delta
02-13-2008, 11:31 AM
Lưu Ý Thức Ăn Thuốc Uống, Thuốc Cảm, Thuốc Ho...
Trần Mạnh Ngô, MD
- Omega-3 Acid Trong Cá Hay Dầu Cá
Khi xưa còn nhỏ chúng ta thường được uống dầu cá. Hồi đó, chúng ta chỉ được hiểu những lợi ích khi uống dầu cá như bổ xương vì có nhiều sinh tố D, bổ mắt vì nhiều sinh tố A. Các cụ thường nói uống dầu cá để con cháu mau ăn và chóng lớn. Ngày nay những ích lợi khác về ăn cá hay uống dầu cá đã được nghiên cứu nhiều hơn. Thậm chí dầu cá không tanh và rất dễ uống, vì làm thành những viên thuốc trong như hạt huyền. Một xác suất mới nhất đầu tuần qua tháng September 2003 cho biết bây giờ người Mỹ ăn nhiều cá hơn thịt, không những cá tươi mà ăn cả cá hộp nữa. Cách đây vài năm, một nghiên cứu về đồ ăn cá do Phòng Thí Nghiệm Channing, Bệnh Viện Briham Và Phụ Nữ ở Harvard, Boston, Massachusetts cho 80 ngàn phụ nữ trong 14 năm liên tục. Kết quả cho thấy phụ nữ ăn cá giảm nguy cơ tai biến mạch máu não. Phụ nữ ăn cá 3 lần một tuần giảm 7% nguy cơ tai biến mạch máu não so với phụ nữ ăn ít hơn một lần mỗi tháng. Nếu ăn cá mỗi tuần một lần sẽ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não 22%. Nếu ăn cá 3-4 lần mỗi tuần giảm 27% tai biến mạch máu não. Nếu ăn cá trên 5 lần một tuần thì giảm tai biến máu não lên cao nhất, tới 52%. Sau nghiên cứu này thì Hội Tai Biến Mạch Máu Não ở Mỹ khuyến cáo mọi người nên ăn thêm cá hay uống thêm dầu cá loại cá mòi herring, cá mackering, tuna và cá sardines.Trong một tường trình khác nghiên cứu liên hệ dầu cá và bệnh suyễn cho hơn 700 bệnh nhân suyễn. Kết quả cho thấy bệnh nhân suyễn bị những triệu chứng như thở khò khè, khó thở là những người ăn ít dầu cá. Kết quả trình bày trong hội nghị British Thoracic Society mùa đông năm ngoái, 2002. Tuy nhiên ở thời điểm đó, chính phủ Anh khuyến cáo không nên ăn cá nhiều quá một tuần mỗi lần vì sợ nguy cơ thủy ngân (mercury) và độc chất dioxin.
Trong một nghiên cứu khác mới nhất trong tuần qua, September 2003, các khoa học gia bên Anh nghiên cứu dầu cá giúp tăng cơ thể mất cân trầm trọng ở bệnh nhân bị ung thư nặng. Một tường trình khoa học do Gs Kevin Fearon và các đồng nghiệp tại Đại Học Edingburgh, Royal Infirmary, chia 2 nhóm bệnh nhân ung thư tụy tạng: một nhóm ăn chất phụ bạch đản (protein) năng lượng cao, và một nhóm ăn chất phụ bạch đản cộng thêm dầu cá có chất mỡ omega 3 essential fatty acid, với sinh tố E và C. Chất mỡ Omega 3 Essential fatty acids có nhiều trong cá nhiều mỡ như cá salmon và herring. Uống lượng dầu cá chứa 2.2 gms Omega 3 fatty acid mỗi ngàỵ Trước khi thử nghiệm, bệnh nhân ung thư tụy tạng mất cân lượng trung bình 17% tổng số cân lượng hay mất 3 kgs cân lượng mỗi tháng. Sau 8 tuần lễ nghiên cứu, bệnh nhân không bị mất cân lượng nữa. Kết quả cho thấy uống vừa đủ dầu cá chứa nhiều năng lượng từ chất mỡ Omega 3 fatty acids khiến bệnh nhân ung thư tuyến tụy tạng tăng cân lượng.
