Dan Lee
02-23-2008, 02:05 PM
Chúa Nhật III Mùa Chay/A:
Cho nước uống !
(Ga 4,5-42)
1. Lời dẫn trước bài Tin Mừng:
Giữa một buổi trưa nóng nực, Ðức Giêsu đã gặp một người phụ nữ xứ Sa-ma-ri tại một bờ giếng, mà theo truyền thống của dân bản xứ, người ta vẫn coi là một nơi linh thiêng. Vâng, dựa theo lưu truyền, Tổ phụ Gia-cóp đã uống nước giếng này. Ðức Giêsu đã bắt đầu câu chuyện với người phụ nữ. Bà ta nói về những việc hằng ngày, về những chuyện tranh cãi giữa người Do-thái và người Sa-ma-ri. Trong khi đó, Ðức Giêsu nói về sứ điệp của Người, về các hồng ân Thiên Chúa ban, về sự sống vĩnh cửu. Vì thế, thoạt đầu xem ra Ðức Giêsu và người phụ nữ xứ Sa-ma-ri không hiểu nhau: Câu chuyện của hai người không ăn khớp với nhau. Nhưng thật ra, câu truyện trao đổi giữa Ðức Giêsu và người phụ nữ không có gì đi ngược lại nhau. Ðức Giêsu dẫn người phụ nữ từ từ đi vào trọng tâm, đi vào sứ điệp cứu độ của Người, Ðấng ban cho con người được tham dự vào sự sống của Thiên Chúa. Vậy, bây giờ chúng ta hãy lắng nghe câu chuyện chứa đựng đầy hậu ý của Ðức Giêsu với người phụ nữ tại bờ giếng Gia-cóp như sau: Bài Tin Mừng Chúa Giêsu theo thánh Gioan ….
2. Sau bài Tin Mừng:
«Làm thế nào ông là một người Do-thái lại có thể xin tôi là một người đàn bà Sa-ma-ri nước uống được?» Rất đỗi kinh ngạc, người phụ nữa Sa-ma-rie đã hỏi Ðức Giêsu như thế. Trước hết, ở đây cũng xem ra quá rõ rệt là ai có thể cho ai nước uống. Trong bài Tin Mừng còn được giải thích tiếp: «Người Do-thái không có giao lưu với người Sa-ma-ri». Qua đó, người ta đã tường thuật một cách nhẹ nhàng bớt và hòa điệu hơn, là vốn có những căng thẳng do những lý do tôn giáo và xã hội đã đưa tới những ngăn cách sâu xa giữa người Do-thái và Sa-ma-ri. Thêm vào đó, một điều không ai có thể chối cải được là xưa kia, giá trị người phụ nữ rất bị coi nhẹ. Bởi vậy, là một điều rất ngoại lệ và rất ngạc nhiên khi một người đàn ông Do-thái đi xin một người phụ nữ Sa-ma-ri nước uống một cách công khai như thế! Chắc hẳn đây phải là một sự hiểu lầm?
Ðức Giêsu đã bỏ qua vấn đề phong tục đương thời và lưu ý đến những vấn nạn người phụ nữ nêu lên; Người nói chuyện với bà ta. Câu chuyện được bắt đầu với lời xin nước uống. Nhưng câu chuyện lại được kết thúc với lời loan báo: Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ qua Ðức Giêsu, một công dân Do-thái. Vấn đề ở đây không còn là việc làm phúc của một người đàn bà thuộc một dân lẻ loi cô độc, nhưng là hồng ân Thiên Chúa được ban xuống cho tất cả mọi người.
Nhiều khi những người Kitô hữu chúng ta cũng nghĩ rằng mình được yêu cầu «cho Chúa nước uống». Chính trong Mùa Chay, chúng ta càng cảm thấy thái độ đó cách rõ rệt hơn. Từ ngay trong tuổi thơ ấu, chúng ta ta đã được dạy là phải kiêng khem giữ gìn, thí dụ: để tỏ lòng mến Chúa, chúng ta phải nhịn ăn vặt các thứ kẹo bánh, và khi lớn lên, thuốc lá, rượu bia, v.v… Ðể hy sinh đền tội, chúng ta từng được kêu gọi phải siêng năng đi nhà thờ đọc kinh xem lễ hơn bình thường, không chỉ trong ngày Chúa Nhật, nhưng cả trong những ngày thường nữa. Từ lối giáo dục và sống đạo đó đã tạo cho chúng ta một quan điểm: Chúng ta phải cố gắng làm cho Chúa một việc gì đó; để làm sáng danh Chúa, chúng ta cần phải từ bỏ hay kiêng khem một vài điều gì đó. Nói cách khác, phải «cho Chúa nước uống.»
