Dan Lee
02-26-2008, 10:26 PM
CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY
ĐỨC TIN NGƯỜI MÙ
(Ga 9,1.6-9.13-17.34-38)
Có một người kia sinh ra đã bị mù, anh sống trong một gian phòng, bởi vì không nhìn thấy gì nên anh phủ nhận tất cả những gì những người chung quanh quả quyết là có : “Tôi không tin, vì tôi có thấy đâu nào”. Một vị lương y thấy vậy thì thương hại anh, ông đi tìm một thứ linh dược chữa cho anh được sáng mắt, anh sung sướng quá, tự phụ nói : “Giờ đây tôi đã thấy được tất cả sự thật chung quanh tôi rồi”. Nhưng có người nói với anh : “Bạn ơi, bạn mới chỉ thấy được những vật chung quanh bạn trong căn phòng này thôi. Như thế có là bao, ngoài kia người ta còn thấy được mặt trời, mặt trăng và các tinh tú hằng hà sa số, còn biết bao vật khác mà bạn chưa thấy, bạn đừng tự phụ như vậy”. Anh tỏ vẻ không tin, lại còn nói mạnh hơn : “Làm gì có được những cái đó, những gì có thể thấy được, tôi đã thấy tất cả rồi”.
Một vị y sĩ khác lên tận núi cao, gặp được Sơn Thần chỉ cho một thứ linh dược khác, đem về giúp cho anh được cặp mắt sáng hơn và thấy xa hơn. Bây giờ anh thấy được mặt trời, mặt trăng và các tinh tú trên không trung. Mừng quá và lòng tự phụ tự đắc lại tăng thêm, anh nói với mọi người : Trước đây tôi không tin, nhưng bây giờ tôi thấy, tôi tin. Như thế giờ đây không còn có gì mà tôi chẳng thấy, chẳng biết, đâu còn ai hơn tôi được nữa”.
Thấy anh tự phụ như vậy, một hiền nhân nói với anh : “Cậu ơi, cậu vừa hết mù, nhưng cậu cũng vẫn chưa biết gì cả. Tại sao cậu lại quá tự phụ như thế ? Với chừng mực và giới hạn của tầm mắt, cậu làm gì biết có những vật ngoài ngàn dặm mà mắt cậu không làm sao thấy được. Cậu có thấy được những nguyên nhân nào đã cấu tạo ra cậu khi cậu còn nằm trong bào thai của mẹ cậu chăng ? Ngoài cái vũ trụ nhỏ bé mà cậu đang sống đây, còn không biết bao nhiêu vũ trụ khác vô cùng to lớn và nhiều không kể hết như cát ở bãi biển, cậu có thấy không ? Tại sao cậu dám tự phụ bảo rằng :“Tôi thấy cả, tôi biết cả rồi”. Cậu vẫn còn là một anh mù, cậu vẫn còn lấy tối làm sáng, lấy sáng làm tối”.
Đó là câu chuyện của một anh mù bẩm sinh ở Ấn Độ. Còn câu chuyện của anh mù, cũng mù bẩm sinh, kể lại trong bài Tin Mừng, thì lại khác hẳn : trong khi mù và sau khi được sáng, anh luôn khiêm nhường, luôn nhìn nhận thân phận hẩm hui buồn tủi của mình. Ngược lại, những người sáng mắt thì lại mù tối, kiêu ngạo trong sự mù tối của mình, đó là những người Pha-ri-sêu. Chúng ta thấy sự khác biệt tàn nhẫn giữa đôi mắt của người mù và đôi mắt của những người Pha-ri-sêu. Đôi mắt thân xác của người mù nhưng mắt tâm hồn anh lại sáng. Những người Pha-ri-sêu có đôi mắt thân xác không mù loà, nhưng đôi mắt tâm hồn đã chết. Sự khác biệt đó là niềm tin và đức tin : anh mù được phép lạ đã tin Chúa Giêsu. Còn những người Pha-ri-sêu thấy phép lạ nhưng không tin Chúa.
Đây là một phép lạ đặc biệt chưa từng có trong nhân loại. Cho đến ngày nay, mặc dầu y khoa tiến bộ nhưng vẫn còn bó tay trước những người mù bẩm sinh. Còn đối với những người vì một lý do nào đó bị mù loà thì y khoa có thể dùng một loại ra-đa hay dùng con mắt của người khác thay vào thì có thể thấy được. Trường hợp anh mù trong Tin Mừng, Chúa Giêsu không làm thế, Ngài không thay mắt cho anh, Ngài dùng quyền năng Thiên Chúa để làm một phép lạ phi thường cho anh được sáng mắt. Nhưng trên hết con mắt đức tin của anh được bừng sáng, anh nhận ra Đức Kitô mà nhiều người sáng mắt không nhận ra.