Bs John Harvey, Chủ Tịch Hội British Thoracic Society tuyên bố những lợi ích thêm của dầu cá liên hệ bảo vệ bệnh phong thấp, bệnh ngoài da vẩy nến, bệnh lãng quên của người già. Và bây giờ, giảm triệu chứng bệnh suyễn và giúp bệnh nhân ung thư tuyến tụy tạng bớt giảm cân lượng. Trong một cuộc hội thảo y khoa khác gần đây, một bác sĩ chuyên khoa nội tuyến (Endocrinologist) cho biết có tài liệu khuyến cáo dầu ca’ chứa Omega 3 fatty acids sẽ giúp giảm lượng mỡ triglycerides trong máu, đặc biệt những bệnh nhân cao mỡ triglycerides liên hệ bệnh tiểu đường.
(Cập Nhật: Kết quả những nghiên cứu gần đây cho thấy: Chất omega-3 fatty acid (eicosapetaneoic acid) giảm nguy cơ bệnh ưu trầm. Omega-3 fatty acid nghịch vơí Omega-6 fatty acid. Omega-3 có trong cá và cơ thể không thể tự sinh sản ra được cho nên phải ăn thêm dầu cá hay ăn cá. Omega-6 fatty acid có nhiều trong hột gà, dầu thực vật, hạt, múa mạch bánh mì, v...v...Cơ thể cần cả Omega-3 fatty acid và Omega-6 fatty acid. Ngoài ra, Omega-3 fatty acid còn giảm hiện tượng viêm, giảm máu cục nghẹt trong động mạch và chống tế bào tăng trưởng. Omega-3 fatty acid giảm nguy cơ bệnh lãng quên Alzheimer. Dầu chứa chất alpha-linolenic acid cùng họ vơí Omega-3 fatty acid giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ðặc biệt bệnh nhân tiểu đường dùng Omega-3 fatty acid giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Omega-3 fatty acid có thể giảm nguy cơ cao huyết áp? Trường hợp người eskimo ở Bắc Cực ăn nhiều cá có dầu. Omega-3 fatty acid giảm hiện tượng viêm, do đó giảm nguy cơ phong thấp Rheumatoid arthritis, lupus, Reynaud và bệnh tự miễn dịch).
Thuốc Cảm Hay Thuốc Ho Chứa Pseudoephedrine Tăng Cao Nguy Cơ Áp Xuất Máu Và Tim Đập Thất Nhịp
Bs Stephen M. Solerno cùng các đồng nghiệp thuộc 2 Trung Tâm Y Khoa Tripler Army, Hawai, và Walter Reed Army, Washington, D.C., phân tích xác suất từ 24 thử nghiệm khác nhau bao gồm 1285 bệnh nhân. Nghiên cứu tập trung 3 yếu tố ăn bản: áp xuất máu tâm thu, áp xuất máu tâm trương và nhịp tim. Kết quả cho biết Pseudoephedrine: 1) tăng cao nguy cơ áp xuất máu tâm thu (0.99 mm thủy ngân; 95% CI, 0.08 tới 1.90), 2) tăng cao nhịp tim ( 2.83 nhịp mỗi phút; 95% CI, 2.0 tới 3.6), 3) nhưng không thay đổi áp xuất máu tâm trương (0.63 mm thủy ngân; 95% CI, từ -0.10 tới 1.35). Hơn nữa, Pseudoephedrine ảnh hưởng huyết áp trong trường hợp bệnh nhân đang điều trị bệnh cao máu bằng thuốc (1.20 mm thủy ngân; 95% CI, 0.56 tới 1.48 mm thủy ngân).
