Dan Lee
02-16-2008, 05:47 PM
Một Ngàn Lẽ Một Chuyện Về Chuột Trong Năm Tý.
Vào thời trung cổ khắp các vùng quê nước Pháp, không ai dám giết hay đụng chạm tới chuột vì mọi người đều tin rằng 'họ hàng nhà Tý', là một trong những nhân vật đầu tiên đã tới máng cỏ để mừng 'Chúa Giáng Sinh'. Bởi vậy Pháp mới có tập tục sau Noel là Tết Chuột, đã kéo dài hằng bao thế kỷ. Ngày đó mọi người bày đủ sơn hào hải vị cũng như mở rộng kho lúa để cho chuột tha hồ ăn uống và phá phách như chỗ không người.
Nhưng rồi mọi sự vở lẽ, thì ra tất cả lầm lẫn đều phát xuất từ câu chuyện nghe kể có một 'RAT (Chuột)' tới làm lễ tại Bethlehem trong lúc Chúa ra đời. Vì thuở ấy trình độ đọc viết và hiểu biết của người dân Pháp ở nông thôn rất kém, nền hầu hết chỉ tin vào lời giảng và đã lầm lẫn chữ 'RAT' với chữ 'RAS' là hai từ ngữ hoàn toàn có nghĩa khác nhau. Trong khi 'Rat' là 'chuột' thì 'Ras' được dùng để chỉ tước vị giáo sĩ của Hoàng đế Gaspar, đã tới từ Ethiopie (Châu Phi). Nên từ đó về sau họ hàng nhà chuột lớn nhỏ bị mọi người tận diệt không nương tay.
Câu chuyện Chuột tưởng đâu đã kết thức, không ngờ cũng đã xảy ra tại Ấn Ðộ mà mọi người đều biết vì đó là nước luôn xãy ra những trận đại dịch (dịch hạch, dịch tả.), do chuột gây ra làm chết hằng vạn người. Thế nhưng chính thủ phạm đó, giống chuột cống màu đen (Rattus Rattus) hiện có mặt khắp Ấn Ðộ tới ngày nay, vẫn được mọi người tôn thờ như là bậc thần thánh. Tuy nhiên nổi tiếng nhất xứ Ấn về vụ thờ chuột, thì không đâu bằng thành phố Deshnoke thuộc tiểu bang Rajasthan ở miền tây bắc nước này.
Tại đây người ta đã thiết lập một ngôi đền nguy nga tráng lệ xây bằng loại đá hoa trắng tuyệt đẹp. Ðặc biệt ở đây bắt buộc du khách phải cởi bỏ giày dép khi vào trong, mặc dù khắp nơi đâu đâu cũng đầy phân chuột dơ bẩn và tanh thúi nồng nặc. Có lẽ đây là nơi duy nhất ở Ấn Ðộ và thế giới loài chuột được tôn kính vì đó là con vật thiêng liêng. Vì không sợ con người tiêu diệt cho nên chuột ở đây táo bạo và lúc nhúc nhiều tới độ không ai có thể đếm hết được. Chúng có mặt khắp nơi nhưng đông nhất có lúc lên tới 20,000 con, tụ tập sống trong đền nhờ vào thập phương bố thí của hằng trăm tín đồ mang tới cúng dường hằng ngày. Ở đây có luật nếu du khách vô tình dẵm chết một con chuột, thì phải thường một con chuột sống khác hay thế bằng con chuột đúc bằng vàng y, bằng không sẽ bị rắc rối với các toán an ninh có nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn cho họ hàng nhà chuột tại đây.
Câu chuyện bắt nguồn từ một bà thần của người Ấn tên Karnijii Mata sống vào thế kỷ XV mà truyền thuyết dân gian cho biết bà ta thọ tới 151 tuổi. Theo huyền thoại, Mata là hóa thân của nữ thần Durga vợ thần Siva. Vào năm 1430, Mata sống tại Deshnoke và nổi tiếng là nữ thần y vì đã cứu sống nhiều người nên rất được dân chúng mến mộ nhất là giới nghèo. Cũng theo truyền thuyết, vì Mata không cứu sống nổi một đứa cháu nên thề rằng sau này bà tái sinh sẽ đầu thai làm con chuột cống đen. Câu chuyện hoang đường trên còn được bổ túc thêm truyền thuyết về thần Ganesa có đầu voi, là con trai lớn của thần Siva, thường cởi một con chuột cống đen to lớn. Ðó là tín ngưỡng đặc biệt ở Deshnoke đã làm cho chuột có giá. Chẳng những thế Mata còn có công thành lập vương quốc Jangaldesh, tồn tại từ 1459-1947 mới bị tiêu diệt khi Ấn Ðộ chính thức dành được độc lập từ thực dân Anh. Ðó là lý do người dân ở Deshnoke thờ cúng Mata và coi chuột như thần thánh. Dù lịch sử có sang trang nhưng lòng tin của người dân ở đây chẳng hề thay đổi. Vì vậy hằng năm cứ đến ngày hội Mela kết thúc một mùa đông lạnh giá, có tới 30,000 tín đồ tụ tập quanh đền thờ Mata để chờ vào lễ bái. Ðó là lý do người Ấn chẳng sợ những cơn đại dịch như mới đây đã xảy ra, mà vẫn cứ thờ chuột như một đấng chúa tể không ngai trong một thành phố kỳ lạ nhất thế giới, qua cảnh tượng ' chuột và người; sống hòa hợp, hòa giải và hòa bình suốt mấy trăm năm qua mà phần thiệt thòi luôn vẫn dành cho con người lương thiện trong xã hội.
Nhưng chuyện chuột sống chung với người tại Pháp thời trung cổ và ở thành phố Deshnoke (Ấn Ðộ) cũng chưa có lạ và rùng rợn bằng câu chuyện thương tâm đẵm đầy máu lệ của kiếp nghèo Việt Nam, bắt buộc phải cùng chuột ăn ở cộng sinh tại Bãi Vàng Hiếu Liêm (Phước Long), trong thiên đường xã nghĩa sau ngày 30-4-1975.
Năm Tý bước vào thế giới nhà chuột, đâu phải chỉ có thắc mắc tại sao người xưa lại chọn chuột đứng đầu trong 12 con giáp hay vì sao mèo thích ăn thịt chuột... đại loại chuyện nào cũng kỳ lạ hấp dẫn từ ngoài đời cho tới chuột máy tính hay trong phòng thí nghiệm.
1- 1001 Chuyện Lạ Về Chuột Quanh Thế Giới Loài Người:
Ðừng bao giờ coi thường loài chuột, dù là giống chuột nhắt sống quanh ta hằng ngày. Theo báo cáo y khoa, thì từ năm 1982 tới nay đã có hơn 50,000 người mắc phải bệnh Lyme, vì một loại vi khuẩn sống trong loài chuột nhắc gây ra do muỗi hút máu và truyền bệnh lại cho con người. Chuột là loài động vật có vú đông đảo nhất thế giới vì đặc tính sinh sản rất mạnh. Theo đó, một cặp chuột sau ba năm có thể sản sinh ra khoảng 1 triệu con tồn tại theo kiểu thập đại đồng đường. Tuy nhiên trong thiên nhiên luôn có sự cân bằng sinh thái giữa các sinh vật cùng sống chung trong một vùng, một quan niệm do Charles Darwin đề xướng. Sau này có ba khoa học gia người Mỹ là Christian, Ratecliff và Snyder trong một hội nghị quốc tế về 'nội tiết học' qua những thí nghiệm về chuột, đã chứng minh rằng khi dân số đã quá đông , lập tức sẽ có một tác động vô hình tới các tuyến nội tiết làm giảm khả năng sinh sản. Ðó là chưa nói tới các tai họa do người, rắn, cú mèo, thiên tai giết chuột nên họ hàng nhà Tý chỉ sống sót từ 10 - 15% so với lý thuyết. Chuột chạy nhanh không cần nghĩ trên đoạn đường dài 15 km, lại có thể leo thoăn thoắt trên mặt tường vôi hay đá thẳng đứng trừ vách kính. Chuột còn có tài đeo ngữa bụng lên trời như dưới gầm giường hay giây phơi quần áo ngoài trời trong nhiều giờ liên tiếp. Riêng loài chuột cống lại còn có tài nhảy rất cao và bơi lôi như rái cá. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là cái đuôi có một sức mạnh đáng kể còn cơ thể thì chịu được một luồng phóng xạ cao hơn bất cứ một động vật nào khác.
Vì răng chuột phát triển rất mạnh nên họ nhà Tý phải luôn gặm nhắm để bộ răng mòn bớt nếu không nó không thể ngậm miệng lại được sẽ chết đói. Trung bình một con chuột cống tiêu thụ lương thực từ 50-100 gam mỗi ngày. Ngoài ra chúng lại vừa ăn vừa phá do ảnh hưởng độc hại của phân và nước tiểu chuột, làm hư hại số lớn hạt ngủ cốc giống không gieo trồng được. Chuột sống khắp nơi trên thế giới và có nhiều loại khác nhau, đông nhất là chuột đàn (Rattus) có 570 loại và chuột nhắt (Mus) có khoảng 370 loài. Năm 1970 Hung Gia Lợi phát động chiến dịch 'Diệt Chuột', chỉ riêng tại thủ đô Budapest, người ta phải dùng cả ngàn xe vận tải mới dọn sạch xác chuột nhưng chỉ một năm sau, ho hàng nhà tý lại tăng gấp ba bốn so với lần trước khi bị giết.
Còn lý do vì sao mèo thích thịt chuột, đã được các nhà nghiên cứu Trung Hoa giải thích vì mèo là một động vật săn mồi ban đêm nhưng cơ thể lại không có khả năng tạo ra chất ngưu hoàng toan giúp tăng cường thị lực ban đêm. Trong danh mục các vị thuốc Ðông y, có loại ngưu hoàng (ngưu hoàng toan) là những viên sõi kết tinh bởi dịch mật của trâu (thủy ngưu) hay bò (hoàng ngưu) tiết ra. Chất dịch đó tức là đảm toan hay acide mật (NH2) , chữa trị được nhiều chứng bệnh và còn giúp cho mắt tỏ sáng về đêm. Trời sinh ra loài chuột nhắt cũng có khả năng tạo ra chất đảm toan như trâu bò. Ðây là sự huyền diệu của tạo hoá, sinh ra loài chuột lanh lẹ, gặm nhắm, phá phách ban đêm... thì gặp phải giống mèo cũng chuyên hoạt động ban đêm lại mê thích thịt chuột để tăng cường thị lực của mình nhờ nhập được vào cơ thể chất ngưu hoàng toan từ thịt chuột. Chuyện thật hay giả đâu ai biết nhưng có một dạo tại Việt Nam nhiều nơi đã quảng cáo món Phở Chuột ăn vào sáng mắt nhưng tới bây giờ cũng đâu thấy ai sáng mắt hơn trước tháng 4-1975?
+ Chim Chuột Cùng Hang
Cao nguyên Thanh Tạng thuộc tỉnh Thanh Hải (Ngoại Mông) có độ cao hơn mặt biển trên 4,000m, có đồng cỏ xanh tốt vào mùa hè dùng để nuôi đàn gia súc bò dê cừu... Ðặc biệt vùng này không một thứ cây nào mọc được nên chim chóc không làm tổ ở trên cao như các nơi khác. Do môi trường khắc nghiệt nên các loại chim chóc sống tại đây đã mất khả năng bay lượn. Trong số này có loài quạ đất lưng nâu , lớn hơn chim sẽ một chút vì bay không được nên có hai chân rất mạnh và một cái miệng tuy nhỏ nhưng cứng, thường chạy săn mồi trên mặt đất. Chim này làm tổ đẻ trứng trong hang nên đã xảy ra hiện tượng kỳ lạ 'chim chuột cùng ở chung trong một hang'.
