Dan Lee
02-12-2008, 10:12 PM
"Mặt Người chiếu sáng như mặt trời"
St 12:1-4a; 2 Tm 1:8b-10; Mt 17:1-9
Cách chung, người Việt Nam chúng ta rất sùng đạo, vì thế mỗi khi nghe có một phép lạ xảy ra hoặc được biết Đức Mẹ (hay một Đấng Thánh) hiện ra tại nơi nào đó thì lập tức từng đoàn người ùn ùn kéo đến để cầu nguyện để xin ơn. Tại sao? Tại vì rất phù hợp với mộng ước sâu xa của bao người tín hữu, đó là "gặp được Thiên Chúa" (Thiên Chúa, Đức Mẹ, hay một đấng Thánh nào đó) và được nói chuyện... hoặc ít ra cũng được chứng kiến cuộc độc thoại, như chuyện ông Stêphanô ở nhà thờ Bình Triệu trong những năm 75-78 tại Sài Gòn.
Tuy nhiên, sau những lần như vậy thì phần đông hoặc thất vọng hoặc hoang mang, để rồi những câu hỏi được đặt ra: tại sao Thiên Chúa phải trốn tránh chúng ta? Tại sao Đức Mẹ không hiện ra cho chúng ta được thấy để thêm lòng tin nhiều hơn?
Các môn đệ đã từng sống và nghe Chúa Giêsu giảng dạy, đã bao lần các ông cùng đi với Ngài trên khắp các thôn làng xứ Giuđêa, các ông tưởng rằng đã biết rõ Đức Thầy của mình... nhưng rồi một ngày kia, điều mà Phêrô, Giacôbê và Gioan khám phá trên một núi cao đó là một hiện tượng lạ lùng: các ông được chứng kiến Thiên Chúa đang gần gũi các ông qua sự biến hình của Đức Giêsu, "mặt Ngài chiếu sáng như mặt trời và áo Ngài trở nên trắng như tuyết, có Maisen và Êlia hiện ra đàm đạo với Ngài".
Mặc dù Thiên Chúa vô hình, nhưng đôi khi Ngài cũng tỏ hiện qua những dấu chỉ bên ngoài, qua những hiện tượng vũ trụ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng. Theo như Cựu Ước: một bụi cây cháy bừng nhưng không bị thiêu rụi, mạc khải cho Maisen biết rằng Thiên Chúa là Thanh Khiết và Chí Thánh; cột mây ban ngày và cột lửa ban đêm dẫn đường cho dân Hy Bá Lai trốn khỏi xứ Ai Cập biểu lộ Thiên Chúa là Ánh Sáng và Hiện Hữu; còn Vinh Quang và Quyền Năng Thiên Chúa cũng được bày tỏ qua sức mạnh của lửa và sấm sét trên đỉnh núi Sinai khi Ngài lập Giao Ước với dân Ít Diên. Và trong Tân Ước: sự tỏ hiện quan trọng nhứt chính là sự Biến Hình của Đức Giêsu trước mặt 3 môn đệ. Theo như Kinh Thánh, núi cao là nơi đặc ưu giữa đất trời liên hệ với nhau, nơi mà loài người cảm thấy sự nhỏ bé của mình trước tầm vóc vĩ đại của vũ trụ. Qua gương mặt rực rỡ và tà áo chói loà, Đức Giêsu tỏ hiện trong hai bản tính vừa là Thiên Chúa và cũng vừa là con người. Sự hiện diện của Ngài giữa Maisen (biểu tượng cho Lề Luật được ban trên núi Sinai) và Êlia (tượng trưng các tiên tri loan báo Đấng Thiên sai) nói lên sự gặp gỡ giữa Cựu Ứơc và Tân Ước, cả hai ông là chứng tá cho quá khứ tán dương Đức Giêsu Kitô vinh hiển mai sau.