Thuốc uống như loại thuốc chữa ho hay cảm càng có nhiều Pseudoephedrine bao nhiêu càng tăng cao áp xuất máu bấy nhiêu. Ðối với phụ nữ, Pseudoephedrine ít ảnh hưởng vào nhịp tim và áp xuất máu. Ngoài ra, dùng thuốc chứa Pseudoephedrine trong thơì gian ngắn ít tác dụng áp xuất máu tâm thu và nhịp tim. Annals of Internal Medicine, 165: 1686, 2005. (Bàn thêm: Pseudoephedrine là thuốc làm bớt nghẹt mũi, co mạch máu mũi, màng phổi và màng nhày tiết bớt chất nhờn, giảm đờm hay nước mũi. Nhờ tác dụng Pseudoephedrine, máu chảy tơí mũi, tơí xoang hay phổi sẽ giảm bớt, giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn, thông thương hơn. Pseudoephedrine thường dùng để chữa những bệnh như dị ứng, xoang bị kích thích, hay bệnh cảm. Không nên uống thuốc chứa Pseudoephedrine khi bệnh nhân hiện đang dùng những thuốc kìm hãm monoamine oxidase, như isocarboxazid, phenelzine hay tranylcypromine. Phản ứng tương tác giữa Pseudoephedrine vơí những thuốc khác có thể gây những hiệu quả nguy hại. Khi uống Pseudoephedrine, bệnh nhân phải thận trọng, nên cho bác sĩ biết hiện mình: 1) đang bị cao huyết áp, 2) bị bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch hay tim đập thất nhịp, 3) bệnh tuyến giáp trạng, 4) tiểu đường, 5) cao áp nhãn, 6) sưng tuyến nhiếp hô tuyến hay khó tiểu tiện, 7) suy gan hay suy thận. Không được uống Pseudoephedrine khi lần đầu tiên có thai. Cần cho bác sĩ biết khi đang cho con bú sữa mẹ. Cần tránh Pseudoephedrine khi già trên 60 tuổi.Trong trường hợp bác sĩ cho phép dùng Pseudoephedrine thì khi uống thuốc viên nên uống với một li nước đầy, không nhai thuốc, mục đích là để thuốc tự tan dần vào máu. Nếu uống thuốc chứa Pseudoephedrine ở thể lỏng như thuốc cảm hay thuốc ho, cần uống theo lời chỉ dẫn của bác sĩ hay dược sĩ, theo đúng phân lượng muỗng cà phê (5 phân khối) chứ không uống bằng muỗng canh hay muỗng súp (15 phân khối hay cao hơn). Không nên uống Pseudoephedrine quá 7 ngày khi thấy triệu chứng bệnh không thuyên giảm. Nếu quên thuốc có Pseudoephedrine thì cứ việc uống thuốc lại, nhưng không được tăng lượng thuốc lên gấp 2 lần.
Rất nhiều thuốc ho, thuốc cảm chứa Pseudoephedrine được bày bán tự do ngoài quầy. Người mua thuốc phải đọc rõ những lời khuyên, vì cần tránh những công phạt của thuốc, tùy theo từng người và tùy theo từng tình trạng mỗi bệnh nhân. Nếu uống thuốc quá liều phải vào nhà thương cấp cứu. Những triệu chứng uống thuốc quá liều gồm có: mệt mỏi quá độ, mồ hôi vã ra, chóng mặt, tim đập quá chậm và bất tỉnh. (Thuốc Pseudoephedrine có thể làm tim đập quá nhanh, quá chậm hay thất nhịp). Khi uống Pseudoephedrine thì không được lái xe, không xử dụng máy móc, không làm những công việc nguy hiểm, vì Pseudoephedrine làm chóng mặt, dễ buồn ngủ. Phải ngưng công việc luôn khi thấy những triệu chứng kể trên. Ngoài ra cần ngưng ngay Pseudoephedrine khi bị dị ứng. Triệu chứng dị ứng gồm có: 1) khó thở, nghẹt thở, sưng môi, sưng lưỡi, sưng mặt hay nổi mề đay, 2) lên kinh phong. 3) tính tình thay đổi hay hoa mắt, 4) tim đập nhanh và thất nhịp. Cần phải để thuốc Pseudoephedrine vào tủ, khóa lại, sợ trẻ em lỡ uống bậy. Không dùng thuốc chung với những người khác.
