có cần đàn dài) vào phòng thu. Trên quan điểm mỹ học, có một vấn đề quan trọng hơn ở đây: ai là người đã làm chủ được khám phá mới đó?
Quan điểm của tôi là tất cả những nghệ sĩ vĩ đại đều không bao giờ chịu nghỉ ngơi, luôn hăm hở thử nghiệm những kỹ thụât mới, không bao giờ bằng lòng với việc lặp lại chính mình hay những nghệ sĩ khác. Con đường nghệ thụât của họ cho thấy chiều hướng tiến triển, đi lên, thành công trong quá khứ chỉ như là nấc thang để họ bước lên khám phá thêm những điều mới mẻ (ít nhất là với chính bản thân họ).
Nhu cầu “làm mới mình” có lẽ có vai trò quan trọng với người nghệ sĩ hơn là với khán giả. Nói cho cùng thì chúng ta vẫn đang tiếp tục thưởng thức những tác phẩm có từ hàng thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ trước mặc dù kỹ thuật được sử dụng trong những bản ghi âm đó đã không còn “mới” nữa.
The Beatles một lần nữa lại trở thành ví dụ tốt. Họ khởi đầu bằng việc chứng tỏ khả năng bậc thầy của mình trong phần lớn những kỹ thuật mà các nghệ sĩ rock đi trước đã sử dụng, ứng dụng nó trong khi cover lại những bài hát của người khác cũng như trong những nỗ lực sáng tác đầu tay của mình. Rồi họ tiến tới ghi âm những album với chất liệu nhạc hoàn toàn là những sáng tác trong nội bộ, và phát triển phong cách riêng rất điển hình của mình.
Tiếp đến, họ tung ra những album pha trộn nhiều phong cách và âm thanh khác nhau (đã được tính toán để đạt đến một sự cân bằng hợp lý). Sau đó, họ mời những nhạc sĩ khác góp mặt trong các ghi âm của mình. Họ tiếp tục tiến lên bằng quyết định ngừng lưu diễn, tập trung cho việc ghi âm. Bước phát triển tiếp theo là khi họ khám phá ra và kết hợp những hướng đi mang tính cá nhân của mỗi thành viên trong nhóm thành một bộ sưu tập đơn. Và bước cuối cùng là họ giải tán, còn hơn phải cùng nhau níu kéo một sự nghiệp ghi âm sẽ chẳng còn phát triển được hơn nữa.
Sự bất hủ
Có điều gì đó ở những tác phẩm lớn giúp cho nó đi vào lòng của nhiều thế hệ khán giả, không bị vết bụi thời gian làm cho trở nên cổ lỗ. Không đáng kinh ngạc sao? Dù cho đã giải tán từ nhiều thập kỷ trước, The Beatles vẫn là chủ nhân của những album đầu bảng, gần đây nhất có thể kể đến tuyển tập những single hit của họ với cái tên cực kỳ ngắn gọn và đơn giản “1”. Người bỏ tiền ra mua album của họ không chỉ là những khán giả có tuổi mà còn có rất nhiều những nam thanh nữ tú. Tương tự vậy, sự say mê đối với những tác phẩm của Jimi Hendrix cũng được nối lại bởi một thế hệ người nghe hoàn toàn mới - sau một thời gian gián đoạn.
Rất khó để kể ra hết những thuộc tính khiến một tác phẩm xứng đáng xếp vào hàng nghệ thuật “để đời”. Có lẽ sẽ dễ dàng hơn nếu chỉ ra những thuộc tính khiến cho một tác phẩm không thể đạt được danh hiệu “kinh điển”. Đôi khi, bài hát sẽ đánh mất đi sự thú vị đối với người nghe nếu nó quá tập trung vào một chủ đề đặc biệt nào đó. Bài hát “Mother's Little Helper” của The Rolling Stones thất bại là bởi vì lý do này. Có mấy ai lại quan tâm đến việc những bà nội trợ uống Valium (loại thuốc giúp giảm căng thẳng thần kinh) để giúp họ vượt qua những tháng ngày buồn bã, ảm đạm?
