Dan Lee
02-14-2008, 06:46 PM
Chúa Nhật II Mùa Chay
Tin Thiên Chúa có nghĩa là hoàn toàn phó thác vào Người!
(St 12,1-4a; 2Tm 1,8b-10; Mt 17,1-9)
Trong các kỳ nghỉ hè nhiều người trong chúng ta thích đi du lịch ở ngoại quốc, để không chỉ nghỉ ngơi thư giãn, nhưng còn để tìm hiểu dân tộc, văn hóa, não trạng và cách sống, v.v… của các nước khác.
Nhưng thử hỏi còn mấy ai sẽ còn đủ can đảm xách va-ly lên máy bay cất cánh ra đi, nếu như sau đó không còn hy vọng trở lại nhà nữa ? Khi đi du lịch xa như thế, chúng ta đã không mua vé cứ hồi rồi sao ? Bởi vì, mặc dù trong khi nghỉ hè ở những miền đất xa xôi và học biết được nhiều điều mới lạ như thế, chúng ta sẽ có nhiều ngạc nhiên thích thú, tuy nhiên ở tại nhà mình, bao giờ chúng ta cũng cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn và sung sướng hơn.
Thế nhưng, Áp-ra-ham không phải là người du lịch, ông không có “tấm vé cứ hồi” trong túi. Do đó, chắc chắn đối với ông là cả một thách đố to lớn biết chừng nào, khi ông vâng theo lời kêu gọi – hay cũng có thể nói là mệnh lệnh - của Chúa: “Ngươi hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới miền đất Ta sẽ chỉ cho ngươi” (St 12,1). Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể phỏng đoán thế, vì Kinh Thánh không tường trình rõ ràng. Chúng ta biết rằng đối với người thượng cổ việc bỏ xứ sở và gia tộc để một mình ra đi tới một miền xa lạ nào đó là một liều lĩnh không thể chấp nhận được; vì việc bỏ nhà ra đi như thế có nghĩa là không còn được bảo đảm an ninh, bị đe dọa, nguy hiểm đến tính mạng bởi những kẻ xa lạ và bọn trộm cướp, và như thế, có nghĩa là chết. Ðúng vậy, khi bỏ nhà cửa và quê hương ra đi như thế, Áp-ra-ham mất đi sự che chở của xứ sở ông, của luật pháp quê hương ông, của ngôn ngữ và của nền văn hóa đất nước ông. Ông phải bỏ lại họ hàng thân thích, bà con lối xóm và bạn bè thân quen. Ông giã biệt vĩnh viễn nhà cha ông, và điều đó có nghĩa là ông giã biệt vĩnh viễn chính quá khứ của mình! Bây giờ ông chỉ còn cậy dựa vào khả năng và vào tương lai của chính mình nữa mà thôi; dĩ nhiên, vào lời hứa của Thiên Chúa nữa ! Vâng, Thiên Chúa đã hứa với ông là sẽ làm cho ông trở thành tổ phụ một dân tộc đông đảo. Ðó là một lời hứa mang tính cách quyết định và tiên quyết; nếu không, Áp-ra-ham đã không hề có ý tưởng xa rời quê hương như thế ! Ông luôn xác tín cách chắc chắn rằng Thiên Chúa đã dự định như thế và Người sẽ đồng hành với ông.
Áp-ra-ham phải có một quyết định rõ ràng và dứt khoát: Từ bỏ những gì quen thuộc và chấp nhận những thiếu thốn và thử thách chắc chắn đang chờ đợi ông; từ bỏ sự dè dặt lo sợ và chấp nhận sự tin tưởng phó thác; từ bỏ những dự định và ý muốn riêng tư và hoàn toàn vâng phục kế hoạch của Thiên Chúa. Áp-ra-ham đã lấy đâu ra sức mạnh để có thể phó thác và tin tưởng được như thế ?
Phải chăng trong cuộc sống chúng ta đã không có nhiều tình huống tương tự đã xảy ra ? Những tình huống đã khiến chúng ta đành phải xa bỏ những gì thân quen, những gì che chở và bảo vệ cho chúng ta, và chấp nhận những điều xa lạ, mới mẻ ? Và chẳng phải đa số chúng ta đã không tránh được những hồi hộp, lo âu sợ hãi ? Chúng ta phải làm thế nào để có được sự tin tưởng ?
Có nhiều sự thật và nhiều trách nhiệm mà người ta sẽ khám phá ra được khi biết rằng con cái trong tuổi thơ khi tiếp cận với cha mẹ chúng đã cảm nhận được điều mà người ta gọi là “con thơ phó thác”. Ðó là sự cảm nghiệm mình được chấp nhận và được yêu thương, cũng như người ta cần phải tập yêu thương và chấp nhận kẻ khác! Chỉ những ai đã biết tạo cho mình được tâm tình “con thơ phó thác”, thì về sau mới có thể thực hiện được - chứ không sợ bị thất bại - những gì Áp-ra-ham bị bắt buộc phải làm, và những gì mỗi một người theo cách thức riêng, phải cảm nhận được và phải thực hiện. Ðó là: “ Hãy bỏ xứ sở ngươi, thân thuộc ngươi và nhà cha ngươi!”