Thế nhưng, hôm nay qua câu chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri ở bờ giếng Gia-cóp, Ðức Giêsu đã dạy chúng ta một thái độ sống ngược lại: Không phải chúng ta làm cho Thiên Chúa điều gì đó, nhưng là Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta ơn thánh sủng và sự cứu độ của Người. Vì thế, nếu chúng ta biết chân thành và khiêm tốn đón nhận ơn Chúa, chúng ta đã thấu hiểu được Tin Mừng. Và được coi như là hiệu quả của quan điểm và sự ý thức đó là việc chúng ta luôn biết tham dự các Thánh Lễ và các giờ kinh nguyện chung/riêng, chứ không phải chỉ những việc ăn chay phạt xác. Chúng ta cần biết nghe và học hỏi lời Chúa thường xuyên hơn, biết hiệp thông với cộng đoàn các tín hữu hơn. Là những người đã được nhận lãnh ơn Chúa, chúng ta hãy đưa san sẻ cho người các ơn huệ đã được. Chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ cách riêng những người đang đau khổ túng thiếu, hoặc bằng vật chất: tiền bạc, cơm bánh, vật dụng cần thiết, hay sự thăm viếng; hoặc về tinh thần: Lời cầu nguyện, một cử chỉ thân thiện, một lời nói đầy thông cảm, một cái mỉm cười chân tình, v.v… Dĩ nhiên, tâm tình biết san sẻ cho đồng loại như thế đòi hỏi nơi chúng ta một sự hy sinh nào đó, chẳng những tiền bạc của cải mà còn thời giờ và sức khỏe nữa. Ðó mới là ý nghĩa đúng đắn của thái độ khước từ hay cắt giảm những nhu cầu thực dụng hằng ngày, chỉ với mục đích là để giúp đỡ và san sẻ cho những người khác ơn huệ Thiên Chúa đã ban cho.
Cũng vì thế, chúng ta thường hay bị mặc cảm, hay bị ám ảnh bởi ý nghĩ tự cho mình là thiếu sót về đức ái và tỏ ra ngượng ngùng, khi phải gặp mặt những người mà chúng ta đã không đủ điều kiện để giúp đỡ, để «cho nước uống» khi họ chạy đến cầu cứu chúng ta! Nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng, Thiên Chúa không bao giờ đòi hỏi chúng ta phải có thái độ như thế; đó chỉ là vấn đề thuần túy tâm lý của chúng ta mà thôi. Thiên Chúa chỉ muốn ban cho chúng ta tình yêu và lòng nhân hậu của Người, qua Ðức Giêsu, qua đức tin và qua cộng đoàn các tín hữu.
Vậy, thay vì đầy lo lắng trông ngắm những điều bất khả đạt tới và hoàn toàn nằm ngoài tầm tay nhân loại của mình, chúng ta hãy đưa mắt nhìn quanh chúng ta để xem chỗ nào và bằng cách nào chúng ta có thể san sẻ hồng ân Thiên Chúa cho người khác được!
Lm Nguyễn Hữu Thy
Cho nước uống !
(Ga 4,5-42)
1. Lời dẫn trước bài Tin Mừng:
Giữa một buổi trưa nóng nực, Ðức Giêsu đã gặp một người phụ nữ xứ Sa-ma-ri tại một bờ giếng, mà theo truyền thống của dân bản xứ, người ta vẫn coi là một nơi linh thiêng. Vâng, dựa theo lưu truyền, Tổ phụ Gia-cóp đã uống nước giếng này. Ðức Giêsu đã bắt đầu câu chuyện với người phụ nữ. Bà ta nói về những việc hằng ngày, về những chuyện tranh cãi giữa người Do-thái và người Sa-ma-ri. Trong khi đó, Ðức Giêsu nói về sứ điệp của Người, về các hồng ân Thiên Chúa ban, về sự sống vĩnh cửu. Vì thế, thoạt đầu xem ra Ðức Giêsu và người phụ nữ xứ Sa-ma-ri không hiểu nhau: Câu chuyện của hai người không ăn khớp với nhau. Nhưng thật ra, câu truyện trao đổi giữa Ðức Giêsu và người phụ nữ không có gì đi ngược lại nhau. Ðức Giêsu dẫn người phụ nữ từ từ đi vào trọng tâm, đi vào sứ điệp cứu độ của Người, Ðấng ban cho con người được tham dự vào sự sống của Thiên Chúa. Vậy, bây giờ chúng ta hãy lắng nghe câu chuyện chứa đựng đầy hậu ý của Ðức Giêsu với người phụ nữ tại bờ giếng Gia-cóp như sau: Bài Tin Mừng Chúa Giêsu theo thánh Gioan ….
2. Sau bài Tin Mừng:
«Làm thế nào ông là một người Do-thái lại có thể xin tôi là một người đàn bà Sa-ma-ri nước uống được?» Rất đỗi kinh ngạc, người phụ nữa Sa-ma-rie đã hỏi Ðức Giêsu như thế. Trước hết, ở đây cũng xem ra quá rõ rệt là ai có thể cho ai nước uống. Trong bài Tin Mừng còn được giải thích tiếp: «Người Do-thái không có giao lưu với người Sa-ma-ri». Qua đó, người ta đã tường thuật một cách nhẹ nhàng bớt và hòa điệu hơn, là vốn có những căng thẳng do những lý do tôn giáo và xã hội đã đưa tới những ngăn cách sâu xa giữa người Do-thái và Sa-ma-ri. Thêm vào đó, một điều không ai có thể chối cải được là xưa kia, giá trị người phụ nữ rất bị coi nhẹ. Bởi vậy, là một điều rất ngoại lệ và rất ngạc nhiên khi một người đàn ông Do-thái đi xin một người phụ nữ Sa-ma-ri nước uống một cách công khai như thế! Chắc hẳn đây phải là một sự hiểu lầm?