Ngược lại, bài hát “God's Children” của The Kinks vẫn thành công cho đến ngày hôm nay. Nội dung của nó là lên tiếng phản đối việc thay thế những bộ phận trong cơ thể con người - dù rằng đây rõ ràng là một chủ đề hấp dẫn cho một bài hát rock - nhưng nhạc phẩm này lại có “xuất thân” khiêm tốn là một phần nhạc nền được viết dành riêng cho phim. Ray Davies đã đặt bài hát của mình trong giả thuyết con người bất tử, để rồi kịch tính hoá mâu thuẫn giữa quan điểm sống đơn giản với một thế giới mới dũng cảm hơn mà trong đó loài người ngày càng được cơ khí hoá, từ đó làm mờ đi làn ranh phân định giữa một bên là “tự nhiên” và một bên là “sản phẩm của con người”.
Được trường tồn cùng thời gian là một phần thưởng đáng khát khao, nhưng sẽ không thể đạt được nếu tác phẩm chỉ chăm chăm phản ánh lại những trào lưu “thoái hoá” của thời điểm hiện tại, những xu hướng “sành điệu” của ngày hôm nay. Phần lớn những nhạc phẩm trong album Their Satanic Majesties' Request của The Rolling Stones phạm phải sai lầm này, quá lún sâu vào khai thác hình ảnh những kẻ nghiện ngập.
Một cách cơ bản, để xứng đáng với hai chữ kinh điển, nhạc phẩm đó phải chuyển tải được điều gì đó bất biến, không thay đổi theo thời gian. Nó phải đúng với chúng ta hôm nay cũng như đã từng đúng vào cái ngày nó được viết ra.
Nói tóm lại: mục đích, cá tính, tính nhất quán, sự cách tân, khả năng trường tồn: tất cả chúng là những đặc điểm làm nên những tác phẩm và những nghệ sĩ chân chính, không cần biết phương tiện truyền đạt là gì.
Hòai Thương lược dịch
Những nhạc phẩm kinh điển đều có chung một số đặc điểm nào đó. Nhạc rock cũng không ngoại lệ. Dưới đây là những đặc điểm mà tôi tin là không thể thiếu trong một bài nhạc rock bất hủ. Phần lớn chúng đều có một mối quan hệ khắng khít với nhau.
Mục đích nghệ thuật
Tôi tin rằng động cơ sáng tạo nghệ thuật không bao giờ là thuần khiết 100%. Nghệ sĩ cũng thích ăn ngon, mặc đẹp, một số thậm chí còn muốn hưởng thụ một cuộc sống sung túc, phong lưu. Và một điều hiển nhiên, đã là nghệ sĩ thì tất cả họ đều khát khao được công chúng biết đến. Nhưng, để tách bạch động cơ sáng tạo trong sáng ra khỏi những động cơ khác không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể nhận biết được liệu người nghệ sĩ có tinh thần trách nhiệm đối với một tác phẩm đã hoàn thành hay không. Tác phẩm đó là kết quả của quá trình thẩm thấu mỹ học hay chỉ là kết quả đến từ sức ép phải hoàn thành công việc? Một tác phẩm đã hoàn thành có thể tiết lộ nhiều điều thú vị về việc cha đẻ của nó có động lực nào khác ngoài động lực nghệ thuật chân chính khi nhào nặn ra nó hay không.
Nhưng, mục đích nghệ thuật là gì? Ở một mức độ nhất định, nó phản chiếu khát vọng làm hài lòng chính bản thân người nghệ sĩ, khát vọng trung thành với con đường nghệ thuật người đó đã chọn. Người nghệ sĩ luôn cần đến khán giả, nhưng lại không thể hay không được chìu theo khán giả của mình một cách vô điều kiện chỉ để thoả hiệp với khát khao danh vọng và tiền tài cá nhân.