Người ta không thể lấy gì để thay thế sự cảm nhận đó được. Nó xây dựng và hoàn tất cuộc sống con người. Tuy nhiên, ai muốn xưng nhận rằng: “Tôi tin kính Thiên Chúa”, người đó còn phải can đảm bước thêm một bước nữa! Người đó phải sẵn sàng giao trả lại cho Thiên Chúa những khả năng đặc biệt nhất và tâm tình con thơ phó thác của mình, và luôn liên kết gắn bó với Người. Người đó cần phải cố gắng nhận ra tiếng Chúa giữa bao tiếng nói ồn ào khác! Người đó phải tập từ bỏ chính mình và những gì thuộc về mình, và mau mắn lên đường đi tới những nơi Thiên Chúa dẫn đi. Liệu những quyết định của người đó như thế sẽ dễ dàng hay khó khăn hơn điều mà Áp-ra-ham đã bị yêu sách đòi hỏi không ? Ðiều đó mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nghiệm được ngay trên chính bản thân mình và tự tìm ra cho mình cách đối xử hợp lý!
Trong cuộc vật lộn chiến đấu với những đau khổ và thử thách ở đời, chúng ta cần phải nỗ lực tìm bước theo dấu chân của Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã nói lên những lời đầy xác tín: “ Cha ơi, nếu được, xin cho con khỏi uống chén đắng này. Nhưng xin đừng theo ý con, một xin cho ý Cha được thễ hiện” (Mt 26,39); và tiếp đến tìm cách qui hướng mọi tư duy, mọi hành động và trọn niềm tin tưởng của chúng ta về Người. Ðó cũng chính là con đường mà Áp-ra-ham xưa kia đã đi và trên con đường đó, mọi lời hứa của Thiên Chúa vẫn luôn sống động. Ai tìm đi trên con đường đó, sẽ không sợ phải lạc đường. Người đó sẽ khởi công xây dựng cho mình và cho những người thân yêu của mình một tương lai chân chính và đầy nhân phẩm, với tất cả niềm xác tín rằng anh ta chắc chắn sẽ gặp gỡ được Thiên Chúa.
Lm Nguyễn Hữu Thy
Tin Thiên Chúa có nghĩa là hoàn toàn phó thác vào Người!
(St 12,1-4a; 2Tm 1,8b-10; Mt 17,1-9)
Trong các kỳ nghỉ hè nhiều người trong chúng ta thích đi du lịch ở ngoại quốc, để không chỉ nghỉ ngơi thư giãn, nhưng còn để tìm hiểu dân tộc, văn hóa, não trạng và cách sống, v.v… của các nước khác.
Nhưng thử hỏi còn mấy ai sẽ còn đủ can đảm xách va-ly lên máy bay cất cánh ra đi, nếu như sau đó không còn hy vọng trở lại nhà nữa ? Khi đi du lịch xa như thế, chúng ta đã không mua vé cứ hồi rồi sao ? Bởi vì, mặc dù trong khi nghỉ hè ở những miền đất xa xôi và học biết được nhiều điều mới lạ như thế, chúng ta sẽ có nhiều ngạc nhiên thích thú, tuy nhiên ở tại nhà mình, bao giờ chúng ta cũng cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn và sung sướng hơn.
Thế nhưng, Áp-ra-ham không phải là người du lịch, ông không có “tấm vé cứ hồi” trong túi. Do đó, chắc chắn đối với ông là cả một thách đố to lớn biết chừng nào, khi ông vâng theo lời kêu gọi – hay cũng có thể nói là mệnh lệnh - của Chúa: “Ngươi hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới miền đất Ta sẽ chỉ cho ngươi” (St 12,1). Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể phỏng đoán thế, vì Kinh Thánh không tường trình rõ ràng. Chúng ta biết rằng đối với người thượng cổ việc bỏ xứ sở và gia tộc để một mình ra đi tới một miền xa lạ nào đó là một liều lĩnh không thể chấp nhận được; vì việc bỏ nhà ra đi như thế có nghĩa là không còn được bảo đảm an ninh, bị đe dọa, nguy hiểm đến tính mạng bởi những kẻ xa lạ và bọn trộm cướp, và như thế, có nghĩa là chết. Ðúng vậy, khi bỏ nhà cửa và quê hương ra đi như thế, Áp-ra-ham mất đi sự che chở của xứ sở ông, của luật pháp quê hương ông, của ngôn ngữ và của nền văn hóa đất nước ông. Ông phải bỏ lại họ hàng thân thích, bà con lối xóm và bạn bè thân quen. Ông giã biệt vĩnh viễn nhà cha ông, và điều đó có nghĩa là ông giã biệt vĩnh viễn chính quá khứ của mình! Bây giờ ông chỉ còn cậy dựa vào khả năng và vào tương lai của chính mình nữa mà thôi; dĩ nhiên, vào lời hứa của Thiên Chúa nữa ! Vâng, Thiên Chúa đã hứa với ông là sẽ làm cho ông trở thành tổ phụ một dân tộc đông đảo. Ðó là một lời hứa mang tính cách quyết định và tiên quyết; nếu không, Áp-ra-ham đã không hề có ý tưởng xa rời quê hương như thế ! Ông luôn xác tín cách chắc chắn rằng Thiên Chúa đã dự định như thế và Người sẽ đồng hành với ông.
