Dan Lee
02-21-2008, 10:18 PM
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM A.
CÁM DỖ - THỬ THÁCH - SỰ SỐNG TRƯỜNG SINH
Ý nghĩa của nội dung phụng vụ Lời Chúa ba Chúa nhật đầu mùa Chay có một mối liên hệ mật thiết. Chúa nhật I nói tới cám dỗ, gồm bốn cuộc cám dỗ cho ba con người. Nhưng chỉ với một cuộc cám dỗ đầu tiên, Ađam, Evà đã ngã nhào, vì bất tuân lời Thiên Chúa, vì ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình. Ba cuộc cám dỗ còn lại xảy ra với chính Chúa Giêsu. Chúa đã chiến thắng ngoan cường nhờ không ngừng sống Lời Thiên Chúa, và không ngừng hiến thân cho Thiên Chúa, cho trần gian. Như vậy, có đến hai tấm gương phạm tội của Ađam, Evà, và chỉ có một tấm gương chiến thắng của Chúa Giêsu. Dù là tấm gương chiến thắng hay chiến bại trong cám dỗ, tất cả trở thành bài học kinh nghiệm dạy ta biết ra khỏi chính mình, sống cho Thiên Chúa, cho anh em và luôn trung thành tuân giữ Lời Thiên Chúa.
Chúa nhật II: đức tin bị thử thách. Ông Abraham vâng lệnh Thiên Chúa, bỏ nhà, bỏ quê hương ra đi, từ đó bắt đầu cho một chuỗi xin vâng trong nhiều biến cố đau đớn diễn ra suốt đời ông. Còn các thánh tông đồ, dù được kiến cuộc hiển dung vinh quang của Chúa Giêsu, nhưng đó chỉ là một giấc mơ thoáng qua. Các ông phải xuống núi, phải trở về đời thực, và sẽ nếm trải nhiều thử thách lớn, đau đớn khi cùng Chúa Giêsu chấp nhận Thánh giá, không phải một thoáng qua, không là một ngày một buổi, nhưng phải liên tục xin vâng trong suốt quảng đời còn lại của mình. Qua mẫu gương sống đức tin của tổ phụ Abraham, của các thánh tông đồ, Giáo Hội muốn ta vững vàng trong thử thách bằng sự cậy trông vào Chúa, dám để Chúa dẫn dắt đời mình.
Hôm nay, Chúa nhật III, qua câu chuyện gặp gỡ, đối thoại với người phụ nữ xứ Samari ở giếng Giacob, Chúa Giêsu mạc khải, Chúa là sự sống và là sự sống trường sinh. Sự sống trường sinh Chúa ban cho chị phụ nữ khi thức tỉnh tâm hồn chị, giúp chị nhận ra tình trạng tội lỗi của mình, thì Chúa cũng ban cho chúng ta chính sự sống ấy. Như tất cả anh chị em của mình, cũng là con người, người Kitô hữu dù bước theo Chúa Kitô, Đấng là chính sự sống và trao ban sự sống, vẫn không thoát khỏi những cám dỗ làm chao đảo đức tin. Có lúc vì yếu đuối, nông nổi, họ đã sa ngã thật. Sa ngã cách đớn đau như Ađam, Evà chẳng hạn.
Người Kitô hữu cũng không hề được đặt bên ngoài những thử thách của đời sống. Như Abraham, như các tông đồ, dù chân thành theo Chúa, đức tin của người Kitô hữu cần được trui rèn, cần được giáo dục qua những thử thách ấy. Tuy nhiên, họ có một lý tưởng cao cả vượt lên trên mọi thứ có thể cảm nhận, nhìn ngắm hay cầm nắm, dù những thứ ấy quý giá đến đâu. Lý tưởng cao cả ấy là sự sống trường sinh do đức tin mách bảo. Sự sống trường sinh chính là mong ước tương lai, là hy vọng vĩnh cửu, là lẽ sống của những ai tin vào Chúa và sống đức tin của mình.
Chỉ có Chúa Kitô, Nguồng Sống thật mà họ trao gởi hết tình yêu, hết niềm tin, trọn bản thân, trọn cuộc đời, mới là sự thỏa mãn niềm thao thức trường sinh. Vì thế họ nỗ lực từng ngày vượt qua mọi cám dỗ, đạp trên mọi thử thách để đoạt bằng được chính Người, sự sống trường sinh của họ. Chính Chúa Kitô cũng ban mọi ơn cần thiết để họ mạnh mẽ và can đảm sống niềm khát khao vĩnh cửu bằng tất cả lương tâm lương thiện và thánh thiện của mình.
