delta
02-13-2008, 11:28 AM
Chừng Nào Bỏ Được Thuốc Lá ??
Đó là câu hỏi của rất nhiều ngừơi sau khi đã cố gắng bỏ hút thuốc lá nhiều lần mà vẫn không thể nào bỏ được!
Thật vậy, bệnh nhân đã thử nhiều cách như nhai keo gum, dùng cao dán, hay bơm thuốc vào miệng. Và cũng có lúc đã từng dùng cách uống thuốc Buprobion, hoặc ráng chữa bệnh tâm thần ưu trầm (depression) để khỏi ghiền nicotine.
Bệnh nhân đã dùng đủ kiểu để cai thuốc lá. Nhưng, vẫn chưa kiếm được cách nào cho đúng và cho hợp với hoàn cảnh của mình. Đôi khi còn lưỡng lự, không biết có nên vừa uống thuốc bupropion, vừa dùng cao dán nicotine, hay vừa nhai keo gum nicotine khi cần thiết?
Có trường hợp bệnh nhân phải dùng lượng nicotine tối đa, 2 lá cao nicotine một lúc, đưa lượng thuốc nicotine lên tới 44mg một ngàỵ Vì dùng cao dán 22mg nicotine một ngày, nhiều khi không thấy hiệu quả! Cũng có trường hợp bệnh nhân bị bệnh tim mạch không thể dùng nicotine được. Vì nicotine có thể làm mạch máu tim co lại, gây ra cơn đau tim (heart attack).
Điều quan trọng hơn cả vẫn là chừng nào, hay giai đoạn nào, mới có thể giúp bệnh nhân bỏ được thuốc lá? Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, bệnh nhân cần phải hợp tác với bác sĩ trong vấn đề cai thuốc lá.
Bởi vì, nhiều lúc đưa toa nhưng bệnh nhân chẳng muốn mua thuốc để caị Hay có mua thuốc nhưng chẳng bao giờ muốn rờ đến thuốc. Bệnh nhân còn viện nhiều lý do để lẩn tránh cai thuốc. Hoặc đôi khi chống cự rất kịch liệt.
Và, sau đây là những phân tích để xem chừng nào bệnh nhân mới có thể cai hút thuốc lá. Có nhiều giai đoạn khác nhau như sau:
Giai đoạn đầu tiên, bệnh nhân nhất quyết từ chối, không chịu bỏ thuốc lá và tất nhiên, bác sĩ không thể thuyết phục được bệnh nhân trong giai đoạn này được. Bác sĩ chỉ có thể cho bệnh nhân biết vắn tắt sự nguy hại của thuốc lá. Hút thuốc ảnh hưởng tới bệnh tim mạch, bệnh hen xuyễn, và ung thự Cũng sẽ cho bệnh nhân biết nếu còn hút thuốc sẽ ăn không thấy ngon. Và hút thuốc lá còn tốn kém tiền bạc.
Nhưng, bệnh nhân cần phải có thời gian suy nghĩ, và khi nào muốn cai thuốc lá, sẽ cho biết sau.
Giai doan 2, bệnh nhân ngỏ ý muốn bỏ thuốc lá. Nhưng vẫn chưa quyết định ngay chừng nào sẽ bỏ được thuốc lá. Vì bệnh nhân chưa thể bỏ vài thói quen hay lề lối sống liên hệ tới vấn đề hút thuốc. Chẳng han khi uống cà- phê hay nước trà thì phải cầm điếu thuốc. Hay sau mỗi bữa cơm, cũng phải cầm hút thuốc.
Nhiều khi bệnh nhân không muốn nghe bác sĩ giảng bàị Đôi khi còn than phiền lấy cớ sợ mập nếu phải ngưng thuốc lá. Hoặc sợ bị xuống tinh thần nếu phải rời xa điếu thuốc. Hoặc khi thấy bạn bè ngồi hút, chẳng lẽ mình lại không hút hay sao?
Tới lúc này, tốt hơn chỉ nên giúp đỡ và khuyến khích bệnh nhân hiểu thêm, nhưng chưa phải là lúc nói chuyên về cách bỏ hút thuốc. Có thể khuyên bệnh nhân tới những lớp học chỉ dẫn cách bỏ thuốc lá. Tuy nhiên, cũng còn tùỵ Có bệnh nhân thực sự muốn đi học lớp bỏ thuốc lá. Nhưng cũng có người chẳng muốn đi.
Giai đoạn 3, bệnh nhân quyết tâm bỏ thuốc. Bệnh nhân thay đổi và sửa soạn chương trình bỏ thuốc lá. Bệnh nhân đã quyết chí và định ngày sẽ bỏ hút. Bây giờ là lúc cần khuyến khích bệnh nhân và cho biết chương trình bỏ thuốc sẽ phải như thế nàỏ Và ngày nào sẽ bỏ hút? Nếu lên cơn ghiền thì sẽ phải làm saỏ Và tất nhiên phải khuyên rục bỏ hết thuốc lá. Không để thuốc trong sở hay trong nhà. Sẽ bàn luận với bệnh nhân vài vấn đề phức tạp khác như tìm cách giảm tâm trí căng thẳng (stress). Khuyến khích bệnh nhân nên kiếm bạn bè hay người nhà giúp nâng cao tinh thần để bỏ thuốc lá.
