delta
02-19-2008, 12:28 PM
Bác Sĩ Của Bạn
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết, của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.
Loét bộ phận sinh dục do Herpes
Hỏi: Cách nào hiệu quả nhất để phòng tái phát và lây lan của Herpes ở đường sinh dục. Ðã bị Herpes ở miệng có thể có miễn dịch với Herpes ở đường sinh dục hay không? Bị Herpes sinh dục có liên quan như thế nào với HIV? Làm sao để biết chắc mình có bị herpes sinh dục hay không? (Larry, Tim, Stephanie, Thanh, Hung, Son)
Ðáp: Loét ở bộ phận sinh dục do siêu vi trùng (virus) Herpes simplex 2 (viết tắt là HSV-2) là một bệnh không gây chết người nhưng rất đau đớn khó chịu, và là nguy cơ khiến cho dễ bị lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục khác, đặc biệt là HIV-AIDS (nói theo kiểu Pháp là SIDA, dịch ra tiếng Việt là Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch Mắc Phải, có người gọi ngắn gọn là bệnh liệt kháng).
Herpes simplex 2 là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra loét ở bộ phận sinh dục trên thế giới. Các nghiên cứu ở Ấn Ðộ, Thái Lan, Nam Mỹ, Tanzania cho thấy HSV-2 là thủ phạm của đến 80 phần trăm các trường hợp loét ở đường sinh dục. Tỉ lệ này ở Mỹ và Châu Âu còn cao hơn thế.
Trên toàn thế giới, tùy theo từng vùng, khoảng 20 đến 60 phần trăm những người đã và đang có hoạt động tình dục (sexually active) có kháng thể với virus Herpes simplex 2 (HSV-2). Tại Hoa Kỳ, các khảo sát cho thấy có khoảng 22 phần trăm người lớn có kháng thể HSV-2 (tức là đã từng bị nhiễm HSV-2). Mỗi năm, có khoảng một triệu sáu trăm ngàn trường hợp mới nhiễm HSV-2 xảy ra ở Hoa Kỳ.
HSV-2 khi đã nhiễm sẽ vào cơ thể, sẽ “nằm vùng” suốt đời, hiện nay chưa có cách nào để diệt được hẳn. Khi nằm yên, HSV-2 không gây triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây lan. Ðại đa số các trường hợp lây nhiễm cho người khác xảy ra khi HSV-2 “nằm yên”, khiến cho bệnh nhân không biết là mình bị bệnh hoặc nghĩ là bệnh đã khỏi, và do đó không dùng các biện pháp ngừa lây lan. Cũng có thể là bệnh nhân không biết cách để ngừa lây lan.
Thỉnh thoảng, đặc biệt là khi cơ thể bị yếu đi, bị stress, HSV-2 sẽ “quậy” trở lại, gây các đợt bị loét ở bộ phận sinh dục. Ðây là nỗi sợ hãi nhất của bệnh nhân, vì nó rất khó chịu.
Theo tổng hợp của nhiều nghiên cứu, những người đã bị nhiễm Herpes sinh dục sẽ dễ bị nhiễm HIV-AIDS hơn. Tỉ lệ này cao trung bình gấp 2.1 lần so với những người không bị nhiễm Herpes sinh dục. Mỗi lần giao hợp với người bị nhiễm HIV, khả năng bị nhiễm HIV ở người đã bị nhiễm Herpes sinh dục cao gấp năm đến tám lần so với người không bị herpes sinh dục. Các vết loét lớn hay li ti (mà mắt thường không thấy được) do herpes sinh dục chính là điều kiện giúp cho HIV dễ xâm nhập vào cơ thể hơn.
Loét ở miệng (mồm) hoặc xung quanh miệng gây ra do Herpes simplex 1. Tuy là “bà con” với nhau, nhưng nhiễm Herpes ở miệng không giúp tạo ra miễn dịch chéo, tức là không giúp tạo ra kháng thể để ngừa Herpes simplex 2 gây loét ở bộ phận sinh dục.