Trần Mạnh Ngô, MD
- Omega-3 Acid Trong Cá Hay Dầu Cá
Khi xưa còn nhỏ chúng ta thường được uống dầu cá. Hồi đó, chúng ta chỉ được hiểu những lợi ích khi uống dầu cá như bổ xương vì có nhiều sinh tố D, bổ mắt vì nhiều sinh tố A. Các cụ thường nói uống dầu cá để con cháu mau ăn và chóng lớn. Ngày nay những ích lợi khác về ăn cá hay uống dầu cá đã được nghiên cứu nhiều hơn. Thậm chí dầu cá không tanh và rất dễ uống, vì làm thành những viên thuốc trong như hạt huyền. Một xác suất mới nhất đầu tuần qua tháng September 2003 cho biết bây giờ người Mỹ ăn nhiều cá hơn thịt, không những cá tươi mà ăn cả cá hộp nữa. Cách đây vài năm, một nghiên cứu về đồ ăn cá do Phòng Thí Nghiệm Channing, Bệnh Viện Briham Và Phụ Nữ ở Harvard, Boston, Massachusetts cho 80 ngàn phụ nữ trong 14 năm liên tục. Kết quả cho thấy phụ nữ ăn cá giảm nguy cơ tai biến mạch máu não. Phụ nữ ăn cá 3 lần một tuần giảm 7% nguy cơ tai biến mạch máu não so với phụ nữ ăn ít hơn một lần mỗi tháng. Nếu ăn cá mỗi tuần một lần sẽ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não 22%. Nếu ăn cá 3-4 lần mỗi tuần giảm 27% tai biến mạch máu não. Nếu ăn cá trên 5 lần một tuần thì giảm tai biến máu não lên cao nhất, tới 52%. Sau nghiên cứu này thì Hội Tai Biến Mạch Máu Não ở Mỹ khuyến cáo mọi người nên ăn thêm cá hay uống thêm dầu cá loại cá mòi herring, cá mackering, tuna và cá sardines.Trong một tường trình khác nghiên cứu liên hệ dầu cá và bệnh suyễn cho hơn 700 bệnh nhân suyễn. Kết quả cho thấy bệnh nhân suyễn bị những triệu chứng như thở khò khè, khó thở là những người ăn ít dầu cá. Kết quả trình bày trong hội nghị British Thoracic Society mùa đông năm ngoái, 2002. Tuy nhiên ở thời điểm đó, chính phủ Anh khuyến cáo không nên ăn cá nhiều quá một tuần mỗi lần vì sợ nguy cơ thủy ngân (mercury) và độc chất dioxin.
Trong một nghiên cứu khác mới nhất trong tuần qua, September 2003, các khoa học gia bên Anh nghiên cứu dầu cá giúp tăng cơ thể mất cân trầm trọng ở bệnh nhân bị ung thư nặng. Một tường trình khoa học do Gs Kevin Fearon và các đồng nghiệp tại Đại Học Edingburgh, Royal Infirmary, chia 2 nhóm bệnh nhân ung thư tụy tạng: một nhóm ăn chất phụ bạch đản (protein) năng lượng cao, và một nhóm ăn chất phụ bạch đản cộng thêm dầu cá có chất mỡ omega 3 essential fatty acid, với sinh tố E và C. Chất mỡ Omega 3 Essential fatty acids có nhiều trong cá nhiều mỡ như cá salmon và herring. Uống lượng dầu cá chứa 2.2 gms Omega 3 fatty acid mỗi ngàỵ Trước khi thử nghiệm, bệnh nhân ung thư tụy tạng mất cân lượng trung bình 17% tổng số cân lượng hay mất 3 kgs cân lượng mỗi tháng. Sau 8 tuần lễ nghiên cứu, bệnh nhân không bị mất cân lượng nữa. Kết quả cho thấy uống vừa đủ dầu cá chứa nhiều năng lượng từ chất mỡ Omega 3 fatty acids khiến bệnh nhân ung thư tuyến tụy tạng tăng cân lượng.
