delta
02-14-2008, 11:44 AM
Những khúc xuân ca mùa cũ
http://img151.imageshack.us/img151/9307/phaononm2.gif
Quỳnh Giao
Mùa Giáng Sinh vừa đi qua như một đám rước rộn ràng đã khuất ở cuối phố thì người ta liền chuẩn bị mừng Xuân. Phải chăng, nhạc Giáng Sinh thường gây buồn man mác vì cũng gây niềm luyến tiếc không khí tưng bừng đón Tết ngày xưa? Mùa Ðông càng buốt giá thì nỗi nhớ lại như càng đậm...
Ngày xưa, ở quê nhà, thì cả tháng trước Tết chúng ta vẫn nghe từ máy phát thanh, hoặc từ nhà mình, hoặc từ nhà... hàng xóm những ca khúc vui tươi đặc biệt của mùa Xuân.
Chúng ta nhớ Phạm Ðình Chương.
Nhớ trước hết và hơn cả, vì không có Tết nếu không có Ly Rượu Mừng. Khởi đầu cho chương trình bao giờ cũng bằng ca khúc này. Không có lời chúc tụng nào đầy đủ cho mọi ngành mọi giới bằng sáng tác bất hủ này. Nếu Tây Phương có bài Auld Lang Syne, được Pháp hóa thành Ce n'est qu'un au revoir, là biểu tượng của giờ phút cuối của một năm, thì Ly Rượu Mừng đánh dấu một khởi đầu đầy hy vọng của năm mới với nét nhạc cung Fa trưởng tươi sáng, rộn rã.
Khi còn đủ cả năm người trình bày ca khúc, Ban Hợp Ca Thăng Long là một kết hợp tuyệt diệu. Ba giọng nữ Thái Thanh, Thái Hằng, và Khánh Ngọc quyện nhau như một. Giọng cao nam của Hoài Trung vững vàng dũng mãnh hòa với giọng Hoài Bắc tức tác giả giữ bè ba rất điêu luyện.
Ðặc biệt hơn hết là lúc coda tức là đoạn kết, Hoài Trung hát ad lib câu “ước mơ hạnh phúc nơi nơi...” thật sung mãn và nghệ thuật. Những giọng kim nam dù có mạnh và điêu luyện đến đâu cũng không địch nổi một Hoài Trung ở câu này, như được viết cho riêng Hoài Trung. Cái chất giọng vang vang, ngời ngời tỏa sáng đó thật hợp với lời chúc hạnh phúc gửi đến mọi người...
Phạm Ðình Chương còn một bài viết về Xuân vui tươi là Ðón Xuân nhịp Swing rất Mỹ. Lời ca trong bài là những ước vọng một mùa Xuân thái hòa, tái dựng lại một cuộc sống vui tươi, xóa đi những đau thương buồn khổ. Ngày nay, chúng ta thường nghe bài này trong khiêu vũ trường.
Nhưng đã nhớ xuân xưa thì phải nhắc đến Xuân Tha Hương, cũng của Phạm Ðình Chương.
Nhạc phẩm được viết trước di cư 54 mà đã mang tâm sự kẻ tha hương thấy khao khát trở về đón Xuân nơi quê mẹ. Ca khúc được viết trên nhịp Boston chậm buồn. Cung nhạc Ré trưởng làm nét buồn bâng khuâng luyến nhớ chứ không ủ ê như trên cung thứ. Phạm Ðình Chương viết bản nhạc rất công phu. Bình thường, bản nhạc có một điệp khúc, mà trong bài này, ông viết hai điệp khúc. Như Dương Thiệu Tước khi viết Ngọc Lan vậy. Vì thế ca khúc khá dài, ít khi được hát nguyên bài hai lần mà chỉ một lần rưỡi là tối đa. Xuân Tha Hương còn là nhạc đề của cuốn phim Người Mỹ Trầm Lặng (The Quiet American Man) từ cốt truyện của Graham Greene.