http://www.kekho.com/vietnhimimages/beat.jpg
Tôi sẽ lấy một ví dụ: nhóm The Beatles. Suốt sự nghiệp của mình, tứ quái này luôn kiên định với con đường nghệ thuật họ đã lựa chọn từ khi thành lập nhóm. Trước khi bắt tay vào viết những bản nhạc riêng cho mình, The Beatles chỉ chọn biểu diễn những bản nhạc mà họ thực sự yêu thích. Khi sáng tác cũng vậy, họ chỉ viết những bản nhạc mà họ yêu thích. Nếu bạn chú ý đến những quyết định của họ trong suốt sự nghịêp, chẳng hạn như quyết định ngừng lưu diễn để tập trung mọi nỗ lực cho việc ghi âm, quyết định dành hàng tháng trời trong phòng thu để làm việc thật nghiêm túc với chỉ một đĩa đơn, bạn sẽ đồng ý rằng mọi việc họ làm đều được dẫn dắt bởi một mục đích nghệ thuật duy nhất. Điều đó cũng phản ánh rõ nét ngay cả trong quyết định giải tán nhóm. Đơn giản là vì họ cảm thấy rằng mình đã cùng nhau làm hết mọi điều có thể cho sự nghiệp của The Beatles, cũng như cảm thấy rằng đã đến lúc họ cần được tự do để theo đuổi những khát vọng nghệ thuật cá nhân khi con đường đó không được những thành viên khác của nhóm hưởng ứng. Cũng vì những lý do như vậy mà sau nhiều năm, họ luôn kiên quyết từ chối tái hợp, dù cho áp lực của người hâm mộ và động cơ tài chính có mạnh mẽ đến thế nào.
Ví dụ đối lập dễ nhận thấy nhất là một nhóm nhạc có tên gọi The Monkees. Dường như cái họ theo đuổi không phải là nghệ thuật mà là tiền bạc. Các thành viên của nhóm, dù cho có hăng hái nhiệt tình đến thế nào, cũng chỉ chủ yếu ghi âm những sáng tác của người khác - ít nhất cũng là trong hai album đầu tay của nhóm, họ có một ban nhạc riêng và đó cũng chỉ là một tập hợp những nhạc sĩ không tên tuổi. Lợi thế của họ là đã may mắn ra đời trong bối cảnh thị trường đang rất “khát” nhạc cũng như những chương trình âm nhạc trên sóng truyền hình, chỉ một mình The Beatles thì không thể đáp ứng đủ.
Cá tính
Một nhạc phẩm xuất sắc chắc chắn sẽ phải bộc lộ được cá tính của người nghệ sĩ đã sáng tạo ra nó. Những tác phẩm ít giá trị hơn thường là kết quả thẩm định của một uỷ ban, nếu không thì cũng là được gọt đẽo theo tiêu chí của công ty phát hành, cốt sao cho có thể phù hợp với thị hiếu của một phân khúc khán giả nhất định. Những loại sản phẩm này thường không có “cá tính”, một phần bởi vì bản thân nó không đòi hỏi đến một điều gì xa xỉ như vậy, phần khác là vì người nghệ sĩ - cha đẻ ra nó không hề có động lực để đầu tư, để lưu lại chút dấu ấn của mình trong tác phẩm.
Khi một sáng tác của một nghệ sĩ thực sự có cá tính, nhiều khả năng bạn sẽ thấy được sự nhất quán xuyên suốt những tác phẩm của người ấy. Chẳng hạn như khi bạn nhìn vào những tác phẩm của nhóm The Beatles, bạn có thể thấy tình yêu, tình bạn và cảm xúc là chủ đề xuyên suốt. Những chủ đề này cũng trùng hợp với đề tài về các mối quan hệ nam/nữ được đề cập đến trong những bàn nhạc pop thông thường, nhưng The Beatles đề cập đến chúng ở mức độ sâu sắc hơn. Lựa chọn này của tứ quái xem ra đối lập hoàn toàn với nhóm The Rolling Stones vốn dành sự quan tâm đặc biệt cho những vấn đề về cấu trúc quyền lực trong xã hội.
Còn khi nhìn vào bộ sưu tập tác phẩm của The Monkees, bạn sẽ thấy gì? Có chăng mối liên hệ bí mật nào đó giữa những nhạc phẩm “Last Train to Clarksville,” “Daydream Believer,” “(I'm Not Your) Stepping Stone” và “A Little Bit Me, A Little Bit You”? Tất cả chúng đều là những giai điệu pop dễ nghe, nhưng ngoài một sự sáo rỗng tầm thường, giữa chúng chẳng còn lại điểm chung nào.
Việc có được một tính cách rõ nét đặc biệt quan trọng khi xuất phát điểm của tác phẩm là từ nền tảng nghệ thuật truyền thống. Lonnie Youngblood, thủ lĩnh của ban nhạc R&B mà Jimi Hendrix từng có một thời gia nhập, luôn nhớ đến Hendrix bởi ở nghệ sĩ guitar này toát lên một tham vọng rất khác so với những nhạc sĩ còn lại.
