PDA

View Full Version : Âm Nhạc Và Nghị Quyết - Trần Khải



delta
02-24-2008, 03:27 PM
Âm Nhạc Và Nghị Quyết

Trần Khải

Đó là hai thứ trên nguyên tắc phải kình chỏi nhau: âm nhạc và nghị quyết. Vậy mà lại có thời, hai thứ này tương sinh với nhau. Và lúc đó mới thật là phiền. Đúng là phiền kinh khủng.

Phải thú thật rằng tôi trước giờ vẫn có một bàn thờ rất là riêng biệt, rất là thiêng liêng. Không phải là bàn thờ có tính tôn giaó gì cao siêu đâu, mà chỉ là bàn thờ rất riêng cho những gì tinh tế trong hồn. Nơi đó, trên bàn thờ đó, là âm nhạc, là thi ca, là hội họa, là văn chương, là... nói tóm gọn là nghệ thuật.

Nơi không gian trầm lắng đó, chỉ cần một nốt nhạc vang lên thật khẽ, một dòng thơ lóe lên trong đầu, và những thứ tương tự như thế... là cả thế gian trần tục này sẽ bị hư vô hóa đi. Nơi đó, trên nguyên tắc không thể nào có chỗ cho nghị quyết. Vậy đó, nhưng những gì đáng ngại vẫn xảy ra, đâu đó... dù chúng ta không mong đợi. Thí dụ, như có tin từ Texas rằng một đaị nhạc hội sẽ thực hiện giữa tháng 9-2007 ở tiểu bang đó để thực hiện nghị quyết 36, và có thể là để trùng hợp với thời gian Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Hoa Kỳ.

Có thật như thế không? Có phải âm nhạc đã bị dùng để thực hiện một nghị quyết nào đó?

Đối với nhà phê bình Đỗ Văn Phúc thì chuyện nghị quyết len lén theo vào hồn... vẫn là chiến thuật CS từ nhiều thập niên, xưa rồi, chứ không phảỉ mới mẽ gì. Từ những ngày Nam-Bắc phân tranh chia đôi Bến Hải, chứ không mới lạ gì.

Qua bài viết nhan đề “Văn Hoá Nội Gián: Những âm mưu xâm nhập văn hoá của Cộng Sản" đề ngày 2-8-2007, nhà phê bình Đỗ Văn Phúc kể chuyện binh vận ở Bình Dương gần nửa thế kỷ trứơc, rồi dẫn tới chuyện nay ở hải ngoại, trích:

“...Quân Lực ta lẽ ra đã học một bài học đắt giá. Nhưng rồi vẫn có những đơn vị, những cá nhân tiếp tục rơi vào cạm bẫy binh vận của địch. Rải rác đó đây vẫn xảy ra những vụ nội tuyến mà đa số các quân nhân phản bội là do yếu đuối, bị ràng buộc tình cảm, tài chánh, bị đe doạ… hay vì quá ngây thơ về kẻ địch, nên không nhìn thấy những diễn biến rất nhẹ nhàng, khôn khéo trong diễn trình binh vận của VC.

Ngày nay, hơn 40 năm sau biến cố Bình Dương vừa kể, chúng ta lại có dịp ôn lại để đánh giá đúng mức việc Cộng Sản đang tìm cách xâm nhập Cộng Đồng Người Việt hải ngoại một cách tiệm tiến, để áp dụng nghị quyết 36 qua việc tổ chức các buổi văn nghệ mà mới nhìn qua, có vẻ hiền lành, vô hại.

Cái khổ tâm của những tổ chức đoàn thể Cộng đồng Người Việt là e ngại bị gán cho những tĩnh từ “Cực Đoan, Độc Đoán”, “nhìn đâu cũng thấy địch”. Không phải chỉ những phụ nữ hiền lành, các thanh thiếu niên vô tư; mà ngay nhiều anh em cựu chiến sĩ từng bị lừa bịp, tù đày trong chế độ CS cũng đã thiếu cân nhắc khi nói: “Người ta tổ chức văn nghệ, có bài hát lời ca nào tuyên truyền đâu mà chống lại họ.” Chúng ta hoàn toàn thông cảm những nghệ sĩ trong nước tìm cách ra ngoại quốc du lịch, ca hát để đem giọng ca phô trương với đồng bào hải ngoại, hay để kiếm tiền, kiếm danh… Chúng ta không đem danh nghĩa Cộng Đồng, đoàn thể để chống lại những cá nhân nhỏ bé đó...” (hết trích)

Tôi tin rằng nhà phê bình Đỗ Văn Phúc bất đắc dĩ mới viết lên như thế. Đứng trứớc một cô ca sĩ xinh đẹp, quyến rũ, không ai muốn nói rằng cô là bàn tay bọc nhung của một chế độ khủng long cả. Thêm nữa, cô cũng chỉ là một người rất là tội nghiệp giữa các luồng gió xoáy của lịch sử, cũng hệt như hàng chục triệu đồng baò mình, duy chỉ rằng cô may mắn có nhan sắc, có giọng ca tài năng, và được một nghị quyết nhà nước giúp một số cơ hội.