Hiện nay có hai cách để ngừa lây lan và giúp giảm các cơn “quậy” gây các đợt loét của Herpes sinh dục. Ðó là dùng bao cao su (condom - “áo mưa”), và dùng thuốc chống virus hàng ngày. Các loại thuốc chủng (vaccines) cũng đang được nghiên cứu. Có một loại tỏ ra có hiệu quả ở phụ nữ, tuy nhiên, phỏng chừng khoảng bốn, năm năm nữa thuốc này mới có thể hoàn tất để đưa ra thị trường.
Cách phòng đầu tiên là dùng thuốc chống virus thường xuyên hàng ngày. Một nghiên cứu gần đây trên gần 1,500 người, sử dụng thuốc chống virus valacyclovir (Valtrex) 500 mg mỗi ngày, cho thấy rằng thuốc này giúp làm giảm tỉ lệ bị lây lan đến 75 phần trăm so với những người dùng placebo (viên giống như thuốc thiệt nhưng không có chất thuốc, dùng trong việc thử thuốc). Thuốc trị virus giúp làm giảm số lượng virus ở các vết loét (có khi nhỏ, mắt thường có thể không thấy được) ở bộ phận sinh dục, khiến cho khả năng lây truyền giảm đi, và các đợt bùng phát của loét cũng giảm đi.
Cách thứ nhì là dùng condom. Nghiên cứu về việc này còn hạn chế vì rất khó thực hiện (không thể nói bệnh nhân giao hợp với người không bệnh mà không dùng biện pháp bảo vệ gì cả để so sánh với người có dùng condom). Tuy nhiên, một số khảo sát, bằng việc phỏng vấn các người đã bị bệnh, cho thấy rằng có vẻ rằng condom chỉ giúp ngừa lây lan khoảng bốn mươi đến năm mươi phần trăm là tối đa. Việc dùng condom được thấy là làm giảm lây lan ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Sự bảo vệ của condom thấp như vậy vì bệnh lây không phải chỉ qua các vết loét trong âm đạo, dương vật, hoặc hậu môn, mà còn qua các vết loét ngoài âm môi, xung quanh vùng hậu môn và dương vật.
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy luôn luôn dùng condom kết hợp với thuốc chống virus dùng thường xuyên hàng ngày có thể mang đến kết quả trăm phần trăm. Tuy nhiên cần phải có các nghiên cứu lớn hơn để khẳng định điều này. Dù sao, cho tới nay đó là cách tốt nhất.
Tóm lại, loét ở bộ phận sinh dục do virus Herpes simplex 2 là bệnh rất thường gặp. Ða số các trường hợp lây lan là do người bị bệnh không biết là mình bị hoặc tưởng là bệnh đã khỏi trong khi không có triệu chứng. Các vết loét này, dù có trong giai đoạn có triệu chứng hay không, có thấy vết loét hay không, là một yếu tố làm cho khả năng bị lây HIV và các bệnh lây qua đường sinh dục khác tăng lên rất nhiều.
Luôn luôn dùng condom và uống thuốc chống virus để phòng hàng ngày, dù lúc đang có triệu chứng hay không, là cách tốt nhất cho đến nay để giảm bớt tỉ lệ lây lan bệnh và các đợt loét trở lại gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
Các thuốc chống virus có nhiều loại với giá tiền và sự tiện lợi khác nhau (thuốc rẻ hơn thì phải uống nhiều lần hơn trong ngày, và không được nghiên cứu nhiều trong mục đích phòng ngừa này), cần có toa bác sĩ vì phải được theo dõi các tác dụng phụ và sự tương tác với các thuốc khác.
Các bệnh nhân bị herpes sinh dục, (cũng như những người bị các bệnh lây qua đường sinh dục khác), nên thử máu để xem mình có bị nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục khác không.
Trong trường hợp không biết mình có bị herpes sinh dục hay chưa, một xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp chẩn đoán một cách chính xác.
