Dan Lee
02-21-2008, 10:14 PM
Nước Tôi cho đem lại sự sống đời đời
Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
Nếu anh chị em biết tôi thương yêu anh chị em dường nào!
Hôm đó dân làng Cồn Cát (Kôn Kơ Xâm) uống rượu cần chung với nhau tại nhà rông, có một số dân làng bên cạnh cũng được mời. Ông Hồ Mua tới mời bốn vị thừa sai người ngoại quốc lên nhà rông uống rượu với ông, rượu riêng của ông. Mọi người đã tụ tập và trò chuyện ồn ào, hơi men bốc lên đầu. Ông Hồ Mua uống ít, gương mặt có vẻ lo âu.
Nhóm người ngoại quốc ngồi tại nhà rông khá lâu mới thấy ông Hồ Mua đứng phắt dậy, và bằng một giọng oang oang, ông nói:
“Tôi biết có nhiều người đã kết tội tôi vì làm bạn thân với những người Kinh xa lạ này, và tôi cũng nhận thấy người ta trách tôi tại sao lại mời họ đến dự buổi tiệc rượu này. Tại sao những người Kinh này lại có những kẻ thù ở giữa chúng ta? Họ đã làm điều gì xấu đối với chúng ta? Họ đã phạm điều bất công nào? Nếu họ đã ăn gạo của các người thì họ trả tiền sòng phẳng và không ai buộc các người phải bán cho họ thứ gì. Có ai trong các người, từ đứa bé cho đến ông già, đã bị họ làm điều gì xúc phạm? Hãy đứng lên xem nào, các người là những kẻ chỉ biết nói thầm nói lén và âm mưu ác đức trong bóng tối. Đồ hèn nhát, người nào dám trả lời tôi, hãy đứng lên xem! Phải, tôi nói thẳng trước mặt cả làng, tôi thương những người xa lạ này, bởi vì họ tốt lành, và chỉ mình tôi biết đối xử công bình với họ.”
Vừa dứt lời, ông Hồ Mua bỗng nhảy bổ tới cạnh bếp lửa, chụp lấy một thanh củi đang cháy và cắm ngay vào miệng, rồi gọi đích danh tên đầu đảng âm mưu sát hại nhóm thừa sai ngoại quốc và nói: “Nếu mày dám chống lại tao, thằng hèn nhát, thì hăy cắn vào thanh củi này tiếp theo tao. Hãy thề kết hận với tao như tao thề kết hận với mày.”
Tôi đã hứng chịu bao nhiêu nhọc nhằn vất vả!
Một sự im lặng căng thẳng đè nặng trên căn nhà trước đó vang lên tiếng chuyện trò huyên náo, đến độ người ta có thể nghe thấy tiếng ruồi bay giữa gian nhà đông đặc những người. Không ai dám đứng lên đối đáp với ông Hồ Mua. Tên đầu đảng bị gọi đích danh, run lên như tàu lá trước gió thổi. Chàng ta xin lỗi ríu rít. Và màn kịch chấm dứt ở đó.
Riêng cha Đỗ Đình Bộ (Dourisboure) và các bạn thừa sai người ngoại quốc chưa biết tiếng Bana, nên không hiểu gì về màn kịch nói trên. Ba năm sau tên đầu đảng trở lại đạo và được chịu phép rửa, các ngài mới rõ câu chuyện. Khi ấy nhớ tới tội tày đình anh suýt gây nên, anh vô cùng hối hận và đã sấp mình dưới chân cha Cung (Combes) và xưng thú. Anh nói với cha Cung: Thưa cha, khốn cho con là kẻ đã từng mưu sát cha. Nhưng bây giờ, nếu ai muốn tấn công cha, thì con sẽ sẵn sàng bảo vệ cha và chết vì cha. Người đó sẽ phải bước qua xác chết của con mới có thể làm hại được cha.”
Nhất là tôi đã phải xa lìa người mẹ tốt lành thánh thiện với biết bao đau lòng đứt ruột!
