delta
02-25-2008, 04:07 PM
Taoudeni - địa ngục 'vàng trắng'
Nằm giữa sa mạc, cách Tombouctou 750 km, Taoudeni tại Mali bị ví như địa ngục của những người làm công việc khai thác muối. Đó là hình ảnh của các đoàn lữ hành miên man, cô độc và chịu đựng mà từ nhiều thế kỷ nay chỉ sống dựa trên việc giao dịch "vàng trắng".
Những người bộ lạc Berabich vốn có gốc Berbères trước khi chuyển sang đạo Hồi vào năm 1670. Từ thế kỷ 15, họ đã tiến hành khai thác muối ở mỏ Taoudeni. Azalai là cái tên được đặt cho các chuyến lữ hành huyền thoại. Từ nhiều thế kỷ, người và lạc đà đã băng qua sa mạc để chở "vàng trắng".
Alazai là công việc quan trọng, chỉ dành cho những người đàn ông mạnh khỏe, sẵn sàng tiến lên 12 giờ mỗi ngày không nghỉ vì một mục đích duy nhất: muối - nỗi ám ảnh của nguồn sống. Trước khi lên đường, tại nơi đóng trại, những gia đình của bộ lạc Berabich tiến hành lễ hội tôn giáo Tabaski. Cứ 4 người và 50 lạc đà tạo thành một đoàn lữ hành và lên đường vào sáng sớm... Ở phía trước là 750 km đang chờ đón, và họ cố gắng để đi được 50 km bình quân mỗi ngày.
Không như người, lạc đà có thể nhịn uống hàng tuần nhưng phải ăn mỗi ngày. Do vậy ở những nơi còn cỏ, đoàn lữ hành không đi hơn 8 tiếng một ngày, để lạc đà có thời gian ăn, người có thời gian cắt cỏ mang theo.
Ở vùng đất cằn cỗi, họ phải đi không nghỉ 12 tiếng mỗi ngày. Tất cả những chịu đựng khốc liệt này của người cũng như vật là vì một mục đích duy nhất: chở muối về thành phố Tombouctou. Ở Taoudeni, khi mặt trời lên người ta có thể nhìn thấy đây đó xác của những con vật kiệt sức vì những chuyến Azalai căng thẳng.
Sau ba tuần nhóm lữ hành đến được Taoudeni. Nơi đây có khoảng 400 trẻ em đang đào xới trong lòng đất những hố lớn. Ở độ sâu khoảng 5 m, chúng có thể tìm thấy tảng muối dày khoảng 30 cm và cắt ra để có được 2 thanh muối khoảng 35 kg mỗi thanh. Họ đổi muối lấy gạo và hạt kê. Một tảng nguyên vẹn tương đương 6 kg hạt kê hoặc 3 kg gạo. Nguyên vẹn là nỗi ám ảnh của trẻ em và người buôn muối khi đào xẻ, di chuyển, khi cột thanh muối lên lưng lạc đà, bởi chỉ cần sẩy tay chúng sẽ vỡ tan, mất giá trị.
Mỏ muối Taoudeni đứng ngoài biến động của thời gian. Vẫn những công cụ đó, vẫn những thức ăn, vẫn sự mệt mỏi, sức nóng của đất và gió cát đó từ bao thế kỷ...
Mỏ muối khắc nghiệt đòi hỏi con người phải luôn lạc quan, bởi chỉ cần yếu đuối là họ sẽ rời bỏ ngay. Không có bệnh viện, đài phát thanh, phương tiện liên lạc duy nhất của họ là các đoàn lữ hành vãng lai và những chiếc xe thi thoảng có mặt.
Từ năm 1991, nơi đây bỗng xuất hiện những chiếc xe tải mà âm thanh động cơ giật thót lạc đà và làm hoang mang các ông chủ của chúng về cuộc cạnh tranh không cân sức. Nếu mỗi lạc đà chỉ chở được 4 thanh muối, mỗi thanh 35 kg và phải đi ba tuần cho 750 km, thì những chiếc xe tải dù cổ lỗ, hoen gỉ có thể chở 300 thanh một lúc và đi có 4 ngày. Đến một lúc nào đó, các đoàn lữ hành năm xưa sẽ biến mất. Cuộc sống Taoudeni sẽ hiện đại. Muối Taoudeni sẽ không còn vị mặn của những cuộc đi bộ âm thầm trên cát
Nằm giữa sa mạc, cách Tombouctou 750 km, Taoudeni tại Mali bị ví như địa ngục của những người làm công việc khai thác muối. Đó là hình ảnh của các đoàn lữ hành miên man, cô độc và chịu đựng mà từ nhiều thế kỷ nay chỉ sống dựa trên việc giao dịch "vàng trắng".