Chuyện này tưởng đâu chỉ có trong sách vở cổ nhưng hiện nay được các nhà biên khảo xác nhận đó là sự thật. Ðây là sự cộng sinh vì hoàn cảnh bắt buộc, trong đó chuột đao hang làm tổ cho chim, còn chim thì canh gác cho chuột lại còn hay đứng trên lưng nó để bắt các ký sinh trùng bám trong cơ con vật này. Tuy nói là ở chung nhưng thật sự trong hang còn có nhiều ngõ ngách khác và thường chúng không ra vào chung một cửa hang, nên thỉnh thoảng hay tình cờ chuột mới chạy vào ẩn trong hang chim và cuộc sống chung hoà bình này không kéo dài lâu được vì có một bên sẽ dọn đi hang khác.
Hiện tượng này cũng đã xảy ra tại sa mạc Tatramacan , chim sẽ và chim sơn ca sống trong hang của loài chuột cát và chuột vàng để đẻ trứng nuôi con. Còn chuột cát và chuột vàng vì vì thị lực rất kém nên phải nhờ chim cảnh báo những nguy cơ để cùng chạy về hang lánh nạn.
+ Chuột túi ngủ một giấc tới nửa năm
Tại miền bắc Trung Hoa mùa đông đến rất sớm nhưng dứt trể và thường kéo dài trên 6 tháng. Loài chuột núi sinh sống ở đây có thân nhiệt rất cao nhưng khi ngủ đông thì thân nhiệt lại biến đổi theo môi trường nơi cư trú. Trước khi vào giấc ngủ, chúng đã chuẩn bị ổ rơm, quả khô đồ ăn đủ mọi thứ. Lại còn dùng bùn đất bịt kín cửa hang, để tránh các loài thú khác tìm tới phá giấc ngủ. Trong hang, chuột gục đầu giữa hai đùi, cuộn tròn như quả bóng và chìm dần vào giấc ngủ miên trường. Cũng nhờ cơ thể đặc biệt, giúp chuột tự động điều hòa thân nhiệt thích ứng với hoàn cảnh, từ lúc bình thường là 36 độ C giảm xuống tới mức thấp nhất chỉ còn 10 độ C, kéo theo sự hoạt động của các chức năng chỉ còn 1/27 nên lúc đó chuột chỉ cần một lượng dinh dưởng rất ít cũng đủ duy trì sự sống.
Tóm lại đây là loài thú ham ngủ nhất trên thế giới, hiện có chừng 10 loài sống khắp nơi trên địa cầu. Chuột núi leo trèo rất giỏi, sống trên cây, ăn hoa quả côn trùng, trứng chim. Nhờ lớp da đuôi dể bị tróc lột nên khi bị loài linh miêu săn đuổi, chuột núi thường dùng kế 've sầu thoát xác' bỏ lớp da đuôi cho mèo gặm và chạy thoát thân.
+ Thử Vương
Là tên gọi của Vua chuột, một hiện tượng độc đáo của năm hay bảy con chuột tự nhiên có đuôi bị thắt gút lại. Chuyện này đã xảy ra từ thời trung cổ, làm cho nhiều người mê tín dị đoan kinh sợ. Tại thành phố Strasbourg (Pháp) vào năm 1683, lần đầu tiên người ta phát hiện được một con Thử vương còn sống, gồm 6 con kết thành, sống trong căn hầm của nhà ông Thị trưởng. Vua chuột được đem trưng bày tại Tòa thị sảnh để dân chúng thưởng thức nhưng một con trong bọn đã trốn mất không biết bằng cách nào. Sau đó Thử vương bị giết và xác được ướp để làm vật mẫu trưng bày trong viện bảo tàng thành phố. Vào thế kỷ XVIII cũng tại đây, thêm hai Vua chuột được tìm thấy.
Hiện tường kỳ lạ này cũng đã tìm thấy nhiều nơi tại Ðức quốc. Sự phát hiện kỳ thú này làm nhiều nhà khoa học quan tâm. Một Vua chuột khác gồm bảy con đã được tìm thấy ở Châteauroux và được gửi tới viện bảo tàng động thực vật tại Paris để nghiên cứu. Tháng Giêng năm 1931 lại phát giác thêm một Vua chuột gồm 6 con tại Vénezobres, quận Alès thuộc tỉnh Grad.
Chuyện 'Thử Vương' đến nay khoa học vẫn chưa có lời giải đáp, trong đó có câu hỏi Vua chuột sống bằng cách nào trong khi một bầy chuột đuôi thắt chặt nhau, nằm tỏa ra như cánh quạt thì làm sao chúng có thể di chuyển đi kiếm thức ăn?
+ Âu Mỹ trong cơn mê chuột
Shipley thuộc hạt Yorkshire (Anh) là địa phương 'nuôi chuột' trong nhà hơn 100 năm qua. Ở đây chuột được nuôi dạy để thi tài trong các cuộc đua hay tranh giải qua các cuộc thi 'sắc đẹp chuột' được tổ chức trong nước. Muốn trở thánh Top Model 'chuột', chúng phải được nuôi dưỡng cẩn thân theo một chế độ ăn uống đặc biệt với thực đơn gồm 'bánh bich qui, lúa mạch, hạt mè tròn, bánh mì, sữa, rau cỏ, thịt sống...' Ban ngày chuột được coi truyền hình màu, ban đêm ngủ trên giường đặt trong chuồng riêng của chúng. Hiện tượng này hiện đang phổ biến khắp Anh, nhiều nhà đã nuôi chuột thay chó mèo vì họ cho rằng chuột thông minh lại bé nhỏ không chiếm nhiều chỗ trong nhà như hai con vật kia. Một bà tên Rose Ann cho biết đã nuôi tới 70 con chuột kèm theo một con mèo nhưng không khí sống chung hòa bình rất hòa hợp.
Theo báo chí cho biết phong trào 'chơi chuột' đã bùng nổ từ năm 1993. Tại Mỹ trên đại lộ Hoàng Hôn (Hollywood) , không ai ngạc nhiên trước cảnh các bà đầm dắt chuột rong phố ngắm cảnh. Còn E.Brown một nhà chuyên sưu tập chuột, thường tổ chức tại nhà những cuộc đua chuột trên khoảng đường dài 30m, trong những lối riêng dành từng con chuột tham dự. Ðây cũng là dịp để mọi người cá độ như đua ngựa, còn về các vụ doping chuột thì chưa thấy xãy ra.
Ngoài môn chạy đua, chuột còn được tham dự các cuộc thi sắc đẹp tại Anh, Mỹ, Hà Lan, Ðức... và hy vọng sẽ có cuộc thi quốc tế. Tuy nhiên điều này khó lòng thực hiện nổi vì nước nào cũng muốn 'tiêu diệt chuột'. Chỉ riêng tại Anh, hằng năm có khoảng 40 cuộc thi đủ loại về chuột, được tổ chức tại London và Yorkshire. Một câu lạc bộ dành cho những người yêu chuột cũng đã hình thành từ năm 1892 do Walter Masey làm chủ tịch, qua tên 'National Mouse Club' đến nay đã có tới 150 hội viên đa số là những nhà nuôi chuột thương mai và các ông bà già về hưu không biết làm gì cho qua ngày buồn tẽ.
+ Opossum, loài chuột túi độc ác
Theo những khám phá mới nhất về loại chuột túi Opossum có mặt trên trái đất cách đây trên 130 triệu năm, là loại thú có vú duy nhất dám ăn thịt đồng loại của mình trong đó có cả mẹ nó. Chuyên gia về chuột túi sống ở Virginia (Mỹ) tên Martine Attramentowicz giải thích rằng 'không phải lúc nào những con chuột nhỏ hay chuột cái yếu đuối thuộc loài Opossum mới bị những con mạnh ăn thịt, mà là chúng bị ăn cái đuôi trước cho đến khi phát giác thì đã muộn màng'. Sỡ dĩ có hiện tượng này vì trong cơ thể loài chuột túi có một loại hormone nội tiết, đã tác dụng gây nên sự đau đớn ở phần đuôi của chuột, nên chúng phải tìm đuôi của một chuột khác để giải thoát những ức chế của mình cho dịu bớt cơn đau.
Trong một trại nuôi thú tại Paris (Pháp) Martine đã chứng kiến được cảnh bầy chuột Mỹ con có túi mới 4 tháng, thay vì bú sữa mẹ, chúng đã xúm lại ăn phần thịt dưới bụng con chuột cái. Tóm lại không thể nào thuần dưỡng được giống chuột hung dữ và có trí nhớ rất tồi tệ này. Qua tập quán các nhà động vật học cho rằng chuột có túi giống loài bò sát hơn là thú có vú. Trong trường hợp nguy cấp, chuột Opossum cố vùng vẫy bằng cách sử dụng cái đuôi dài như một chiếc roi hay dùng đuôi để treo ngược đầu cắn loạn xạ.
Chuột túi có nguồn gốc từ Châu Mỹ và danh từ Opossum đã được người da đỏ dùng để gọi tất cả loài này tuy nhiên giống xưa nhất lại được phát giác tại Úc, đã xuất hiện đồng thời vói loài khủng long mà bằng chứng đã tìm thấy là những mẩu răng của chuột nằm lẫn lộn trong võ trứng hóa thạch của loài thú khổng lồ tuyệt chủng này. Chuột túi hiện có khoảng 82 loài khác nhau, sống đơn độc, ăn đủ thứ từ thịt sống tới cây cỏ sâu bọ, có vóc dáng nhỏ hơn chuột nhà, săn mồi ban đêm.
Hiện có sự tranh cãi giữa các nhà khoa học về các điểm tương đồng và dị biệt giữa hai nhóm thú có túi tại Úc và nhóm chuột có túi, rái cá, hải lý, thỏ... tuy rằng cả hai xuất hiện cách đây hơn 130 triệu năm nhất là về phương diện sinh sản. Thật sự từ trước đến nay chẳng ai thấy được chuột có túi Opossum trong lúc sinh nở vì chúng quá nhỏ (1,5kg) nên khó phân biệt con cái nào đang mang bầu. Riêng chuột túi sơ sinh rất yếu ớt (dài 0,01m, nặng 0, 02 g) nên chuột mẹ phải ấp chúng vào một cái túi ở bụng. Mỗi con ngậm vào một đầu vú của chuột mẹ suốt 4 tháng. Lúc đó lũ chuột con thoát ra khỏi túi mẹ và quay sang ăn thịt đấng sanh thành.
Cũng từ đó chuột túi bắt đầu cuộc sống đơn độc, tàn sát cả đồng loại không chút thương tiếc nhất là vào thời kỳ phát dục lại càng thêm hung dữ. Ðặc tính của loài này là tài đóng kịch theo thời, lúc gặp kẻ đối diện yếu ớt thì phô trương bộ dáng ác nhân nhưng khi chạm mặt với kẻ thù nguy hiểm thì chuột túi liền giả chết làm như quá hãi sợ bằng cách té xuống đất, tứ chi cứng đơ, mắt đoanh tròng bọt sùi mép, đồng lúc tiết ra một mùi hôi hám không chịu được, làm cho ai cũng phải bỏ chạy. Loài chuột túi chỉ sống chừng ba năm và phần lớn tử vong bởi răng hàm đã mòn không giúp chúng tìm được thức ăn vì răng là sự sống còn của tất cả các loài chuột.
