Dan Lee
02-23-2008, 02:00 PM
Chúa nhật III Mùa Chay A
AI LÀ NGƯỜI ĐÀN BÀ SAMARIA, AI LÀ CHÚA GIÊSU ĐỐI VỚI TÔI?
1. Bờ giếng Gacóp là môi-trường sống riêng biệt của mỗi cá nhân.
Môi trường nầy có thể là gia đình, là một Phong trào tôi đang sinh hoạt, một Hội đoàn Công giáo tiến hành tôi đang tham dự, là môi trường giáo xứ, môi trường công tư sở mà tôi đang là một thành viên trực thuộc. Bờ giếng Giacóp như một quán nước bên đường, một Rest Area bên xa lộ cuộc đời cho người lữ khách đường xa dừng lại, nghỉ ngơi, bồi đưỡng để lên đường đi tiếp đích điểm cuối cùng của cuộc hành trình.
Tôi là một người đàn bà Samaria đang làm chủ hay đang tiếp xúc, tiếp cận với môi trường riêng tư hay công cộng mỗi ngày hay mỗi tuần khi có dịp.
Chúa Giêsu có thể hiện thân là một trong những thành viên của gia đình tôi, một người bạn đồng sở làm với tôi, một hội viên, một đoàn viên, một thành viên cùng giáo xứ với tôi.
2. Người đàn bà Samaria đã cho Chúa Giêsu nước uống khi Ngài xin.
Muốn tặng nước cho Chúa Giêsu uống, người đàn bà Samaria phải có nước hay phải có gàu để múc nước từ dưới giếng Giacóp lên mà biếu tặng Chúa Giêsu. Muốn cho, muốn tặng thì phải có cái để tặng, để cho. Không ai cho cái mình không có bao giờ cả. Cái nguyên lý căn bản nầy ai cũng biết hết.
Tôi là một người Samaria mới trong vai trò làm vợ tại môi trường gia đình. Chồng tôi là một Giêsu đang tiến lại gần, tiếp cận với tôi và thành khẩn xin tôi thứ nước cảm thông, tha thứ để giúp anh bắt đầu làm tốt lại từ đầu vai trò của một người chồng, người cha mà cả hơn một năm nay đã bỏ bê không ngó ngàng tới. Anh rất ân hận, lúng túng. Anh muốn sửa lại mọi sự trong ngoài. Thứ nước cảm thông, tha thứ từ chị bên bờ giếng Giacóp là môi trường gia đình. Chị có sẵn sàng như người đàn bà Samaria làm cho Chúa Giêsu không?
Tôi là một người chồng trong một hoàn cảnh tương tự như trên đây, tôi có sẳn sàng ban tặng người số một của tôi thứ nước hòa giải để nối lại tình xưa nghĩa cũ đã một thời gián đoạn vì hiểu lầm, để vợ chồng, con cái cùng đoàn tụ trong một môi trường gia đình đấm ấm, hạnh phúc như xưa, được không?
Tôi là một đứa con trong một gia đình. Bố mẹ tôi đã luống tuổi, lại chịu ảnh hưởng của nền văn hoá lâu đời của Việt-Nam. Tôi sinh ra và lớn lên ở Mỹ, chịu ảnh hưởng một nên văn hóa và giáo dục sâu đậm của Hoa-Kỳ. Giữa tôi và bố có sự xung khắc, vì bố tôi chỉ nói tiếng Việt, còn tôi chỉ biết nói tiếng Anh. Hai bố con không gặp nhau trong quan niệm sống và không hoà hợp nhau trong đời sống gia đình. Tôi nghe cha sở của tôi giải thích rằng giưã bố mẹ và con cái có thể không hiểu và không thông cảm nhau vì khả năng ngôn ngữ. Cho nên bố mẹ cần cập nhật-hoá tiếng Anh và con cái cần trau dối thêm tiếng Việt để dễ dàng thông cảm với nhau, nhưng về tình yêu thương bố mẹ Việt-Nam dành cho con cái thì không cần “ấp đết”. Tôi đang ngồi bên giếng Giacóp của gia đình trong Mùa Chay như một cơ-hội. Chiếc gầu cảm thông tôi đang cầm trong tay. Tôi chỉ cần thả xuống... kéo lên nuớc “I’m sorry” và đổ vào thùng yêu thương của bố tôi có sẵn thì tôi sẽ trở thành một người Samaria thứ thiệt, bắt đầu từ Mùa Chay thánh năm nay
Tôi là một thành viên có hạng trong Phong Trào. Tôi đang ở trong Ban điều hành cuả Phong Trào. Nhưng tôi ghét cay ghét đắng những người không ủng hộ tôi trong những kế hoạch tôi đề nghị. Tôi muốn loại bỏ và khai trừ hết những người chống đối. Cha Sở của tôi và cũng là linh hướng của Phong Trào nói với tôi rằng ngày xưa tại Nam Việt-Nam, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương có nói mọt câu chua cay nhưng để đời: “Trong hoàn cảnh của xã hội Miền Nam hôm nay, nếu sa thải hết những người hối lộ thì lấy ai làm việc công”. Cha sở khuyên tôi hãy chấp nhận hợp nhất trong khác biệt và ngài thêm: Biết đâu nhờ những chống đối ấy mà người trong cuộc sẽ cẩn trọng hơn trong các phương án. Âu đó cũng là một điều hay. Bây giờ Mùa Chay là một cơ-hội. Hội Họp của Phong Trào như quán nước Giacóp bên đường. Giếng đây, gàu đây tôi có vui lòng cúi xuống... kéo lên để biến tôi thành một người Samaria mới ở dây và bây giờ không?