Câu chuyện về sự gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ xứ Samari trên bờ giếng Giacop có một chi tiết nghịch lý thú vị, rất quan trọng đáng chúng ta lưu ý nhằm đánh thức ý thức hướng thiện của mình. Chi tiết quan trọng đó là: Người xin nước uống trở thành người trao ban; còn người cho nước trở thành người lãnh nhận. Chị phụ nữ, người đã được Chúa xin nước, lại là người lãnh nhận cả một kho tàng không thể có bất cứ điều gì có thể so sánh. Kho tàng ấy là chính Chúa Giêsu, mạch suối trao ban nguồn nước trường sinh, đó là được sống chính sự sống của Chúa, sống vĩnh cửu.
Giống như ta, đi đường xa, Chúa Giêsu khát nước và đã xin người phụ nữ đang múc nước cho mình chút nước giải khát. Bằng hành động xin nước, Chúa giúp chị, cũng là giúp chúng ta khám phá cơn khát của mình: “Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với bà: xin cho tôi uống nước, thì chắc bà sẽ xin Người và Người sẽ cho bà nước hằng sống”. Chúa tiếp tục dẫn dắt chúng ta đi vào chiếm hữu sự sống trường sinh ấy: “Ai uống nước giếng này sẽ còn khát: nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa, vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời”.
Vẫn chưa đến lúc chấm hết. Càng đi xa hơn với Chúa, con người càng được phát triển đức tin của mình. Chị phụ nữ đã thật thà bật thốt với tất cả lòng thành: “Tôi biết Đấng Messia mà người ta gọi là Kitô sẽ đến, và khi đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự”. Chỉ chờ một lời tuyên xưng quả cảm như thế, Chúa Giêsu đã tỏ lộ trọn vẹn bản thân Người: “Đấng ấy chính là Ta, người đang nói với bà đây”. Phúc lớn lao cho chị phụ nữ vì đã vui lòng chấp nhận để Chúa dẫn lối. Và cũng sẽ phúc cho chúng ta, nếu biết mở rộng lòng đón nhận Chúa, đón nhận lời mạc khải của Người, nhờ đó Chúa đưa chúng ta vào sự thật muôn đời bất tử là chính Chúa.
Hóa ra cần đến nước nhưng không phải là nước. Trong hoàng cảnh này, nước chỉ là biểu tượng của sự sống trường sinh. Và Chúa Giêsu, người đến xin nước không phải để uống nước, nhưng để trao ban chính mình. Khai mở bằng một cơn khát nước của Đấng Cứu Chuộc, nhưng kết thúc không phải là một cơn, mà là cả một niềm khao khát mãnh liệt vươn tới tình yêu vĩnh cửu, vươn tới sự sống thường hằng và bình an đích thực của người đã có thể ý thức mình tội lỗi. Bằng một cơn khát thể lý của Đấng Cứu Chuộc, đã có thể tạo đà cho nhân loại đi tới một cơn đói khát tâm linh, cần thiết để chuẩn bị nhân loại mở lòng đón nhận ơn cứu chuộc là chính Đấng Cứu Chuộc.
Hóa ra từ sự khát nước, Chúa dẫn ta đến một chân lý không hề sai chạy, đó là: tìm cách bù trừ khát vọng tâm linh bằng bất cứ sự thỏa mãn trần gian, thỏa mãn dục tính, thỏa mãn đam mê nào ngoài Thiên Chúa, người ta sẽ chới với, sẽ hụt hẫng, sẽ trống vắng, sẽ càng lúc càng đói khát hơn. Bởi cơn khát tâm linh, chỉ có Đấng thuộc về tâm linh mới có thể lấp đầy. Cơn khát nước thể lý không làm người ta chết, nhưng để mình bị đói khát, thiếu thốn Thiên Chúa, người ta sẽ chết đời đời. Cuộc trao đổi xoay quanh chủ đề nước, nhưng mục đích cuối cùng không dẫn đến việc uống nước, lại dẫn đến việc nhìn lại cả một quá khứ tội lỗi còn đang kéo dài đến hiện tại của một con người, giúp con người ấy ý thức mình để mà vươn lên, để mà lãnh nhận ơn bình an.
Như vậy, kết thúc cho cả một chủ đề liên tục trong ba Chúa nhật đầu mùa Chay: vượt thắng cám dỗ, vượt thắng thử thách để tiến đến chính Chúa Giêsu là nguồn hy vọng trường sinh của chúng ta, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy sống mùa Chay một cách thiết thực bằng cách gặp gỡ Chúa trong cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa và để cho Lời ấy thấm vào con tim khối óc của mình. Vì chỉ có như thế, ta mới có thể đạt được điều mà chị phụ nữ xứ Samari đã đạt được, đó là hoán cải đời mình để tiến đến cùng Thiên Chúa, Đấng trao ban sự sống trường sinh cho chúng ta.