+ Dịch Hạch tại Ấn Ðộ
Một trận đại dịch kinh khiếp nhất trong lịch sử nhân loại vào thế kỷ XV, đã làm thiệt mạng khoảng 20 triệu người, từ Âu Châu lan sang các nước Châu Á tại Trung Ðông, Trung Hoa và Ấn Ðộ. Theo các sử gia thì cơn dịch bắt đầu từ các thảo nguyên Châu Á sau đó theo chân các thương khách và đoàn quân Mông Cổ đem vi trùng bệnh gieo rắc khắp nơi. Ðó là chưa kể tới những chiếc tàu hàng mang đầy chuột bệnh xâm nhập các nước đã ghé qua.
Nhưng đại họa đâu phải chỉ xãy ra một lần rồi dứt, mà lại tái diễn vào tháng 9-1994 sau 650 năm mai phục mầm bệnh trong những con chuột và bọ chét sống ký sinh nơi chúng. Trong hiểm họa lần này, thành phố Surat của Ấn Ðộ là nơi đầu tiên phát bệnh mà thủ phạm chính là loài vi khuẩn hình que tên Yesenia pestis có trong tế bào bọ chét bám đầy trên chuột. Sau khi giết chết 50 người, làm 2,500 người khác phải nhập viện, dịch nhanh chóng lan tới thành phố lớn nhất nước Ấn là Calcutta dù hai nơi cách nhau hơn 2,000 km. Tiếp theo tới thủ đô New Delhi cũng rối loạn lên vì dịch hạch, làm nhiều người chết đến nổi chính phủ phải đóng cửa trường học, rạp chiếu bóng, chợ búa và những nơi công cộng như ga xe lửa, tram xe bus..
Cuối cùng cơn dịch cũng được đẩy lui nhưng hậu quả của nó để lại vô cùng nghiêm trọng vì Ấn Ðộ gần như bị cô lập vì hàng loạt các nước láng giềng đều đóng cửa biên giới và tạm ngưng các chuyến bay từ Sri Lanka, Pakistan, Mã Lai Á, Nga, Yemen và 6 quốc gia vùng vịnh. Ðến nay nguyên nhân phát bệnh vẫn chưa tìm được nhưng nhiều người vẫn cho rằng đại dịch xảy ra từ hậu quả trận động đất vào ngày 30-9-1993 tại bang Maharashtra ở miền nam Ấn, giáp ranh với thành phố Surat thuộc bang Gujarat, giết chết hơn 10,000 người, đồng thời làm động ổ chuột đang sinh sống trong khu rừng kế cạnh khiến chúng ùa ve thành phố Surat,ả lẫn trốn trong những khu dân cư lao động đông đúc và bắt đầu gieo rắc đại dịch.
Ngoài ra còn có một sự nguy hiểm khác trong trận dịch này, đó là chuột đã mang tới cho con người cùng lúc hai thứ bệnh: Dịch hạch (bubinic) và Phổi Có Nước (pneumonia) khiến cho bệnh nhân chết sau 48 giờ mang bệnh. Hơn nữa bệnh này lại dễ lây truyền sang người khác do sự khạc nhổ khắp nơi do di dân từ Surat mang truyền khắp những nơi họ đến trên lãnh thổ Ấn Ðộ. Bi thảm nhất là tại bệnh viện chính của thành phố này là New Civil có 800 giương nhưng hoàn toàn tê liệt vì tất cả 51 bác sỹ cùng nhiều y tá đã trốn mất.
Surat là quê hương của cố thủ tướng Mohadas Gandhi nên vẫn còn có nhiều anh hùng dam hy sinh cho đồng bào, vì vậy đã có 5 bác sỹ và 7 y tá chấp nhận lây bệnh chịu ở lại bệnh viện, nhờ đó đã cứu sống được hàng vạn bệnh nhân khác trong cơn hiểm nghèo.
+ Giặc Chuột ở Úc
Trong khi bên Anh năm nào cũng tổ chức thi sắc đẹp chuột, còn đại lộ Hoàng Hôn nằm trong kinh đô ánh sáng, các bà đầm Mỹ vẫn nhởn nhơ dắt chuột đi ngắm cảnh dạo phố khoe giàu, thì một hình ảnh kinh khiếp cùng lúc đang diễn ra tại khu vực Savit (Úc). Ðó là cảnh tượng của hàng tỷ con chuột xuất hiện tấn công tàn phá các trang trại mà sự thiệt hại đã lên tới hàng chục triệu đô la, đến nổi chính quyền tiểu bang Savic vào ngày 12-7-1993 đã chấp thuận sử dụng hóa chất Strychnine để tiêu diệt chuột.
Ðây là giống chuột nhà (mus domesticus) từ Châu Âu theo tàu biển đổ bộ vào Úc. Song hành còn có loài kiến lửa Châu Phi, cả hai đạo quân 'cách mạng' đi tới đâu cũng đều 'giải phóng' tới đó, từ ruộng lúa ngoài đồng, gia súc trong chuồng, kho chứa gạo thóc thực phẩm, kể luôn dây điện xe hơi và chân giường nơi phòng ngũ... đều bị cắn phá tan nát không còn một thứ gì nguyên vẹn, coi như phải đổi mới hoàn toàn.
Không riêng gì cánh đồng lúa mạch ở phía đông tiểu bang mà ngay cả vùng duyên hải bán đảo York cũng bị chuột tàn phá và cuộc tiến quân sắp tới các đồn điền trang trại tại Horsham và Queenslan's Darlinh Downs làm cho người Úc càng thêm hổn loạn. Theo một viên chức Úc tên Greg Mutze trong Ủy ban kiểm soát kỹ nghệ, thì chính sự thay đổi thời tiết khiến cho mưa gíó bất thường, mùa màng thất thu nhưng đối với chuột không hề hấn gì vì chúng có thể sống bằng cách gặm nhắm bất cứ loại cây cỏ thấy được, đến nổi mèo là khắc tinh của chuột mà lúc đó cũng phải bỏ chạy vì ăn nhiều quá cũng ớn sợ, còn chó thì đã cong đuôi trốn mất.
Thử xem có cảnh tượng nào đau khổ hơn đối với người dân Úc lúc đó, là mỗi buổi sáng phải quét dọn hàng trăm xác chuột đã chết vì thuốc. Trong lúc giặc chuột dưới đất chưa yên thì tiếp theo là nạn 'loài chuột có cánh' xuất hiện khắp nơi tại Úc nhiều không đếm được. Ðó là loài vẹt bình thường rất được người ta ưa thích nhờ vẽ đẹp bên ngoài nhưng vì phá hoại của chúng còn tàn ác hơn chuột, cho nên ai cũng muốn giết cho hết chúng. Tuy nhiên tất cả lỗi lầm đuều do con người gây ra vì đã phá nhiều khu rừng là nơi vẹt làm tổ, khiến cho chúng không còn đât sống nên phải làm loạn để mà sống.
Thế là khắp nước Úc từ những cánh đồng trồng thầu dầu ở Wimmera, cho tới ruộng lúa sắp gặt tại miền nam Nouvelle-Gallex, rồi tới phiên cao lương tận miền bắc, đậu phụng gần Cao York vùng Queensland.. tất cả đều bị vẹt tàn phá, làm cho mùa màng coi như mất sạch. Trong khi đó tại các thành phố lớn tại Úc, bọn nhà giàu theo mốt thời thượng như ở Anh và Mỹ nuôi chuột để dạo phố hay thi sắc đẹp, còn tại đây mọi người nuôi vẹt làm kiểng như nuôi bồ câu không lồng hay chuồng. Do được tự do bay nhảy, nên lũ chuột trời này rũ nhau tụ tập dưới nhựng tàn cây um tùm để gặm phá cho tới khi cây gãy. Tóm lại chúng không bỏ qua những gì trước mặt kể cả lớp nhựa bọc dây điện đường, ván lót cầu, cây gổ trong công viên...
Trước tình hình quá nghiêm trong, bang Victoria phải họp khẩn để bàn cách đối phó với 'chuột trời' Nhưng rốt cục không đi tới đâu vì ai cũng có ý kiến nhưng trước mắt không có ai làm cho chúng sợ.
2- Chuột Trong Phòng Thí Nghiệm Và Máy Computer:
Trong khi đó thì cũng có hàng triệu con chuột khác đã hy sinh trong các phòng thí nghiệm tại Hoa Kỳ. Hiện có đến 1,700 giống chuột được nuôi dưỡng trong cá phòng thí nghiệm, trong số này có hơn 700 chuột 'mutant' tức là chuột đã được thử qua đặc tính di truyền học khiến chúng tự sinh ra các loại bệnh tật mà con người thường mắc phải. Vì chuột và người có tới 85% gene tương tự, đồng thời sự hoạt động của của bộ máy tiêu hóa giữa người và chuột cũng gần giống nhau. Do đó từ năm 1889 các nhà khoa học đã bắt đầu chọn chuột làm vật thử nghiệm các chứng bệnh về ung thư trong thân thể con vật này. Năm 1929 các nhà di truyền học tại tại Ðại học Haward (Hoa Kỳ) đã thành lập Jackson Laboratory, mà công chính là của tiến sỹ George Snell qua các cuộc thí nghiệm, phát hiện và nuôi cấy chuột 'mutant'. Năm 1980 ông được trao giải Nobel về y học. Hiện nơi này đang dùng chuột để nghiên cứu các chứng bệnh về tim mạch, bệnh AIDS, nguyên nhân gây chứng sẩy thai và nhiều bệnh di truyền khác.
+ Chuột Vô Tính Cumulina
Sau khi con cừu Dolly ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, thì mọi sự gần như bế tắc vì chính cha đẽ của nó là nhà khoa học Scotland Ian Wilmut đã không lập lại được thí nghiệm của mình. Nhưng may câu trả lời trên được giải đáp. Lần này không phải là cừu mà là chuột với số lượng nhiều con ra đời và tiếp tục bằng sự sinh sản vô tính. Có một sự khac biệt giữa cừu Dolly và chuột vô tính lần này so với các sản phẩm vô tính từ trước đã được sáng tạo như heo bò cừu... là chúng được sinh ra từ các tế bào đã trưởng thành, chứ không phải được tạo bằng các tế bào phôi thai như trước kia.
Hiện chưa có một nhà khoa học nào thành công trong việc tạo được các gene trong tế bào chuyên biệt để chúng trở thành một tế bào phôi thai như trước như trường hợp của cưù Dolly không ai lập lại được kết quả thí nghiệm lầnthứ hai.
Một người Nhật tên Teruhiko Wakayama, 31 tuổi trong thời gian làm luận án tiến sĩ tại Ðại học Hawaii đã thành công trong cuộc thí nghiệm sinh sản vô tính của loài chuột, loài động vật có vú được coi là khó thí nghiệm nhất vì tế bào phôi của chúng rất tinh vi và được phát triển quá nhanh. Trong thí nghiệm này, Wakayama dùng các tế bào đã trưởng thành của chuột (cumulus kell) bao quanh các trứng trong noãn sào và gọi công trình của mình là Cumulina.