Quả thật, khác hẳn với bối cảnh ba năm về trước, khi cha Bộ và các thừa sai mới tới làng Cồn Cát, mọi người đều chạy trốn. Cha Bộ đã đau lòng ghi lại như sau: “Khi thấy anh chị em dân tộc chạy trốn chúng tôi, thì tim tôi như ứa máu, quặn đau không sao kể xiết! Chúa Giêsu nhân hậu đã nói với người đàn bà xứ Samari rằng: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: cho tôi chút nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống” (Ga 4,10). Những lời dịu dàng này thường đến với tâm trí tôi. Đôi khi, vì không thể làm cho anh chị em dân tộc hiểu được mình; cũng không làm sao cho tiếng nói của mình đến tai họ được, tôi la lên từ xa, với những kẻ chạy trốn: Hỡi anh chị em dân tộc đáng thương và yêu quí! Ước gì anh chị em biết tôi thương yêu anh chị em dường nào và tôi muốn làm điều tốt lành cho anh chị em, tôi đã từng hứng chịu bao nhiêu nhọc nhằn vất vả, đã vượt biển cả, xem thường bão tố! Ước chi anh chị em biết được tổ quốc tôi như thế nào mà tôi đành lìa bỏ vì anh chị em! Nhất là anh chị em biết người mẹ tốt lành, thánh thiện của tôi ở nơi đó, cách xa đây hàng ngàn dặm, mà tôi phải xa lìa với biết bao đau lòng đứt ruột! Và tất cả những điều đó tôi chịu chỉ vì thương yêu anh chị em, thế mà anh chị em lại chạy trốn tôi, lại sợ tôi là người bạn tốt nhất của anh chị em!”
Trong câu chuyện vừa kể theo Dân Làng Hồ, Sàigòn 1972, cha Đỗ Đình Bộ ước ao biết bao để anh chị em dân tộc Bana nhận ra tình thương ngài dành cho họ: Còn trong Tin Mừng hôm nay, chính Đức Giêsu ước ao biết bao dân ngoại Samari nhận ra cái mới Người mang lại cho họ: Đó là suối nước vọt tới sự sống vô cùng vô tận; đó là nền phụng tự đích thực hợp với Đấng là Thần Khí. Cái mới ấy nối tiếp một loạt cái mới khác trong Tin Mừng Gioan dưới biểu tượng rượu mới tại Cana; Đền thờ mới chính là thân thể Đức Giêsu; cuộc tái sinh vượt bậc trong nước và Thần Khí. Đức Giêsu nhấn mạnh về của ăn Người dùng thường ngày là thể hiện ý của Thiên Chúa Cha. Ý ấy phần nào nhắm thẳng cánh đồng truyền giáo đã chín muồi cho việc gặt hái.
Khi ấy Đức Giêsu rời bỏ xứ Giuđê ở miền Nam, lên Galilê theo hướng Bắc. Người đi xuyên qua xứ Samari và vì mệt nhọc, Người ngồi nghỉ cạnh giếng nước do tổ phụ Giacóp đào, mà ngày nay người dân vẫn còn đến kín nước. Chính nơi đây diễn ra hai cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và người phụ nữ Samari (cc.7-26); giữa Đức Giêsu và các môn đệ (cc.31-38).
Với người phụ nữ Samari, Đức Giêsu cho biết chính Người mang lại suối nước vọt tới sự sống đời đời (c.14) vượt hẳn thứ nước từ giếng Giacóp. Kế đó, Đức Giêsu cho phụ nữ ấy nhận ra Người biết tất cả quá khứ của bà, đó là điều khiến bà đặt niềm tin vào Đức Giêsu (c.19).
Người phụ nữ Samari còn được cho biết về phượng tự trong thần khí và sự thật: “Giờ đã đến... những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (c.23).
+ Với các môn đệ, Đức Giêsu cho họ biết “Lương thực của Thầy là thi hành y muốn của Đấng đã sai Thầy và hoàn tất công trình của Người.” (c.34). Người còn gợi ý để họ phóng cái nhìn về cánh đồng truyền giáo đã chín vàng đang chờ đợi ngày gặt (c.35).
Kết luận: Nhiều người Samari tin Đức Giêsu thật là Đấng cứu độ trần gian (c.42).
Một số câu hỏi gợi ý
1. Bạn nghĩ gì về bài nói hùng hồn của ông Hồ Mua trước dân làng? Về lời tự thú của người trước kia định mưu sát cha Cung nay được chịu phép rửa tội? Về lời than trách của cha Đỗ Đình Bộ đối với anh chị em Bana?
2. Bạn hiểu gì về lời Đức Giêsu nói: “Nước tôi cho... đem lại sự sống đời đời (c.14)? Giờ đã đến để... thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật (c.23)? Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy (c.34)? Đồng lúa chín vàng (c.35)?
