delta
02-22-2008, 06:47 PM
Phụ nữ hút thuốc lá, con lớn lên sẽ giảm khả năng chú ý
NEW YORK (Reuters) - Những thiếu niên mà người mẹ đã hút thuốc lá trong thời gian mang thai và chính họ khi lớn lên cũng hút thuốc lá thì có khả năng chú ý thấp hơn những thiếu niên không bị nhiễm chất nicotine khi còn là bào thai, theo một cuộc nghiên cứu mới.
Các nhà nghiên cứu cũng thấy có những khác biệt về giới tính trong ảnh hưởng của chất nicotine: Con gái bị nhiễm chất này trong khi họ còn là bào thai thì bị giảm khả năng chú ý liên quan tới cả thị giác lẫn thính giác, trong khi con trai thì chỉ dẫn tới sự thiếu tập trung về thính giác.
Theo những cuộc nghiên cứu trước đây, chất nicotine có thể bám vào những cơ quan thụ cảm (receptors) liên quan tới sự phát triển của bộ óc và các nhà nghiên cứu đã nhận thấy có những vấn đề về cả phương diện trí thức lẫn thính giác nơi các đứa con của những người hút thuốc lá. Cả thời kỳ mang thai lẫn thời kỳ của tuổi thiếu niên đều là những thời gian trọng yếu đối với sự phát triển của bộ óc, và chất nicotine gây ra những vấn đề trí nhớ và khả năng chú ý nơi giới thiếu niên ở tuổi “teen.”
Ðể hiểu rõ về những ảnh hưởng của sự tiêm nhiễm chất nicotine đối với khả năng chú ý, Bác Sĩ Leslie K. Jacobsen thuộc trường y khoa của đại học Yale University ở New Haven, Connecticut, đã khảo sát 181 thiếu niên nam nữ ở tuổi teen trong khi họ thi hành một loạt những cuộc trắc nghiệm để lượng giá khả năng lãnh hội những gợi ý về thị giác và thính giác. Các thiếu niên đã được soi óc bằng máy quét (brain scan) trong khi họ thi hành những cuộc trắc nghiệm.
Trong số 92 thiếu niên mà mẹ họ đã hút thuốc trong thời gian mang thai, thì 67 người cũng đang hút thuốc lá hằng ngày. Trong số 89 thiếu niên mà mẹ không hút thuốc trong thời gian mang thai thì có 44 người hiện thời cũng hút thuốc, trong khi 45 người không hút.
Những thiếu niên hiện đang hút thuốc và trước đây đã tiêm nhiễm chất nicotine khi còn là bào thai thì có số điểm thấp nhất trong những cuộc trắc nghiệm, trong khi những thiếu niên không hút thuốc và cũng không bị nhiễm chất nicotine khi còn là bào thai thì đạt được số điểm cao nhất. Những thiếu niên tham gia cuộc nghiên cứu mà hiện thời đang hút thuốc (nhưng mẹ họ không hút trong thời gian mang thai) và những thiếu niên mà người mẹ đã hút thuốc khi mang thai (nhưng hiện thời chính họ không hút thuốc) thì có số điểm ở giữa hai nhóm nói trên.
Mô hình này được nhận thấy đối với cả những khả năng chú ý về thính giác lẫn thị giác nơi giới thiếu-nữ, nhưng chỉ xuất hiện trong những cuộc trắc nghiệm về khả năng chú ý liên quan tới thính giác nơi những thiếu-nam.
Một số vùng trong óc làm việc nhiều hơn trong những cuộc trắc nghiệm của những thiếu niên mà người mẹ đã hút thuốc khi mang thai, điều này ngụ ý rằng sự tiêm nhiễm chất nicotine khi còn là bào thai làm giảm năng lực của chức năng xử lý của bộ óc khi các thiếu niên thi hành những cuộc trắc nghiệm, theo lời các nhà nghiên cứu.
Những kết quả tìm thấy này ngụ ý rằng sự phát triển về thính giác của giới nam thiếu niên dễ bị thương tổn do những hiệu ứng của chất nicotine, trong khi giới thiếu nữ dễ bị thương tổn đối với sự phát triển của cả thị giác lẫn thính giác, theo nhận định của toán nghiên cứu trong phúc trình.
Họ kết luận: “Những điều tìm thấy này nhấn mạnh tới sự quan trọng của việc khai triển những chương trình ngăn ngừa hút thuốc lá nhắm vào những phụ nữ ở tuổi sanh đẻ và khai triển những chương trình cai hút thuốc lá trong đó không áp dụng phương pháp truyền chất nicotine vào cơ thể người ghiền.”
Họ vạch ra rằng khoảng 16 phần trăm những phụ nữ hút thuốc lá thụ thai đã không thể bỏ hút thuốc. (n.m.)