Lm Vũ Xuân Hạnh
CÁM DỖ - THỬ THÁCH - SỰ SỐNG TRƯỜNG SINH
Ý nghĩa của nội dung phụng vụ Lời Chúa ba Chúa nhật đầu mùa Chay có một mối liên hệ mật thiết. Chúa nhật I nói tới cám dỗ, gồm bốn cuộc cám dỗ cho ba con người. Nhưng chỉ với một cuộc cám dỗ đầu tiên, Ađam, Evà đã ngã nhào, vì bất tuân lời Thiên Chúa, vì ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình. Ba cuộc cám dỗ còn lại xảy ra với chính Chúa Giêsu. Chúa đã chiến thắng ngoan cường nhờ không ngừng sống Lời Thiên Chúa, và không ngừng hiến thân cho Thiên Chúa, cho trần gian. Như vậy, có đến hai tấm gương phạm tội của Ađam, Evà, và chỉ có một tấm gương chiến thắng của Chúa Giêsu. Dù là tấm gương chiến thắng hay chiến bại trong cám dỗ, tất cả trở thành bài học kinh nghiệm dạy ta biết ra khỏi chính mình, sống cho Thiên Chúa, cho anh em và luôn trung thành tuân giữ Lời Thiên Chúa.
Chúa nhật II: đức tin bị thử thách. Ông Abraham vâng lệnh Thiên Chúa, bỏ nhà, bỏ quê hương ra đi, từ đó bắt đầu cho một chuỗi xin vâng trong nhiều biến cố đau đớn diễn ra suốt đời ông. Còn các thánh tông đồ, dù được kiến cuộc hiển dung vinh quang của Chúa Giêsu, nhưng đó chỉ là một giấc mơ thoáng qua. Các ông phải xuống núi, phải trở về đời thực, và sẽ nếm trải nhiều thử thách lớn, đau đớn khi cùng Chúa Giêsu chấp nhận Thánh giá, không phải một thoáng qua, không là một ngày một buổi, nhưng phải liên tục xin vâng trong suốt quảng đời còn lại của mình. Qua mẫu gương sống đức tin của tổ phụ Abraham, của các thánh tông đồ, Giáo Hội muốn ta vững vàng trong thử thách bằng sự cậy trông vào Chúa, dám để Chúa dẫn dắt đời mình.
Hôm nay, Chúa nhật III, qua câu chuyện gặp gỡ, đối thoại với người phụ nữ xứ Samari ở giếng Giacob, Chúa Giêsu mạc khải, Chúa là sự sống và là sự sống trường sinh. Sự sống trường sinh Chúa ban cho chị phụ nữ khi thức tỉnh tâm hồn chị, giúp chị nhận ra tình trạng tội lỗi của mình, thì Chúa cũng ban cho chúng ta chính sự sống ấy. Như tất cả anh chị em của mình, cũng là con người, người Kitô hữu dù bước theo Chúa Kitô, Đấng là chính sự sống và trao ban sự sống, vẫn không thoát khỏi những cám dỗ làm chao đảo đức tin. Có lúc vì yếu đuối, nông nổi, họ đã sa ngã thật. Sa ngã cách đớn đau như Ađam, Evà chẳng hạn.
Người Kitô hữu cũng không hề được đặt bên ngoài những thử thách của đời sống. Như Abraham, như các tông đồ, dù chân thành theo Chúa, đức tin của người Kitô hữu cần được trui rèn, cần được giáo dục qua những thử thách ấy. Tuy nhiên, họ có một lý tưởng cao cả vượt lên trên mọi thứ có thể cảm nhận, nhìn ngắm hay cầm nắm, dù những thứ ấy quý giá đến đâu. Lý tưởng cao cả ấy là sự sống trường sinh do đức tin mách bảo. Sự sống trường sinh chính là mong ước tương lai, là hy vọng vĩnh cửu, là lẽ sống của những ai tin vào Chúa và sống đức tin của mình.
Chỉ có Chúa Kitô, Nguồng Sống thật mà họ trao gởi hết tình yêu, hết niềm tin, trọn bản thân, trọn cuộc đời, mới là sự thỏa mãn niềm thao thức trường sinh. Vì thế họ nỗ lực từng ngày vượt qua mọi cám dỗ, đạp trên mọi thử thách để đoạt bằng được chính Người, sự sống trường sinh của họ. Chính Chúa Kitô cũng ban mọi ơn cần thiết để họ mạnh mẽ và can đảm sống niềm khát khao vĩnh cửu bằng tất cả lương tâm lương thiện và thánh thiện của mình.