Ngoài ra Phạm đình Chương còn sáng tác một bài về Xuân mang tựa đề Lá Thư Mùa Xuân. Bài hát có lời ca hơi “chiến dịch” vì ông viết vào thời Ðệ Nhất Cộng Hòa khi phong trào nhập ngũ được phát động. Lời ca diễn tả tâm trạng người vợ trẻ khi Xuân về nhớ đến chồng đang gìn giữ biên cương nơi xa xôi. Nàng ước mong Xuân về mang lại thanh bình yên ấm cho quê hương và nhắn nhủ người yêu bền tâm chiến đấu. Như bài thơ xưa của Hoàng Cầm, nàng nhắc đến con thơ mới thôi bầu sữa (tức là còn bé lắm) để chồng thêm nhiệt huyết có ngày trở về...
Người nhạc sĩ đem cuộc đời mình hiến dâng cho âm nhạc và đem âm nhạc gắn liền với quê hương như một định mệnh là Phạm Duy. Ông có nhiều ca khúc trác tuyệt về Xuân. Phổ biến là Hoa Xuân, viết năm 1953 trên nhịp Slow tha thiết. Lời ca xưng tụng mùa Xuân nơi thôn ổ. Có đàn em bé ngoài đê, có chàng trai ngắt bông hoa biếu người thiếu nữ tuổi xuân thì. Xuân trong hồn người tỏa hương với đất trời. Ðây là một trong những ca khúc hát dễ hay, người dễ nghe. Bài hát nào của Phạm Duy hát nghe cũng thuận, điều này dễ hiểu, vì ngoài lãnh vực sáng tác ông là một ca sĩ.
Xuân Thì là bài Xuân ca đáng nhớ khác của Phạm Duy. Nhịp Luân Vũ 3/4 chầm chậm, khoan thai dìu dặt rất thích hợp với cấu trúc lục bát của lời ca. Phạm Duy viết bài này năm 1952, có lẽ do chiến sự tạm lắng đọng trước khi kết thúc thảm khốc, nên lời ca về Xuân mà vẫn nặng không khí chiến tranh với hình ảnh hoa đào nở trên vết mòn chiến xa và nét nhạc mang âm hưởng Nhật Bản man mác.
Khi viết Xuân Ca thì tâm trạng tác giả đã khác. Ca khúc là niềm vui trọn vẹn giữa đất trời. Xuân từ trong lòng mẹ cha, và từ đó góp chung lời kêu gào thiết tha cho một mùa Xuân vĩnh cửu. Xuân ca soạn theo ngũ cung Việt Nam.
Có lẽ mùa Xuân của Phạm Duy đẹp nhất là... về đêm. Một bài Xuân ca rất sớm viết từ năm 1948 tại chợ Neo, Thanh Hóa, là để tặng Thái Hằng, người bạn trăm năm. Ðó là Ðêm Xuân, một bài ca xưng tụng tình yêu. Bàng bạc trong toàn bài là một xúc cảm chân thành, tha thiết và còn có ý vỗ về nữa. Từ hình ảnh đôi chim uyên đến báo tin Xuân đã về đến tiếng câu hát buồn và tiếng đàn ru hồn... tất cả đưa đến tình yêu, và yêu rồi thì xin đừng nhạt phai...
Không hiểu vì sao trong những ca khúc viết tặng vợ, nhạc sĩ Phạm Duy hay đề cập đến cây đàn. Từ cây đàn trong Ðêm Xuân khiến lòng thiếu nữ xốn xang đến cây đàn dâng cho người yêu góa bơ vơ trong Tạ Ơn Ðời... Chính Phạm Duy cũng không ngờ “nàng” lại đi trước. Hình ảnh góa phụ ôm cây đàn bơ vơ là hình ảnh của chính mình. Ngậm ngùi biết bao.
Nét nhạc Vũ Thành bao giờ cũng rất Tây Phương và đài các. Không lạ gì khi người thưởng ngoạn liệt ông vào ngôi vị sang cả của làng nhạc Việt Nam. Vũ Thành viết Tình Xuân khi còn ở Hà Nội. Vì thế, mùa Xuân trong bản nhạc mang hình ảnh của hoa đào, của cành mai, của mưa phùn xứ Bắc. Viết bằng nhịp Boston êm dịu, là một trong những tác phẩm dùng để hợp ca giọng nữ rất tuyệt. Người Hà Nội ngày nay nên tìm ca khúc này để trình bày trong dịp Xuân về.