Thật sự hai công trình kỹ thuật tạo ra sự sinh sản vô tính giữa cừu Dolly và chuột Cumulina gần giống nhau trừ hai giai đoạn thí nghiệm quan trọng cuối cùng. Thứ nhất Wakayama đã không sử dụng cường độ điện để cưởng bức các tế bào đã trưởng thành quay về với tế bào phôi mà nhân đã được hủy. Trái lại ông đã tiêm thẳng tế bào Cumuliana vào các phôi đã mất nhân. Sau đó lại cho các tế bào lai trên ngưng hoạt động trong 6 giờ trước khi kích thích chúng phân thành các phôi. Sự thành công của Wakayama còn tăng ý nghĩa chắc chắn là ông đã liên tiếp thực hiện nhiều lần với một kết quả cuối cùng không thay đổi với số lượng chuột ra đời sống sót được 3%... Loài chuột này không khác gì chuột được sinh sản bình thường và có khả năng giao hợp để sinh sản nối giòng. Tóm lại tới nay Wakayama đạ tạo được 50 chuột qua ba thế hệ sinh sản vô tính, giúp cho công trình này càng thêm thực tế trong cuộc sống con ngươi qua nhiều lãnh vực trong đó quan trọng nhất vẫn là những mơ ước về y khoa.
+ Chuột Dị Dạng từ phòng thí nghiệm
Ngoài việc tìm kiếm những bí mật nơi chuột có liên quan tới người, con vật này còn bị các nhà khoa học làm cho biến dang để thỏa tánh tò mò của họ. Ðó là kết quả của những nhà nghiên cứu Nhật tại Ðại học Osaka đã tạo nên những con chuột có bộ lông màu xanh lá cây. Ngay khi chuột còn là một phôi, người ta đã ghép vào chúng một gene có từ loài súa Bắc Mỹ. Gene này có đặc tính phát ra chất huỳnh quang (GFP) mà loài sứa Acquorea Victoria làm lóe lên một màu xanh rất đẹp trong vùng nước biển sâu. Nhờ công trình này, các bác sỹ hy vọng dùng gene đó để cấy vào những khối u ung thư của một số tế bào, để có thể theo dõi và chửa trị.
Cùng chiều hướng này, các nhà nghiên cứu tại Ðại học Massachusetts (Hoa Kỳ) cũng đã thành công tạo ra một con chuột mang một cái tai người trên lưng bằng cách gài dưới lớp da của chuột một khuôn năn bằng chất Polymère và cấy vào đó là sụn người. Kỹ thuật này đã giúp cho ngành y khoa tái tạo lại các phần cơ thể người bị mất vì tai nạn hay kiếm khuyết bẵm sinh.
+ Chuột Do Thám
Chuột còn được con người huấn luyện để dọ thám tin tức và rà mìn nhờ những đặc tính thiên phú như thân hình nhỏ bé, khứu giác bén nhạy, cử động lanh lẹ. Ðể đạt được tiêu chuẩn chuyên môn của một nhân viên tình báo hay một người lính trinh sát, dọ thám... đầu tiên chuột được nhốt trong lồng rồi đem chúng đặt tại những nơi chốn ồn ào náo nhiệt đầy tiếng động như sân bay... tạo cho chúng không còn sự sợ hãi trước đám đông. Giai đoạn thứ hai được diễn trong phòng thí nghiệm, để chuột tập quen dần với mùi vị đủ các loại bom đạn, chất nổ kể cả thuốc súng. Hiện Hoa Kỳ và Do Thái là hai nước đang sử dụng đạo quân 'tình báo, do thám' chuột trong công tác rà dò mìn nhất là trong giai đoạn khủng bố quốc tế đang sử dụng các loại mìn như là một thứ vũ khí tấn công nguy hiểm không biết đâu mà lường.
Tại các sân bay nhập nội, cơ quan an ninh dùng chuột dọ thám và rà xét các chất nổ. Khi hành khách đi ngang qua địa điểm có đặt chuồng chuột, nếu mang theo chất nổ thì chuột sẽ phản ứng bằng cách nhảy nhót liên tục. Hiện chuột do thám đã được sử dụng trong ngành hàng không, được coi như một phương pháp mới chống lại bọn không tặc. Lần này người ta dùng loài chuột vàng để dò mìn. Công trình này do một bác sỹ quân y Mỹ tên Roland đã huấn luyện thành công chuyên môn cho chuột, bằng cách nối điện vào dây thần kinh khứu giác não của chuột, Sau đó kích thích nhiều lần luyện tập não chuột quen dần với khoái cãm trong mục đích dò tìm mìn. Khi chính thức thi hành công tác, chuột được đưa tới vị trí cần dò tìm mìn qua một xe điều khiển từ xa. Khi chuột phát hiện được chổ chôn dấu mìn, lập tức hệ thống thần kinh khứu giác não của chúng sẽ giao động mạnh tạo ra những khoái cảm. Phản ứng này sẽ được một máy điện tử cực nhỏ gắn trên chuột, truyền về cơ quan chỉ huy nhờ thế xác định được vị trí chôn mìn hay chất nổ. Ðó cũng là lý do trong tương lai chuột sẽ được dần hồi thay thế chó đãm nhiệm công tác quan trọng này.
+ Thế giới chuột trong máy Computer
Ngành khoa học kỷ thuật về máy computer càng ngày càng tiến tới chỗ tinh vi, tạo thêm nhiều tiện nghi không sao kể xiết. Trong lãnh vực phát minh này, bộ phận điều khiển sự vận hành của máy gọi là chuột, được phát minh lần đầu tiên vào thập niên 60 của thế kỷ XX với vóc dáng to bằng quả đại bác rất thô kệch. Sau đó theo thời gian, chuột máy được phát minh đủ loại, chẳng những để cho người bình thường sử dụng mà còn có loại đặc biệt dành cho người bệnh và khuyết tật.
Phát minh ra chuột dành cho người khiếm thị do Irael sản xuất có khả năng hoạt động như một con mắt người, giup1 người mù xem được hình ảnh trên máy computer bằng xúc giác. Hệ thống này được gọi là Vir Touch (VTS) còn có khả năng giúp cho họ thưởng thức được những nét vẽ tinh vi của các bức danh họa hay nhìn thấy được đường ranh giới giữa các nước trên bản đồ thế giới. VTS còn cho phép người mù đọc các bức thư bằng chữ thường hay chữ nỗi bằng cách đặt ba ngón tay lên ba miếng đệm nhỏ trên con chuột. Tuy nhiên giá cả của nó quá cao (5,000 đô la /1 chiếc) nên dù có mặt trên thị trường từ tháng 9-2004 cũng đâu có bao nhiêu người đủ điều kiện để mua dùng.
Lại còn có loại chuột dành cho người cụt hai tay sử dụng. Thiết bị này được người Nga chế tạo, to hơn con chuột thường một chút, được đặt dưới sàn nhà, duy nhất chỉ có một nút bấm được điều kiện bằng chân. Ngoài ra còn đủ các loại chuột dành cho người bị ra mồ hôi tay, chuột diệt được vi khuẩn, chuột dành cho người bị run tay kinh niên...
Thật ra thì năm nào, ở đâu chuột cũng ăn hại và phá hoại cuộc sống an bình của loài người. Tóm lại chuột nào cũng là kẻ thù truyền kiếp của nhân loại, từ chuột đồng phá hoại mùa màng vườn tược ở đồng quê, cho tới loài chuột nhắt sống chung với người trong nhà. Ðó là chưa nói tới giống chuột siêu đẳng tham nhũng đục khoét công quỷ, công khố làm hủy hoại quốc gia dân tộc, hiện sinh sôi nẩy nở bành trướng tiến nhanh tiến mạnh và tiến một cách vững chắc tại Việt Nam ngày nay, mà không có một loại thuốc hay phương cách nào tiêu diệt chúng nổi, cho dù cháy nhà đã lộ ra loài chuột này đang đối mặt với thiên hạ công khai.
Trước tháng 5-1975 ở miền Nam Việt Nam, theo thống kê còn lưu trữ, mỗi năm chuột đồng phá hoại mùa màng các tỉnh từ Quảng Trị vào Hà Tiên khoảng 5% thiệt hại. Từ sau năm 1990 tới nay, không riêng các tỉnh ở phía băc Việt Nam mà kể luôn đồng bằng sông Cửu Long, chuột đã làm tổn thất các vụ thu hoạch lúa lên tới nhiều chục lần, phá hoại dữ tợn nhất là giống chuột đất (chuột lớn) nặng tới 0.6 kg ở miền thương du Bắc Việt.
Chuột ở đâu cũng có nhưng chuột ở bải vàng Hiếu Liêm (Phước Long) là một nổi buồn cho thân phận Việt Nam hôm nay. Tại đây chuột và người sống chung với nhau cho nên đã có không biết bao nhiêu chuyện kể về chuột và chuyện nào cũng rất là buồn. Ở đây chuột và người cộng sinh, chuột sống nhờ gặm xương người chết mà sinh sôi nẩy nở an toàn, còn người nhờ chuột mà xương không ai dám dụng tới. Cũng tại đây khi đói quá, con người bắt chuột để ăn thịt và ngược lại chuột cũng ăn thịt người để mà sinh tồn.
Ai đã từng nếm mùi tù tội của VC sau tháng 5-1975, mới thắm thía về cái đói lạnh hờn hận tủi nhục của kiếp người thua trận. Lúc trước khi còn sống trong quân ngũ những ngày xuôi nam ngược bắc, những lúc dừng quân tạm nơi quán bên đường, lai rai với bè bạn qua món thịt chuột vàng miền Bình Long đất đỏ. Làm thịt chuột cũng chẳng khác gì làm thịt dông ở Phan Thiết. Chỉ khác ở chổ dông không có lông nên không cần thui trước khi làm thịt. Ðem chuột thảy lên bếp lửa cho rụi hết lông, kế tiếp cắt bỏ bốn chân và cái đuôi nhưng cũng đừng quên bỏ bốn cái hạch ở trong nách nơi 4 chân. Sau đó dùng dao nhọn rạch một đường từ ót xuống rốn chuột rồi lột da, mổ bụng và rữa sach rồi đem thịt ướp muối tiêu ớt tõi thêm ngũ vị hương trước khi nướng là xong chuyện. Ðó là niềm hạnh phúc lớn của người lính bên cốc rượu đế và miếng thịt chuột vàng nướng thơm ngon, bên những đồng đội bạn bè đang sống tạm trong cuộc chiến không có ngày mai.
Những ngày tù tội VC tại Huy Khiêm, Tánh Linh, Bắc Ruộng... anh em cũng sống nhờ vào những con chuột đồng trong khi đi lao động. Chuột thì đầy ruộng chỉ cần làm một vài chục cái bẩy xập là ăn mệt nghĩ. Còn rượu thì phải đem quần áo đổi với người thượng Roglai tại đây là có. Tù tội VC cũng như đời lính trước kia biết đâu mà mò, nên ai cũng muốn vui khi có dịp nhất là đối với các anh em chung cảnh ngộ tù.
Năm Tý kể chuyện lạ về chuột, có lẽ những câu chuyện chuột liên quan tới lính là một kỷ niệm để đời. Nhưng giờ này không biết còn được mấy người nhớ tới?