Tới giai đoạn này, may ra bệnh nhân có thể bỏ thuốc lá được.
Nếu bệnh nhân thuộc nhóm hút thuốc nặng, nên dùng phương pháp thay thế chất nicotine hay phải uống thuốc Bupropion. Nếu được thêm chuyên viên cắt nghĩa cách bỏ thuốc lá thì hy vọng bệnh nhân sẽ cố gắng dễ dàng hơn. Đôi khi bệnh nhân cũng nên tham dự vào những lớp học để giúp dứt khoát bỏ thuốc lá.
Giai đoạn 4 rất cần thiết. Vì khi đã bắt đầu bỏ thuốc lá, sẽ phải cố gắng hết mình để có thể bỏ được thuốc lá. Nhưng nhiều bệnh nhân cảm thấy như thiếu thốn cái gì! Lúc đó rất cần có người khuyến khích và giúp đỡ. Thật vậy, cố gắng để bỏ thuốc lá thật rất quan trọng trong 6 tháng đầụ Thêm vào đó, bệnh nhân cần phải cương quyết, nhất định sẽ không hút thuốc trở lại.
Giai đoạn 5. Bệnh nhân đã cố gắng rất nhiều, tới mức tối đạ Ấy vậy mà đã đôi khi có người lai rai ráng cai 3-4 lần mới quyết bỏ được thuốc lá. Tóm lại, muốn bỏ thuốc lá cần nhiều kiên nhẫn và cần nhiều giai đoạn.
Tuy nhiên, có nhiều người chỉ khi bị trọng bệnh, như ung thư phổi hay ung thư cuống họng, mới bỏ thuốc lá được. Nhưng... lúc đó đã quá trễ.
Ngược lại, nhiều người có tinh thần rất mạnh, mặc dù đã từng hút thuốc cả hàng chục năm, nhưng khi đã quyết tâm bỏ thuốc lá là bỏ được ngay lập tức, chẳng cần phải nhùng nhằng qua bất cứ giai đoạn nào!
(Ghi chú: bài này viết với mục đích nâng cao kiến thức, không dùng để tự trị liệụ Nếu bạn có thắc mắc về tình trạng sức khỏe hay thuốc men, xin hỏi bác sĩ gia đình).
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., FAAFP;
E-mail: nmtran@hotmail.com ; Điện thoại: (714) 547-3915.
Đó là câu hỏi của rất nhiều ngừơi sau khi đã cố gắng bỏ hút thuốc lá nhiều lần mà vẫn không thể nào bỏ được!
Thật vậy, bệnh nhân đã thử nhiều cách như nhai keo gum, dùng cao dán, hay bơm thuốc vào miệng. Và cũng có lúc đã từng dùng cách uống thuốc Buprobion, hoặc ráng chữa bệnh tâm thần ưu trầm (depression) để khỏi ghiền nicotine.
Bệnh nhân đã dùng đủ kiểu để cai thuốc lá. Nhưng, vẫn chưa kiếm được cách nào cho đúng và cho hợp với hoàn cảnh của mình. Đôi khi còn lưỡng lự, không biết có nên vừa uống thuốc bupropion, vừa dùng cao dán nicotine, hay vừa nhai keo gum nicotine khi cần thiết?
Có trường hợp bệnh nhân phải dùng lượng nicotine tối đa, 2 lá cao nicotine một lúc, đưa lượng thuốc nicotine lên tới 44mg một ngàỵ Vì dùng cao dán 22mg nicotine một ngày, nhiều khi không thấy hiệu quả! Cũng có trường hợp bệnh nhân bị bệnh tim mạch không thể dùng nicotine được. Vì nicotine có thể làm mạch máu tim co lại, gây ra cơn đau tim (heart attack).
Điều quan trọng hơn cả vẫn là chừng nào, hay giai đoạn nào, mới có thể giúp bệnh nhân bỏ được thuốc lá? Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, bệnh nhân cần phải hợp tác với bác sĩ trong vấn đề cai thuốc lá.
Bởi vì, nhiều lúc đưa toa nhưng bệnh nhân chẳng muốn mua thuốc để caị Hay có mua thuốc nhưng chẳng bao giờ muốn rờ đến thuốc. Bệnh nhân còn viện nhiều lý do để lẩn tránh cai thuốc. Hoặc đôi khi chống cự rất kịch liệt.
Và, sau đây là những phân tích để xem chừng nào bệnh nhân mới có thể cai hút thuốc lá. Có nhiều giai đoạn khác nhau như sau:
Giai đoạn đầu tiên, bệnh nhân nhất quyết từ chối, không chịu bỏ thuốc lá và tất nhiên, bác sĩ không thể thuyết phục được bệnh nhân trong giai đoạn này được. Bác sĩ chỉ có thể cho bệnh nhân biết vắn tắt sự nguy hại của thuốc lá. Hút thuốc ảnh hưởng tới bệnh tim mạch, bệnh hen xuyễn, và ung thự Cũng sẽ cho bệnh nhân biết nếu còn hút thuốc sẽ ăn không thấy ngon. Và hút thuốc lá còn tốn kém tiền bạc.