“Jimi tìm kiếm điều gì đó sâu sắc hơn. Nếu anh ấy muốn trở thành một ngôi sao hàng đầu của dòng nhạc R&B, điều đó hoàn toàn nằm trong tầm tay của anh…Trong thể loại R&B, chúng ta đã có Otis Redding, Sam Cooke, cùng một số tên tuổi lớn và tôi nghĩ Jimi đủ giỏi để đứng ngang hàng với họ. Nhưng điều gì đó đã lôi kéo Jimi ngả theo một hướng đi hoàn toàn khác” (Egan 2002).
Sự nhất quán
Những nghệ sĩ vĩ đại phải luôn luôn thành thật với nguồn cảm hứng của họ, phải trung thành với con đường nghệ thuật họ đã chọn. Kết quả, những tác phẩm của họ sẽ có được sự nhất quán nội tại mà các tác phẩm tầm thường sẽ không bao giờ có được. Những tuyệt phẩm đó dường như có một chỗ đứng riêng không thể thay thế được trong một bức tranh tổng thể. Không thể bỏ bớt đi hoặc thay đổi một tác phẩm nào mà không làm hỏng đi bức tranh tổng thể.
Đối với nhiều nhóm nhạc rock, việc có thể giới thiệu với công chúng những tác phẩm có tính kế thừa hay không là bằng chứng rõ ràng nhất cho khả năng (hay sự yếu kém năng lực) của họ.
Nói đến vấn đề này, Paul McCartney lại nhớ lại chuyện đụng độ với George Martin, người sau đó trở thành nhà sản xuất của The Beatles.
“Lúc đó Mitch Murray đang viết vài bài hát mới. George đến chỗ chúng tôi để hỏi “Làm sao các anh lại có thể làm như vậy? Sao các anh có thể làm thế với tôi?” Chúng tôi đã nghe qua bản demo rồi nói với anh ấy rằng, “George này, bài hát đó sẽ là một bản hit đấy, nhưng chúng tôi đã có bài hát của mình, ‘Love Me Do.’” George nói, “Tôi không tin rằng bài hát của các anh sẽ là một bản hit lớn.” Chúng tôi trả lời, “Có thể, nhưng nó là sáng tác của chúng tôi, và đó chính xác là điều chúng tôi sẽ làm, tự sáng tác lấy nhạc cho mình” (Beatles 2000).
http://www.kekho.com/vietnhimimages/bea2t.jpg
Bob Dylan
Nhiều nhóm nhạc không cưỡng lại được sức cám dỗ của danh lợi để cuối cùng đồng ý bắt tay thoả hiệp, đi lệch khỏi con đường nghệ thuật của mình. Nhưng, hãy nhớ rằng những nghệ sĩ đó chẳng còn sự lựa chọn nào khác. Họ không thể dành cả cuộc đời mình để vẽ hoặc viết trong bóng tối, không được ai biết đến, với niềm tin rằng tài năng của họ sẽ được người đời tán thưởng vào một ngày nào đó. Để tài năng của mình được biết đến, họ phải có cơ hội để bước vào một phòng thu trước đã. Ringo nhớ lại áp lực đè lên vai những thành viên khác của The Beatles khi George Martin đưa cho họ những sáng tác của Mitch Murray.“…cảm ơn Chúa, tất cả họ đều cứng rắn, nói rõ rằng họ không muốn sử dụng bài hát được George dúi vào tay. Ngẫm nghĩ lại, đó quả là một thái độ đáng nể, bởi vì, tôi dám nói rằng để có được cái đĩa CD bằng nhựa nhỏ xíu đó, có khi bạn cũng sẵn sàng bán cả linh hồn ấy chứ.” (Beatles 2000).
Những tác phẩm trong thời kỳ đầu của ban nhạc đến từ xứ sở sương mù, Traffic, là một ví dụ ngược lại. Ba trong số những bài hát nằm trong hai album đầu tay của nhóm xuất hiện với một tần số đáng chú ý trên sóng phát thanh - nhưng là do các ban nhạc khác cover lại còn version do chính Traffic thể hiện thì lại không có nhiều duyên may với thính giả nghe đài cho lắm.