Tôi là một thành viên năng nổ của cộng đồng xứ đạo của tôi. Tôi đang giữ một vai trò tương đối có ảnh hưởng. Một ngày kia, có thể là Cha Sở, có thể là một thành viên khác vì thiếu tế nhị cũng có hay vô tình cũng có, đã nói một lời hay tỏ một thái độ. .. đụng chạm đến tôi. Thế là tôi buồn, tôi giận, tôi bỏ xứ và bỏ luôn cả việc đi lễ tại nhà thờ giáo xứ trong một thời gian dài. Mùa Chay là một cơ hội. Giếng Giacóp là quán nước bên đường mời tôi là một lữ khách dừng lại. Tự nhiên tôi suy nghĩ. Tôi giận người khác, tôi giận luôn cả Chúa được sao? Thiệt là vô lý. Tôi chỉ cần tra tay vào chiếc gầu cảm thông và thả xuống giếng rồi múc lên nước tha thứ là tôi có thể trở thành một người Samaria mới bên bờ giếng Giacóp của giáo xứ.
Người phụ nữ Samaria đã múc nước cho Chúa Giêsu uống khi Người ngồi bên bờ giếng Giacóp ngày xưa. Chúa Giêsu đang ngồi đấy bên bờ giếng Giacóp của cuộc đời. Ngài đang hiện thân trong những người khác đang có nhiều liên hệ đến cuộc đời bạn và tôi. .. và Ngài đang nói với mỗi chúng ta: “Cho tôi uống nước với”. Liệu chúng ta có sẵn sàng không?
Lm. Peter Hoàng Xuân Nghiêm
AI LÀ NGƯỜI ĐÀN BÀ SAMARIA, AI LÀ CHÚA GIÊSU ĐỐI VỚI TÔI?
1. Bờ giếng Gacóp là môi-trường sống riêng biệt của mỗi cá nhân.
Môi trường nầy có thể là gia đình, là một Phong trào tôi đang sinh hoạt, một Hội đoàn Công giáo tiến hành tôi đang tham dự, là môi trường giáo xứ, môi trường công tư sở mà tôi đang là một thành viên trực thuộc. Bờ giếng Giacóp như một quán nước bên đường, một Rest Area bên xa lộ cuộc đời cho người lữ khách đường xa dừng lại, nghỉ ngơi, bồi đưỡng để lên đường đi tiếp đích điểm cuối cùng của cuộc hành trình.
Tôi là một người đàn bà Samaria đang làm chủ hay đang tiếp xúc, tiếp cận với môi trường riêng tư hay công cộng mỗi ngày hay mỗi tuần khi có dịp.
Chúa Giêsu có thể hiện thân là một trong những thành viên của gia đình tôi, một người bạn đồng sở làm với tôi, một hội viên, một đoàn viên, một thành viên cùng giáo xứ với tôi.
2. Người đàn bà Samaria đã cho Chúa Giêsu nước uống khi Ngài xin.
Muốn tặng nước cho Chúa Giêsu uống, người đàn bà Samaria phải có nước hay phải có gàu để múc nước từ dưới giếng Giacóp lên mà biếu tặng Chúa Giêsu. Muốn cho, muốn tặng thì phải có cái để tặng, để cho. Không ai cho cái mình không có bao giờ cả. Cái nguyên lý căn bản nầy ai cũng biết hết.
Tôi là một người Samaria mới trong vai trò làm vợ tại môi trường gia đình. Chồng tôi là một Giêsu đang tiến lại gần, tiếp cận với tôi và thành khẩn xin tôi thứ nước cảm thông, tha thứ để giúp anh bắt đầu làm tốt lại từ đầu vai trò của một người chồng, người cha mà cả hơn một năm nay đã bỏ bê không ngó ngàng tới. Anh rất ân hận, lúng túng. Anh muốn sửa lại mọi sự trong ngoài. Thứ nước cảm thông, tha thứ từ chị bên bờ giếng Giacóp là môi trường gia đình. Chị có sẵn sàng như người đàn bà Samaria làm cho Chúa Giêsu không?