Dương Thiệu Tước có bài Vui Xuân với lời ca của Minh Trang nhộn nhịp tươi sáng. Nét nhạc không hoàn toàn Tây Phương như hầu hết các ca khúc của ông (ngoại trừ Ðêm Tàn Bến Ngự, Tiếng Xưa và Hương Giang Mộng Khúc). Bài Vui Xuân có nét nhạc ngũ cung và lời ca giản dị và duyên dáng. Có câu trong bài là “bài ca này là để tặng thính giả Việt Nam” nghe thật dễ mến.
Tìm Xuân là một ca khúc khác Dương Thiệu Tước viết vào đầu thập niên 60. Tiết nhịp trong bài này rất đặc biệt vì dùng nhiều nhịp chỏi (syncope) khiến ca sĩ phải vững lắm mới giữ được nhịp. Cũng vì thế mà ca khúc ít được phổ biến.
Nhưng tuyệt nhất trong những ca khúc về Xuân của Dương Thiệu Tước là Bến Xuân Xanh viết trên điệu Luân Vũ. Toàn bài có tới bốn chuyển đoạn và hai điệp khúc. Ca khúc này xứng ngang với những bản Luân Vũ của Strauss, vậy mà ta cứ hát Dòng Sông Xanh làm gì khi mình có Bến Xuân Xanh! Trong một buổi tưởng niệm Dương Thiệu Tước, nhạc sư Nghiêm Phú Phi đã tuyên bố: “Dương Thiệu Tước hơn xa nhiều nhạc sĩ tài danh thế giới ở chỗ khi Việt Nam thì ông Việt Nam nhất, mà khi Tây phương thì ông còn Tây hơn họ nữa!”
Xuân chưa đến, và còn dài, sẽ còn dịp trở lại những bản Xuân ca đáng nhớ từ một thời đã qua...
http://img151.imageshack.us/img151/9307/phaononm2.gif
Quỳnh Giao
Mùa Giáng Sinh vừa đi qua như một đám rước rộn ràng đã khuất ở cuối phố thì người ta liền chuẩn bị mừng Xuân. Phải chăng, nhạc Giáng Sinh thường gây buồn man mác vì cũng gây niềm luyến tiếc không khí tưng bừng đón Tết ngày xưa? Mùa Ðông càng buốt giá thì nỗi nhớ lại như càng đậm...
Ngày xưa, ở quê nhà, thì cả tháng trước Tết chúng ta vẫn nghe từ máy phát thanh, hoặc từ nhà mình, hoặc từ nhà... hàng xóm những ca khúc vui tươi đặc biệt của mùa Xuân.
Chúng ta nhớ Phạm Ðình Chương.
Nhớ trước hết và hơn cả, vì không có Tết nếu không có Ly Rượu Mừng. Khởi đầu cho chương trình bao giờ cũng bằng ca khúc này. Không có lời chúc tụng nào đầy đủ cho mọi ngành mọi giới bằng sáng tác bất hủ này. Nếu Tây Phương có bài Auld Lang Syne, được Pháp hóa thành Ce n'est qu'un au revoir, là biểu tượng của giờ phút cuối của một năm, thì Ly Rượu Mừng đánh dấu một khởi đầu đầy hy vọng của năm mới với nét nhạc cung Fa trưởng tươi sáng, rộn rã.
Khi còn đủ cả năm người trình bày ca khúc, Ban Hợp Ca Thăng Long là một kết hợp tuyệt diệu. Ba giọng nữ Thái Thanh, Thái Hằng, và Khánh Ngọc quyện nhau như một. Giọng cao nam của Hoài Trung vững vàng dũng mãnh hòa với giọng Hoài Bắc tức tác giả giữ bè ba rất điêu luyện.