Ðịnh Hướng Tùng Thư
Liên Lạc Nhân Văn Tháng 02 năm 2008
Xuân Mậu Tý
Xóm Cồn Ðông 2007
Mường Giang
Vào thời trung cổ khắp các vùng quê nước Pháp, không ai dám giết hay đụng chạm tới chuột vì mọi người đều tin rằng 'họ hàng nhà Tý', là một trong những nhân vật đầu tiên đã tới máng cỏ để mừng 'Chúa Giáng Sinh'. Bởi vậy Pháp mới có tập tục sau Noel là Tết Chuột, đã kéo dài hằng bao thế kỷ. Ngày đó mọi người bày đủ sơn hào hải vị cũng như mở rộng kho lúa để cho chuột tha hồ ăn uống và phá phách như chỗ không người.
Nhưng rồi mọi sự vở lẽ, thì ra tất cả lầm lẫn đều phát xuất từ câu chuyện nghe kể có một 'RAT (Chuột)' tới làm lễ tại Bethlehem trong lúc Chúa ra đời. Vì thuở ấy trình độ đọc viết và hiểu biết của người dân Pháp ở nông thôn rất kém, nền hầu hết chỉ tin vào lời giảng và đã lầm lẫn chữ 'RAT' với chữ 'RAS' là hai từ ngữ hoàn toàn có nghĩa khác nhau. Trong khi 'Rat' là 'chuột' thì 'Ras' được dùng để chỉ tước vị giáo sĩ của Hoàng đế Gaspar, đã tới từ Ethiopie (Châu Phi). Nên từ đó về sau họ hàng nhà chuột lớn nhỏ bị mọi người tận diệt không nương tay.
Câu chuyện Chuột tưởng đâu đã kết thức, không ngờ cũng đã xảy ra tại Ấn Ðộ mà mọi người đều biết vì đó là nước luôn xãy ra những trận đại dịch (dịch hạch, dịch tả.), do chuột gây ra làm chết hằng vạn người. Thế nhưng chính thủ phạm đó, giống chuột cống màu đen (Rattus Rattus) hiện có mặt khắp Ấn Ðộ tới ngày nay, vẫn được mọi người tôn thờ như là bậc thần thánh. Tuy nhiên nổi tiếng nhất xứ Ấn về vụ thờ chuột, thì không đâu bằng thành phố Deshnoke thuộc tiểu bang Rajasthan ở miền tây bắc nước này.
Tại đây người ta đã thiết lập một ngôi đền nguy nga tráng lệ xây bằng loại đá hoa trắng tuyệt đẹp. Ðặc biệt ở đây bắt buộc du khách phải cởi bỏ giày dép khi vào trong, mặc dù khắp nơi đâu đâu cũng đầy phân chuột dơ bẩn và tanh thúi nồng nặc. Có lẽ đây là nơi duy nhất ở Ấn Ðộ và thế giới loài chuột được tôn kính vì đó là con vật thiêng liêng. Vì không sợ con người tiêu diệt cho nên chuột ở đây táo bạo và lúc nhúc nhiều tới độ không ai có thể đếm hết được. Chúng có mặt khắp nơi nhưng đông nhất có lúc lên tới 20,000 con, tụ tập sống trong đền nhờ vào thập phương bố thí của hằng trăm tín đồ mang tới cúng dường hằng ngày. Ở đây có luật nếu du khách vô tình dẵm chết một con chuột, thì phải thường một con chuột sống khác hay thế bằng con chuột đúc bằng vàng y, bằng không sẽ bị rắc rối với các toán an ninh có nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn cho họ hàng nhà chuột tại đây.
Câu chuyện bắt nguồn từ một bà thần của người Ấn tên Karnijii Mata sống vào thế kỷ XV mà truyền thuyết dân gian cho biết bà ta thọ tới 151 tuổi. Theo huyền thoại, Mata là hóa thân của nữ thần Durga vợ thần Siva. Vào năm 1430, Mata sống tại Deshnoke và nổi tiếng là nữ thần y vì đã cứu sống nhiều người nên rất được dân chúng mến mộ nhất là giới nghèo. Cũng theo truyền thuyết, vì Mata không cứu sống nổi một đứa cháu nên thề rằng sau này bà tái sinh sẽ đầu thai làm con chuột cống đen. Câu chuyện hoang đường trên còn được bổ túc thêm truyền thuyết về thần Ganesa có đầu voi, là con trai lớn của thần Siva, thường cởi một con chuột cống đen to lớn. Ðó là tín ngưỡng đặc biệt ở Deshnoke đã làm cho chuột có giá. Chẳng những thế Mata còn có công thành lập vương quốc Jangaldesh, tồn tại từ 1459-1947 mới bị tiêu diệt khi Ấn Ðộ chính thức dành được độc lập từ thực dân Anh. Ðó là lý do người dân ở Deshnoke thờ cúng Mata và coi chuột như thần thánh. Dù lịch sử có sang trang nhưng lòng tin của người dân ở đây chẳng hề thay đổi. Vì vậy hằng năm cứ đến ngày hội Mela kết thúc một mùa đông lạnh giá, có tới 30,000 tín đồ tụ tập quanh đền thờ Mata để chờ vào lễ bái. Ðó là lý do người Ấn chẳng sợ những cơn đại dịch như mới đây đã xảy ra, mà vẫn cứ thờ chuột như một đấng chúa tể không ngai trong một thành phố kỳ lạ nhất thế giới, qua cảnh tượng ' chuột và người; sống hòa hợp, hòa giải và hòa bình suốt mấy trăm năm qua mà phần thiệt thòi luôn vẫn dành cho con người lương thiện trong xã hội.
Nhưng chuyện chuột sống chung với người tại Pháp thời trung cổ và ở thành phố Deshnoke (Ấn Ðộ) cũng chưa có lạ và rùng rợn bằng câu chuyện thương tâm đẵm đầy máu lệ của kiếp nghèo Việt Nam, bắt buộc phải cùng chuột ăn ở cộng sinh tại Bãi Vàng Hiếu Liêm (Phước Long), trong thiên đường xã nghĩa sau ngày 30-4-1975.
Năm Tý bước vào thế giới nhà chuột, đâu phải chỉ có thắc mắc tại sao người xưa lại chọn chuột đứng đầu trong 12 con giáp hay vì sao mèo thích ăn thịt chuột... đại loại chuyện nào cũng kỳ lạ hấp dẫn từ ngoài đời cho tới chuột máy tính hay trong phòng thí nghiệm.
1- 1001 Chuyện Lạ Về Chuột Quanh Thế Giới Loài Người:
Ðừng bao giờ coi thường loài chuột, dù là giống chuột nhắt sống quanh ta hằng ngày. Theo báo cáo y khoa, thì từ năm 1982 tới nay đã có hơn 50,000 người mắc phải bệnh Lyme, vì một loại vi khuẩn sống trong loài chuột nhắc gây ra do muỗi hút máu và truyền bệnh lại cho con người. Chuột là loài động vật có vú đông đảo nhất thế giới vì đặc tính sinh sản rất mạnh. Theo đó, một cặp chuột sau ba năm có thể sản sinh ra khoảng 1 triệu con tồn tại theo kiểu thập đại đồng đường. Tuy nhiên trong thiên nhiên luôn có sự cân bằng sinh thái giữa các sinh vật cùng sống chung trong một vùng, một quan niệm do Charles Darwin đề xướng. Sau này có ba khoa học gia người Mỹ là Christian, Ratecliff và Snyder trong một hội nghị quốc tế về 'nội tiết học' qua những thí nghiệm về chuột, đã chứng minh rằng khi dân số đã quá đông , lập tức sẽ có một tác động vô hình tới các tuyến nội tiết làm giảm khả năng sinh sản. Ðó là chưa nói tới các tai họa do người, rắn, cú mèo, thiên tai giết chuột nên họ hàng nhà Tý chỉ sống sót từ 10 - 15% so với lý thuyết. Chuột chạy nhanh không cần nghĩ trên đoạn đường dài 15 km, lại có thể leo thoăn thoắt trên mặt tường vôi hay đá thẳng đứng trừ vách kính. Chuột còn có tài đeo ngữa bụng lên trời như dưới gầm giường hay giây phơi quần áo ngoài trời trong nhiều giờ liên tiếp. Riêng loài chuột cống lại còn có tài nhảy rất cao và bơi lôi như rái cá. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là cái đuôi có một sức mạnh đáng kể còn cơ thể thì chịu được một luồng phóng xạ cao hơn bất cứ một động vật nào khác.
Vì răng chuột phát triển rất mạnh nên họ nhà Tý phải luôn gặm nhắm để bộ răng mòn bớt nếu không nó không thể ngậm miệng lại được sẽ chết đói. Trung bình một con chuột cống tiêu thụ lương thực từ 50-100 gam mỗi ngày. Ngoài ra chúng lại vừa ăn vừa phá do ảnh hưởng độc hại của phân và nước tiểu chuột, làm hư hại số lớn hạt ngủ cốc giống không gieo trồng được. Chuột sống khắp nơi trên thế giới và có nhiều loại khác nhau, đông nhất là chuột đàn (Rattus) có 570 loại và chuột nhắt (Mus) có khoảng 370 loài. Năm 1970 Hung Gia Lợi phát động chiến dịch 'Diệt Chuột', chỉ riêng tại thủ đô Budapest, người ta phải dùng cả ngàn xe vận tải mới dọn sạch xác chuột nhưng chỉ một năm sau, ho hàng nhà tý lại tăng gấp ba bốn so với lần trước khi bị giết.
Còn lý do vì sao mèo thích thịt chuột, đã được các nhà nghiên cứu Trung Hoa giải thích vì mèo là một động vật săn mồi ban đêm nhưng cơ thể lại không có khả năng tạo ra chất ngưu hoàng toan giúp tăng cường thị lực ban đêm. Trong danh mục các vị thuốc Ðông y, có loại ngưu hoàng (ngưu hoàng toan) là những viên sõi kết tinh bởi dịch mật của trâu (thủy ngưu) hay bò (hoàng ngưu) tiết ra. Chất dịch đó tức là đảm toan hay acide mật (NH2) , chữa trị được nhiều chứng bệnh và còn giúp cho mắt tỏ sáng về đêm. Trời sinh ra loài chuột nhắt cũng có khả năng tạo ra chất đảm toan như trâu bò. Ðây là sự huyền diệu của tạo hoá, sinh ra loài chuột lanh lẹ, gặm nhắm, phá phách ban đêm... thì gặp phải giống mèo cũng chuyên hoạt động ban đêm lại mê thích thịt chuột để tăng cường thị lực của mình nhờ nhập được vào cơ thể chất ngưu hoàng toan từ thịt chuột. Chuyện thật hay giả đâu ai biết nhưng có một dạo tại Việt Nam nhiều nơi đã quảng cáo món Phở Chuột ăn vào sáng mắt nhưng tới bây giờ cũng đâu thấy ai sáng mắt hơn trước tháng 4-1975?
+ Chim Chuột Cùng Hang
Cao nguyên Thanh Tạng thuộc tỉnh Thanh Hải (Ngoại Mông) có độ cao hơn mặt biển trên 4,000m, có đồng cỏ xanh tốt vào mùa hè dùng để nuôi đàn gia súc bò dê cừu... Ðặc biệt vùng này không một thứ cây nào mọc được nên chim chóc không làm tổ ở trên cao như các nơi khác. Do môi trường khắc nghiệt nên các loại chim chóc sống tại đây đã mất khả năng bay lượn. Trong số này có loài quạ đất lưng nâu , lớn hơn chim sẽ một chút vì bay không được nên có hai chân rất mạnh và một cái miệng tuy nhỏ nhưng cứng, thường chạy săn mồi trên mặt đất. Chim này làm tổ đẻ trứng trong hang nên đã xảy ra hiện tượng kỳ lạ 'chim chuột cùng ở chung trong một hang'.
