delta
02-22-2008, 06:41 PM
Sinh tố D giảm ung thư vú và ruột kết
NEW YORK (Reuters Health) - Hàng chục ngàn ca của bệnh ung thư vú và ung thư ruột kết có thể tránh được mỗi năm, nếu dân chúng sống trong vùng khí hậu khá lạnh tăng thêm mức sinh tố D, theo một phúc trình nghiên cứu mới.
Một số cuộc nghiên cứu trước đây đã thấy rằng sinh tố D có thể là yếu tố quan trọng đối với nguy cơ mắc bệnh ung thư. Phần lớn trong cuộc nghiên cứu mới này căn cứ vào những tỉ lệ về bệnh ung thư tại những vùng vĩ tuyến khác nhau trên thế giới. Toán nghiên cứu nhận thấy những tỉ lệ về bệnh ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư buồng trứng có mức thấp hơn trong những vùng nhiều ánh nắng, khi so sánh với những vùng ở vĩ tuyến cao có Mùa Ðông lạnh khiến dân chúng ít tiếp xúc với ánh nắng hơn.
Ánh mặt trời gây ra sự tổng hợp của sinh tố D trong da của chúng ta, cho nên những người ít tiếp xúc với ánh nắng thì thường có mức sinh tố D thấp hơn.
Ngoài những cuộc nghiên cứu này còn có những cuộc thí nghiệm cho thấy sinh tố D giúp ngăn chặn sự tăng trưởng và sự lan tràn của những tế bào ung thư. Ngoài ra, một số cuộc thí nghiệm lâm sàng chứng tỏ rằng những người tiêu thụ liều lượng sinh tố D cao thì giảm những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Trong cuộc nghiên cứu mới, các chuyên gia tại trường đại học University of California ở San Diego (UCSD) đã dùng những số liệu về mức sinh tố D trung bình trong máu vào Mùa Ðông và tỉ lệ những người mắc bệnh ung thư vú và ung thư ruột kết trong 15 nước trên thế giới.
Họ thấy rằng tỉ lệ của những bệnh nói trên có khuynh hướng giảm xuống thấp khi những mức sinh tố D trung bình tăng cao, theo phúc trình nghiên cứu đăng trong đặc san Nutrition Reviews chuyên về khoa dinh dưỡng. Hiệu ứng chống bệnh ung thư ruột kết có vẻ khởi đầu khi những mức sinh tố D trong máu lên tới 22 nanograms mỗi millilít (ng/mL); đối với bệnh ung thư vú, con số đó là 32 ng/mL.
Mức sinh tố D trung bình trong máu vào cuối Mùa Ðông trong dân chúng Mỹ là 15 tới 18 ng/mL, theo lời toán nghiên cứu.
Các chuyên gia nói rằng theo những dữ liệu của họ, nếu người Mỹ có thể duy trì sinh tố D ở mức từ 55 ng/mL trở lên thì mỗi năm ở Hoa Kỳ có thể tránh được 60,000 ca của bệnh ung thư ruột kết và 85,000 ca của ung thư vú. Nếu tính khắp thế giới thì những con số đó có thể là 250,000 ca ung thư ruột kết và 350,000 ca ung thư vú.
“Ðiều này có thể đạt được bằng cách tốt nhất là phối hợp chế độ dinh dưỡng với sự tiêu thụ sinh tố D bổ xung và tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày ở những quãng thời gian ngắn, khoảng 10 hoặc 15 phút,” Bác Sĩ Cedric F. Garland, một chuyên gia về ngăn ngừa ung thư tại Ðại Học UCSD, nói trong một bản tin.
Nhưng tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều sẽ có hại cho da, vì vậy không có ai khuyên người ta nên phơi nắng thật nhiều để đạt tới những mức sinh tố D cao trong máu. Theo Bác Sĩ Garland, chỉ cần tiếp xúc ít phút với ánh nắng giữa ngày là đủ, trong khi phơi ra khoảng 40% da trên thân thể. Ðối với những người có màu da trắng (fair-skinned), các nhà nghiên cứu ước tính rằng họ chỉ cần phơi nắng 3 phút mỗi ngày là đủ, trong khi những người có màu da đậm hơn (darker-skinned) có thể cần khoảng 15 phút.
Ðể nêu thí dụ, Bác Sĩ Garland nói rằng một người “lifeguard” (người gác bãi biển) trong vùng Nam California có thể chỉ cần tiêu thụ thêm một ít sinh tố D để đạt tới những mức có hiệu năng chống bệnh, trong khi một người sống ở vùng vĩ tuyến cao hơn và ít tiếp xúc với ánh nắng thì cần tiêu thụ nhiều sinh tố D hơn.
Toán nghiên cứu đề nghị rằng, ngoài sự phơi nắng ở mức vừa phải, người thành niên hãy uống 2,000 IU (đơn vị quốc tế) sinh tố D mỗi ngày - được coi là mức cao không có hại cho sức khỏe (“tolerable upper intake level”).
Mức giới hạn đó được đặt ra là vì nếu tiêu thụ quá nhiều sinh tố D có thể làm tăng những mức của chất calcium trong máu và gây ra những phản ứng phụ như buồn nôn, xuống cân, mệt mỏi và làm hại chức năng của thận. (n.m.)