Sự biến đổi hình dạng của Đức Giêsu mang ý nghĩa là cuộc sống hạnh phúc có thể có ngay từ trần gian này. Sự biến hình đó có thể biến đổi chúng ta, và từ đó ta có thể biến đổi kẻ khác: khi mà chúng ta biết biến đổi trong cuộc sống thường nhật bằng cách nhìn hoặc cách cư xử của chúng ta, từ ánh mắt tràn đầy thù hận ta biến đổi thành đôi mắt thương yêu trìu mến, từ lòng tham ích kỷ ta đối xử trong tin yêu chia sẻ, để ánh sáng trong ta và kẻ khác, đang bị chôn vùi trong hận thù và bạo lực giữa lòng đau khổ tuyệt vọng, được vùng lên sáng tỏa giúp tất cả luôn vui sống vương mắt mong đợi một Hạnh Phúc tỏa sáng không bao giờ tàn suy.
Nhưng tại sao "Chúa Giêsu ra lệnh cho 3 môn đệ không được nói với ai về việc đã thấy cho tới khi Con Người từ cõi chết sống lại"? Vì một trong những câu giải đáp là một khi Ngài tiết lộ căn tính Ngài là Con Thiên Chúa thì chính là lúc mà Ngài sẽ tự ký tên vào bản kết án chính mình. Nên nhớ lại lúc Ngài bị điệu ra trước Thượng Hội Đồng, thượng tế hỏi: "Ngươi có phải là Đức Kitô, Con Thiên Chúa không?" và câu trả lời xác nhận "đúng như các ông nói" sẽ làlý do kết án Ngài (Lc 23:66-71). Vì thế, trong 3 năm rao giảng Tin Mừng, có biết bao lần Ngài được những đám đông ca tụng và muốn đưa Ngài lên làm vua, sau những khi Ngài chữa lành các bệnh nhân hoặc hóa bánh ra nhiều để nuôi hàng vạn người, nhưng Đức Giêsu đã từ chối quyền uy và sức mạnh, Ngài quyết định thực hiện sứ mệnh thiên sai theo cách thế Thiên Chúa trong tinh thần khó nghèo và khiêm nhu. Vì vậy, Ngài rất dè dặt trong công trình, và căn tính của Ngài chỉ được tiết lộ vào cuối cuộc đời, trong giờ chiến đấu quyết liệt, lúc mà tính cách chân chính của sứ mệnh không còn phải che dấu mập mờ nhưng ngược lại cần bộc lộ minh bạch căn tính Ngài là Con Thiên Chúa, Đấng hằng sống, khi Ngài chiến thắng sự chết.
Ta đừng nên lẫn lộn Phúc Âm, sứ điệp của Đức Giêsu, với những chuyện phiêu lưu kỳ diệu mang tính cách thiên anh hùng ca. Có thể hầu hết chúng ta chưa bao giờ được diễm phúc chứng kiến những phép lạ, nhưng không vì thế mà chúng ta đành loại bỏ tất cả những gì được viết trong Kinh Thánh và cho đó là những chuyện được sáng tác theo nhu cầu và hoàn cảnh sống, cũng như đừng cho rằng Tôn Giáo chỉ là những điều tuyệt vời, những phép lạ phi phàm với những sự hiện ra hoặc những biến đổi hình dạng không liên can gì đến cuộc sống thường nhật. Chúa Giêsu không thể là kẻ pha trò hay nhà ảo thuật đối với chúng ta. Sự biến hình của Ngài mạc khải rằng con đường Ngài đi trên trần thế này phải vượt qua sự cô độc của thập giá trước khi đạt đến Vinh Quang.
Trong Mùa Chay, kinh nguyện, ăn chay và bố thí là những phương thế giúp chúng ta sống gần gũi Thiên Chúa. Những lần tham dự Thánh Lễ và lắng nghe Lời Chúa là những lần chúng ta sống biến hình kết hợp với Thiên Chúa và hiệp thông với các tín hữu của Giáo Hội hoàn vũ. Ước gì từ nay cuộc sống chúng ta được biến đổi để luôn phản chiếu ánh sáng của Đức Kitô cho mọi người khác.