Ðức Giêsu đã bỏ qua vấn đề phong tục đương thời và lưu ý đến những vấn nạn người phụ nữ nêu lên; Người nói chuyện với bà ta. Câu chuyện được bắt đầu với lời xin nước uống. Nhưng câu chuyện lại được kết thúc với lời loan báo: Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ qua Ðức Giêsu, một công dân Do-thái. Vấn đề ở đây không còn là việc làm phúc của một người đàn bà thuộc một dân lẻ loi cô độc, nhưng là hồng ân Thiên Chúa được ban xuống cho tất cả mọi người.
Nhiều khi những người Kitô hữu chúng ta cũng nghĩ rằng mình được yêu cầu «cho Chúa nước uống». Chính trong Mùa Chay, chúng ta càng cảm thấy thái độ đó cách rõ rệt hơn. Từ ngay trong tuổi thơ ấu, chúng ta ta đã được dạy là phải kiêng khem giữ gìn, thí dụ: để tỏ lòng mến Chúa, chúng ta phải nhịn ăn vặt các thứ kẹo bánh, và khi lớn lên, thuốc lá, rượu bia, v.v… Ðể hy sinh đền tội, chúng ta từng được kêu gọi phải siêng năng đi nhà thờ đọc kinh xem lễ hơn bình thường, không chỉ trong ngày Chúa Nhật, nhưng cả trong những ngày thường nữa. Từ lối giáo dục và sống đạo đó đã tạo cho chúng ta một quan điểm: Chúng ta phải cố gắng làm cho Chúa một việc gì đó; để làm sáng danh Chúa, chúng ta cần phải từ bỏ hay kiêng khem một vài điều gì đó. Nói cách khác, phải «cho Chúa nước uống.»
Thế nhưng, hôm nay qua câu chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri ở bờ giếng Gia-cóp, Ðức Giêsu đã dạy chúng ta một thái độ sống ngược lại: Không phải chúng ta làm cho Thiên Chúa điều gì đó, nhưng là Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta ơn thánh sủng và sự cứu độ của Người. Vì thế, nếu chúng ta biết chân thành và khiêm tốn đón nhận ơn Chúa, chúng ta đã thấu hiểu được Tin Mừng. Và được coi như là hiệu quả của quan điểm và sự ý thức đó là việc chúng ta luôn biết tham dự các Thánh Lễ và các giờ kinh nguyện chung/riêng, chứ không phải chỉ những việc ăn chay phạt xác. Chúng ta cần biết nghe và học hỏi lời Chúa thường xuyên hơn, biết hiệp thông với cộng đoàn các tín hữu hơn. Là những người đã được nhận lãnh ơn Chúa, chúng ta hãy đưa san sẻ cho người các ơn huệ đã được. Chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ cách riêng những người đang đau khổ túng thiếu, hoặc bằng vật chất: tiền bạc, cơm bánh, vật dụng cần thiết, hay sự thăm viếng; hoặc về tinh thần: Lời cầu nguyện, một cử chỉ thân thiện, một lời nói đầy thông cảm, một cái mỉm cười chân tình, v.v… Dĩ nhiên, tâm tình biết san sẻ cho đồng loại như thế đòi hỏi nơi chúng ta một sự hy sinh nào đó, chẳng những tiền bạc của cải mà còn thời giờ và sức khỏe nữa. Ðó mới là ý nghĩa đúng đắn của thái độ khước từ hay cắt giảm những nhu cầu thực dụng hằng ngày, chỉ với mục đích là để giúp đỡ và san sẻ cho những người khác ơn huệ Thiên Chúa đã ban cho.
Cũng vì thế, chúng ta thường hay bị mặc cảm, hay bị ám ảnh bởi ý nghĩ tự cho mình là thiếu sót về đức ái và tỏ ra ngượng ngùng, khi phải gặp mặt những người mà chúng ta đã không đủ điều kiện để giúp đỡ, để «cho nước uống» khi họ chạy đến cầu cứu chúng ta! Nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng, Thiên Chúa không bao giờ đòi hỏi chúng ta phải có thái độ như thế; đó chỉ là vấn đề thuần túy tâm lý của chúng ta mà thôi. Thiên Chúa chỉ muốn ban cho chúng ta tình yêu và lòng nhân hậu của Người, qua Ðức Giêsu, qua đức tin và qua cộng đoàn các tín hữu.
Vậy, thay vì đầy lo lắng trông ngắm những điều bất khả đạt tới và hoàn toàn nằm ngoài tầm tay nhân loại của mình, chúng ta hãy đưa mắt nhìn quanh chúng ta để xem chỗ nào và bằng cách nào chúng ta có thể san sẻ hồng ân Thiên Chúa cho người khác được!
Lm Nguyễn Hữu Thy