Thân mến,
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết, của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.
Loét bộ phận sinh dục do Herpes
Hỏi: Cách nào hiệu quả nhất để phòng tái phát và lây lan của Herpes ở đường sinh dục. Ðã bị Herpes ở miệng có thể có miễn dịch với Herpes ở đường sinh dục hay không? Bị Herpes sinh dục có liên quan như thế nào với HIV? Làm sao để biết chắc mình có bị herpes sinh dục hay không? (Larry, Tim, Stephanie, Thanh, Hung, Son)
Ðáp: Loét ở bộ phận sinh dục do siêu vi trùng (virus) Herpes simplex 2 (viết tắt là HSV-2) là một bệnh không gây chết người nhưng rất đau đớn khó chịu, và là nguy cơ khiến cho dễ bị lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục khác, đặc biệt là HIV-AIDS (nói theo kiểu Pháp là SIDA, dịch ra tiếng Việt là Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch Mắc Phải, có người gọi ngắn gọn là bệnh liệt kháng).
Herpes simplex 2 là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra loét ở bộ phận sinh dục trên thế giới. Các nghiên cứu ở Ấn Ðộ, Thái Lan, Nam Mỹ, Tanzania cho thấy HSV-2 là thủ phạm của đến 80 phần trăm các trường hợp loét ở đường sinh dục. Tỉ lệ này ở Mỹ và Châu Âu còn cao hơn thế.
Trên toàn thế giới, tùy theo từng vùng, khoảng 20 đến 60 phần trăm những người đã và đang có hoạt động tình dục (sexually active) có kháng thể với virus Herpes simplex 2 (HSV-2). Tại Hoa Kỳ, các khảo sát cho thấy có khoảng 22 phần trăm người lớn có kháng thể HSV-2 (tức là đã từng bị nhiễm HSV-2). Mỗi năm, có khoảng một triệu sáu trăm ngàn trường hợp mới nhiễm HSV-2 xảy ra ở Hoa Kỳ.
HSV-2 khi đã nhiễm sẽ vào cơ thể, sẽ “nằm vùng” suốt đời, hiện nay chưa có cách nào để diệt được hẳn. Khi nằm yên, HSV-2 không gây triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây lan. Ðại đa số các trường hợp lây nhiễm cho người khác xảy ra khi HSV-2 “nằm yên”, khiến cho bệnh nhân không biết là mình bị bệnh hoặc nghĩ là bệnh đã khỏi, và do đó không dùng các biện pháp ngừa lây lan. Cũng có thể là bệnh nhân không biết cách để ngừa lây lan.
Thỉnh thoảng, đặc biệt là khi cơ thể bị yếu đi, bị stress, HSV-2 sẽ “quậy” trở lại, gây các đợt bị loét ở bộ phận sinh dục. Ðây là nỗi sợ hãi nhất của bệnh nhân, vì nó rất khó chịu.
Theo tổng hợp của nhiều nghiên cứu, những người đã bị nhiễm Herpes sinh dục sẽ dễ bị nhiễm HIV-AIDS hơn. Tỉ lệ này cao trung bình gấp 2.1 lần so với những người không bị nhiễm Herpes sinh dục. Mỗi lần giao hợp với người bị nhiễm HIV, khả năng bị nhiễm HIV ở người đã bị nhiễm Herpes sinh dục cao gấp năm đến tám lần so với người không bị herpes sinh dục. Các vết loét lớn hay li ti (mà mắt thường không thấy được) do herpes sinh dục chính là điều kiện giúp cho HIV dễ xâm nhập vào cơ thể hơn.
Loét ở miệng (mồm) hoặc xung quanh miệng gây ra do Herpes simplex 1. Tuy là “bà con” với nhau, nhưng nhiễm Herpes ở miệng không giúp tạo ra miễn dịch chéo, tức là không giúp tạo ra kháng thể để ngừa Herpes simplex 2 gây loét ở bộ phận sinh dục.