Ðặc biệt hơn hết là lúc coda tức là đoạn kết, Hoài Trung hát ad lib câu “ước mơ hạnh phúc nơi nơi...” thật sung mãn và nghệ thuật. Những giọng kim nam dù có mạnh và điêu luyện đến đâu cũng không địch nổi một Hoài Trung ở câu này, như được viết cho riêng Hoài Trung. Cái chất giọng vang vang, ngời ngời tỏa sáng đó thật hợp với lời chúc hạnh phúc gửi đến mọi người...
Phạm Ðình Chương còn một bài viết về Xuân vui tươi là Ðón Xuân nhịp Swing rất Mỹ. Lời ca trong bài là những ước vọng một mùa Xuân thái hòa, tái dựng lại một cuộc sống vui tươi, xóa đi những đau thương buồn khổ. Ngày nay, chúng ta thường nghe bài này trong khiêu vũ trường.
Nhưng đã nhớ xuân xưa thì phải nhắc đến Xuân Tha Hương, cũng của Phạm Ðình Chương.
Nhạc phẩm được viết trước di cư 54 mà đã mang tâm sự kẻ tha hương thấy khao khát trở về đón Xuân nơi quê mẹ. Ca khúc được viết trên nhịp Boston chậm buồn. Cung nhạc Ré trưởng làm nét buồn bâng khuâng luyến nhớ chứ không ủ ê như trên cung thứ. Phạm Ðình Chương viết bản nhạc rất công phu. Bình thường, bản nhạc có một điệp khúc, mà trong bài này, ông viết hai điệp khúc. Như Dương Thiệu Tước khi viết Ngọc Lan vậy. Vì thế ca khúc khá dài, ít khi được hát nguyên bài hai lần mà chỉ một lần rưỡi là tối đa. Xuân Tha Hương còn là nhạc đề của cuốn phim Người Mỹ Trầm Lặng (The Quiet American Man) từ cốt truyện của Graham Greene.
Ngoài ra Phạm đình Chương còn sáng tác một bài về Xuân mang tựa đề Lá Thư Mùa Xuân. Bài hát có lời ca hơi “chiến dịch” vì ông viết vào thời Ðệ Nhất Cộng Hòa khi phong trào nhập ngũ được phát động. Lời ca diễn tả tâm trạng người vợ trẻ khi Xuân về nhớ đến chồng đang gìn giữ biên cương nơi xa xôi. Nàng ước mong Xuân về mang lại thanh bình yên ấm cho quê hương và nhắn nhủ người yêu bền tâm chiến đấu. Như bài thơ xưa của Hoàng Cầm, nàng nhắc đến con thơ mới thôi bầu sữa (tức là còn bé lắm) để chồng thêm nhiệt huyết có ngày trở về...
Người nhạc sĩ đem cuộc đời mình hiến dâng cho âm nhạc và đem âm nhạc gắn liền với quê hương như một định mệnh là Phạm Duy. Ông có nhiều ca khúc trác tuyệt về Xuân. Phổ biến là Hoa Xuân, viết năm 1953 trên nhịp Slow tha thiết. Lời ca xưng tụng mùa Xuân nơi thôn ổ. Có đàn em bé ngoài đê, có chàng trai ngắt bông hoa biếu người thiếu nữ tuổi xuân thì. Xuân trong hồn người tỏa hương với đất trời. Ðây là một trong những ca khúc hát dễ hay, người dễ nghe. Bài hát nào của Phạm Duy hát nghe cũng thuận, điều này dễ hiểu, vì ngoài lãnh vực sáng tác ông là một ca sĩ.
Xuân Thì là bài Xuân ca đáng nhớ khác của Phạm Duy. Nhịp Luân Vũ 3/4 chầm chậm, khoan thai dìu dặt rất thích hợp với cấu trúc lục bát của lời ca. Phạm Duy viết bài này năm 1952, có lẽ do chiến sự tạm lắng đọng trước khi kết thúc thảm khốc, nên lời ca về Xuân mà vẫn nặng không khí chiến tranh với hình ảnh hoa đào nở trên vết mòn chiến xa và nét nhạc mang âm hưởng Nhật Bản man mác.