Bs John Harvey, Chủ Tịch Hội British Thoracic Society tuyên bố những lợi ích thêm của dầu cá liên hệ bảo vệ bệnh phong thấp, bệnh ngoài da vẩy nến, bệnh lãng quên của người già. Và bây giờ, giảm triệu chứng bệnh suyễn và giúp bệnh nhân ung thư tuyến tụy tạng bớt giảm cân lượng. Trong một cuộc hội thảo y khoa khác gần đây, một bác sĩ chuyên khoa nội tuyến (Endocrinologist) cho biết có tài liệu khuyến cáo dầu ca’ chứa Omega 3 fatty acids sẽ giúp giảm lượng mỡ triglycerides trong máu, đặc biệt những bệnh nhân cao mỡ triglycerides liên hệ bệnh tiểu đường.
(Cập Nhật: Kết quả những nghiên cứu gần đây cho thấy: Chất omega-3 fatty acid (eicosapetaneoic acid) giảm nguy cơ bệnh ưu trầm. Omega-3 fatty acid nghịch vơí Omega-6 fatty acid. Omega-3 có trong cá và cơ thể không thể tự sinh sản ra được cho nên phải ăn thêm dầu cá hay ăn cá. Omega-6 fatty acid có nhiều trong hột gà, dầu thực vật, hạt, múa mạch bánh mì, v...v...Cơ thể cần cả Omega-3 fatty acid và Omega-6 fatty acid. Ngoài ra, Omega-3 fatty acid còn giảm hiện tượng viêm, giảm máu cục nghẹt trong động mạch và chống tế bào tăng trưởng. Omega-3 fatty acid giảm nguy cơ bệnh lãng quên Alzheimer. Dầu chứa chất alpha-linolenic acid cùng họ vơí Omega-3 fatty acid giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ðặc biệt bệnh nhân tiểu đường dùng Omega-3 fatty acid giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Omega-3 fatty acid có thể giảm nguy cơ cao huyết áp? Trường hợp người eskimo ở Bắc Cực ăn nhiều cá có dầu. Omega-3 fatty acid giảm hiện tượng viêm, do đó giảm nguy cơ phong thấp Rheumatoid arthritis, lupus, Reynaud và bệnh tự miễn dịch).
Thuốc Cảm Hay Thuốc Ho Chứa Pseudoephedrine Tăng Cao Nguy Cơ Áp Xuất Máu Và Tim Đập Thất Nhịp
Bs Stephen M. Solerno cùng các đồng nghiệp thuộc 2 Trung Tâm Y Khoa Tripler Army, Hawai, và Walter Reed Army, Washington, D.C., phân tích xác suất từ 24 thử nghiệm khác nhau bao gồm 1285 bệnh nhân. Nghiên cứu tập trung 3 yếu tố ăn bản: áp xuất máu tâm thu, áp xuất máu tâm trương và nhịp tim. Kết quả cho biết Pseudoephedrine: 1) tăng cao nguy cơ áp xuất máu tâm thu (0.99 mm thủy ngân; 95% CI, 0.08 tới 1.90), 2) tăng cao nhịp tim ( 2.83 nhịp mỗi phút; 95% CI, 2.0 tới 3.6), 3) nhưng không thay đổi áp xuất máu tâm trương (0.63 mm thủy ngân; 95% CI, từ -0.10 tới 1.35). Hơn nữa, Pseudoephedrine ảnh hưởng huyết áp trong trường hợp bệnh nhân đang điều trị bệnh cao máu bằng thuốc (1.20 mm thủy ngân; 95% CI, 0.56 tới 1.48 mm thủy ngân).