Lm Augustine S.J.
Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
Nếu anh chị em biết tôi thương yêu anh chị em dường nào!
Hôm đó dân làng Cồn Cát (Kôn Kơ Xâm) uống rượu cần chung với nhau tại nhà rông, có một số dân làng bên cạnh cũng được mời. Ông Hồ Mua tới mời bốn vị thừa sai người ngoại quốc lên nhà rông uống rượu với ông, rượu riêng của ông. Mọi người đã tụ tập và trò chuyện ồn ào, hơi men bốc lên đầu. Ông Hồ Mua uống ít, gương mặt có vẻ lo âu.
Nhóm người ngoại quốc ngồi tại nhà rông khá lâu mới thấy ông Hồ Mua đứng phắt dậy, và bằng một giọng oang oang, ông nói:
“Tôi biết có nhiều người đã kết tội tôi vì làm bạn thân với những người Kinh xa lạ này, và tôi cũng nhận thấy người ta trách tôi tại sao lại mời họ đến dự buổi tiệc rượu này. Tại sao những người Kinh này lại có những kẻ thù ở giữa chúng ta? Họ đã làm điều gì xấu đối với chúng ta? Họ đã phạm điều bất công nào? Nếu họ đã ăn gạo của các người thì họ trả tiền sòng phẳng và không ai buộc các người phải bán cho họ thứ gì. Có ai trong các người, từ đứa bé cho đến ông già, đã bị họ làm điều gì xúc phạm? Hãy đứng lên xem nào, các người là những kẻ chỉ biết nói thầm nói lén và âm mưu ác đức trong bóng tối. Đồ hèn nhát, người nào dám trả lời tôi, hãy đứng lên xem! Phải, tôi nói thẳng trước mặt cả làng, tôi thương những người xa lạ này, bởi vì họ tốt lành, và chỉ mình tôi biết đối xử công bình với họ.”
Vừa dứt lời, ông Hồ Mua bỗng nhảy bổ tới cạnh bếp lửa, chụp lấy một thanh củi đang cháy và cắm ngay vào miệng, rồi gọi đích danh tên đầu đảng âm mưu sát hại nhóm thừa sai ngoại quốc và nói: “Nếu mày dám chống lại tao, thằng hèn nhát, thì hăy cắn vào thanh củi này tiếp theo tao. Hãy thề kết hận với tao như tao thề kết hận với mày.”
Tôi đã hứng chịu bao nhiêu nhọc nhằn vất vả!
Một sự im lặng căng thẳng đè nặng trên căn nhà trước đó vang lên tiếng chuyện trò huyên náo, đến độ người ta có thể nghe thấy tiếng ruồi bay giữa gian nhà đông đặc những người. Không ai dám đứng lên đối đáp với ông Hồ Mua. Tên đầu đảng bị gọi đích danh, run lên như tàu lá trước gió thổi. Chàng ta xin lỗi ríu rít. Và màn kịch chấm dứt ở đó.
Riêng cha Đỗ Đình Bộ (Dourisboure) và các bạn thừa sai người ngoại quốc chưa biết tiếng Bana, nên không hiểu gì về màn kịch nói trên. Ba năm sau tên đầu đảng trở lại đạo và được chịu phép rửa, các ngài mới rõ câu chuyện. Khi ấy nhớ tới tội tày đình anh suýt gây nên, anh vô cùng hối hận và đã sấp mình dưới chân cha Cung (Combes) và xưng thú. Anh nói với cha Cung: Thưa cha, khốn cho con là kẻ đã từng mưu sát cha. Nhưng bây giờ, nếu ai muốn tấn công cha, thì con sẽ sẵn sàng bảo vệ cha và chết vì cha. Người đó sẽ phải bước qua xác chết của con mới có thể làm hại được cha.”
Nhất là tôi đã phải xa lìa người mẹ tốt lành thánh thiện với biết bao đau lòng đứt ruột!