Nhưng, bệnh nhân cần phải có thời gian suy nghĩ, và khi nào muốn cai thuốc lá, sẽ cho biết sau.
Giai doan 2, bệnh nhân ngỏ ý muốn bỏ thuốc lá. Nhưng vẫn chưa quyết định ngay chừng nào sẽ bỏ được thuốc lá. Vì bệnh nhân chưa thể bỏ vài thói quen hay lề lối sống liên hệ tới vấn đề hút thuốc. Chẳng han khi uống cà- phê hay nước trà thì phải cầm điếu thuốc. Hay sau mỗi bữa cơm, cũng phải cầm hút thuốc.
Nhiều khi bệnh nhân không muốn nghe bác sĩ giảng bàị Đôi khi còn than phiền lấy cớ sợ mập nếu phải ngưng thuốc lá. Hoặc sợ bị xuống tinh thần nếu phải rời xa điếu thuốc. Hoặc khi thấy bạn bè ngồi hút, chẳng lẽ mình lại không hút hay sao?
Tới lúc này, tốt hơn chỉ nên giúp đỡ và khuyến khích bệnh nhân hiểu thêm, nhưng chưa phải là lúc nói chuyên về cách bỏ hút thuốc. Có thể khuyên bệnh nhân tới những lớp học chỉ dẫn cách bỏ thuốc lá. Tuy nhiên, cũng còn tùỵ Có bệnh nhân thực sự muốn đi học lớp bỏ thuốc lá. Nhưng cũng có người chẳng muốn đi.
Giai đoạn 3, bệnh nhân quyết tâm bỏ thuốc. Bệnh nhân thay đổi và sửa soạn chương trình bỏ thuốc lá. Bệnh nhân đã quyết chí và định ngày sẽ bỏ hút. Bây giờ là lúc cần khuyến khích bệnh nhân và cho biết chương trình bỏ thuốc sẽ phải như thế nàỏ Và ngày nào sẽ bỏ hút? Nếu lên cơn ghiền thì sẽ phải làm saỏ Và tất nhiên phải khuyên rục bỏ hết thuốc lá. Không để thuốc trong sở hay trong nhà. Sẽ bàn luận với bệnh nhân vài vấn đề phức tạp khác như tìm cách giảm tâm trí căng thẳng (stress). Khuyến khích bệnh nhân nên kiếm bạn bè hay người nhà giúp nâng cao tinh thần để bỏ thuốc lá.
Tới giai đoạn này, may ra bệnh nhân có thể bỏ thuốc lá được.
Nếu bệnh nhân thuộc nhóm hút thuốc nặng, nên dùng phương pháp thay thế chất nicotine hay phải uống thuốc Bupropion. Nếu được thêm chuyên viên cắt nghĩa cách bỏ thuốc lá thì hy vọng bệnh nhân sẽ cố gắng dễ dàng hơn. Đôi khi bệnh nhân cũng nên tham dự vào những lớp học để giúp dứt khoát bỏ thuốc lá.
Giai đoạn 4 rất cần thiết. Vì khi đã bắt đầu bỏ thuốc lá, sẽ phải cố gắng hết mình để có thể bỏ được thuốc lá. Nhưng nhiều bệnh nhân cảm thấy như thiếu thốn cái gì! Lúc đó rất cần có người khuyến khích và giúp đỡ. Thật vậy, cố gắng để bỏ thuốc lá thật rất quan trọng trong 6 tháng đầụ Thêm vào đó, bệnh nhân cần phải cương quyết, nhất định sẽ không hút thuốc trở lại.
Giai đoạn 5. Bệnh nhân đã cố gắng rất nhiều, tới mức tối đạ Ấy vậy mà đã đôi khi có người lai rai ráng cai 3-4 lần mới quyết bỏ được thuốc lá. Tóm lại, muốn bỏ thuốc lá cần nhiều kiên nhẫn và cần nhiều giai đoạn.
Tuy nhiên, có nhiều người chỉ khi bị trọng bệnh, như ung thư phổi hay ung thư cuống họng, mới bỏ thuốc lá được. Nhưng... lúc đó đã quá trễ.
Ngược lại, nhiều người có tinh thần rất mạnh, mặc dù đã từng hút thuốc cả hàng chục năm, nhưng khi đã quyết tâm bỏ thuốc lá là bỏ được ngay lập tức, chẳng cần phải nhùng nhằng qua bất cứ giai đoạn nào!
(Ghi chú: bài này viết với mục đích nâng cao kiến thức, không dùng để tự trị liệụ Nếu bạn có thắc mắc về tình trạng sức khỏe hay thuốc men, xin hỏi bác sĩ gia đình).
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., FAAFP;
E-mail: nmtran@hotmail.com ; Điện thoại: (714) 547-3915.