Câu chuyện về sự gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ xứ Samari trên bờ giếng Giacop có một chi tiết nghịch lý thú vị, rất quan trọng đáng chúng ta lưu ý nhằm đánh thức ý thức hướng thiện của mình. Chi tiết quan trọng đó là: Người xin nước uống trở thành người trao ban; còn người cho nước trở thành người lãnh nhận. Chị phụ nữ, người đã được Chúa xin nước, lại là người lãnh nhận cả một kho tàng không thể có bất cứ điều gì có thể so sánh. Kho tàng ấy là chính Chúa Giêsu, mạch suối trao ban nguồn nước trường sinh, đó là được sống chính sự sống của Chúa, sống vĩnh cửu.
Giống như ta, đi đường xa, Chúa Giêsu khát nước và đã xin người phụ nữ đang múc nước cho mình chút nước giải khát. Bằng hành động xin nước, Chúa giúp chị, cũng là giúp chúng ta khám phá cơn khát của mình: “Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với bà: xin cho tôi uống nước, thì chắc bà sẽ xin Người và Người sẽ cho bà nước hằng sống”. Chúa tiếp tục dẫn dắt chúng ta đi vào chiếm hữu sự sống trường sinh ấy: “Ai uống nước giếng này sẽ còn khát: nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa, vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời”.
Vẫn chưa đến lúc chấm hết. Càng đi xa hơn với Chúa, con người càng được phát triển đức tin của mình. Chị phụ nữ đã thật thà bật thốt với tất cả lòng thành: “Tôi biết Đấng Messia mà người ta gọi là Kitô sẽ đến, và khi đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự”. Chỉ chờ một lời tuyên xưng quả cảm như thế, Chúa Giêsu đã tỏ lộ trọn vẹn bản thân Người: “Đấng ấy chính là Ta, người đang nói với bà đây”. Phúc lớn lao cho chị phụ nữ vì đã vui lòng chấp nhận để Chúa dẫn lối. Và cũng sẽ phúc cho chúng ta, nếu biết mở rộng lòng đón nhận Chúa, đón nhận lời mạc khải của Người, nhờ đó Chúa đưa chúng ta vào sự thật muôn đời bất tử là chính Chúa.
Hóa ra cần đến nước nhưng không phải là nước. Trong hoàng cảnh này, nước chỉ là biểu tượng của sự sống trường sinh. Và Chúa Giêsu, người đến xin nước không phải để uống nước, nhưng để trao ban chính mình. Khai mở bằng một cơn khát nước của Đấng Cứu Chuộc, nhưng kết thúc không phải là một cơn, mà là cả một niềm khao khát mãnh liệt vươn tới tình yêu vĩnh cửu, vươn tới sự sống thường hằng và bình an đích thực của người đã có thể ý thức mình tội lỗi. Bằng một cơn khát thể lý của Đấng Cứu Chuộc, đã có thể tạo đà cho nhân loại đi tới một cơn đói khát tâm linh, cần thiết để chuẩn bị nhân loại mở lòng đón nhận ơn cứu chuộc là chính Đấng Cứu Chuộc.
Hóa ra từ sự khát nước, Chúa dẫn ta đến một chân lý không hề sai chạy, đó là: tìm cách bù trừ khát vọng tâm linh bằng bất cứ sự thỏa mãn trần gian, thỏa mãn dục tính, thỏa mãn đam mê nào ngoài Thiên Chúa, người ta sẽ chới với, sẽ hụt hẫng, sẽ trống vắng, sẽ càng lúc càng đói khát hơn. Bởi cơn khát tâm linh, chỉ có Đấng thuộc về tâm linh mới có thể lấp đầy. Cơn khát nước thể lý không làm người ta chết, nhưng để mình bị đói khát, thiếu thốn Thiên Chúa, người ta sẽ chết đời đời. Cuộc trao đổi xoay quanh chủ đề nước, nhưng mục đích cuối cùng không dẫn đến việc uống nước, lại dẫn đến việc nhìn lại cả một quá khứ tội lỗi còn đang kéo dài đến hiện tại của một con người, giúp con người ấy ý thức mình để mà vươn lên, để mà lãnh nhận ơn bình an.
Như vậy, kết thúc cho cả một chủ đề liên tục trong ba Chúa nhật đầu mùa Chay: vượt thắng cám dỗ, vượt thắng thử thách để tiến đến chính Chúa Giêsu là nguồn hy vọng trường sinh của chúng ta, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy sống mùa Chay một cách thiết thực bằng cách gặp gỡ Chúa trong cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa và để cho Lời ấy thấm vào con tim khối óc của mình. Vì chỉ có như thế, ta mới có thể đạt được điều mà chị phụ nữ xứ Samari đã đạt được, đó là hoán cải đời mình để tiến đến cùng Thiên Chúa, Đấng trao ban sự sống trường sinh cho chúng ta.
Lm Vũ Xuân Hạnh