Tất nhiên, không ai mong đợi các cô ca sĩ qúôc nội đó sẽ nói lên tiếng nói kêu gọi dân chủ... Không ai mong đợi như thế. Cũng không phải chuyện dân oan, vì các ca sĩ trong nứơc khi trở thành ngôi sao là kiếm tiền nhiều và nhanh lắm; không thể có chuyện công an địa phương naò dám áp bức để biến các cô ca sĩ thành dân oan được.

Thêm nữa, âm nhạc, nhan sắc vẫn là cái gì rất mực thiêng liêng. Chúng ta, người hải ngoaị, vốn quen gìn giữ nét đẹp trong nền văn hóa nho gia, tất nhiên không nỡ nặng lời, to tiếng với các cô ca sĩ. Vậy thì, làm sao nói dịu dàng cho các cô hiểu rằng đây không còn là chuyện nghệ thuật, mà chỉ là chuyện nghị quyết 36?

Nơi đây, xin kể chuyện rằng. Một thời tôi có nhiều bạn thân ở VN. Trong đó có nhiều tên có thiên hướng nghệ thuật, hầu hết làm thơ hay, viết truyện tài hoa, đàn giỏi, và linh tinh đủ thứ trò. Sau năm 1975, cũng có vài tên nóng lòng, muốn làm giặc. Nhưng bây giờ thì đều đóng cửa, ngồi tu cả rồi, ngoaì giờ ngồi Thiền là chỉ viết kinh, dịch sách. Sống ở Sài Gòn mà làm được như thế cũng là phước lớn. Không dễ. Coi như, bó tay rồi.

Một thời, tên bạn thân nhất của tôi từng nói rằng sau này lịch sử, có thể sẽ ghi cho chúng tôi một dòng, rằng “cũng từng có một đám giặc cỏ ở phương nam.” Một năm sau thì tôi vượt biên được, còn hắn kẹt lại, rồi tù vài năm. Sau naỳ nghe nói hắn không còn làm thơ nữa.

Tôi nghe một tên bạn thân khác kể rằng, tên bạn thân nhất đó của tôi có một bệnh, là mỗi lần vào quán cà phê Internet xong, dạo một vòng tin tức, tới khi đứng dậy là nứơc mắt đầm đìa cả mặt. Không ngăn được. Tới nổi những tên nhóc trong quán, cứ thấy bác này vào, đứng dậy ra đi là chaỷ nứơc mắt, ai cũng lạ. Lần nào hắn cũng đi 2 người, bắt thằng bạn kia chở đi, vì sợ khi rời quán nứơc mắt đầm đìa, không thấy đường lái xe về nhà.

Có lần, một thanh niên thân tín trong xóm hỏi, hắn mới nói, và tên bạn kia sau đó email cho tôi, rằng hắn khóc chỉ đơn giản vì đọc chuyện nứơc mình làm sao mà không khóc được, biết tới bao giờ đồng bào mình có được tự do mà một thời hắn và thế hệ chúng tôi đã được hưởng: các quyền tự do ra báo, tự do ngôn luận, tự do in sách, tự do lập hội... như thời trứơc 1975 mà chúng tôi đã hưởng.

Những nghị quyết nào của nhà nước đã làm biến mất các quyền tự do thiêng liêng đó?

Nơi hải ngoại, ai cũng có quyền tự do. Và ca sĩ trong nứơc ra hải ngoại cũng có quyền tự do ca hát, không ai ngăn cản được. Những người không đồng ý thì sẽ đi biểu tình, trong đó, nơi vùng Texas, cũng có 2 tên bạn thân của tôi, nơi đó, chắc chắn cũng sẽ biểu tình tích cực -- 2 người bạn này, từng lái xe bus từ Dallas đi tới thủ đô Washington DC để biểu tình chống ông Phan Văn Khải năm 2006 và chống ông Nguyễn Minh Triết năm 2007. Hai bạn ở Texas này cũng cùng nhóm Đaị Học Văn Khoa với tôi và với tên bạn còn trong nứơc, mà đầy nứơc mắt đó.

Công việc của các cô ca sĩ là sẽ mang tiếng cười cho khán giả. Nhưng còn những người như bạn tôi, và thú thật là cả tôi nữa, rất nhiều khi không cười nổi. Và mỗi khi đứng lên, sau khi đọc những bản tin dân oan, là mấy tên bạn kia trong nước, và cả tôi ngoài naỳ, đều đầm đìa nứơc mắt. Có nghị quyết nào mang laị tiếng cười được không?


Trần Khải