Theo ý nghĩa tượng trưng, trong phạm vi thiêng liêng, bệnh mù về tinh thần là tình trạng mê muội của những người sống trong tội lỗi và tình trạng mù quáng của những kẻ cố chấp. Vậy hình thức thứ nhất của bệnh mù về tinh thần là tội lỗi, nó che lấp mắt linh hồn làm cho linh hồn không nhận ra Chúa và cũng chẳng nhận ra thánh ý Chúa. Vì thế, Kinh Thánh gọi những người sống trong tội lỗi như ngồi trong chỗ tối tăm, ngồi trong bóng đêm, ngồi trong bóng sự chết. Một hình thức khác của bệnh mù tinh thần là sự cố chấp, tức là bảo thủ trong sự lập luận sai lầm hay càn dở của mình và nhất định không chịu phục thiện. Chính vì thế mà nhiều lần Chúa Giêsu đã gọi những người Pha-ri-sêu là những người mù quáng, bài Tin Mừng hôm nay là một điển hình. Chúa đã nói : “Tôi đến thế gian này chính là để những kẻ không xem thấy thì được xem thấy, còn những kẻ xem thấy sẽ trở nên đui mù”. Chúng ta thường nói về những người cố chấp : “Không ai điếc nặng cho bằng kẻ không muốn nghe”, thì chúng ta cũng có thể nói về những người mù tinh thần : “Không ai mù quáng nặng cho bằng kẻ mở mắt mà không muốn xem”.
Chúng ta có đang sống trong tình trạng mù lòa về tinh thần không ? Chúng ta tội lỗi và cố chấp ư ? Và hiện giờ chúng ta vẫn còn cố chấp trong tình trạng đó ư ? Không được đâu. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu để Ngài thắp sáng cuộc đời chúng ta như Ngài đã thắp sáng cuộc đời người mù xưa kia. Nói khác đi, trên đời này không ai có thể giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, vì lý do ai cũng có tội, chỉ có một Đấng không có tội gì, tuyệt đối chí thánh, mới có quyền cứu giúp chúng ta mà thôi, đó là Chúa Giêsu. Vấn đề là chúng ta có bằng lòng đến với Chúa không ?
Người mù sung sướng biết bao khi đôi mắt anh ta mở ra và nhìn thấy Chúa Giêsu, vị ân nhân vĩ đại của mình. Chúa đã thắp sáng đời anh. Trong Mùa Chay, chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu, vị đại ân nhân của chúng ta, để Chúa mở mắt tinh thần cho chúng ta, để Chúa thắp sáng đời chúng ta.
Trích Chia Sẻ Tin Mừng Chúa Nhật Năm A
Lm. Giacôbê Phạm văn Phượng, OP.
ĐỨC TIN NGƯỜI MÙ
(Ga 9,1.6-9.13-17.34-38)
Có một người kia sinh ra đã bị mù, anh sống trong một gian phòng, bởi vì không nhìn thấy gì nên anh phủ nhận tất cả những gì những người chung quanh quả quyết là có : “Tôi không tin, vì tôi có thấy đâu nào”. Một vị lương y thấy vậy thì thương hại anh, ông đi tìm một thứ linh dược chữa cho anh được sáng mắt, anh sung sướng quá, tự phụ nói : “Giờ đây tôi đã thấy được tất cả sự thật chung quanh tôi rồi”. Nhưng có người nói với anh : “Bạn ơi, bạn mới chỉ thấy được những vật chung quanh bạn trong căn phòng này thôi. Như thế có là bao, ngoài kia người ta còn thấy được mặt trời, mặt trăng và các tinh tú hằng hà sa số, còn biết bao vật khác mà bạn chưa thấy, bạn đừng tự phụ như vậy”. Anh tỏ vẻ không tin, lại còn nói mạnh hơn : “Làm gì có được những cái đó, những gì có thể thấy được, tôi đã thấy tất cả rồi”.
Một vị y sĩ khác lên tận núi cao, gặp được Sơn Thần chỉ cho một thứ linh dược khác, đem về giúp cho anh được cặp mắt sáng hơn và thấy xa hơn. Bây giờ anh thấy được mặt trời, mặt trăng và các tinh tú trên không trung. Mừng quá và lòng tự phụ tự đắc lại tăng thêm, anh nói với mọi người : Trước đây tôi không tin, nhưng bây giờ tôi thấy, tôi tin. Như thế giờ đây không còn có gì mà tôi chẳng thấy, chẳng biết, đâu còn ai hơn tôi được nữa”.
Thấy anh tự phụ như vậy, một hiền nhân nói với anh : “Cậu ơi, cậu vừa hết mù, nhưng cậu cũng vẫn chưa biết gì cả. Tại sao cậu lại quá tự phụ như thế ? Với chừng mực và giới hạn của tầm mắt, cậu làm gì biết có những vật ngoài ngàn dặm mà mắt cậu không làm sao thấy được. Cậu có thấy được những nguyên nhân nào đã cấu tạo ra cậu khi cậu còn nằm trong bào thai của mẹ cậu chăng ? Ngoài cái vũ trụ nhỏ bé mà cậu đang sống đây, còn không biết bao nhiêu vũ trụ khác vô cùng to lớn và nhiều không kể hết như cát ở bãi biển, cậu có thấy không ? Tại sao cậu dám tự phụ bảo rằng :“Tôi thấy cả, tôi biết cả rồi”. Cậu vẫn còn là một anh mù, cậu vẫn còn lấy tối làm sáng, lấy sáng làm tối”.
