Dan Lee
02-21-2008, 10:53 PM
CẢ HAI ĐỀU HỐI HẬN
http://www.vietcatholic.net/pics/Shuttle-01.gif
Ba nước Tề, Hàn, Ngụy cùng liên quân đánh Hàm Cốc quan của nước Tần. Trông chừng quốc gia đối mặt giữa sự tồn vong nên Tần vương nói với các khanh tướng: “Thế công của ba nước mãnh liệt, ta muốn cắt nhượng Hà Đông cho họ để đổi lấy hòa bình, các người cảm thấy như thế nào ?”
Bởi vì đây là quyết định rất quan trọng cho nên mọi người đều không dám bày tỏ ý kiến, thật ra Tần vương tự mình cũng rất do dự, cho nên mới hỏi biện pháp của mọi người.
Công tử Phiếm đáp: “Nếu vương cắt nhượng đất Hà Đông để giảng hòa, sau này nhất định sẽ hối hận mà nói: “Quân đội của ba nước đáng lẽ là muốn triệt thoái, vậy mà ta còn dâng đất cho họ.” Nếu không giảng hòa thì ba nước sau khi công đánh Hàm Cốc quan, sẽ nhất định chiếm cứ rất nhiều đất đai, lúc ấy vương cũng nhất định hối hận nói: “Vì không cắt nhượng Hà Đông, bây giờ mới biết là tổn hại quá lớn.” Giảng hòa sẽ hối hận, không giảng hòa cũng sẽ hối hận.”
Tần vương nghe xong, ngẫm nghĩ chút xíu, nói: “Đã phải hối hận thì ta cam lòng mất Hà Đông mà hối hận, quyết không đợi quốc gia bị diệt vong mới hối hận. Ta quyết định cắt nhượng Hà Đông để giảng hòa.”
(Hàn Phi tử: Nội các thuyết thượng-Thất thuật)
Suy tư:
Một quyết định đúng lúc là quyết định sáng suốt, nó có thể làm cho cục diện thay đổi, có khi chuyển bại thành thắng, chuyển thế thủ thành thế tiến công, và nhất là sẽ làm cho mọi người an tâm và người dưới quyền tin tưởng mình hơn.
Con người ta thường đứng giữa ngã ba đường trước khi quyết định làm một việc gì đó: nên yêu thương hay nên oán ghét, khi mà đối phương cứ kiếm cách “chơi” mình, hạ bệ mình ? Ăn cướp của người ta có nên trả lại không, bởi vì của ăn cướp quá “ngon lành”, trả thì uổng không trả thì tiếc công ăn cướp ? Trả thù hay tha thứ khi người ta làm thiệt hại thanh danh và vật chất của mình quá nhiều ?...Đó ngã ba đường của lương tri mà bất cứ con người nào cũng có, dù cho họ tán tận bán đứng lương tâm của mình.
Đứng trước ngã ba đường thì người không có đức tin thường làm theo bản tính tham lam hưởng lợi của mình; người tán tận mất cả lương tri thì làm theo cái bụng và cái tham của mình; người có lương tâm thì áy náy lo âu và tìm cách làm đúng theo lương tâm chỉ bảo, và Tần vương đã làm như thế.
Đứng trước ngã ba đường thì người Ki-tô hữu không làm càn, nhưng việc trước tiên của họ là cầu nguyện để xin ơn trợ giúp, tiếp đến là bàn hỏi với người khôn ngoan để tìm ra thánh ý Chúa và chọn lựa, sau cùng là vui vẻ thực hành những gì mà mình đã chọn sau khi đã cầu nguyện và bàn hỏi với những người khôn ngoan, dù cho việc đó có khó khăn và có khi gây đau khổ cho mình họ sẽ cũng không hối hận.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://www.vietcatholic.net/pics/Shuttle-01.gif
Ba nước Tề, Hàn, Ngụy cùng liên quân đánh Hàm Cốc quan của nước Tần. Trông chừng quốc gia đối mặt giữa sự tồn vong nên Tần vương nói với các khanh tướng: “Thế công của ba nước mãnh liệt, ta muốn cắt nhượng Hà Đông cho họ để đổi lấy hòa bình, các người cảm thấy như thế nào ?”
Bởi vì đây là quyết định rất quan trọng cho nên mọi người đều không dám bày tỏ ý kiến, thật ra Tần vương tự mình cũng rất do dự, cho nên mới hỏi biện pháp của mọi người.
Công tử Phiếm đáp: “Nếu vương cắt nhượng đất Hà Đông để giảng hòa, sau này nhất định sẽ hối hận mà nói: “Quân đội của ba nước đáng lẽ là muốn triệt thoái, vậy mà ta còn dâng đất cho họ.” Nếu không giảng hòa thì ba nước sau khi công đánh Hàm Cốc quan, sẽ nhất định chiếm cứ rất nhiều đất đai, lúc ấy vương cũng nhất định hối hận nói: “Vì không cắt nhượng Hà Đông, bây giờ mới biết là tổn hại quá lớn.” Giảng hòa sẽ hối hận, không giảng hòa cũng sẽ hối hận.”
Tần vương nghe xong, ngẫm nghĩ chút xíu, nói: “Đã phải hối hận thì ta cam lòng mất Hà Đông mà hối hận, quyết không đợi quốc gia bị diệt vong mới hối hận. Ta quyết định cắt nhượng Hà Đông để giảng hòa.”
(Hàn Phi tử: Nội các thuyết thượng-Thất thuật)
Suy tư:
Một quyết định đúng lúc là quyết định sáng suốt, nó có thể làm cho cục diện thay đổi, có khi chuyển bại thành thắng, chuyển thế thủ thành thế tiến công, và nhất là sẽ làm cho mọi người an tâm và người dưới quyền tin tưởng mình hơn.
Con người ta thường đứng giữa ngã ba đường trước khi quyết định làm một việc gì đó: nên yêu thương hay nên oán ghét, khi mà đối phương cứ kiếm cách “chơi” mình, hạ bệ mình ? Ăn cướp của người ta có nên trả lại không, bởi vì của ăn cướp quá “ngon lành”, trả thì uổng không trả thì tiếc công ăn cướp ? Trả thù hay tha thứ khi người ta làm thiệt hại thanh danh và vật chất của mình quá nhiều ?...Đó ngã ba đường của lương tri mà bất cứ con người nào cũng có, dù cho họ tán tận bán đứng lương tâm của mình.
Đứng trước ngã ba đường thì người không có đức tin thường làm theo bản tính tham lam hưởng lợi của mình; người tán tận mất cả lương tri thì làm theo cái bụng và cái tham của mình; người có lương tâm thì áy náy lo âu và tìm cách làm đúng theo lương tâm chỉ bảo, và Tần vương đã làm như thế.
Đứng trước ngã ba đường thì người Ki-tô hữu không làm càn, nhưng việc trước tiên của họ là cầu nguyện để xin ơn trợ giúp, tiếp đến là bàn hỏi với người khôn ngoan để tìm ra thánh ý Chúa và chọn lựa, sau cùng là vui vẻ thực hành những gì mà mình đã chọn sau khi đã cầu nguyện và bàn hỏi với những người khôn ngoan, dù cho việc đó có khó khăn và có khi gây đau khổ cho mình họ sẽ cũng không hối hận.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.