Chuyện này tưởng đâu chỉ có trong sách vở cổ nhưng hiện nay được các nhà biên khảo xác nhận đó là sự thật. Ðây là sự cộng sinh vì hoàn cảnh bắt buộc, trong đó chuột đao hang làm tổ cho chim, còn chim thì canh gác cho chuột lại còn hay đứng trên lưng nó để bắt các ký sinh trùng bám trong cơ con vật này. Tuy nói là ở chung nhưng thật sự trong hang còn có nhiều ngõ ngách khác và thường chúng không ra vào chung một cửa hang, nên thỉnh thoảng hay tình cờ chuột mới chạy vào ẩn trong hang chim và cuộc sống chung hoà bình này không kéo dài lâu được vì có một bên sẽ dọn đi hang khác.
Hiện tượng này cũng đã xảy ra tại sa mạc Tatramacan , chim sẽ và chim sơn ca sống trong hang của loài chuột cát và chuột vàng để đẻ trứng nuôi con. Còn chuột cát và chuột vàng vì vì thị lực rất kém nên phải nhờ chim cảnh báo những nguy cơ để cùng chạy về hang lánh nạn.
+ Chuột túi ngủ một giấc tới nửa năm
Tại miền bắc Trung Hoa mùa đông đến rất sớm nhưng dứt trể và thường kéo dài trên 6 tháng. Loài chuột núi sinh sống ở đây có thân nhiệt rất cao nhưng khi ngủ đông thì thân nhiệt lại biến đổi theo môi trường nơi cư trú. Trước khi vào giấc ngủ, chúng đã chuẩn bị ổ rơm, quả khô đồ ăn đủ mọi thứ. Lại còn dùng bùn đất bịt kín cửa hang, để tránh các loài thú khác tìm tới phá giấc ngủ. Trong hang, chuột gục đầu giữa hai đùi, cuộn tròn như quả bóng và chìm dần vào giấc ngủ miên trường. Cũng nhờ cơ thể đặc biệt, giúp chuột tự động điều hòa thân nhiệt thích ứng với hoàn cảnh, từ lúc bình thường là 36 độ C giảm xuống tới mức thấp nhất chỉ còn 10 độ C, kéo theo sự hoạt động của các chức năng chỉ còn 1/27 nên lúc đó chuột chỉ cần một lượng dinh dưởng rất ít cũng đủ duy trì sự sống.
Tóm lại đây là loài thú ham ngủ nhất trên thế giới, hiện có chừng 10 loài sống khắp nơi trên địa cầu. Chuột núi leo trèo rất giỏi, sống trên cây, ăn hoa quả côn trùng, trứng chim. Nhờ lớp da đuôi dể bị tróc lột nên khi bị loài linh miêu săn đuổi, chuột núi thường dùng kế 've sầu thoát xác' bỏ lớp da đuôi cho mèo gặm và chạy thoát thân.
+ Thử Vương
Là tên gọi của Vua chuột, một hiện tượng độc đáo của năm hay bảy con chuột tự nhiên có đuôi bị thắt gút lại. Chuyện này đã xảy ra từ thời trung cổ, làm cho nhiều người mê tín dị đoan kinh sợ. Tại thành phố Strasbourg (Pháp) vào năm 1683, lần đầu tiên người ta phát hiện được một con Thử vương còn sống, gồm 6 con kết thành, sống trong căn hầm của nhà ông Thị trưởng. Vua chuột được đem trưng bày tại Tòa thị sảnh để dân chúng thưởng thức nhưng một con trong bọn đã trốn mất không biết bằng cách nào. Sau đó Thử vương bị giết và xác được ướp để làm vật mẫu trưng bày trong viện bảo tàng thành phố. Vào thế kỷ XVIII cũng tại đây, thêm hai Vua chuột được tìm thấy.
Hiện tường kỳ lạ này cũng đã tìm thấy nhiều nơi tại Ðức quốc. Sự phát hiện kỳ thú này làm nhiều nhà khoa học quan tâm. Một Vua chuột khác gồm bảy con đã được tìm thấy ở Châteauroux và được gửi tới viện bảo tàng động thực vật tại Paris để nghiên cứu. Tháng Giêng năm 1931 lại phát giác thêm một Vua chuột gồm 6 con tại Vénezobres, quận Alès thuộc tỉnh Grad.
Chuyện 'Thử Vương' đến nay khoa học vẫn chưa có lời giải đáp, trong đó có câu hỏi Vua chuột sống bằng cách nào trong khi một bầy chuột đuôi thắt chặt nhau, nằm tỏa ra như cánh quạt thì làm sao chúng có thể di chuyển đi kiếm thức ăn?
+ Âu Mỹ trong cơn mê chuột
Shipley thuộc hạt Yorkshire (Anh) là địa phương 'nuôi chuột' trong nhà hơn 100 năm qua. Ở đây chuột được nuôi dạy để thi tài trong các cuộc đua hay tranh giải qua các cuộc thi 'sắc đẹp chuột' được tổ chức trong nước. Muốn trở thánh Top Model 'chuột', chúng phải được nuôi dưỡng cẩn thân theo một chế độ ăn uống đặc biệt với thực đơn gồm 'bánh bich qui, lúa mạch, hạt mè tròn, bánh mì, sữa, rau cỏ, thịt sống...' Ban ngày chuột được coi truyền hình màu, ban đêm ngủ trên giường đặt trong chuồng riêng của chúng. Hiện tượng này hiện đang phổ biến khắp Anh, nhiều nhà đã nuôi chuột thay chó mèo vì họ cho rằng chuột thông minh lại bé nhỏ không chiếm nhiều chỗ trong nhà như hai con vật kia. Một bà tên Rose Ann cho biết đã nuôi tới 70 con chuột kèm theo một con mèo nhưng không khí sống chung hòa bình rất hòa hợp.
Theo báo chí cho biết phong trào 'chơi chuột' đã bùng nổ từ năm 1993. Tại Mỹ trên đại lộ Hoàng Hôn (Hollywood) , không ai ngạc nhiên trước cảnh các bà đầm dắt chuột rong phố ngắm cảnh. Còn E.Brown một nhà chuyên sưu tập chuột, thường tổ chức tại nhà những cuộc đua chuột trên khoảng đường dài 30m, trong những lối riêng dành từng con chuột tham dự. Ðây cũng là dịp để mọi người cá độ như đua ngựa, còn về các vụ doping chuột thì chưa thấy xãy ra.
Ngoài môn chạy đua, chuột còn được tham dự các cuộc thi sắc đẹp tại Anh, Mỹ, Hà Lan, Ðức... và hy vọng sẽ có cuộc thi quốc tế. Tuy nhiên điều này khó lòng thực hiện nổi vì nước nào cũng muốn 'tiêu diệt chuột'. Chỉ riêng tại Anh, hằng năm có khoảng 40 cuộc thi đủ loại về chuột, được tổ chức tại London và Yorkshire. Một câu lạc bộ dành cho những người yêu chuột cũng đã hình thành từ năm 1892 do Walter Masey làm chủ tịch, qua tên 'National Mouse Club' đến nay đã có tới 150 hội viên đa số là những nhà nuôi chuột thương mai và các ông bà già về hưu không biết làm gì cho qua ngày buồn tẽ.
+ Opossum, loài chuột túi độc ác
Theo những khám phá mới nhất về loại chuột túi Opossum có mặt trên trái đất cách đây trên 130 triệu năm, là loại thú có vú duy nhất dám ăn thịt đồng loại của mình trong đó có cả mẹ nó. Chuyên gia về chuột túi sống ở Virginia (Mỹ) tên Martine Attramentowicz giải thích rằng 'không phải lúc nào những con chuột nhỏ hay chuột cái yếu đuối thuộc loài Opossum mới bị những con mạnh ăn thịt, mà là chúng bị ăn cái đuôi trước cho đến khi phát giác thì đã muộn màng'. Sỡ dĩ có hiện tượng này vì trong cơ thể loài chuột túi có một loại hormone nội tiết, đã tác dụng gây nên sự đau đớn ở phần đuôi của chuột, nên chúng phải tìm đuôi của một chuột khác để giải thoát những ức chế của mình cho dịu bớt cơn đau.
Trong một trại nuôi thú tại Paris (Pháp) Martine đã chứng kiến được cảnh bầy chuột Mỹ con có túi mới 4 tháng, thay vì bú sữa mẹ, chúng đã xúm lại ăn phần thịt dưới bụng con chuột cái. Tóm lại không thể nào thuần dưỡng được giống chuột hung dữ và có trí nhớ rất tồi tệ này. Qua tập quán các nhà động vật học cho rằng chuột có túi giống loài bò sát hơn là thú có vú. Trong trường hợp nguy cấp, chuột Opossum cố vùng vẫy bằng cách sử dụng cái đuôi dài như một chiếc roi hay dùng đuôi để treo ngược đầu cắn loạn xạ.
Chuột túi có nguồn gốc từ Châu Mỹ và danh từ Opossum đã được người da đỏ dùng để gọi tất cả loài này tuy nhiên giống xưa nhất lại được phát giác tại Úc, đã xuất hiện đồng thời vói loài khủng long mà bằng chứng đã tìm thấy là những mẩu răng của chuột nằm lẫn lộn trong võ trứng hóa thạch của loài thú khổng lồ tuyệt chủng này. Chuột túi hiện có khoảng 82 loài khác nhau, sống đơn độc, ăn đủ thứ từ thịt sống tới cây cỏ sâu bọ, có vóc dáng nhỏ hơn chuột nhà, săn mồi ban đêm.
Hiện có sự tranh cãi giữa các nhà khoa học về các điểm tương đồng và dị biệt giữa hai nhóm thú có túi tại Úc và nhóm chuột có túi, rái cá, hải lý, thỏ... tuy rằng cả hai xuất hiện cách đây hơn 130 triệu năm nhất là về phương diện sinh sản. Thật sự từ trước đến nay chẳng ai thấy được chuột có túi Opossum trong lúc sinh nở vì chúng quá nhỏ (1,5kg) nên khó phân biệt con cái nào đang mang bầu. Riêng chuột túi sơ sinh rất yếu ớt (dài 0,01m, nặng 0, 02 g) nên chuột mẹ phải ấp chúng vào một cái túi ở bụng. Mỗi con ngậm vào một đầu vú của chuột mẹ suốt 4 tháng. Lúc đó lũ chuột con thoát ra khỏi túi mẹ và quay sang ăn thịt đấng sanh thành.
Cũng từ đó chuột túi bắt đầu cuộc sống đơn độc, tàn sát cả đồng loại không chút thương tiếc nhất là vào thời kỳ phát dục lại càng thêm hung dữ. Ðặc tính của loài này là tài đóng kịch theo thời, lúc gặp kẻ đối diện yếu ớt thì phô trương bộ dáng ác nhân nhưng khi chạm mặt với kẻ thù nguy hiểm thì chuột túi liền giả chết làm như quá hãi sợ bằng cách té xuống đất, tứ chi cứng đơ, mắt đoanh tròng bọt sùi mép, đồng lúc tiết ra một mùi hôi hám không chịu được, làm cho ai cũng phải bỏ chạy. Loài chuột túi chỉ sống chừng ba năm và phần lớn tử vong bởi răng hàm đã mòn không giúp chúng tìm được thức ăn vì răng là sự sống còn của tất cả các loài chuột.