Thuốc uống như loại thuốc chữa ho hay cảm càng có nhiều Pseudoephedrine bao nhiêu càng tăng cao áp xuất máu bấy nhiêu. Ðối với phụ nữ, Pseudoephedrine ít ảnh hưởng vào nhịp tim và áp xuất máu. Ngoài ra, dùng thuốc chứa Pseudoephedrine trong thơì gian ngắn ít tác dụng áp xuất máu tâm thu và nhịp tim. Annals of Internal Medicine, 165: 1686, 2005. (Bàn thêm: Pseudoephedrine là thuốc làm bớt nghẹt mũi, co mạch máu mũi, màng phổi và màng nhày tiết bớt chất nhờn, giảm đờm hay nước mũi. Nhờ tác dụng Pseudoephedrine, máu chảy tơí mũi, tơí xoang hay phổi sẽ giảm bớt, giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn, thông thương hơn. Pseudoephedrine thường dùng để chữa những bệnh như dị ứng, xoang bị kích thích, hay bệnh cảm. Không nên uống thuốc chứa Pseudoephedrine khi bệnh nhân hiện đang dùng những thuốc kìm hãm monoamine oxidase, như isocarboxazid, phenelzine hay tranylcypromine. Phản ứng tương tác giữa Pseudoephedrine vơí những thuốc khác có thể gây những hiệu quả nguy hại. Khi uống Pseudoephedrine, bệnh nhân phải thận trọng, nên cho bác sĩ biết hiện mình: 1) đang bị cao huyết áp, 2) bị bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch hay tim đập thất nhịp, 3) bệnh tuyến giáp trạng, 4) tiểu đường, 5) cao áp nhãn, 6) sưng tuyến nhiếp hô tuyến hay khó tiểu tiện, 7) suy gan hay suy thận. Không được uống Pseudoephedrine khi lần đầu tiên có thai. Cần cho bác sĩ biết khi đang cho con bú sữa mẹ. Cần tránh Pseudoephedrine khi già trên 60 tuổi.Trong trường hợp bác sĩ cho phép dùng Pseudoephedrine thì khi uống thuốc viên nên uống với một li nước đầy, không nhai thuốc, mục đích là để thuốc tự tan dần vào máu. Nếu uống thuốc chứa Pseudoephedrine ở thể lỏng như thuốc cảm hay thuốc ho, cần uống theo lời chỉ dẫn của bác sĩ hay dược sĩ, theo đúng phân lượng muỗng cà phê (5 phân khối) chứ không uống bằng muỗng canh hay muỗng súp (15 phân khối hay cao hơn). Không nên uống Pseudoephedrine quá 7 ngày khi thấy triệu chứng bệnh không thuyên giảm. Nếu quên thuốc có Pseudoephedrine thì cứ việc uống thuốc lại, nhưng không được tăng lượng thuốc lên gấp 2 lần.
Rất nhiều thuốc ho, thuốc cảm chứa Pseudoephedrine được bày bán tự do ngoài quầy. Người mua thuốc phải đọc rõ những lời khuyên, vì cần tránh những công phạt của thuốc, tùy theo từng người và tùy theo từng tình trạng mỗi bệnh nhân. Nếu uống thuốc quá liều phải vào nhà thương cấp cứu. Những triệu chứng uống thuốc quá liều gồm có: mệt mỏi quá độ, mồ hôi vã ra, chóng mặt, tim đập quá chậm và bất tỉnh. (Thuốc Pseudoephedrine có thể làm tim đập quá nhanh, quá chậm hay thất nhịp). Khi uống Pseudoephedrine thì không được lái xe, không xử dụng máy móc, không làm những công việc nguy hiểm, vì Pseudoephedrine làm chóng mặt, dễ buồn ngủ. Phải ngưng công việc luôn khi thấy những triệu chứng kể trên. Ngoài ra cần ngưng ngay Pseudoephedrine khi bị dị ứng. Triệu chứng dị ứng gồm có: 1) khó thở, nghẹt thở, sưng môi, sưng lưỡi, sưng mặt hay nổi mề đay, 2) lên kinh phong. 3) tính tình thay đổi hay hoa mắt, 4) tim đập nhanh và thất nhịp. Cần phải để thuốc Pseudoephedrine vào tủ, khóa lại, sợ trẻ em lỡ uống bậy. Không dùng thuốc chung với những người khác.