Đó là câu chuyện của một anh mù bẩm sinh ở Ấn Độ. Còn câu chuyện của anh mù, cũng mù bẩm sinh, kể lại trong bài Tin Mừng, thì lại khác hẳn : trong khi mù và sau khi được sáng, anh luôn khiêm nhường, luôn nhìn nhận thân phận hẩm hui buồn tủi của mình. Ngược lại, những người sáng mắt thì lại mù tối, kiêu ngạo trong sự mù tối của mình, đó là những người Pha-ri-sêu. Chúng ta thấy sự khác biệt tàn nhẫn giữa đôi mắt của người mù và đôi mắt của những người Pha-ri-sêu. Đôi mắt thân xác của người mù nhưng mắt tâm hồn anh lại sáng. Những người Pha-ri-sêu có đôi mắt thân xác không mù loà, nhưng đôi mắt tâm hồn đã chết. Sự khác biệt đó là niềm tin và đức tin : anh mù được phép lạ đã tin Chúa Giêsu. Còn những người Pha-ri-sêu thấy phép lạ nhưng không tin Chúa.
Đây là một phép lạ đặc biệt chưa từng có trong nhân loại. Cho đến ngày nay, mặc dầu y khoa tiến bộ nhưng vẫn còn bó tay trước những người mù bẩm sinh. Còn đối với những người vì một lý do nào đó bị mù loà thì y khoa có thể dùng một loại ra-đa hay dùng con mắt của người khác thay vào thì có thể thấy được. Trường hợp anh mù trong Tin Mừng, Chúa Giêsu không làm thế, Ngài không thay mắt cho anh, Ngài dùng quyền năng Thiên Chúa để làm một phép lạ phi thường cho anh được sáng mắt. Nhưng trên hết con mắt đức tin của anh được bừng sáng, anh nhận ra Đức Kitô mà nhiều người sáng mắt không nhận ra.
Theo ý nghĩa tượng trưng, trong phạm vi thiêng liêng, bệnh mù về tinh thần là tình trạng mê muội của những người sống trong tội lỗi và tình trạng mù quáng của những kẻ cố chấp. Vậy hình thức thứ nhất của bệnh mù về tinh thần là tội lỗi, nó che lấp mắt linh hồn làm cho linh hồn không nhận ra Chúa và cũng chẳng nhận ra thánh ý Chúa. Vì thế, Kinh Thánh gọi những người sống trong tội lỗi như ngồi trong chỗ tối tăm, ngồi trong bóng đêm, ngồi trong bóng sự chết. Một hình thức khác của bệnh mù tinh thần là sự cố chấp, tức là bảo thủ trong sự lập luận sai lầm hay càn dở của mình và nhất định không chịu phục thiện. Chính vì thế mà nhiều lần Chúa Giêsu đã gọi những người Pha-ri-sêu là những người mù quáng, bài Tin Mừng hôm nay là một điển hình. Chúa đã nói : “Tôi đến thế gian này chính là để những kẻ không xem thấy thì được xem thấy, còn những kẻ xem thấy sẽ trở nên đui mù”. Chúng ta thường nói về những người cố chấp : “Không ai điếc nặng cho bằng kẻ không muốn nghe”, thì chúng ta cũng có thể nói về những người mù tinh thần : “Không ai mù quáng nặng cho bằng kẻ mở mắt mà không muốn xem”.
Chúng ta có đang sống trong tình trạng mù lòa về tinh thần không ? Chúng ta tội lỗi và cố chấp ư ? Và hiện giờ chúng ta vẫn còn cố chấp trong tình trạng đó ư ? Không được đâu. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu để Ngài thắp sáng cuộc đời chúng ta như Ngài đã thắp sáng cuộc đời người mù xưa kia. Nói khác đi, trên đời này không ai có thể giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, vì lý do ai cũng có tội, chỉ có một Đấng không có tội gì, tuyệt đối chí thánh, mới có quyền cứu giúp chúng ta mà thôi, đó là Chúa Giêsu. Vấn đề là chúng ta có bằng lòng đến với Chúa không ?
Người mù sung sướng biết bao khi đôi mắt anh ta mở ra và nhìn thấy Chúa Giêsu, vị ân nhân vĩ đại của mình. Chúa đã thắp sáng đời anh. Trong Mùa Chay, chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu, vị đại ân nhân của chúng ta, để Chúa mở mắt tinh thần cho chúng ta, để Chúa thắp sáng đời chúng ta.
Trích Chia Sẻ Tin Mừng Chúa Nhật Năm A
Lm. Giacôbê Phạm văn Phượng, OP.