NS Dân Chúa Âu Châu
Lm Paul-Maurice Lâm Thái Sơn
St 12:1-4a; 2 Tm 1:8b-10; Mt 17:1-9
Cách chung, người Việt Nam chúng ta rất sùng đạo, vì thế mỗi khi nghe có một phép lạ xảy ra hoặc được biết Đức Mẹ (hay một Đấng Thánh) hiện ra tại nơi nào đó thì lập tức từng đoàn người ùn ùn kéo đến để cầu nguyện để xin ơn. Tại sao? Tại vì rất phù hợp với mộng ước sâu xa của bao người tín hữu, đó là "gặp được Thiên Chúa" (Thiên Chúa, Đức Mẹ, hay một đấng Thánh nào đó) và được nói chuyện... hoặc ít ra cũng được chứng kiến cuộc độc thoại, như chuyện ông Stêphanô ở nhà thờ Bình Triệu trong những năm 75-78 tại Sài Gòn.
Tuy nhiên, sau những lần như vậy thì phần đông hoặc thất vọng hoặc hoang mang, để rồi những câu hỏi được đặt ra: tại sao Thiên Chúa phải trốn tránh chúng ta? Tại sao Đức Mẹ không hiện ra cho chúng ta được thấy để thêm lòng tin nhiều hơn?
Các môn đệ đã từng sống và nghe Chúa Giêsu giảng dạy, đã bao lần các ông cùng đi với Ngài trên khắp các thôn làng xứ Giuđêa, các ông tưởng rằng đã biết rõ Đức Thầy của mình... nhưng rồi một ngày kia, điều mà Phêrô, Giacôbê và Gioan khám phá trên một núi cao đó là một hiện tượng lạ lùng: các ông được chứng kiến Thiên Chúa đang gần gũi các ông qua sự biến hình của Đức Giêsu, "mặt Ngài chiếu sáng như mặt trời và áo Ngài trở nên trắng như tuyết, có Maisen và Êlia hiện ra đàm đạo với Ngài".
Mặc dù Thiên Chúa vô hình, nhưng đôi khi Ngài cũng tỏ hiện qua những dấu chỉ bên ngoài, qua những hiện tượng vũ trụ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng. Theo như Cựu Ước: một bụi cây cháy bừng nhưng không bị thiêu rụi, mạc khải cho Maisen biết rằng Thiên Chúa là Thanh Khiết và Chí Thánh; cột mây ban ngày và cột lửa ban đêm dẫn đường cho dân Hy Bá Lai trốn khỏi xứ Ai Cập biểu lộ Thiên Chúa là Ánh Sáng và Hiện Hữu; còn Vinh Quang và Quyền Năng Thiên Chúa cũng được bày tỏ qua sức mạnh của lửa và sấm sét trên đỉnh núi Sinai khi Ngài lập Giao Ước với dân Ít Diên. Và trong Tân Ước: sự tỏ hiện quan trọng nhứt chính là sự Biến Hình của Đức Giêsu trước mặt 3 môn đệ. Theo như Kinh Thánh, núi cao là nơi đặc ưu giữa đất trời liên hệ với nhau, nơi mà loài người cảm thấy sự nhỏ bé của mình trước tầm vóc vĩ đại của vũ trụ. Qua gương mặt rực rỡ và tà áo chói loà, Đức Giêsu tỏ hiện trong hai bản tính vừa là Thiên Chúa và cũng vừa là con người. Sự hiện diện của Ngài giữa Maisen (biểu tượng cho Lề Luật được ban trên núi Sinai) và Êlia (tượng trưng các tiên tri loan báo Đấng Thiên sai) nói lên sự gặp gỡ giữa Cựu Ứơc và Tân Ước, cả hai ông là chứng tá cho quá khứ tán dương Đức Giêsu Kitô vinh hiển mai sau.