Áp-ra-ham phải có một quyết định rõ ràng và dứt khoát: Từ bỏ những gì quen thuộc và chấp nhận những thiếu thốn và thử thách chắc chắn đang chờ đợi ông; từ bỏ sự dè dặt lo sợ và chấp nhận sự tin tưởng phó thác; từ bỏ những dự định và ý muốn riêng tư và hoàn toàn vâng phục kế hoạch của Thiên Chúa. Áp-ra-ham đã lấy đâu ra sức mạnh để có thể phó thác và tin tưởng được như thế ?
Phải chăng trong cuộc sống chúng ta đã không có nhiều tình huống tương tự đã xảy ra ? Những tình huống đã khiến chúng ta đành phải xa bỏ những gì thân quen, những gì che chở và bảo vệ cho chúng ta, và chấp nhận những điều xa lạ, mới mẻ ? Và chẳng phải đa số chúng ta đã không tránh được những hồi hộp, lo âu sợ hãi ? Chúng ta phải làm thế nào để có được sự tin tưởng ?
Có nhiều sự thật và nhiều trách nhiệm mà người ta sẽ khám phá ra được khi biết rằng con cái trong tuổi thơ khi tiếp cận với cha mẹ chúng đã cảm nhận được điều mà người ta gọi là “con thơ phó thác”. Ðó là sự cảm nghiệm mình được chấp nhận và được yêu thương, cũng như người ta cần phải tập yêu thương và chấp nhận kẻ khác! Chỉ những ai đã biết tạo cho mình được tâm tình “con thơ phó thác”, thì về sau mới có thể thực hiện được - chứ không sợ bị thất bại - những gì Áp-ra-ham bị bắt buộc phải làm, và những gì mỗi một người theo cách thức riêng, phải cảm nhận được và phải thực hiện. Ðó là: “ Hãy bỏ xứ sở ngươi, thân thuộc ngươi và nhà cha ngươi!”
Người ta không thể lấy gì để thay thế sự cảm nhận đó được. Nó xây dựng và hoàn tất cuộc sống con người. Tuy nhiên, ai muốn xưng nhận rằng: “Tôi tin kính Thiên Chúa”, người đó còn phải can đảm bước thêm một bước nữa! Người đó phải sẵn sàng giao trả lại cho Thiên Chúa những khả năng đặc biệt nhất và tâm tình con thơ phó thác của mình, và luôn liên kết gắn bó với Người. Người đó cần phải cố gắng nhận ra tiếng Chúa giữa bao tiếng nói ồn ào khác! Người đó phải tập từ bỏ chính mình và những gì thuộc về mình, và mau mắn lên đường đi tới những nơi Thiên Chúa dẫn đi. Liệu những quyết định của người đó như thế sẽ dễ dàng hay khó khăn hơn điều mà Áp-ra-ham đã bị yêu sách đòi hỏi không ? Ðiều đó mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nghiệm được ngay trên chính bản thân mình và tự tìm ra cho mình cách đối xử hợp lý!
Trong cuộc vật lộn chiến đấu với những đau khổ và thử thách ở đời, chúng ta cần phải nỗ lực tìm bước theo dấu chân của Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã nói lên những lời đầy xác tín: “ Cha ơi, nếu được, xin cho con khỏi uống chén đắng này. Nhưng xin đừng theo ý con, một xin cho ý Cha được thễ hiện” (Mt 26,39); và tiếp đến tìm cách qui hướng mọi tư duy, mọi hành động và trọn niềm tin tưởng của chúng ta về Người. Ðó cũng chính là con đường mà Áp-ra-ham xưa kia đã đi và trên con đường đó, mọi lời hứa của Thiên Chúa vẫn luôn sống động. Ai tìm đi trên con đường đó, sẽ không sợ phải lạc đường. Người đó sẽ khởi công xây dựng cho mình và cho những người thân yêu của mình một tương lai chân chính và đầy nhân phẩm, với tất cả niềm xác tín rằng anh ta chắc chắn sẽ gặp gỡ được Thiên Chúa.
Lm Nguyễn Hữu Thy