NEW YORK (Reuters Health) - Hàng chục ngàn ca của bệnh ung thư vú và ung thư ruột kết có thể tránh được mỗi năm, nếu dân chúng sống trong vùng khí hậu khá lạnh tăng thêm mức sinh tố D, theo một phúc trình nghiên cứu mới.
Một số cuộc nghiên cứu trước đây đã thấy rằng sinh tố D có thể là yếu tố quan trọng đối với nguy cơ mắc bệnh ung thư. Phần lớn trong cuộc nghiên cứu mới này căn cứ vào những tỉ lệ về bệnh ung thư tại những vùng vĩ tuyến khác nhau trên thế giới. Toán nghiên cứu nhận thấy những tỉ lệ về bệnh ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư buồng trứng có mức thấp hơn trong những vùng nhiều ánh nắng, khi so sánh với những vùng ở vĩ tuyến cao có Mùa Ðông lạnh khiến dân chúng ít tiếp xúc với ánh nắng hơn.
Ánh mặt trời gây ra sự tổng hợp của sinh tố D trong da của chúng ta, cho nên những người ít tiếp xúc với ánh nắng thì thường có mức sinh tố D thấp hơn.
Ngoài những cuộc nghiên cứu này còn có những cuộc thí nghiệm cho thấy sinh tố D giúp ngăn chặn sự tăng trưởng và sự lan tràn của những tế bào ung thư. Ngoài ra, một số cuộc thí nghiệm lâm sàng chứng tỏ rằng những người tiêu thụ liều lượng sinh tố D cao thì giảm những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Trong cuộc nghiên cứu mới, các chuyên gia tại trường đại học University of California ở San Diego (UCSD) đã dùng những số liệu về mức sinh tố D trung bình trong máu vào Mùa Ðông và tỉ lệ những người mắc bệnh ung thư vú và ung thư ruột kết trong 15 nước trên thế giới.
Họ thấy rằng tỉ lệ của những bệnh nói trên có khuynh hướng giảm xuống thấp khi những mức sinh tố D trung bình tăng cao, theo phúc trình nghiên cứu đăng trong đặc san Nutrition Reviews chuyên về khoa dinh dưỡng. Hiệu ứng chống bệnh ung thư ruột kết có vẻ khởi đầu khi những mức sinh tố D trong máu lên tới 22 nanograms mỗi millilít (ng/mL); đối với bệnh ung thư vú, con số đó là 32 ng/mL.
Mức sinh tố D trung bình trong máu vào cuối Mùa Ðông trong dân chúng Mỹ là 15 tới 18 ng/mL, theo lời toán nghiên cứu.
Các chuyên gia nói rằng theo những dữ liệu của họ, nếu người Mỹ có thể duy trì sinh tố D ở mức từ 55 ng/mL trở lên thì mỗi năm ở Hoa Kỳ có thể tránh được 60,000 ca của bệnh ung thư ruột kết và 85,000 ca của ung thư vú. Nếu tính khắp thế giới thì những con số đó có thể là 250,000 ca ung thư ruột kết và 350,000 ca ung thư vú.
“Ðiều này có thể đạt được bằng cách tốt nhất là phối hợp chế độ dinh dưỡng với sự tiêu thụ sinh tố D bổ xung và tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày ở những quãng thời gian ngắn, khoảng 10 hoặc 15 phút,” Bác Sĩ Cedric F. Garland, một chuyên gia về ngăn ngừa ung thư tại Ðại Học UCSD, nói trong một bản tin.
Nhưng tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều sẽ có hại cho da, vì vậy không có ai khuyên người ta nên phơi nắng thật nhiều để đạt tới những mức sinh tố D cao trong máu. Theo Bác Sĩ Garland, chỉ cần tiếp xúc ít phút với ánh nắng giữa ngày là đủ, trong khi phơi ra khoảng 40% da trên thân thể. Ðối với những người có màu da trắng (fair-skinned), các nhà nghiên cứu ước tính rằng họ chỉ cần phơi nắng 3 phút mỗi ngày là đủ, trong khi những người có màu da đậm hơn (darker-skinned) có thể cần khoảng 15 phút.
Ðể nêu thí dụ, Bác Sĩ Garland nói rằng một người “lifeguard” (người gác bãi biển) trong vùng Nam California có thể chỉ cần tiêu thụ thêm một ít sinh tố D để đạt tới những mức có hiệu năng chống bệnh, trong khi một người sống ở vùng vĩ tuyến cao hơn và ít tiếp xúc với ánh nắng thì cần tiêu thụ nhiều sinh tố D hơn.
Toán nghiên cứu đề nghị rằng, ngoài sự phơi nắng ở mức vừa phải, người thành niên hãy uống 2,000 IU (đơn vị quốc tế) sinh tố D mỗi ngày - được coi là mức cao không có hại cho sức khỏe (“tolerable upper intake level”).
Mức giới hạn đó được đặt ra là vì nếu tiêu thụ quá nhiều sinh tố D có thể làm tăng những mức của chất calcium trong máu và gây ra những phản ứng phụ như buồn nôn, xuống cân, mệt mỏi và làm hại chức năng của thận. (n.m.)