Tôi là một người chồng trong một hoàn cảnh tương tự như trên đây, tôi có sẳn sàng ban tặng người số một của tôi thứ nước hòa giải để nối lại tình xưa nghĩa cũ đã một thời gián đoạn vì hiểu lầm, để vợ chồng, con cái cùng đoàn tụ trong một môi trường gia đình đấm ấm, hạnh phúc như xưa, được không?
Tôi là một đứa con trong một gia đình. Bố mẹ tôi đã luống tuổi, lại chịu ảnh hưởng của nền văn hoá lâu đời của Việt-Nam. Tôi sinh ra và lớn lên ở Mỹ, chịu ảnh hưởng một nên văn hóa và giáo dục sâu đậm của Hoa-Kỳ. Giữa tôi và bố có sự xung khắc, vì bố tôi chỉ nói tiếng Việt, còn tôi chỉ biết nói tiếng Anh. Hai bố con không gặp nhau trong quan niệm sống và không hoà hợp nhau trong đời sống gia đình. Tôi nghe cha sở của tôi giải thích rằng giưã bố mẹ và con cái có thể không hiểu và không thông cảm nhau vì khả năng ngôn ngữ. Cho nên bố mẹ cần cập nhật-hoá tiếng Anh và con cái cần trau dối thêm tiếng Việt để dễ dàng thông cảm với nhau, nhưng về tình yêu thương bố mẹ Việt-Nam dành cho con cái thì không cần “ấp đết”. Tôi đang ngồi bên giếng Giacóp của gia đình trong Mùa Chay như một cơ-hội. Chiếc gầu cảm thông tôi đang cầm trong tay. Tôi chỉ cần thả xuống... kéo lên nuớc “I’m sorry” và đổ vào thùng yêu thương của bố tôi có sẵn thì tôi sẽ trở thành một người Samaria thứ thiệt, bắt đầu từ Mùa Chay thánh năm nay
Tôi là một thành viên có hạng trong Phong Trào. Tôi đang ở trong Ban điều hành cuả Phong Trào. Nhưng tôi ghét cay ghét đắng những người không ủng hộ tôi trong những kế hoạch tôi đề nghị. Tôi muốn loại bỏ và khai trừ hết những người chống đối. Cha Sở của tôi và cũng là linh hướng của Phong Trào nói với tôi rằng ngày xưa tại Nam Việt-Nam, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương có nói mọt câu chua cay nhưng để đời: “Trong hoàn cảnh của xã hội Miền Nam hôm nay, nếu sa thải hết những người hối lộ thì lấy ai làm việc công”. Cha sở khuyên tôi hãy chấp nhận hợp nhất trong khác biệt và ngài thêm: Biết đâu nhờ những chống đối ấy mà người trong cuộc sẽ cẩn trọng hơn trong các phương án. Âu đó cũng là một điều hay. Bây giờ Mùa Chay là một cơ-hội. Hội Họp của Phong Trào như quán nước Giacóp bên đường. Giếng đây, gàu đây tôi có vui lòng cúi xuống... kéo lên để biến tôi thành một người Samaria mới ở dây và bây giờ không?
Tôi là một thành viên năng nổ của cộng đồng xứ đạo của tôi. Tôi đang giữ một vai trò tương đối có ảnh hưởng. Một ngày kia, có thể là Cha Sở, có thể là một thành viên khác vì thiếu tế nhị cũng có hay vô tình cũng có, đã nói một lời hay tỏ một thái độ. .. đụng chạm đến tôi. Thế là tôi buồn, tôi giận, tôi bỏ xứ và bỏ luôn cả việc đi lễ tại nhà thờ giáo xứ trong một thời gian dài. Mùa Chay là một cơ hội. Giếng Giacóp là quán nước bên đường mời tôi là một lữ khách dừng lại. Tự nhiên tôi suy nghĩ. Tôi giận người khác, tôi giận luôn cả Chúa được sao? Thiệt là vô lý. Tôi chỉ cần tra tay vào chiếc gầu cảm thông và thả xuống giếng rồi múc lên nước tha thứ là tôi có thể trở thành một người Samaria mới bên bờ giếng Giacóp của giáo xứ.
Người phụ nữ Samaria đã múc nước cho Chúa Giêsu uống khi Người ngồi bên bờ giếng Giacóp ngày xưa. Chúa Giêsu đang ngồi đấy bên bờ giếng Giacóp của cuộc đời. Ngài đang hiện thân trong những người khác đang có nhiều liên hệ đến cuộc đời bạn và tôi. .. và Ngài đang nói với mỗi chúng ta: “Cho tôi uống nước với”. Liệu chúng ta có sẵn sàng không?
Lm. Peter Hoàng Xuân Nghiêm