Những người bộ lạc Berabich vốn có gốc Berbères trước khi chuyển sang đạo Hồi vào năm 1670. Từ thế kỷ 15, họ đã tiến hành khai thác muối ở mỏ Taoudeni. Azalai là cái tên được đặt cho các chuyến lữ hành huyền thoại. Từ nhiều thế kỷ, người và lạc đà đã băng qua sa mạc để chở "vàng trắng".
Alazai là công việc quan trọng, chỉ dành cho những người đàn ông mạnh khỏe, sẵn sàng tiến lên 12 giờ mỗi ngày không nghỉ vì một mục đích duy nhất: muối - nỗi ám ảnh của nguồn sống. Trước khi lên đường, tại nơi đóng trại, những gia đình của bộ lạc Berabich tiến hành lễ hội tôn giáo Tabaski. Cứ 4 người và 50 lạc đà tạo thành một đoàn lữ hành và lên đường vào sáng sớm... Ở phía trước là 750 km đang chờ đón, và họ cố gắng để đi được 50 km bình quân mỗi ngày.
Không như người, lạc đà có thể nhịn uống hàng tuần nhưng phải ăn mỗi ngày. Do vậy ở những nơi còn cỏ, đoàn lữ hành không đi hơn 8 tiếng một ngày, để lạc đà có thời gian ăn, người có thời gian cắt cỏ mang theo.
Ở vùng đất cằn cỗi, họ phải đi không nghỉ 12 tiếng mỗi ngày. Tất cả những chịu đựng khốc liệt này của người cũng như vật là vì một mục đích duy nhất: chở muối về thành phố Tombouctou. Ở Taoudeni, khi mặt trời lên người ta có thể nhìn thấy đây đó xác của những con vật kiệt sức vì những chuyến Azalai căng thẳng.
Sau ba tuần nhóm lữ hành đến được Taoudeni. Nơi đây có khoảng 400 trẻ em đang đào xới trong lòng đất những hố lớn. Ở độ sâu khoảng 5 m, chúng có thể tìm thấy tảng muối dày khoảng 30 cm và cắt ra để có được 2 thanh muối khoảng 35 kg mỗi thanh. Họ đổi muối lấy gạo và hạt kê. Một tảng nguyên vẹn tương đương 6 kg hạt kê hoặc 3 kg gạo. Nguyên vẹn là nỗi ám ảnh của trẻ em và người buôn muối khi đào xẻ, di chuyển, khi cột thanh muối lên lưng lạc đà, bởi chỉ cần sẩy tay chúng sẽ vỡ tan, mất giá trị.
Mỏ muối Taoudeni đứng ngoài biến động của thời gian. Vẫn những công cụ đó, vẫn những thức ăn, vẫn sự mệt mỏi, sức nóng của đất và gió cát đó từ bao thế kỷ...
Mỏ muối khắc nghiệt đòi hỏi con người phải luôn lạc quan, bởi chỉ cần yếu đuối là họ sẽ rời bỏ ngay. Không có bệnh viện, đài phát thanh, phương tiện liên lạc duy nhất của họ là các đoàn lữ hành vãng lai và những chiếc xe thi thoảng có mặt.
Từ năm 1991, nơi đây bỗng xuất hiện những chiếc xe tải mà âm thanh động cơ giật thót lạc đà và làm hoang mang các ông chủ của chúng về cuộc cạnh tranh không cân sức. Nếu mỗi lạc đà chỉ chở được 4 thanh muối, mỗi thanh 35 kg và phải đi ba tuần cho 750 km, thì những chiếc xe tải dù cổ lỗ, hoen gỉ có thể chở 300 thanh một lúc và đi có 4 ngày. Đến một lúc nào đó, các đoàn lữ hành năm xưa sẽ biến mất. Cuộc sống Taoudeni sẽ hiện đại. Muối Taoudeni sẽ không còn vị mặn của những cuộc đi bộ âm thầm trên cát