Sự biến đổi hình dạng của Đức Giêsu mang ý nghĩa là cuộc sống hạnh phúc có thể có ngay từ trần gian này. Sự biến hình đó có thể biến đổi chúng ta, và từ đó ta có thể biến đổi kẻ khác: khi mà chúng ta biết biến đổi trong cuộc sống thường nhật bằng cách nhìn hoặc cách cư xử của chúng ta, từ ánh mắt tràn đầy thù hận ta biến đổi thành đôi mắt thương yêu trìu mến, từ lòng tham ích kỷ ta đối xử trong tin yêu chia sẻ, để ánh sáng trong ta và kẻ khác, đang bị chôn vùi trong hận thù và bạo lực giữa lòng đau khổ tuyệt vọng, được vùng lên sáng tỏa giúp tất cả luôn vui sống vương mắt mong đợi một Hạnh Phúc tỏa sáng không bao giờ tàn suy.
Nhưng tại sao "Chúa Giêsu ra lệnh cho 3 môn đệ không được nói với ai về việc đã thấy cho tới khi Con Người từ cõi chết sống lại"? Vì một trong những câu giải đáp là một khi Ngài tiết lộ căn tính Ngài là Con Thiên Chúa thì chính là lúc mà Ngài sẽ tự ký tên vào bản kết án chính mình. Nên nhớ lại lúc Ngài bị điệu ra trước Thượng Hội Đồng, thượng tế hỏi: "Ngươi có phải là Đức Kitô, Con Thiên Chúa không?" và câu trả lời xác nhận "đúng như các ông nói" sẽ làlý do kết án Ngài (Lc 23:66-71). Vì thế, trong 3 năm rao giảng Tin Mừng, có biết bao lần Ngài được những đám đông ca tụng và muốn đưa Ngài lên làm vua, sau những khi Ngài chữa lành các bệnh nhân hoặc hóa bánh ra nhiều để nuôi hàng vạn người, nhưng Đức Giêsu đã từ chối quyền uy và sức mạnh, Ngài quyết định thực hiện sứ mệnh thiên sai theo cách thế Thiên Chúa trong tinh thần khó nghèo và khiêm nhu. Vì vậy, Ngài rất dè dặt trong công trình, và căn tính của Ngài chỉ được tiết lộ vào cuối cuộc đời, trong giờ chiến đấu quyết liệt, lúc mà tính cách chân chính của sứ mệnh không còn phải che dấu mập mờ nhưng ngược lại cần bộc lộ minh bạch căn tính Ngài là Con Thiên Chúa, Đấng hằng sống, khi Ngài chiến thắng sự chết.
Ta đừng nên lẫn lộn Phúc Âm, sứ điệp của Đức Giêsu, với những chuyện phiêu lưu kỳ diệu mang tính cách thiên anh hùng ca. Có thể hầu hết chúng ta chưa bao giờ được diễm phúc chứng kiến những phép lạ, nhưng không vì thế mà chúng ta đành loại bỏ tất cả những gì được viết trong Kinh Thánh và cho đó là những chuyện được sáng tác theo nhu cầu và hoàn cảnh sống, cũng như đừng cho rằng Tôn Giáo chỉ là những điều tuyệt vời, những phép lạ phi phàm với những sự hiện ra hoặc những biến đổi hình dạng không liên can gì đến cuộc sống thường nhật. Chúa Giêsu không thể là kẻ pha trò hay nhà ảo thuật đối với chúng ta. Sự biến hình của Ngài mạc khải rằng con đường Ngài đi trên trần thế này phải vượt qua sự cô độc của thập giá trước khi đạt đến Vinh Quang.
Trong Mùa Chay, kinh nguyện, ăn chay và bố thí là những phương thế giúp chúng ta sống gần gũi Thiên Chúa. Những lần tham dự Thánh Lễ và lắng nghe Lời Chúa là những lần chúng ta sống biến hình kết hợp với Thiên Chúa và hiệp thông với các tín hữu của Giáo Hội hoàn vũ. Ước gì từ nay cuộc sống chúng ta được biến đổi để luôn phản chiếu ánh sáng của Đức Kitô cho mọi người khác.
NS Dân Chúa Âu Châu
Lm Paul-Maurice Lâm Thái Sơn