NEW YORK (Reuters) - Những thiếu niên mà người mẹ đã hút thuốc lá trong thời gian mang thai và chính họ khi lớn lên cũng hút thuốc lá thì có khả năng chú ý thấp hơn những thiếu niên không bị nhiễm chất nicotine khi còn là bào thai, theo một cuộc nghiên cứu mới.
Các nhà nghiên cứu cũng thấy có những khác biệt về giới tính trong ảnh hưởng của chất nicotine: Con gái bị nhiễm chất này trong khi họ còn là bào thai thì bị giảm khả năng chú ý liên quan tới cả thị giác lẫn thính giác, trong khi con trai thì chỉ dẫn tới sự thiếu tập trung về thính giác.
Theo những cuộc nghiên cứu trước đây, chất nicotine có thể bám vào những cơ quan thụ cảm (receptors) liên quan tới sự phát triển của bộ óc và các nhà nghiên cứu đã nhận thấy có những vấn đề về cả phương diện trí thức lẫn thính giác nơi các đứa con của những người hút thuốc lá. Cả thời kỳ mang thai lẫn thời kỳ của tuổi thiếu niên đều là những thời gian trọng yếu đối với sự phát triển của bộ óc, và chất nicotine gây ra những vấn đề trí nhớ và khả năng chú ý nơi giới thiếu niên ở tuổi “teen.”
Ðể hiểu rõ về những ảnh hưởng của sự tiêm nhiễm chất nicotine đối với khả năng chú ý, Bác Sĩ Leslie K. Jacobsen thuộc trường y khoa của đại học Yale University ở New Haven, Connecticut, đã khảo sát 181 thiếu niên nam nữ ở tuổi teen trong khi họ thi hành một loạt những cuộc trắc nghiệm để lượng giá khả năng lãnh hội những gợi ý về thị giác và thính giác. Các thiếu niên đã được soi óc bằng máy quét (brain scan) trong khi họ thi hành những cuộc trắc nghiệm.
Trong số 92 thiếu niên mà mẹ họ đã hút thuốc trong thời gian mang thai, thì 67 người cũng đang hút thuốc lá hằng ngày. Trong số 89 thiếu niên mà mẹ không hút thuốc trong thời gian mang thai thì có 44 người hiện thời cũng hút thuốc, trong khi 45 người không hút.
Những thiếu niên hiện đang hút thuốc và trước đây đã tiêm nhiễm chất nicotine khi còn là bào thai thì có số điểm thấp nhất trong những cuộc trắc nghiệm, trong khi những thiếu niên không hút thuốc và cũng không bị nhiễm chất nicotine khi còn là bào thai thì đạt được số điểm cao nhất. Những thiếu niên tham gia cuộc nghiên cứu mà hiện thời đang hút thuốc (nhưng mẹ họ không hút trong thời gian mang thai) và những thiếu niên mà người mẹ đã hút thuốc khi mang thai (nhưng hiện thời chính họ không hút thuốc) thì có số điểm ở giữa hai nhóm nói trên.
Mô hình này được nhận thấy đối với cả những khả năng chú ý về thính giác lẫn thị giác nơi giới thiếu-nữ, nhưng chỉ xuất hiện trong những cuộc trắc nghiệm về khả năng chú ý liên quan tới thính giác nơi những thiếu-nam.
Một số vùng trong óc làm việc nhiều hơn trong những cuộc trắc nghiệm của những thiếu niên mà người mẹ đã hút thuốc khi mang thai, điều này ngụ ý rằng sự tiêm nhiễm chất nicotine khi còn là bào thai làm giảm năng lực của chức năng xử lý của bộ óc khi các thiếu niên thi hành những cuộc trắc nghiệm, theo lời các nhà nghiên cứu.
Những kết quả tìm thấy này ngụ ý rằng sự phát triển về thính giác của giới nam thiếu niên dễ bị thương tổn do những hiệu ứng của chất nicotine, trong khi giới thiếu nữ dễ bị thương tổn đối với sự phát triển của cả thị giác lẫn thính giác, theo nhận định của toán nghiên cứu trong phúc trình.
Họ kết luận: “Những điều tìm thấy này nhấn mạnh tới sự quan trọng của việc khai triển những chương trình ngăn ngừa hút thuốc lá nhắm vào những phụ nữ ở tuổi sanh đẻ và khai triển những chương trình cai hút thuốc lá trong đó không áp dụng phương pháp truyền chất nicotine vào cơ thể người ghiền.”
Họ vạch ra rằng khoảng 16 phần trăm những phụ nữ hút thuốc lá thụ thai đã không thể bỏ hút thuốc. (n.m.)