+ Dịch Hạch tại Ấn Ðộ
Một trận đại dịch kinh khiếp nhất trong lịch sử nhân loại vào thế kỷ XV, đã làm thiệt mạng khoảng 20 triệu người, từ Âu Châu lan sang các nước Châu Á tại Trung Ðông, Trung Hoa và Ấn Ðộ. Theo các sử gia thì cơn dịch bắt đầu từ các thảo nguyên Châu Á sau đó theo chân các thương khách và đoàn quân Mông Cổ đem vi trùng bệnh gieo rắc khắp nơi. Ðó là chưa kể tới những chiếc tàu hàng mang đầy chuột bệnh xâm nhập các nước đã ghé qua.
Nhưng đại họa đâu phải chỉ xãy ra một lần rồi dứt, mà lại tái diễn vào tháng 9-1994 sau 650 năm mai phục mầm bệnh trong những con chuột và bọ chét sống ký sinh nơi chúng. Trong hiểm họa lần này, thành phố Surat của Ấn Ðộ là nơi đầu tiên phát bệnh mà thủ phạm chính là loài vi khuẩn hình que tên Yesenia pestis có trong tế bào bọ chét bám đầy trên chuột. Sau khi giết chết 50 người, làm 2,500 người khác phải nhập viện, dịch nhanh chóng lan tới thành phố lớn nhất nước Ấn là Calcutta dù hai nơi cách nhau hơn 2,000 km. Tiếp theo tới thủ đô New Delhi cũng rối loạn lên vì dịch hạch, làm nhiều người chết đến nổi chính phủ phải đóng cửa trường học, rạp chiếu bóng, chợ búa và những nơi công cộng như ga xe lửa, tram xe bus..
Cuối cùng cơn dịch cũng được đẩy lui nhưng hậu quả của nó để lại vô cùng nghiêm trọng vì Ấn Ðộ gần như bị cô lập vì hàng loạt các nước láng giềng đều đóng cửa biên giới và tạm ngưng các chuyến bay từ Sri Lanka, Pakistan, Mã Lai Á, Nga, Yemen và 6 quốc gia vùng vịnh. Ðến nay nguyên nhân phát bệnh vẫn chưa tìm được nhưng nhiều người vẫn cho rằng đại dịch xảy ra từ hậu quả trận động đất vào ngày 30-9-1993 tại bang Maharashtra ở miền nam Ấn, giáp ranh với thành phố Surat thuộc bang Gujarat, giết chết hơn 10,000 người, đồng thời làm động ổ chuột đang sinh sống trong khu rừng kế cạnh khiến chúng ùa ve thành phố Surat,ả lẫn trốn trong những khu dân cư lao động đông đúc và bắt đầu gieo rắc đại dịch.
Ngoài ra còn có một sự nguy hiểm khác trong trận dịch này, đó là chuột đã mang tới cho con người cùng lúc hai thứ bệnh: Dịch hạch (bubinic) và Phổi Có Nước (pneumonia) khiến cho bệnh nhân chết sau 48 giờ mang bệnh. Hơn nữa bệnh này lại dễ lây truyền sang người khác do sự khạc nhổ khắp nơi do di dân từ Surat mang truyền khắp những nơi họ đến trên lãnh thổ Ấn Ðộ. Bi thảm nhất là tại bệnh viện chính của thành phố này là New Civil có 800 giương nhưng hoàn toàn tê liệt vì tất cả 51 bác sỹ cùng nhiều y tá đã trốn mất.
Surat là quê hương của cố thủ tướng Mohadas Gandhi nên vẫn còn có nhiều anh hùng dam hy sinh cho đồng bào, vì vậy đã có 5 bác sỹ và 7 y tá chấp nhận lây bệnh chịu ở lại bệnh viện, nhờ đó đã cứu sống được hàng vạn bệnh nhân khác trong cơn hiểm nghèo.
+ Giặc Chuột ở Úc
Trong khi bên Anh năm nào cũng tổ chức thi sắc đẹp chuột, còn đại lộ Hoàng Hôn nằm trong kinh đô ánh sáng, các bà đầm Mỹ vẫn nhởn nhơ dắt chuột đi ngắm cảnh dạo phố khoe giàu, thì một hình ảnh kinh khiếp cùng lúc đang diễn ra tại khu vực Savit (Úc). Ðó là cảnh tượng của hàng tỷ con chuột xuất hiện tấn công tàn phá các trang trại mà sự thiệt hại đã lên tới hàng chục triệu đô la, đến nổi chính quyền tiểu bang Savic vào ngày 12-7-1993 đã chấp thuận sử dụng hóa chất Strychnine để tiêu diệt chuột.
Ðây là giống chuột nhà (mus domesticus) từ Châu Âu theo tàu biển đổ bộ vào Úc. Song hành còn có loài kiến lửa Châu Phi, cả hai đạo quân 'cách mạng' đi tới đâu cũng đều 'giải phóng' tới đó, từ ruộng lúa ngoài đồng, gia súc trong chuồng, kho chứa gạo thóc thực phẩm, kể luôn dây điện xe hơi và chân giường nơi phòng ngũ... đều bị cắn phá tan nát không còn một thứ gì nguyên vẹn, coi như phải đổi mới hoàn toàn.
Không riêng gì cánh đồng lúa mạch ở phía đông tiểu bang mà ngay cả vùng duyên hải bán đảo York cũng bị chuột tàn phá và cuộc tiến quân sắp tới các đồn điền trang trại tại Horsham và Queenslan's Darlinh Downs làm cho người Úc càng thêm hổn loạn. Theo một viên chức Úc tên Greg Mutze trong Ủy ban kiểm soát kỹ nghệ, thì chính sự thay đổi thời tiết khiến cho mưa gíó bất thường, mùa màng thất thu nhưng đối với chuột không hề hấn gì vì chúng có thể sống bằng cách gặm nhắm bất cứ loại cây cỏ thấy được, đến nổi mèo là khắc tinh của chuột mà lúc đó cũng phải bỏ chạy vì ăn nhiều quá cũng ớn sợ, còn chó thì đã cong đuôi trốn mất.
Thử xem có cảnh tượng nào đau khổ hơn đối với người dân Úc lúc đó, là mỗi buổi sáng phải quét dọn hàng trăm xác chuột đã chết vì thuốc. Trong lúc giặc chuột dưới đất chưa yên thì tiếp theo là nạn 'loài chuột có cánh' xuất hiện khắp nơi tại Úc nhiều không đếm được. Ðó là loài vẹt bình thường rất được người ta ưa thích nhờ vẽ đẹp bên ngoài nhưng vì phá hoại của chúng còn tàn ác hơn chuột, cho nên ai cũng muốn giết cho hết chúng. Tuy nhiên tất cả lỗi lầm đuều do con người gây ra vì đã phá nhiều khu rừng là nơi vẹt làm tổ, khiến cho chúng không còn đât sống nên phải làm loạn để mà sống.
Thế là khắp nước Úc từ những cánh đồng trồng thầu dầu ở Wimmera, cho tới ruộng lúa sắp gặt tại miền nam Nouvelle-Gallex, rồi tới phiên cao lương tận miền bắc, đậu phụng gần Cao York vùng Queensland.. tất cả đều bị vẹt tàn phá, làm cho mùa màng coi như mất sạch. Trong khi đó tại các thành phố lớn tại Úc, bọn nhà giàu theo mốt thời thượng như ở Anh và Mỹ nuôi chuột để dạo phố hay thi sắc đẹp, còn tại đây mọi người nuôi vẹt làm kiểng như nuôi bồ câu không lồng hay chuồng. Do được tự do bay nhảy, nên lũ chuột trời này rũ nhau tụ tập dưới nhựng tàn cây um tùm để gặm phá cho tới khi cây gãy. Tóm lại chúng không bỏ qua những gì trước mặt kể cả lớp nhựa bọc dây điện đường, ván lót cầu, cây gổ trong công viên...
Trước tình hình quá nghiêm trong, bang Victoria phải họp khẩn để bàn cách đối phó với 'chuột trời' Nhưng rốt cục không đi tới đâu vì ai cũng có ý kiến nhưng trước mắt không có ai làm cho chúng sợ.
2- Chuột Trong Phòng Thí Nghiệm Và Máy Computer:
Trong khi đó thì cũng có hàng triệu con chuột khác đã hy sinh trong các phòng thí nghiệm tại Hoa Kỳ. Hiện có đến 1,700 giống chuột được nuôi dưỡng trong cá phòng thí nghiệm, trong số này có hơn 700 chuột 'mutant' tức là chuột đã được thử qua đặc tính di truyền học khiến chúng tự sinh ra các loại bệnh tật mà con người thường mắc phải. Vì chuột và người có tới 85% gene tương tự, đồng thời sự hoạt động của của bộ máy tiêu hóa giữa người và chuột cũng gần giống nhau. Do đó từ năm 1889 các nhà khoa học đã bắt đầu chọn chuột làm vật thử nghiệm các chứng bệnh về ung thư trong thân thể con vật này. Năm 1929 các nhà di truyền học tại tại Ðại học Haward (Hoa Kỳ) đã thành lập Jackson Laboratory, mà công chính là của tiến sỹ George Snell qua các cuộc thí nghiệm, phát hiện và nuôi cấy chuột 'mutant'. Năm 1980 ông được trao giải Nobel về y học. Hiện nơi này đang dùng chuột để nghiên cứu các chứng bệnh về tim mạch, bệnh AIDS, nguyên nhân gây chứng sẩy thai và nhiều bệnh di truyền khác.
+ Chuột Vô Tính Cumulina
Sau khi con cừu Dolly ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, thì mọi sự gần như bế tắc vì chính cha đẽ của nó là nhà khoa học Scotland Ian Wilmut đã không lập lại được thí nghiệm của mình. Nhưng may câu trả lời trên được giải đáp. Lần này không phải là cừu mà là chuột với số lượng nhiều con ra đời và tiếp tục bằng sự sinh sản vô tính. Có một sự khac biệt giữa cừu Dolly và chuột vô tính lần này so với các sản phẩm vô tính từ trước đã được sáng tạo như heo bò cừu... là chúng được sinh ra từ các tế bào đã trưởng thành, chứ không phải được tạo bằng các tế bào phôi thai như trước kia.
Hiện chưa có một nhà khoa học nào thành công trong việc tạo được các gene trong tế bào chuyên biệt để chúng trở thành một tế bào phôi thai như trước như trường hợp của cưù Dolly không ai lập lại được kết quả thí nghiệm lầnthứ hai.
Một người Nhật tên Teruhiko Wakayama, 31 tuổi trong thời gian làm luận án tiến sĩ tại Ðại học Hawaii đã thành công trong cuộc thí nghiệm sinh sản vô tính của loài chuột, loài động vật có vú được coi là khó thí nghiệm nhất vì tế bào phôi của chúng rất tinh vi và được phát triển quá nhanh. Trong thí nghiệm này, Wakayama dùng các tế bào đã trưởng thành của chuột (cumulus kell) bao quanh các trứng trong noãn sào và gọi công trình của mình là Cumulina.
