Dan Lee
02-16-2008, 12:25 PM
CHÚA NHẬT II MÙA CHAY A
Núi Tabor hôm nay
Chúa Giêsu dẫn các môn đệ đi Giêrusalem. Trên đường, Chúa lên một ngọn núi để cầu nguyện. Có lẽ đó là núi Tabor ở Galilê. Có ba môn đệ thân tín theo Chúa. Chúa đã hiển dung trước mặt các ông.
Trước núi Tabor, Chúa Giêsu đã từng lên hai ngọn núi khác. Trước hết là Chúa giảng Hiến Chương Nước Trời trên núi quen gọi là núi Bát Phúc. Sau khi cho hoá bánh ra nhiều nuôi dân, họ muốn tôn Chúa làm vua, Chúa đã lên núi cầu nguyện một mình. Sau núi Tabor, Chúa cũng lên hai ngọn núi khác: núi Sọ là nơi Chúa chịu chết trên thập giá và núi Ôliu là nơi Chúa từ biệt các môn đệ mà lên trời. Có thể nói núi Tabor đã được chuẩn bị bằng hai ngọn núi trước và chuẩn bị cho hai ngọn núi sau. Hiển Dung là cao điểm của cuộc đời rao giảng và là khởi điểm của cuộc Vượt Qua.
Người xưa tin rằng Thiên Chúa ở trên trời; núi cao, nên gần trời; vì thế người ta lên núi sẽ dễ gặp Chúa hơn. Tổ phụ Abraham lên núi hiến tế Isaac. Ông Môsê lên núi nhận bia giao ước. Ngôn sứ Êlia lên núi gặp Thiên Chúa. Thực tế là lên núi dễ gặp Chúa hơn thật:
- Thanh vắng, yên tĩnh, xa gia đình, bạn bè, phố chợ;
- Trên cao, thấy rõ công trình của Thiên Chúa trong thiên nhiên hùng vĩ hơn: mặt trời, bầu trời, trăng sao, núi sông, bình minh, hoàng hôn...
- Trên cao, thấy công trình của con người nhỏ bé hơn, vì thế dễ từ bỏ hơn.
Lên núi là điều không dễ, nhưng đem lại cho chúng ta những niềm vui mà chỉ những ai lên núi mới cảm nghiệm được.
Hôm nay Chúa Giêsu vẫn mời gọi chúng ta lên núi để chiêm ngắm Chúa hiển dung: ngay bên cạnh chúng ta, Chúa vẫn đang yêu thương người đau khổ, tha thứ cho kẻ tội lỗi, hy sinh cho người mình yêu. Đồng thời Chúa cũng mời gọi chúng ta trở nên núi Tabor mới để Chúa hiển dung. Thánh Phaolô kêu gọi các tín hữu mặc lấy Đức Kitô, trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Trong cuộc Vượt Qua, khuôn mặt thể lý của Chúa không còn hình dạng con người, nhưng khuôn mặt của Thiên Chúa tình yêu lại chói sáng trước mắt mọi người trong mọi thời đại.
Một thường dân Nhật Bản được Nhật Hoàng mời vào hoàng cung dùng cơm chung vì đã lấy máu mình vẽ chân dung Nhật Hoàng. Chúa Giêsu lấy máu mình để vẽ chân dung Thiên Chúa và được hưởng vinh quang Phục Sinh. Xin Chúa giúp chúng ta dùng cuộc sống của mình để vẽ chân dung Chúa trong thế giới hôm nay.
Lm Cosma Hoàng Văn Đạt SJ
Núi Tabor hôm nay
Chúa Giêsu dẫn các môn đệ đi Giêrusalem. Trên đường, Chúa lên một ngọn núi để cầu nguyện. Có lẽ đó là núi Tabor ở Galilê. Có ba môn đệ thân tín theo Chúa. Chúa đã hiển dung trước mặt các ông.
Trước núi Tabor, Chúa Giêsu đã từng lên hai ngọn núi khác. Trước hết là Chúa giảng Hiến Chương Nước Trời trên núi quen gọi là núi Bát Phúc. Sau khi cho hoá bánh ra nhiều nuôi dân, họ muốn tôn Chúa làm vua, Chúa đã lên núi cầu nguyện một mình. Sau núi Tabor, Chúa cũng lên hai ngọn núi khác: núi Sọ là nơi Chúa chịu chết trên thập giá và núi Ôliu là nơi Chúa từ biệt các môn đệ mà lên trời. Có thể nói núi Tabor đã được chuẩn bị bằng hai ngọn núi trước và chuẩn bị cho hai ngọn núi sau. Hiển Dung là cao điểm của cuộc đời rao giảng và là khởi điểm của cuộc Vượt Qua.
Người xưa tin rằng Thiên Chúa ở trên trời; núi cao, nên gần trời; vì thế người ta lên núi sẽ dễ gặp Chúa hơn. Tổ phụ Abraham lên núi hiến tế Isaac. Ông Môsê lên núi nhận bia giao ước. Ngôn sứ Êlia lên núi gặp Thiên Chúa. Thực tế là lên núi dễ gặp Chúa hơn thật:
- Thanh vắng, yên tĩnh, xa gia đình, bạn bè, phố chợ;
- Trên cao, thấy rõ công trình của Thiên Chúa trong thiên nhiên hùng vĩ hơn: mặt trời, bầu trời, trăng sao, núi sông, bình minh, hoàng hôn...
- Trên cao, thấy công trình của con người nhỏ bé hơn, vì thế dễ từ bỏ hơn.
Lên núi là điều không dễ, nhưng đem lại cho chúng ta những niềm vui mà chỉ những ai lên núi mới cảm nghiệm được.
Hôm nay Chúa Giêsu vẫn mời gọi chúng ta lên núi để chiêm ngắm Chúa hiển dung: ngay bên cạnh chúng ta, Chúa vẫn đang yêu thương người đau khổ, tha thứ cho kẻ tội lỗi, hy sinh cho người mình yêu. Đồng thời Chúa cũng mời gọi chúng ta trở nên núi Tabor mới để Chúa hiển dung. Thánh Phaolô kêu gọi các tín hữu mặc lấy Đức Kitô, trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Trong cuộc Vượt Qua, khuôn mặt thể lý của Chúa không còn hình dạng con người, nhưng khuôn mặt của Thiên Chúa tình yêu lại chói sáng trước mắt mọi người trong mọi thời đại.
Một thường dân Nhật Bản được Nhật Hoàng mời vào hoàng cung dùng cơm chung vì đã lấy máu mình vẽ chân dung Nhật Hoàng. Chúa Giêsu lấy máu mình để vẽ chân dung Thiên Chúa và được hưởng vinh quang Phục Sinh. Xin Chúa giúp chúng ta dùng cuộc sống của mình để vẽ chân dung Chúa trong thế giới hôm nay.
Lm Cosma Hoàng Văn Đạt SJ