Quả thật, khác hẳn với bối cảnh ba năm về trước, khi cha Bộ và các thừa sai mới tới làng Cồn Cát, mọi người đều chạy trốn. Cha Bộ đã đau lòng ghi lại như sau: “Khi thấy anh chị em dân tộc chạy trốn chúng tôi, thì tim tôi như ứa máu, quặn đau không sao kể xiết! Chúa Giêsu nhân hậu đã nói với người đàn bà xứ Samari rằng: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: cho tôi chút nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống” (Ga 4,10). Những lời dịu dàng này thường đến với tâm trí tôi. Đôi khi, vì không thể làm cho anh chị em dân tộc hiểu được mình; cũng không làm sao cho tiếng nói của mình đến tai họ được, tôi la lên từ xa, với những kẻ chạy trốn: Hỡi anh chị em dân tộc đáng thương và yêu quí! Ước gì anh chị em biết tôi thương yêu anh chị em dường nào và tôi muốn làm điều tốt lành cho anh chị em, tôi đã từng hứng chịu bao nhiêu nhọc nhằn vất vả, đã vượt biển cả, xem thường bão tố! Ước chi anh chị em biết được tổ quốc tôi như thế nào mà tôi đành lìa bỏ vì anh chị em! Nhất là anh chị em biết người mẹ tốt lành, thánh thiện của tôi ở nơi đó, cách xa đây hàng ngàn dặm, mà tôi phải xa lìa với biết bao đau lòng đứt ruột! Và tất cả những điều đó tôi chịu chỉ vì thương yêu anh chị em, thế mà anh chị em lại chạy trốn tôi, lại sợ tôi là người bạn tốt nhất của anh chị em!”
Trong câu chuyện vừa kể theo Dân Làng Hồ, Sàigòn 1972, cha Đỗ Đình Bộ ước ao biết bao để anh chị em dân tộc Bana nhận ra tình thương ngài dành cho họ: Còn trong Tin Mừng hôm nay, chính Đức Giêsu ước ao biết bao dân ngoại Samari nhận ra cái mới Người mang lại cho họ: Đó là suối nước vọt tới sự sống vô cùng vô tận; đó là nền phụng tự đích thực hợp với Đấng là Thần Khí. Cái mới ấy nối tiếp một loạt cái mới khác trong Tin Mừng Gioan dưới biểu tượng rượu mới tại Cana; Đền thờ mới chính là thân thể Đức Giêsu; cuộc tái sinh vượt bậc trong nước và Thần Khí. Đức Giêsu nhấn mạnh về của ăn Người dùng thường ngày là thể hiện ý của Thiên Chúa Cha. Ý ấy phần nào nhắm thẳng cánh đồng truyền giáo đã chín muồi cho việc gặt hái.
Khi ấy Đức Giêsu rời bỏ xứ Giuđê ở miền Nam, lên Galilê theo hướng Bắc. Người đi xuyên qua xứ Samari và vì mệt nhọc, Người ngồi nghỉ cạnh giếng nước do tổ phụ Giacóp đào, mà ngày nay người dân vẫn còn đến kín nước. Chính nơi đây diễn ra hai cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và người phụ nữ Samari (cc.7-26); giữa Đức Giêsu và các môn đệ (cc.31-38).
Với người phụ nữ Samari, Đức Giêsu cho biết chính Người mang lại suối nước vọt tới sự sống đời đời (c.14) vượt hẳn thứ nước từ giếng Giacóp. Kế đó, Đức Giêsu cho phụ nữ ấy nhận ra Người biết tất cả quá khứ của bà, đó là điều khiến bà đặt niềm tin vào Đức Giêsu (c.19).
Người phụ nữ Samari còn được cho biết về phượng tự trong thần khí và sự thật: “Giờ đã đến... những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (c.23).
+ Với các môn đệ, Đức Giêsu cho họ biết “Lương thực của Thầy là thi hành y muốn của Đấng đã sai Thầy và hoàn tất công trình của Người.” (c.34). Người còn gợi ý để họ phóng cái nhìn về cánh đồng truyền giáo đã chín vàng đang chờ đợi ngày gặt (c.35).
Kết luận: Nhiều người Samari tin Đức Giêsu thật là Đấng cứu độ trần gian (c.42).
Một số câu hỏi gợi ý
1. Bạn nghĩ gì về bài nói hùng hồn của ông Hồ Mua trước dân làng? Về lời tự thú của người trước kia định mưu sát cha Cung nay được chịu phép rửa tội? Về lời than trách của cha Đỗ Đình Bộ đối với anh chị em Bana?
2. Bạn hiểu gì về lời Đức Giêsu nói: “Nước tôi cho... đem lại sự sống đời đời (c.14)? Giờ đã đến để... thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật (c.23)? Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy (c.34)? Đồng lúa chín vàng (c.35)?
Lm Augustine S.J.