Những ghi âm của Traffic nhẹ nhàng, vui nhộn và có một kết cấu tuyệt vời nhờ vào phong cách biểu diễn của Winwood (organ) và Chris Wood (sáo). “Heaven Is In Your Mind” được Three Dog Night cover lại, nhưng phần hoà âm thật nhạt nhẽo và ít nhiều thiếu vắng tiếng nhạc cụ làm nên nét đặc sắc của bản ghi nguyên gốc. Version “Smiling Phases” do Blood, Sweat and Tears ghi âm thì có vẻ gần gũi hơn với tính chất vui nhộn của bài hát, nhưng rốt cụôc lại làm mất đi ý nghĩa sâu xa của bản gốc đầu tiên. “Feeling' Alright,” do Joe Cocker ghi âm, có lẽ là version hay nhất trong số những version được các nghệ sĩ khác cover lại (tính chung cho cả ba nhạc phẩm). Version này có vẻ hoà hợp với khả năng diễn xuất ở mức trung bình của Cocker, nhưng cũng lại không tránh khỏi việc trở nên mờ nhạt trước bản gốc; trong đó giọng hát của Traffic đã tô đậm thêm sự tuyệt vọng được thể hiện một cách kín đáo qua ca từ (bản ghi đầu tiên này cũng có sự góp mặt của Dave Mason – tác giả). Nói cách khác, cả ba version cover kể trên thiếu mất sự gắn kết với những bản ghi gốc.
Sự cách tân
Tất cả những nghệ sĩ lớn đều có vẻ quen thuộc với khái niệm cách tân. Điều này không có nghĩa là họ cần phải là người đầu tiên khám phá hay sáng tác ra cách thức hay kỹ thuật mới nào đấy. Người đã phát minh ra máy quay phim không hẳn đã là người đưa nó vào phục vụ cho những hiệu ứng nghệ thuật đáng chú ý nhất. Tương tự vậy, Les Paul được mọi người biết đến là người phát minh ra cây guitar điện. Nhưng chẳng mấy ai nhớ đến việc ông đã chơi nhạc như thế nào với nhạc cụ mà mình đã phát minh.
Lịch sử nhạc rock thường xuyên nhấn mạnh đến nhân vật đầu tiên đã đưa một nhạc cụ hoặc kỹ thụât mới vào việc biểu diễn, chẳng hạn như người đã đưa cây đàn xita (đàn dây Ấn Độ giống guitar, có cần đàn dài) vào phòng thu. Trên quan điểm mỹ học, có một vấn đề quan trọng hơn ở đây: ai là người đã làm chủ được khám phá mới đó?
Quan điểm của tôi là tất cả những nghệ sĩ vĩ đại đều không bao giờ chịu nghỉ ngơi, luôn hăm hở thử nghiệm những kỹ thụât mới, không bao giờ bằng lòng với việc lặp lại chính mình hay những nghệ sĩ khác. Con đường nghệ thụât của họ cho thấy chiều hướng tiến triển, đi lên, thành công trong quá khứ chỉ như là nấc thang để họ bước lên khám phá thêm những điều mới mẻ (ít nhất là với chính bản thân họ).
Nhu cầu “làm mới mình” có lẽ có vai trò quan trọng với người nghệ sĩ hơn là với khán giả. Nói cho cùng thì chúng ta vẫn đang tiếp tục thưởng thức những tác phẩm có từ hàng thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ trước mặc dù kỹ thuật được sử dụng trong những bản ghi âm đó đã không còn “mới” nữa.
The Beatles một lần nữa lại trở thành ví dụ tốt. Họ khởi đầu bằng việc chứng tỏ khả năng bậc thầy của mình trong phần lớn những kỹ thuật mà các nghệ sĩ rock đi trước đã sử dụng, ứng dụng nó trong khi cover lại những bài hát của người khác cũng như trong những nỗ lực sáng tác đầu tay của mình. Rồi họ tiến tới ghi âm những album với chất liệu nhạc hoàn toàn là những sáng tác trong nội bộ, và phát triển phong cách riêng rất điển hình của mình.