Khi viết Xuân Ca thì tâm trạng tác giả đã khác. Ca khúc là niềm vui trọn vẹn giữa đất trời. Xuân từ trong lòng mẹ cha, và từ đó góp chung lời kêu gào thiết tha cho một mùa Xuân vĩnh cửu. Xuân ca soạn theo ngũ cung Việt Nam.
Có lẽ mùa Xuân của Phạm Duy đẹp nhất là... về đêm. Một bài Xuân ca rất sớm viết từ năm 1948 tại chợ Neo, Thanh Hóa, là để tặng Thái Hằng, người bạn trăm năm. Ðó là Ðêm Xuân, một bài ca xưng tụng tình yêu. Bàng bạc trong toàn bài là một xúc cảm chân thành, tha thiết và còn có ý vỗ về nữa. Từ hình ảnh đôi chim uyên đến báo tin Xuân đã về đến tiếng câu hát buồn và tiếng đàn ru hồn... tất cả đưa đến tình yêu, và yêu rồi thì xin đừng nhạt phai...
Không hiểu vì sao trong những ca khúc viết tặng vợ, nhạc sĩ Phạm Duy hay đề cập đến cây đàn. Từ cây đàn trong Ðêm Xuân khiến lòng thiếu nữ xốn xang đến cây đàn dâng cho người yêu góa bơ vơ trong Tạ Ơn Ðời... Chính Phạm Duy cũng không ngờ “nàng” lại đi trước. Hình ảnh góa phụ ôm cây đàn bơ vơ là hình ảnh của chính mình. Ngậm ngùi biết bao.
Nét nhạc Vũ Thành bao giờ cũng rất Tây Phương và đài các. Không lạ gì khi người thưởng ngoạn liệt ông vào ngôi vị sang cả của làng nhạc Việt Nam. Vũ Thành viết Tình Xuân khi còn ở Hà Nội. Vì thế, mùa Xuân trong bản nhạc mang hình ảnh của hoa đào, của cành mai, của mưa phùn xứ Bắc. Viết bằng nhịp Boston êm dịu, là một trong những tác phẩm dùng để hợp ca giọng nữ rất tuyệt. Người Hà Nội ngày nay nên tìm ca khúc này để trình bày trong dịp Xuân về.
Dương Thiệu Tước có bài Vui Xuân với lời ca của Minh Trang nhộn nhịp tươi sáng. Nét nhạc không hoàn toàn Tây Phương như hầu hết các ca khúc của ông (ngoại trừ Ðêm Tàn Bến Ngự, Tiếng Xưa và Hương Giang Mộng Khúc). Bài Vui Xuân có nét nhạc ngũ cung và lời ca giản dị và duyên dáng. Có câu trong bài là “bài ca này là để tặng thính giả Việt Nam” nghe thật dễ mến.
Tìm Xuân là một ca khúc khác Dương Thiệu Tước viết vào đầu thập niên 60. Tiết nhịp trong bài này rất đặc biệt vì dùng nhiều nhịp chỏi (syncope) khiến ca sĩ phải vững lắm mới giữ được nhịp. Cũng vì thế mà ca khúc ít được phổ biến.
Nhưng tuyệt nhất trong những ca khúc về Xuân của Dương Thiệu Tước là Bến Xuân Xanh viết trên điệu Luân Vũ. Toàn bài có tới bốn chuyển đoạn và hai điệp khúc. Ca khúc này xứng ngang với những bản Luân Vũ của Strauss, vậy mà ta cứ hát Dòng Sông Xanh làm gì khi mình có Bến Xuân Xanh! Trong một buổi tưởng niệm Dương Thiệu Tước, nhạc sư Nghiêm Phú Phi đã tuyên bố: “Dương Thiệu Tước hơn xa nhiều nhạc sĩ tài danh thế giới ở chỗ khi Việt Nam thì ông Việt Nam nhất, mà khi Tây phương thì ông còn Tây hơn họ nữa!”
Xuân chưa đến, và còn dài, sẽ còn dịp trở lại những bản Xuân ca đáng nhớ từ một thời đã qua...