Thật sự hai công trình kỹ thuật tạo ra sự sinh sản vô tính giữa cừu Dolly và chuột Cumulina gần giống nhau trừ hai giai đoạn thí nghiệm quan trọng cuối cùng. Thứ nhất Wakayama đã không sử dụng cường độ điện để cưởng bức các tế bào đã trưởng thành quay về với tế bào phôi mà nhân đã được hủy. Trái lại ông đã tiêm thẳng tế bào Cumuliana vào các phôi đã mất nhân. Sau đó lại cho các tế bào lai trên ngưng hoạt động trong 6 giờ trước khi kích thích chúng phân thành các phôi. Sự thành công của Wakayama còn tăng ý nghĩa chắc chắn là ông đã liên tiếp thực hiện nhiều lần với một kết quả cuối cùng không thay đổi với số lượng chuột ra đời sống sót được 3%... Loài chuột này không khác gì chuột được sinh sản bình thường và có khả năng giao hợp để sinh sản nối giòng. Tóm lại tới nay Wakayama đạ tạo được 50 chuột qua ba thế hệ sinh sản vô tính, giúp cho công trình này càng thêm thực tế trong cuộc sống con ngươi qua nhiều lãnh vực trong đó quan trọng nhất vẫn là những mơ ước về y khoa.
+ Chuột Dị Dạng từ phòng thí nghiệm
Ngoài việc tìm kiếm những bí mật nơi chuột có liên quan tới người, con vật này còn bị các nhà khoa học làm cho biến dang để thỏa tánh tò mò của họ. Ðó là kết quả của những nhà nghiên cứu Nhật tại Ðại học Osaka đã tạo nên những con chuột có bộ lông màu xanh lá cây. Ngay khi chuột còn là một phôi, người ta đã ghép vào chúng một gene có từ loài súa Bắc Mỹ. Gene này có đặc tính phát ra chất huỳnh quang (GFP) mà loài sứa Acquorea Victoria làm lóe lên một màu xanh rất đẹp trong vùng nước biển sâu. Nhờ công trình này, các bác sỹ hy vọng dùng gene đó để cấy vào những khối u ung thư của một số tế bào, để có thể theo dõi và chửa trị.
Cùng chiều hướng này, các nhà nghiên cứu tại Ðại học Massachusetts (Hoa Kỳ) cũng đã thành công tạo ra một con chuột mang một cái tai người trên lưng bằng cách gài dưới lớp da của chuột một khuôn năn bằng chất Polymère và cấy vào đó là sụn người. Kỹ thuật này đã giúp cho ngành y khoa tái tạo lại các phần cơ thể người bị mất vì tai nạn hay kiếm khuyết bẵm sinh.
+ Chuột Do Thám
Chuột còn được con người huấn luyện để dọ thám tin tức và rà mìn nhờ những đặc tính thiên phú như thân hình nhỏ bé, khứu giác bén nhạy, cử động lanh lẹ. Ðể đạt được tiêu chuẩn chuyên môn của một nhân viên tình báo hay một người lính trinh sát, dọ thám... đầu tiên chuột được nhốt trong lồng rồi đem chúng đặt tại những nơi chốn ồn ào náo nhiệt đầy tiếng động như sân bay... tạo cho chúng không còn sự sợ hãi trước đám đông. Giai đoạn thứ hai được diễn trong phòng thí nghiệm, để chuột tập quen dần với mùi vị đủ các loại bom đạn, chất nổ kể cả thuốc súng. Hiện Hoa Kỳ và Do Thái là hai nước đang sử dụng đạo quân 'tình báo, do thám' chuột trong công tác rà dò mìn nhất là trong giai đoạn khủng bố quốc tế đang sử dụng các loại mìn như là một thứ vũ khí tấn công nguy hiểm không biết đâu mà lường.
Tại các sân bay nhập nội, cơ quan an ninh dùng chuột dọ thám và rà xét các chất nổ. Khi hành khách đi ngang qua địa điểm có đặt chuồng chuột, nếu mang theo chất nổ thì chuột sẽ phản ứng bằng cách nhảy nhót liên tục. Hiện chuột do thám đã được sử dụng trong ngành hàng không, được coi như một phương pháp mới chống lại bọn không tặc. Lần này người ta dùng loài chuột vàng để dò mìn. Công trình này do một bác sỹ quân y Mỹ tên Roland đã huấn luyện thành công chuyên môn cho chuột, bằng cách nối điện vào dây thần kinh khứu giác não của chuột, Sau đó kích thích nhiều lần luyện tập não chuột quen dần với khoái cãm trong mục đích dò tìm mìn. Khi chính thức thi hành công tác, chuột được đưa tới vị trí cần dò tìm mìn qua một xe điều khiển từ xa. Khi chuột phát hiện được chổ chôn dấu mìn, lập tức hệ thống thần kinh khứu giác não của chúng sẽ giao động mạnh tạo ra những khoái cảm. Phản ứng này sẽ được một máy điện tử cực nhỏ gắn trên chuột, truyền về cơ quan chỉ huy nhờ thế xác định được vị trí chôn mìn hay chất nổ. Ðó cũng là lý do trong tương lai chuột sẽ được dần hồi thay thế chó đãm nhiệm công tác quan trọng này.
+ Thế giới chuột trong máy Computer
Ngành khoa học kỷ thuật về máy computer càng ngày càng tiến tới chỗ tinh vi, tạo thêm nhiều tiện nghi không sao kể xiết. Trong lãnh vực phát minh này, bộ phận điều khiển sự vận hành của máy gọi là chuột, được phát minh lần đầu tiên vào thập niên 60 của thế kỷ XX với vóc dáng to bằng quả đại bác rất thô kệch. Sau đó theo thời gian, chuột máy được phát minh đủ loại, chẳng những để cho người bình thường sử dụng mà còn có loại đặc biệt dành cho người bệnh và khuyết tật.
Phát minh ra chuột dành cho người khiếm thị do Irael sản xuất có khả năng hoạt động như một con mắt người, giup1 người mù xem được hình ảnh trên máy computer bằng xúc giác. Hệ thống này được gọi là Vir Touch (VTS) còn có khả năng giúp cho họ thưởng thức được những nét vẽ tinh vi của các bức danh họa hay nhìn thấy được đường ranh giới giữa các nước trên bản đồ thế giới. VTS còn cho phép người mù đọc các bức thư bằng chữ thường hay chữ nỗi bằng cách đặt ba ngón tay lên ba miếng đệm nhỏ trên con chuột. Tuy nhiên giá cả của nó quá cao (5,000 đô la /1 chiếc) nên dù có mặt trên thị trường từ tháng 9-2004 cũng đâu có bao nhiêu người đủ điều kiện để mua dùng.
Lại còn có loại chuột dành cho người cụt hai tay sử dụng. Thiết bị này được người Nga chế tạo, to hơn con chuột thường một chút, được đặt dưới sàn nhà, duy nhất chỉ có một nút bấm được điều kiện bằng chân. Ngoài ra còn đủ các loại chuột dành cho người bị ra mồ hôi tay, chuột diệt được vi khuẩn, chuột dành cho người bị run tay kinh niên...
Thật ra thì năm nào, ở đâu chuột cũng ăn hại và phá hoại cuộc sống an bình của loài người. Tóm lại chuột nào cũng là kẻ thù truyền kiếp của nhân loại, từ chuột đồng phá hoại mùa màng vườn tược ở đồng quê, cho tới loài chuột nhắt sống chung với người trong nhà. Ðó là chưa nói tới giống chuột siêu đẳng tham nhũng đục khoét công quỷ, công khố làm hủy hoại quốc gia dân tộc, hiện sinh sôi nẩy nở bành trướng tiến nhanh tiến mạnh và tiến một cách vững chắc tại Việt Nam ngày nay, mà không có một loại thuốc hay phương cách nào tiêu diệt chúng nổi, cho dù cháy nhà đã lộ ra loài chuột này đang đối mặt với thiên hạ công khai.
Trước tháng 5-1975 ở miền Nam Việt Nam, theo thống kê còn lưu trữ, mỗi năm chuột đồng phá hoại mùa màng các tỉnh từ Quảng Trị vào Hà Tiên khoảng 5% thiệt hại. Từ sau năm 1990 tới nay, không riêng các tỉnh ở phía băc Việt Nam mà kể luôn đồng bằng sông Cửu Long, chuột đã làm tổn thất các vụ thu hoạch lúa lên tới nhiều chục lần, phá hoại dữ tợn nhất là giống chuột đất (chuột lớn) nặng tới 0.6 kg ở miền thương du Bắc Việt.
Chuột ở đâu cũng có nhưng chuột ở bải vàng Hiếu Liêm (Phước Long) là một nổi buồn cho thân phận Việt Nam hôm nay. Tại đây chuột và người sống chung với nhau cho nên đã có không biết bao nhiêu chuyện kể về chuột và chuyện nào cũng rất là buồn. Ở đây chuột và người cộng sinh, chuột sống nhờ gặm xương người chết mà sinh sôi nẩy nở an toàn, còn người nhờ chuột mà xương không ai dám dụng tới. Cũng tại đây khi đói quá, con người bắt chuột để ăn thịt và ngược lại chuột cũng ăn thịt người để mà sinh tồn.
Ai đã từng nếm mùi tù tội của VC sau tháng 5-1975, mới thắm thía về cái đói lạnh hờn hận tủi nhục của kiếp người thua trận. Lúc trước khi còn sống trong quân ngũ những ngày xuôi nam ngược bắc, những lúc dừng quân tạm nơi quán bên đường, lai rai với bè bạn qua món thịt chuột vàng miền Bình Long đất đỏ. Làm thịt chuột cũng chẳng khác gì làm thịt dông ở Phan Thiết. Chỉ khác ở chổ dông không có lông nên không cần thui trước khi làm thịt. Ðem chuột thảy lên bếp lửa cho rụi hết lông, kế tiếp cắt bỏ bốn chân và cái đuôi nhưng cũng đừng quên bỏ bốn cái hạch ở trong nách nơi 4 chân. Sau đó dùng dao nhọn rạch một đường từ ót xuống rốn chuột rồi lột da, mổ bụng và rữa sach rồi đem thịt ướp muối tiêu ớt tõi thêm ngũ vị hương trước khi nướng là xong chuyện. Ðó là niềm hạnh phúc lớn của người lính bên cốc rượu đế và miếng thịt chuột vàng nướng thơm ngon, bên những đồng đội bạn bè đang sống tạm trong cuộc chiến không có ngày mai.
Những ngày tù tội VC tại Huy Khiêm, Tánh Linh, Bắc Ruộng... anh em cũng sống nhờ vào những con chuột đồng trong khi đi lao động. Chuột thì đầy ruộng chỉ cần làm một vài chục cái bẩy xập là ăn mệt nghĩ. Còn rượu thì phải đem quần áo đổi với người thượng Roglai tại đây là có. Tù tội VC cũng như đời lính trước kia biết đâu mà mò, nên ai cũng muốn vui khi có dịp nhất là đối với các anh em chung cảnh ngộ tù.
Năm Tý kể chuyện lạ về chuột, có lẽ những câu chuyện chuột liên quan tới lính là một kỷ niệm để đời. Nhưng giờ này không biết còn được mấy người nhớ tới?
Ðịnh Hướng Tùng Thư
Liên Lạc Nhân Văn Tháng 02 năm 2008
Xuân Mậu Tý
Xóm Cồn Ðông 2007
Mường Giang