Tiếp đến, họ tung ra những album pha trộn nhiều phong cách và âm thanh khác nhau (đã được tính toán để đạt đến một sự cân bằng hợp lý). Sau đó, họ mời những nhạc sĩ khác góp mặt trong các ghi âm của mình. Họ tiếp tục tiến lên bằng quyết định ngừng lưu diễn, tập trung cho việc ghi âm. Bước phát triển tiếp theo là khi họ khám phá ra và kết hợp những hướng đi mang tính cá nhân của mỗi thành viên trong nhóm thành một bộ sưu tập đơn. Và bước cuối cùng là họ giải tán, còn hơn phải cùng nhau níu kéo một sự nghiệp ghi âm sẽ chẳng còn phát triển được hơn nữa.
Sự bất hủ
Có điều gì đó ở những tác phẩm lớn giúp cho nó đi vào lòng của nhiều thế hệ khán giả, không bị vết bụi thời gian làm cho trở nên cổ lỗ. Không đáng kinh ngạc sao? Dù cho đã giải tán từ nhiều thập kỷ trước, The Beatles vẫn là chủ nhân của những album đầu bảng, gần đây nhất có thể kể đến tuyển tập những single hit của họ với cái tên cực kỳ ngắn gọn và đơn giản “1”. Người bỏ tiền ra mua album của họ không chỉ là những khán giả có tuổi mà còn có rất nhiều những nam thanh nữ tú. Tương tự vậy, sự say mê đối với những tác phẩm của Jimi Hendrix cũng được nối lại bởi một thế hệ người nghe hoàn toàn mới - sau một thời gian gián đoạn.
Rất khó để kể ra hết những thuộc tính khiến một tác phẩm xứng đáng xếp vào hàng nghệ thuật “để đời”. Có lẽ sẽ dễ dàng hơn nếu chỉ ra những thuộc tính khiến cho một tác phẩm không thể đạt được danh hiệu “kinh điển”. Đôi khi, bài hát sẽ đánh mất đi sự thú vị đối với người nghe nếu nó quá tập trung vào một chủ đề đặc biệt nào đó. Bài hát “Mother's Little Helper” của The Rolling Stones thất bại là bởi vì lý do này. Có mấy ai lại quan tâm đến việc những bà nội trợ uống Valium (loại thuốc giúp giảm căng thẳng thần kinh) để giúp họ vượt qua những tháng ngày buồn bã, ảm đạm?
Ngược lại, bài hát “God's Children” của The Kinks vẫn thành công cho đến ngày hôm nay. Nội dung của nó là lên tiếng phản đối việc thay thế những bộ phận trong cơ thể con người - dù rằng đây rõ ràng là một chủ đề hấp dẫn cho một bài hát rock - nhưng nhạc phẩm này lại có “xuất thân” khiêm tốn là một phần nhạc nền được viết dành riêng cho phim. Ray Davies đã đặt bài hát của mình trong giả thuyết con người bất tử, để rồi kịch tính hoá mâu thuẫn giữa quan điểm sống đơn giản với một thế giới mới dũng cảm hơn mà trong đó loài người ngày càng được cơ khí hoá, từ đó làm mờ đi làn ranh phân định giữa một bên là “tự nhiên” và một bên là “sản phẩm của con người”.
Được trường tồn cùng thời gian là một phần thưởng đáng khát khao, nhưng sẽ không thể đạt được nếu tác phẩm chỉ chăm chăm phản ánh lại những trào lưu “thoái hoá” của thời điểm hiện tại, những xu hướng “sành điệu” của ngày hôm nay. Phần lớn những nhạc phẩm trong album Their Satanic Majesties' Request của The Rolling Stones phạm phải sai lầm này, quá lún sâu vào khai thác hình ảnh những kẻ nghiện ngập.
Một cách cơ bản, để xứng đáng với hai chữ kinh điển, nhạc phẩm đó phải chuyển tải được điều gì đó bất biến, không thay đổi theo thời gian. Nó phải đúng với chúng ta hôm nay cũng như đã từng đúng vào cái ngày nó được viết ra.
Nói tóm lại: mục đích, cá tính, tính nhất quán, sự cách tân, khả năng trường tồn: tất cả chúng là những đặc điểm làm nên những tác phẩm và những nghệ sĩ chân chính, không cần biết phương tiện truyền đạt là gì.
Hòai Thương lược dịch