Hiện nay có hai cách để ngừa lây lan và giúp giảm các cơn “quậy” gây các đợt loét của Herpes sinh dục. Ðó là dùng bao cao su (condom - “áo mưa”), và dùng thuốc chống virus hàng ngày. Các loại thuốc chủng (vaccines) cũng đang được nghiên cứu. Có một loại tỏ ra có hiệu quả ở phụ nữ, tuy nhiên, phỏng chừng khoảng bốn, năm năm nữa thuốc này mới có thể hoàn tất để đưa ra thị trường.
Cách phòng đầu tiên là dùng thuốc chống virus thường xuyên hàng ngày. Một nghiên cứu gần đây trên gần 1,500 người, sử dụng thuốc chống virus valacyclovir (Valtrex) 500 mg mỗi ngày, cho thấy rằng thuốc này giúp làm giảm tỉ lệ bị lây lan đến 75 phần trăm so với những người dùng placebo (viên giống như thuốc thiệt nhưng không có chất thuốc, dùng trong việc thử thuốc). Thuốc trị virus giúp làm giảm số lượng virus ở các vết loét (có khi nhỏ, mắt thường có thể không thấy được) ở bộ phận sinh dục, khiến cho khả năng lây truyền giảm đi, và các đợt bùng phát của loét cũng giảm đi.
Cách thứ nhì là dùng condom. Nghiên cứu về việc này còn hạn chế vì rất khó thực hiện (không thể nói bệnh nhân giao hợp với người không bệnh mà không dùng biện pháp bảo vệ gì cả để so sánh với người có dùng condom). Tuy nhiên, một số khảo sát, bằng việc phỏng vấn các người đã bị bệnh, cho thấy rằng có vẻ rằng condom chỉ giúp ngừa lây lan khoảng bốn mươi đến năm mươi phần trăm là tối đa. Việc dùng condom được thấy là làm giảm lây lan ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Sự bảo vệ của condom thấp như vậy vì bệnh lây không phải chỉ qua các vết loét trong âm đạo, dương vật, hoặc hậu môn, mà còn qua các vết loét ngoài âm môi, xung quanh vùng hậu môn và dương vật.
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy luôn luôn dùng condom kết hợp với thuốc chống virus dùng thường xuyên hàng ngày có thể mang đến kết quả trăm phần trăm. Tuy nhiên cần phải có các nghiên cứu lớn hơn để khẳng định điều này. Dù sao, cho tới nay đó là cách tốt nhất.
Tóm lại, loét ở bộ phận sinh dục do virus Herpes simplex 2 là bệnh rất thường gặp. Ða số các trường hợp lây lan là do người bị bệnh không biết là mình bị hoặc tưởng là bệnh đã khỏi trong khi không có triệu chứng. Các vết loét này, dù có trong giai đoạn có triệu chứng hay không, có thấy vết loét hay không, là một yếu tố làm cho khả năng bị lây HIV và các bệnh lây qua đường sinh dục khác tăng lên rất nhiều.
Luôn luôn dùng condom và uống thuốc chống virus để phòng hàng ngày, dù lúc đang có triệu chứng hay không, là cách tốt nhất cho đến nay để giảm bớt tỉ lệ lây lan bệnh và các đợt loét trở lại gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
Các thuốc chống virus có nhiều loại với giá tiền và sự tiện lợi khác nhau (thuốc rẻ hơn thì phải uống nhiều lần hơn trong ngày, và không được nghiên cứu nhiều trong mục đích phòng ngừa này), cần có toa bác sĩ vì phải được theo dõi các tác dụng phụ và sự tương tác với các thuốc khác.
Các bệnh nhân bị herpes sinh dục, (cũng như những người bị các bệnh lây qua đường sinh dục khác), nên thử máu để xem mình có bị nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục khác không.
Trong trường hợp không biết mình có bị herpes sinh dục hay chưa, một xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp chẩn đoán một cách chính xác.
Thân mến,
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng